Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh - 2


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Thang bậc nhu cầu theo Maslow 7

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 13

Hình 3.1: Mô hình chỉnh sửa 28

Hình 3.2: Tác động của rủi ro nghề nghiệp 30

Hình 3.3: Quy trình phân tích 34


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU‌‌

1.1 Lý do chọn đề tài


Sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc không những là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng đối với nhà quản trị công ty mà còn là vấn đề nhân sự cấp thiết trong bối cảnh “chảy máu chất xám”, nhảy việc hay thậm chí liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp ngày nay. Smith (1969) đưa ra mô hình JDI trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên, cho rằng sự thỏa mãn công việc bị tác động bởi các nhân tố: Bản chất công việc, lãnh đạo, đào tạo thăng tiến, đồng nghiệp, thu nhập. Tuy nhiên, mỗi người lao động, mỗi nhân viên có thể có tiêu chí thỏa mãn trong công việc của mình khác nhau, ví dụ: một số nhân viên thỏa mãn với bản chất công việc ảnh hưởng lớn nhất, một số khác cho rằng thu nhập là nhân tố quyết định, các lao động phổ thông ở khác coi trọng nhân tố an toàn…tùy theo đặc điểm nhân khẩu, lĩnh vực làm việc mà các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn có thể khác nhau và tỷ trọng cũng khác nhau.

Lĩnh vực ngân hàng đang là lĩnh vực đáng quan tâm trong nền kinh tế hiện này bởi ngân hàng là trung tâm của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế đã đạt đến trình độ cao của kinh tế hàng hoá, ngân hàng đóng vai trò quan trọng, nó là hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế chỉ có thể cất cánh, phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Hoạt động ngân hàng cụ thể bao gồm các hoạt động sau:

Huy động vốn: Ngân hàng nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức hoặc của các ngân hàng khác và chi trả lãi.

Hoạt động tín dụng: tín dụng ngân hàng thể hiện dưới hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh…trong đó nghiệp vụ cho vay đóng vai trò quan trọng, cung cấp vốn đầu tư hay vốn tiêu dùng phục vụ đời sống.

Hoạt động trung gian: chuyển tiền, thẻ, kiều hối…


Trong các hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng chiếm vai trò quan trọng nhất, vừa là xương sống của nền kinh tế vừa là nguồn gốc của lợi nhuận ngân hàng. Nhờ có hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho xã hội.

Cầu nối quan trọng trong mối quan hệ giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn chính là nhân viên tín dụng. Nghề tín dụng trong nền kinh tế thị trường hiện nay là một nghề đang thu hút nhiều nhân lực quan tâm bởi các chính sách tốt: lương, thưởng, cơ hội,...so với những ngành nghề khác. Bên cạnh đó, các nhân viên tín dụng tại các ngân hàng phải chịu nhiều áp lực, nhiều vấn đề và lý do dẫn đến sự không thoả mãn trong công việc của họ. Điều này dẫn đến việc họ phải thuyên chuyển sang vị trí khác, sang ngân hàng khác hoặc thậm chí nghỉ việc, không gắn bó nghề ngân hàng. Thực tế cho thấy, hàng năm nhiều ngân hàng vẫn phải tuyển dụng tập trung các nhân viên tín dụng với số lượng khá lớn, điều đó cho thấy tồn tại một số các vấn đề dẫn đến hậu quả một đại bộ phận nhân viên tín dụng không thoả mãn với công việc hiện tại. Đây là vấn đề quan trọng, bởi lẽ ngân hàng muốn tăng trưởng tín dụng, vực dậy nền kinh tế, thì nhân viên tín dụng chính là đòn bẩy để tìm kiếm khách hàng, thẩm định hạn chế tính rủi ro.

Nghiên cứu sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng, để tìm hiểu và nâng cao sự thoả mãn trong công việc cũng như tinh thần làm việc của nhân viên tín dụng giúp hạn chế tình trạng nghỉ việc và giảm thiểu chi phi tuyển dụng hàng năm của ngân hàng. Một khi nhân viên cảm thấy thoả mãn với công việc, họ sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn. Bản thân tác giả cũng đã từng công tác ở vị trí nhân viên tín dụng ở ngân hàng Vietinbank, BIDV và Vietcombank, nên có cơ hội tiếp xúc vấn đề một cách trực tiếp và rõ ràng. Qua thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn TP HCM”. Qua đề tài này, tác giả hi vọng sẽ đem lại những đóng góp có ích cho những nhà quản trị, ban lãnh đạo ngân hàng hiểu rõ


nhân sự của mình cụ thể là nhân viên tín dụng, nhằm ổn định nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên tín dụng tại các ngân hàng địa bàn TP HCM

Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thỏa mãn.


