Kết Quả Áp Dụng Pháp Luật Trong Hoạt Động Kiểm Sát Việc Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Tội Phạm Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành Phố Hải Phòng

2.3.2. Kết quả áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng

Công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát hai cấp đã có những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và biện pháp thực hiện, tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm đạt được vượt chỉ tiêu theo yêu cầu của Nghị quyết 37 của Quốc hội.

Viện kiểm sát hai cấp đã tích cực triển khai thực hiện quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, giải quyết, quản lý, tố giác tin báo về tội phạm và các quy định của Bộ luật TTHS. Toàn ngành tập trung kiểm sát 1.795 tin báo, tố giác tội phạm; cơ quan điều tra đã giải quyết 1.627 tin báo, đạt tỷ lệ 90,6% so với tổng số tin báo đã tiếp nhận, thụ lý; trong đó, khởi tố vụ án 1.395 tin, không khởi tố 142 tin…, 168 tin báo còn lại đang tiếp tục xem xét giải quyết (có 12 tin báo quá hạn).

Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 27 vụ án hình sự, tăng 01 vụ so với năm 2011; yêu cầu Cơ quan điều tra hủy 01 Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự. Cơ quan điều tra đã tiếp thu thực hiện các nội dung yêu cầu của Viện kiểm sát.

Toàn ngành trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động giải quyết tin báo, tố giác tội phạm tại 19 cơ quan điều tra hai cấp. Thông qua công tác kiểm sát, VKS hai cấp đã ban hành 38 văn bản kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, góp phần đảm bảo việc quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án kịp thời, có căn cứ và đúng pháp luật, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Các đơn vị thực hiện tốt chỉ tiêu công tác này là: VKS Ngô Quyền ban hành 06 kiến nghị; VKS Dương Kinh 05 kiến nghị; VKS Hồng Bàng, Hải An, An Dương mỗi đơn vị 03 kiến nghị; VKS Lê Chân, Đồ Sơn, Tiên Lãng, Phòng 1, Phòng 1A, Phòng 2 mỗi đơn vị 02 kiến nghị; VKS Kiến An, Thủy Nguyên, An Lão, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo, Cát Hải mỗi đơn vị 01 kiến nghị.

- Năm 2013

Để thực hiện tốt các yêu cầu về chỉ tiêu giải quyết tin báo, tố giác tội phạm

được quy định tại Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội và Chỉ thị công tác năm 2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. Ngay từ đầu năm, Viện kiểm sát hai cấp tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp trong công tác quản lý giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (Viện kiểm sát nhân dân thành phố và 15 quận, huyện đã xây dựng Quy chế phối hợp trong việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố).

Viện kiểm sát nhân dân thành phố đã chủ động phối hợp với Lãnh đạo Công an thành phố họp bàn và thống nhất ban hành Thông báo số 104/TB-LN ngày 29/01/2013 quy định cụ thể hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trên cơ sở Thông báo số 104/TB-LN, 15/15 VKS quận, huyện và 03/03 Phòng nghiệp vụ VKSND thành phố đã phối hợp với Cơ quan điều tra cùng cấp thống nhất phương thức triển khai thực hiện các nội dung của thông báo; công tác phân loại, thụ lý và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm với những yêu cầu cụ thể. Vì vậy, công tác nắm và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã từng bước đi vào nề nếp, chất lượng giải quyết tin báo được nâng cao, Cơ quan điều tra đã chủ động hơn trong việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm.

Toàn ngành đã kiểm sát 1.784 tin báo tố giác tội phạm do Cơ quan điều tra tiếp nhận, thụ lý, giải quyết, trong đó có 1.694 tin báo mới thụ lý. Cơ quan điều tra đã giải quyết 1.720 tin báo, đạt 96,4% (khởi tố 1470 tin báo; không khởi tố 233 tin, chuyển nơi khác 13 tin, xử lý hành chính 04 tin). Số tin báo quá hạn 03/64 tin báo chưa giải quyết, chiếm 4,7%, thấp hơn chỉ tiêu đề ra (dưới 20%).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm 20 lượt tại 18 Cơ quan điều tra. Qua công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, VKS phát hiện các vi phạm của Cơ quan điều tra chủ yếu là: vi phạm thời hạn giải quyết tố giác, tin báo; không tiếp nhận, phân loại thụ lý chính xác, tiếp nhận, cập nhật thông tin không đầy đủ; vi phạm trong việc lập hồ sơ giải quyết; không thụ lý tin báo, tố giác tội phạm… Viện kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 21 vụ án hình sự, 17 bị can, CQĐT đã khởi tố theo yêu cầu của VKS; ban

hành 25 kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm đều được Cơ quan điều tra chấp nhận khắc phục.

Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng - 10

2.3.3. Kết quả áp dụng pháp luật đối với các biện pháp ngăn chặn của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng

Năm 2010:

Năm 2010, tổng số người bị bắt, tạm giữ hình sự 1.610 người, tăng 0,4% so với năm 2009, đã giải quyết 1.594 người, trong đó khởi tố bị can 1.587 người, đạt tỷ lệ 99,5%; trả tự do 07 người, chiếm tỷ lệ 0,43% so với số người đã giải quyết, giảm 0,53% so với năm 2009. Có 13/18 đơn vị chất lượng công tác kiểm sát bắt, tạm giữ hình sự đạt 100%, không có trường hợp trả tự do (Phòng 1A VKS TP; các VKS Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Lão, Thuỷ Nguyên, Kiến Thuỵ, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Bạch Long Vĩ). Đơn vị có số lượng bắt giữ hình sự sau trả tự do nhiều là VKS quận Kiến An 3,2%.

Năm 2011:

Năm 2011, tổng số đối tượng bắt tạm giữ hình sự 1.677 người, tăng 4,1% so với năm 2010 (1.677/1.610), đã giải quyết 1.655 người trong đó khởi tố bị can 1.650 người, đạt tỷ lệ 99,7%, trả tự do xử lý hành chính 05 người, chiếm tỷ lệ 0,27% so với số người đã giải quyết, giảm 0,16% so với năm 2010 (đây là t ỷ lệ đạt được tốt nhất từ trước tới nay). Hầu hết các đơn vị đã phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu công tác đặt ra, 14/18 đơn vị chất lượng công tác kiểm sát bắt tạm giữ hình sự đạt 100% khởi tố bị can (Phòng 1, Phòng 2, VKS Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Lão, Thủy Nguyên; Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Bạch Long Vỹ). Số đơn vị có tỷ lệ trả tự do cao là VKS quận Kiến An 2,4% (Kế hoạch đặt ra dưới 2%).

Thực hiện nhiệm vụ phê chuẩn các quyết định tố tụng hình sự của CQĐT, Viện kiểm sát hai cấp đã thực hiện đúng thẩm quyền theo quy định của BLTTHS, phê chuẩn kịp thời, chính xác 2.532 quyết định khởi tố bị can; 326 trường hợp bắt khẩn cấp, phê chuẩn tạm giam 1.132 bị can phục vụ cho công tác điều tra. Kiên quyết không phê chuẩn các trường hợp không đủ điều kiện, Viện

kiểm sát không phê chuẩn bắt khẩn cấp 01 trường hợp; không phê chuẩn khởi tố bị can 05 đối tượng; không phê chuẩn tạm giam 16 bị can; yêu cầu bắt tạm giam 02 bị can. Các trường hợp phê chuẩn, không phê chuẩn của VKS đảm bảo đúng pháp luật, đúng đối tượng, không có trường hợp nào gây khó khăn, cản trở cho việc điều tra, giải quyết vụ án.

Năm 2012:

Về công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự, toàn ngành chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các chuyên đề nghiệp vụ, nhằm đảm bảo việc bắt, tạm giữ đủ căn cứ, đúng pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm trong việc bắt giữ người. Năm 2012, tổng số đối tượng bắt tạm giữ hình sự 1.738 người, tăng 3,6% so với năm 2011 (1.738/1.677); đã giải quyết 1.725 người, trong đó khởi tố bị can 1.720 người, đạt tỷ lệ 99,7%, trả tự do xử lý hành chính 05 người, chiếm tỷ lệ 0,29% so với số người đã giải quyết. Hầu hết các đơn vị đã phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu công tác đặt ra, 13/18 đơn vị chất lượng công tác kiểm sát bắt tạm giữ hình sự đạt 100% khởi tố bị can (Phòng 1, Phòng 1A, VKS Hồng Bàng, Lê Chân, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Bạch Long Vỹ). Đơn vị có tỷ lệ trả tự do cao là VKS An Dương 2,1% (Kế hoạch đặt ra dưới 2%).

Năm 2013:

VKS đã phê chuẩn: 363 trường hợp bắt khẩn cấp; phê chuẩn tạm giam 1.262 bị can. Viện kiểm sát không phê chuẩn bắt khẩn cấp 01 trường hợp (An Dương), không phê chuẩn bắt tạm giam 01 trường hợp (Ngô Quyền); yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố bị can 17 đối tượng; hủy 01 quyết định khởi tố vụ án và 01 quyết định khởi tố bị can của CQĐT (Ngô Quyền); hủy quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT: 01 vụ, VKS ra quyết định khởi tố vụ án 01 vụ (Đồ Sơn). Các quyết định, nội dung yêu cầu của VKS đều đảm bảo đúng pháp luật được Cơ quan điều tra thực hiện nghiêm chỉnh.