Đề ra những giải pháp nâng cao sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng tại các ngân hàng địa bàn TP HCM

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu‌

Đối tượng: các nhân viên tín dụng tại các ngân hàng địa bàn TP HCM.

Phạm vi nghiên cứu: các nhân viên tín dụng ngân hàng làm việc tại các ngân hàng ở TP HCM.

1.4 Phương pháp nghiên cứu‌


Tác giả thực hiện nghiên cứu theo 2 phương pháp:


Nghiên cứu định tính: Dựa vào các mô hình, cơ sở lý thuyết trên thế giới và Việt Nam liên quan đến nghiên cứu để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đền sự thoả mãn công việc của nhân viên. Sau đó, tác giả sẽ kết hợp các ý kiến của các nhân sự trong ngân hàng để hình thành nên mô hình phù hợp liên quan đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng và thiết lập bảng câu hỏi khảo sát.

Nghiên cứu định lượng: Tác giả tiến hành khảo sát bằng cách chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Tác giả thu thập dữ liệu và kiểm định thống kê bằng phần mềm SPSS version 22. Thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá để kiểm tra độ tin cậy, giá trị thang đo. Sau cùng, tác giả sẽ tiến hành phân tích hồi quy để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng.


1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài‌


Sự thoả mãn trong công việc là đề tài được nghiên cứu nhiều bởi các tác giả khác từ các khía cạnh công việc khác nhau, tuy nhiên sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng là đề tài ít được nghiên cứu đến, đặc biệt là các nghiên cứu trong nước. Bên cạnh đó, bằng các lý thuyết, mô hình nghiên cứu trước, kết hợp với nghiên cứu định tính tác giả thêm vào các nhân tố mới tác động đến sự thoả mãn ngoài các nhân tố đã phân tích trước đây. Đây cũng là tính mới của đề tài nhằm đưa ra phân tích sự thoả mãn phù hợp, sâu sắc hơn trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.

Tác giả khảo sát số liệu thực tế, tiến hành phân tích và đưa ra số liệu tương đối chính xác góp phần tạo nên cái nhìn tổng quan cho nhà quản trị về sự thoả mãn của nhân viên tín dụng ngân hàng. Từ mô hình hồi quy cũng như hệ số beta chuẩn hoá, tác giả phân tích tỷ trọng tác động của mỗi nhân tố nhằm giúp cho nhà quản trị có nhận thấy được nhân tố nào quan trọng nhất, tác động lớn nhất.

Qua kinh nghiệm bản thân từ thực tế công việc, tác giả đề xuất các ý kiến cá nhân để giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có những chính sách quản trị phù hợp.

1.6 Cấu trúc đề tài


Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Phân tích số liệu

Chương 5: Kết luận và đề xuất.

1.7 Các công trình nghiên cứu trước


Beheshta Alemi (2014) trong nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên trường sư phạm” cho rằng sự thỏa mãn công việc bị tác động bởi các nhân tố: Bản chất công việc, lãnh đạo, thăng tiến, đồng nghiệp, thu nhập và môi trường làm việc trong đó bản chất công việc là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất.


Tạp chí Management research and practice - Vol 3 trong bài nghiên cứu “ Lý thuyết sự thỏa mãn” nêu ra công cụ Job Descriptive Index của Smith (1969) để đo lường sự thỏa mãn trong công việc gồm các nhân tố: Bản chất công việc, cơ hội đào tạo thăng tiến, thu nhập, lãnh đạo và đồng nghiệp. Nghiên cứu cũng cho rằng, sự thỏa mãn trong công việc tác động đến nhiều vấn đề trong tổ chức, trong đó có năng suất và lòng trung thành.

Tạp chí khoa học 2015 – Vol. 5 có đăng bài nghiên cứu “Sự thỏa mãn trong công việc tại tổng công ty PISICO Bình Định”. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố tác động đến sự thỏa mãn công việc là: Đồng nghiệp, thu nhập, cơ hội đào tạo thăng tiến, phúc lợi, cấp trên, đặc điểm công việc, thỏa mãn chung.

Hạn chế của các nghiên cứu trước: các tác giả chỉ nghiên cứu sự thỏa mãn trong công việc ở các lĩnh vực và khía cạnh khác, nên không có cái nhìn, phân tích tổng quan trong công việc cụ thể cho từ ngành nghề, từng vị trí. Bởi lẽ mỗi lĩnh vực nghiên cứu, mỗi đặc thù công việc sẽ có các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn khác nhau và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Mặt khác, lĩnh vực tín dụng là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế hiện nay và sự thỏa mãn trong công việc của đại bộ phận nhân viên tín dụng cần đáng được quan tâm.

Nội dung đề tài của luận văn là “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn TP HCM”, qua đó tác giả đi sâu nghiên cứu về sự thỏa mãn của nhân viên tín dụng ngân hàng trong phạm vi tại địa bàn TP HCM.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Chương 1 tác giả nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU‌


2.1 Lý thuyết về sự thỏa mãn công việc‌‌


2.1.1 Khái niệm


Sự thoả mãn trong công việc hay sự thoả mãn của nhân viên được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Một số ý kiến cho rằng, sự thoả mãn công việc đơn giản chỉ là một vài lý do cá nhân dẫn đến việc thích hay không thích công việc của mình hoặc các khía cạnh không việc như môi trường làm việc, cơ chế giám sát. Một số ý kiến khác cho rằng, sự thoả mãn công việc thực chất không đơn giản như thường nghĩ, ngược lại nó còn là tổ hợp phức tạp các phản ứng tâm lý đa chiều đến công việc mà nhân viên đang làm.

Locke (1976), định nghĩa thoả mãn công việc là: “ niềm vui hay cảm xúc tích cực qua cách đánh giá từ công việc của một người hoặc từ trải nghiệm của công việc của họ”

Spector (1997) thì định nghĩa thoả mãn công việc phụ thuộc bởi 14 khía cạnh: Sự đánh giá, môi trường thông tin, đồng nghiệp, phúc lợi, điều kiện công việc, môi trường, tổ chức, phát triển cá nhân, Chính sách và cơ chế, cơ hội thăng tiến, sự công nhận, an ninh, và cơ chế giám sát.

Theo Amstrong (2006), sự thỏa mãn trong công việc là thái độ và cảm giác tích cực của người lao động đối với công việc của họ.

Từ điển Cambridge định nghĩa sự thoả mãn công việc (employee satisfaction): cảm giác hạnh phúc của nhân viên khi họ hài lòng với công việc và điều kiện công việc của họ, sự thoả mãn công việc của nhân viên là thước đo cho sự thành công của một doanh nghiệp.


2.1.2 Lý thuyết về sự thoả mãn của nhân viên‌


Thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow.


Hệ thống nhu cầu do Abraham Maslow (1943) xây dựng nên là một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu về động cơ cá nhân. Nhu cầu của cá nhân rất phong phú và đa dạng, do vậy để đáp ứng được nhu cầu đó cũng rất phức tạp. Để làm được điều này Maslow đã chỉ ra rằng người quản lý cần phải có các biện pháp tìm ra và thoả mãn nhu cầu người lao động, khi đó sẽ tạo ra được động lực cho người lao động và ông nhấn mạnh rằng trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại một hệ thống phức tạp gồm 5 nhóm nhu cầu . Đó là:

1. Nhu cầu sinh lý.


2. Nhu cầu an toàn.


3. Nhu cầu xã hội.


4. Nhu cầu tôn trọng.


Hình 2.1: Thang bậc nhu cầu theo Maslow

5. Nhu cầu tự thể hiện.


Nhu cầu tự thể hiện

Cấp cao nhất, nhu cầu cho sự hoàn thiện, phát triển, và sử dụng khả năng ở mức cao, sáng tạo

nhất

Nhu cầu được tôn trọng

Được kính mến, tôn trọng, uy tín, công nhận, tự

trọng, cảm nhận về năng lực và sự thông thạo

Nhu cầu xã hội

Nhu cầu được thương yêu, tác động đến người

khác, thuộc về nhóm

Nhu cầu an toàn

An toàn, được bảo vệ, ổn định trong công việc và

cuộc sống

Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu sinh học, thực phẩm, nước, sự hoàn hảo

về thể chất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh - 2


(nguồn: Nguyễn Hùng Phong và cộng sự (2015))

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023