Tổng số người bị tạm giữ 1.751 đối tượng; trong đó, số mới là 1.767 người, số cũ 06 người, nơi khác chuyển đến 15 người; chuyển đi nơi khác 37 người. Trong

số người mới bắt giữ gồm: bắt quả tang 1.001 đối tượng, bắt khẩn cấp 363 đối tượng, bắt truy nã 138 đối tượng, đầu thú 256 đối tượng, tự thú 09 đối tượng. Đã giải quyết 1.735 người, trong đó: chuyển tạm giam 1.262 người, áp dụng biện pháp ngăn chặn khác 472 người, có 02 đối tượng tạm giữ hình sự sau trả tự do (Đồ Sơn và Thủy Nguyên), không xử lý hình sự, nhưng không có lỗi của VKS. Vì vậy, tỷ lệ bắt giữ hình sự chuyển khởi tố đạt 100%.

Viện kiểm sát hai cấp đã tổ chức 59 lần kiểm sát trực tiếp thường kỳ (thành phố 06 lần; quận, huyện 53 lần) và 07 lần kiểm sát đột xuất nhà tạm giữ Công an cùng cấp. Kết quả kiểm sát đã phát hiện các vi phạm chủ yếu như: vi phạm về chế độ, chính sách đối với người bị tạm giữ, tạm giam; giam giữ chung buồng giữa các bị can trong cùng một vụ án, giam chung buồng người tạm giữ và người tạm giam; hồ sơ tạm giữ, tạm giam thiếu các tài liệu như danh chỉ bản, biên bản kiểm tra sức khỏe, lệnh trích xuất; trích xuất người bị tạm giam không đảm bảo thủ tục… Thông qua công tác kiểm sát, VKS đã ban hành 76 kết luận, kháng nghị, kiến nghị yêu cầu Công an các cấp khắc phục vi phạm. VKSND thành phố ban hành 04 thông báo rút kinh nghiệm công tác nghiệp vụ.

2.4. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của chúng về áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng

2.4.1. Đánh giá những ưu điểm và nguyên nhân chủ yếu của ưu điểm về áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

Thời gian qua, ngành kiểm sát thành phố đã đạt được nhiều thành tích trong việc thực hiện chức năng hiến định về thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung, kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án hình sự nói riêng.

Cán bộ, công chức toàn ngành đã có ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ, chấp hành nghiêm túc các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và của ngành; thực hiện đúng thẩm quyền được giao, không lạm quyền hoặc trái công vụ.

Kỷ luật nghiệp vụ được thực hiện tốt hơn, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ,

Kiểm sát viên được nâng lên, hiệu quả công tác đạt được những kết quả tích cực. Cấp ủy và lãnh đạo các đơn vị đã chăm lo nhiều hơn, thường xuyên hơn đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên đơn vị mình; chú trọng phát hiện và ngăn chặn những tác động chuyển hóa về mặt tư tưởng, xiết chặt kỷ luật trong hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành.

Thông qua việc xác định những khâu công tác cần thực hiện tốt, việc đăng ký thực hiện giỏi ở từng hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, Kiểm sát viên đã tạo ra ý thức trách nhiệm của cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ. Mỗi cá nhân thực hiện một công việc tốt, góp phần tạo ra những chuyển biến về chất lượng của các đơn vị và toàn ngành. Mỗi cán bộ, công chức đều đã có ý thức vận dụng tốt kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ vào hoạt động thực tiễn để tham mưu, giải quyết công việc có chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Xây dựng hồ sơ kiểm sát chặt chẽ, đúng quy định tại các Quy chế nghiệp vụ; thực hiện đầy đủ, thành thạo các thao tác, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao; thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo mật, chế độ báo cáo.

Thực hiện yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính, năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân thành phố xây dựng Quy chế công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát Hải Phòng. Ban hành kế hoạch số 125/KH-VKS ngày 06/3/2013 về công tác thanh tra, kiểm tra của VKSND thành phố Hải Phòng năm 2013, trong đó có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp thanh tra, kiểm tra.

Viện kiểm sát nhân dân thành phố tổ chức phúc tra việc khắc phục những hạn chế, yếu kém của các đơn vị. Viện kiểm sát nhân dân thành phố đã tổ chức 46 đoàn kiểm tra, trong đó 23 đoàn kiểm tra kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2013, 23 đoàn kiểm tra kết quả công tác năm 2013 về các nội dung: Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 37 của Quốc hội; Chỉ thị số 01/CT-VKSTC, kết quả thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ, nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu nghiệp vụ, công tác chỉ đạo điều hành, công tác xây dựng Đảng, quan hệ với cấp ủy địa phương, công tác văn phòng, công tác thống kê.. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện các vi

phạm, hạn chế trong công tác quản lý chỉ đạo, điều hành và công tác chuyên môn nghiệp vụ, đã ban hành kết luận yêu cầu các đơn vị có các biện pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế, yếu kém.

Công tác phối hợp giữa VKS với các cơ quan tư pháp, các ngành liên quan tiếp tục được tăng cường; toàn ngành tích cực, chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra, Toà án giải quyết tốt các vụ án phức tạp. Đặc biệt, trong năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân thành phố đã tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của Thành ủy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phối hợp tốt với các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương giải quyết thành công 02 vụ án liên quan đến việc thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, đảm bảo yêu cầu pháp luật và ổn định tình hình tại địa phương. Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp chủ động phối hợp trong việc thực hiện các Quy chế phối hợp, là đầu mối trong việc sơ kết, tổng kết việc thực các quy chế phối hợp.

Có được kết quả như trên là do VKS thành phố đã quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, xây dựng ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật.

Bản thân đội ngũ cán bộ kiểm sát viên cũng có nỗ lực trong học tập, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị và với các cơ quan chức năng.

Đồng thời có sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đơn vị, sự lãnh đạo của Thành ủy, sự phối hợp tạo điều kiện của các cơ quan chính quyền và tổ chức xã hội trên địa bàn thành phố, sự chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Các kiểm sát viên được phân công nhiệm vụ kiểm sát hoạt động điều tra vụ án hình sự đã có nhiều kinh nghiệm và cẩn trọng trong thực thi công vụ, thực hiện công tác nắm và quản lý tốt tin báo tội phạm của đơn vị VKSND. Đảm bảo mọi diễn biến các hành vi vi phạm và tội phạm trên địa bàn quận đều được đơn vị quản lý chặt chẽ. Đồng thời, thực hiện việc phân loại, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm. Lãnh đạo các VKS đã có sự phân công phù hợp, kịp thời cho các kiểm sát viên đối với các hoạt động kiểm sát tin báo, tố giác tội phạm, khởi tố, các biện pháp ngăn chặn... đồng thời đề ra yêu cầu điều tra ngay từ đầu nhằm định hướng cho CQĐT

hướng điều tra đối với vụ án đảm bảo tính đúng đắn của việc áp dụng pháp, hạn chế thấp nhất việc sai sót phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung; tạm đình chỉ, đình chỉ không có lý do chính đáng.

Chính nhờ có sự lãnh đạo sát sao và trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng của đội ngũ kiểm sát viên cho nên các quyết định áp dụng pháp luật của các đơn vị trong toàn ngành kiểm sát của thành phố đã đảm bảo về cơ bản là có căn cứ và đúng pháp luật.

2.4.2. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về về áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân

Bên cạnh những ưu điểm được thể hiện qua các kết quả áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKS ND thành phố Hải phòng thì vẫn còn một số hạn chế so với yêu cầu tăng cường hoạt động thực hành công tố trong điều tra hình sự, gắn công tố với điều tra.

Một số biểu hiện về hạn chế chủ yếu như vẫn còn việc việc trả hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng qua số liệu hàng năm mà các báo cáo tổng kết của ngành kiểm sát thành phố đã nêu.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trả hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng là do trình độ, năng lực nghiệp vụ của một số KSV còn yếu trong hoạt động kiểm sát khởi tố vụ án, xác định tội danh, phân tích tổng hợp, đánh giá chứng cứ và việc nhận thức áp dụng pháp luật.

Ý thức trách nhiệm của một số KSV trong việc thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế; không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để phát hiện thiếu sót, chưa đề ra yêu cầu điều tra cụ thể, chưa làm tốt việc kiểm sát kết thúc điều tra dẫn đến tình trạng hồ sơ chuyển VKS đề nghị truy tố hoặc truy tố chuyển Tòa án mới phát hiện thiếu sót.

Lãnh đạo một số đơn vị chưa sâu sát trong việc kiểm tra hoạt động của KSV; chưa quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ sơ, tổng kết chuyên đề; việc kiểm điểm rút kinh nghiệm một số vụ án trả hồ sơ thiếu nghiêm túc, đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan, hiệu quả rút kinh nghiệm đạt được hạn chế.

Tồn tại hạn chế chủ yếu trong khâu công tác kiểm sát điều tra là một số đơn

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí