Thành phần cảm xúc | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
CMS3 | Mỗi quản lí cấp cao đều bị áp lực về tầm quan trọng của thay đổi này | .137 | .779 |
CMS4 | Hầu hết lãnh đạo cấp cao của tổ chức cam kết thực hiện thay đổi này | .691 | .605 |
CMS5 | Tôi nghĩ chúng tôi tiêu tốn rất nhiều thời gian cho thay đổi này trong khi những nhà quản lí cấp cao không cả muốn nó diễn ra. | .369 | .706 |
CMS6 | Các nhà quản lí đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng là tổ chức sẽ phải thay đổi | .485 | .675 |
Anpha= | 0.718 | ||
Nhận thức về năng lực thực hiện thay đổi của cá nhân | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
CEF1 | Tôi không đoán được bất kỳ khó khăn nào trong về điều chỉnh công việc của mình khi thay đổi này được thông qua. | .084 | .577 |
CEF2 | Có 1 số nhiệm vụ khi thay đổi mà tôi không nghĩ tôi có thể làm tốt. | .213 | .494 |
CEF3 | Khi thưc hiện thay đổi này, tôi thấy thực hiện nó rất dễ. | .355 | .421 |
CEF4 | Tôi có các kĩ năng cần thiết để thực hiện thay đổi này | .598 | .323 |
CEF5 | Tôi có thể học mọi thứ sẽ được yêu cầu khi thay đổi này diễn ra | .387 | .413 |
CEF6 | Kinh nghiệm của tôi chứng minh tôi có thể thành công sau thay đổi này | .120 | .536 |
Anpha = | 0.511 | ||
Nhận thức về lợi ích cá nhân | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
CVA1 | Tôi lo lắng sẽ mất một số quyền lợi khi thay đổi này diễn ra. | .689 | 815 |
CVA2 | Thay đổi này sẽ phá vỡ nhiều mối quan hệ cá nhân mà tôi đã phát triển. | .744 | 760 |
CVA3 | Tương lai công việc của tôi sẽ bị hạn chế bởi sự thay đổi này | .722 | 787 |
Anpha = | 0.848 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đề Xuất Mô Hình Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sẵn Sàng Của Cá Nhân Cho Thay Đổi Tổ Chức
- Thang Đo Các Nhân Tố Phản Ánh Sự Sẵn Sàng Của Cá Nhân Cho Thay Đổi Tổ Chức
- Thang Đo Môi Trường Giao Tiếp (Bầu Không Khí Giao Tiếp) Của Tổ Chức
- Thực Trạng Thay Đổi Trong Doanh Nghiệp Nhà Nước Cổ Phần Hóa Tại Việt Nam
- Thay Đổi Tổ Chức Tại Một Số Doanh Nghiệp Nhà Nước Sau Cổ Phần Hóa
- Giá Trị Trung Bình Các Thành Tố Thể Hiện Sự Sẵn Sàng Của Cá Nhân Cho Thay Đổi Tổ Chức
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả nghiên cứu sơ bộ
Như vậy thông qua việc kiểm định độ tin cậy của thang đo tác giả đã xác nhận mức độ phù hợp của nhóm nhân tố cảm xúc với việc phản ánh sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức trong bối cảnh thay đổi tại DNNN cổ phần hóa. Các thang đo đã được hiệu chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Cuối cùng, NCS thu được một danh sách gồm 27 biến quan sát. Bộ thang đo này sẽ được sử dụng để đo lường về mức độ sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức trong nghiên cứu chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức.
3.3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức
3.3.3.1. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng chính thức
Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là kiểm tra mức độ phù hợp của các giả thuyết thông quan kiểm định bằng phương trình cấu trúc. Để kiểm định được các mối quan hệ này, nghiên cứu định lượng cũng phải kiểm định độ tin cậy, độ phân biệt và hội tụ của các thang đo. Ngoài ra nghiên cứu định lượng cũng phải kiểm tra được sự phù hợp của mô hình khi có thêm nhân tố cảm xúc với thay đổi với các quan sát mới được phát triển thêm.
3.3.3.2. Xác định mẫu nghiên cứu Kích thước mẫu
Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng. Theo Tabacknich và Fidell (2006) để tiến hành phân tích hồi qui, kích thước mẫu tối thiểu là N > 8.m + 50 trong đó m là số biến độc lập trong mô hình. Để phục vụ cho kiểm định thang đo, các nghiên cứu đều không đưa ra con số cụ thể mà chỉ đề xuất mối quan hệ giưa số quan sát và số tham số cần kiểm định. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa vào phân tích nhân tố, theo Hair và cộng sự (2010) số quan sát cần thiết tối thiểu gấp 5 lần so với số lượng biến quan sát. Trong khi đó theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số biến quan sát tối thiểu phải bẳng 4 đến 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Luận án này lượng biến đưa vào phân tích nhân tố là 56 biến, vì vậy kích thước mẫu cần thiết là 5x56 = 280 quan sát.
Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, luận án sử dụng 364 phiếu khảo sát để đưa vào xử lý dữ liệu, với số lượng quan sát này vừa đáp ứng được yêu cầu về kích cỡ mẫu theo Hair và cộng sự (2010) là 300 quan sát, vừa tương đồng với một số nghiên cứu tương tự về sẵn sàng cho thay đổi tổ chức, như nghiên cứu của Holt và cộng sự (2007) (284 quan sát).
Đối tượng điều tra
Đối tượng khảo sát của luận án là người lao động (bao gồm cả quản lý và nhân viên) tại các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện tái cấu trúc thông quan bán vốn nhà nước cho các tổ chức và nhà đầu tư chiến lược. Do vậy, có thể nói bối cảnh thay đổi được lựa chọn cho chủ đề nghiên cứu của luận án là cổ phần hóa các DNNN. Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam diễn ra rất thận trọng và rất chậm. Bắt đầu bằng Quyết định 202-CT ngày 08/6/1992, đến nay CPH đã triển khai được gần 25 năm. Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN (2016), việc thực hiện sắp xếp và cổ phần hóa DNNN còn chậm. Trong thời gian 4 năm, từ 2011 đến 2014 mới có 260 DN CPH, đạt quá nửa (60%) kế hoạch CPH giai đoạn 5 năm 2011-2015 theo đề án tái cơ cấu DNNN của Quyết định 929/QĐ- TTg. Chỉ tính riêng năm 2018, trong số 136 doanh nghiệp và tổng công ty phải thực hiện cổ phần hóa, chỉ có 22 doanh nghiệp hoàn thành đúng tiến độ, còn lại 111 doanh nghiệp chưa thực hiện đúng tiến độ, tỷ lệ hoàn thành chưa đến 16,7% kế hoạch. Phần lớn trong số này mới chỉ ở giai đoạn phê duyệt đề án cổ phần hóa. Mặt khác theo nhiều nghiên cứu, với doanh nghiệp cổ phần hóa lần đầu, nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối, những kỳ vọng về thay đổi chiến lược phát triển, phương thức quản lý, cơ cấu tổ chức, … cần có độ trễ thời gian rất lâu mới quan sát thấy hiệu quả. Về phía người lao động, với tiến trình kéo dài chậm chạp, những cảm nhận cá nhân của họ về thay đổi tại các doanh nghiệp lần đầu cổ phần hóa, đặc biệt ở giai đoạn khởi xướng hầu như không rõ rệt. Trong khi đó, với thay đổi có tính chất chuyển đổi hoàn toàn tại các doanh nghiệp đang thực hiện thoái toàn bộ phần vốn nhà nước, thì cảm nhận về thay đổi là khá rõ rệt. Việc xuất hiện các nhà đầu tư, chủ sở hữu tư nhân mới, có quyền ra quyết định, ngay lập tức có thể khởi xướng cùng lúc với việc cổ phần hóa, các nội dung thay đổi một cách triệt để và rõ ràng, có ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các thành viên trong tổ chức.
Để thấy được sự khác nhau về đặc điểm tổ chức giữa DNNN cổ phần hóa lần đầu và DNNN thoái toàn bộ vốn nhà nước, NCS lựa chọn mẫu nghiên cứu có người trả lời đến từ cả hai loại hình doanh nghiệp này. Do tỷ lệ hoàn thành cổ phần hóa tại các DNNN là khá thấp, ngay cả tỷ lệ DNNN hoàn thành phê duyệt đề án CPH cũng khá thấp, chỉ khoảng 20% trên tổng số theo kế hoạch, nên việc lựa chọn các DNNN để thực hiện khảo sát là khá khó khăn. Mẫu nghiên cứu được lấy theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Các DNNN được lựa chọn đều là các DNNN đã xong giai đoạn
chuyển đổi vốn sở hữu, thời điểm để gửi phiếu khảo sát là thời gian đại hội cổ đông lần đầu sau cổ phần hóa (thoái vốn toàn bộ). Tổng thời gian từ hoàn thành chuyển đổi vốn đến đại hội đổng cổ đông lần đầu thường kéo dài 3 – 6 tháng. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để các cảm nhận cá nhân về cổ phần hóa không bị phai nhạt, không những thế, thời điểm này dự thảo chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh cho giai đoạn mới được công bố, bao gồm các mục tiêu về sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận. Đồng thời ở giai đoạn này, người lao động trong doanh nghiệp cũng đã biết rõ ban lãnh đạo doanh nghiệp là những ai (biết được có sự thay đổi lãnh đạo hay không). Điều này, sẽ giúp cho các cảm nhận của mỗi thành viên về thay đổi của tổ chức sẽ rõ ràng và đầy đủ hơn.
Có tất cả 15 DNNN được NCS đề nghị khảo sát lấy dữ liệu. Tuy nhiên chỉ có 6 doanh nghiệp đồng ý tham gia trả lời khảo sát, trong đó có 4 DNNN thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước và 2 DNNN thực hiện cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần quyết định (hơn 50%). Trong 6 DNNN được khảo sát, có 1 DNNN thuộc lĩnh vực dịch vụ và 5 DNNN thuộc lĩnh vực sản xuất.
Thu thập dữ liệu
Dữ liệu thu thập chủ yếu bằng phương pháp phát bảng hỏi trực tiếp đến tay người lao động. Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, kết hợp với người đại diện cho tác giả tại các doanh nghiệp. Số lượng bảng hỏi phát ra trực tiếp là 500 bảng hỏi, số lượng bảng hỏi thu về là 428 bảng đạt tỷ lệ 85,6%. Tuy nhiên trong số 428 bảng thu về có 137 bảng hỏi không đạt yêu cầu, do không trả lời các thông tin cần thiết, thiếu hợp tác, trả lời các câu hỏi giống nhau (trong đó có cả những câu hỏi phủ định). NCS quyết định loại bỏ 137 bảng hỏi này. Do vậy có 291 bảng hỏi thu được từ phương pháp điều tra trực tiếp.
Ngoài ra, bảng hỏi cũng được thiết kế bằng công cụ của Google (google form) được gửi tới người được hỏi thông qua các phượng tiện internet và mạng xã hội như email, messenger, zalo, … Phương pháp này chủ yếu được gửi tới các đối tượng có khả năng tiếp cận và sử dụng internet tốt (một số là quản lý cấp cơ sở tại doanh nghiệp). Bằng phương pháp này, tác giả thu được 73 phiếu trả lời hợp lệ. Kết hợp cùng 291 phiếu trả lời thu trực tiếp, cuối cùng có 364 bảng hỏi được đưa vào xử lý dữ liệu để kiểm định mô hình và các giả thuyết.
Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Quá trình thu thập dữ liệu được mô tả ở phần thiết kế nghiên cứu. Kết quả thu được 428 bảng hỏi bằng cách trực tiếp và 73 bảng hỏi qua internet. Sau khi kiểm tra và loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ, cuối cùng tổng số 364 bảng hỏi được đưa vào phân tích dữ liệu.
Đối tượng khảo sát là người lao động (gồm cả quản lý và nhân viên) thuộc các DNNN đang thực hiện cổ phần hóa (bao gồm cả DNNN cổ phần hóa lần đầu nhà nước vẫn giữ trên 50% cổ phần chi phối và DNNN thoái vốn toàn bộ hoặc giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 30%). Phần lớn doanh nghiệp được khảo sát là doanh nghiệp sản xuất, quy mô tổ chức chủ yếu khoảng 500 - 700 lao động. Tuy nhiên trình độ của người lao động trực tiếp chủ yếu là cao đẳng, trung cấp nghề, một số là lao động phổ thông. Phần lớn các lao động trực tiếp làm việc theo ca. Vì vậy, để thuận tiện cho việc lấy dữ liệu, NCS tập trung nhiều vào đội ngũ lao động gián tiếp có trình độ nhận thức tốt hơn. Cụ thể, phần lớn người được hỏi có trình độ đại học (chiếm 78,98%), thường là các lao động gián tiếp. 100% đội ngũ quản lý từ cấp cơ sở trở lên có trình độ đại học và sau đai học. Phần lớn người lao động thường gắn bó với tổ chức từ hơn 5 năm đến 10 năm, số người đã gắn bó với công ty hơn 10 năm chiếm 35,44%. Điều này cũng phù hợp với độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 37,6. Tỷ lệ nam và nữ tham gia khảo sát khá cân đối.
Bảng 3.8: Kết quả thu thập và xử lí phiếu khảo sát
Hình thức phát phiếu khảo sát | Tổng số phiếu phát ra | Tổng số phiếu thu về | Chiếm tỷ lệ | Tổng số phiếu sử dụng được | Chiếm tỷ lệ | |
Người lao động tại DN đang cổ phần hóa (thoái vồn NN) | Gửi email, Online Bản giấy | 100 500 | 73 428 | 73% 88% | 364 | 72,65% |
Nguồn: Kết quả khảo sát
Bảng 3.9. Thống kê mô tả đặc điểm cá nhân của mẫu nghiên cứu
Số người TL | Tỷ lệ (%) | ||
Giới tính | Nam | 172 | 47,3 |
Nữ | 192 | 52,7 | |
Tuổi | 25 – 45 | 364 | 100 |
Trình độ học vấn | Lao động phổ thông | 32 | 8,8 |
Trung cấp, cao đẳng | 96 | 26,4 | |
Đại học | 218 | 59,9 | |
Sau ĐH | 18 | 4,9 | |
Vị trí công tác | Nhân viên | 296 | 81,3 |
Quản lí cấp phòng | 68 | 18,7 | |
Số năm công tác | >10 năm | 133 | 36,5 |
Từ 5 năm – 10 năm | 200 | 54,9 | |
< 5 năm | 31 | 8.6 | |
Số người phụ thuộc | 0 | 20 | 5,5 |
1 | 91 | 25,0 | |
2 | 215 | 59,1 | |
3 | 38 | 10,4 | |
Lĩnh vực hoạt động của tổ chức đang làm việc | Sản xuất | 303 | 83,2 |
Dịch vụ | 61 | 16,8 | |
Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước | Hơn 50% | 232 | 63,7 |
Dưới 50% | 132 | 36,3 |
Nguồn: Kết quả khảo sát
3.3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Các bảng trả lời hợp hệ được mã hóa, làm sạch, nhập liệu và xuất dữ liệu xử lý qua chương trình SPSS 20 và AMOS 20. Quy trình phân tích gồm các bước sau đây:
- Phân tích thống kê mô tả:
Phân tích thống kê mô tả đề cập đến việc chuyển dữ liệu thành dạng dễ hiểu và dễ giải thích (Zikmund và cộng sự, 2010). Phương pháp này để dự đoán sự phân bổ trung bình, tần suất và tỉ lệ phần trăm của thông tin nhân khẩu học (tuổi, giới tính, vị trí công việc, trình độ, số người nuôi dưỡng)
- Kiểm tra độ tin cậy của thang đo
Phần mềm SPSS phiên bản 20 được sử dụng để tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Độ tin cậy được xác định thông quan việc giải thích hệ số Cronbach’s Alpha. Một hệ số tin cậy chỉ ra mức tương quan tích cực giữa những câu hỏi trong bộ phiếu điều tra. Tiêu chí đánh giá độ tin cậy của thang đo theo như bảng dưới đây:
Bảng 3.10. Giải thích giá trị hệ số Cronbach’s Alpha
Mức tương quan | |
< 0,6 | Yếu |
0,6 đến < 0,7 | Trung bình |
0,7 đến < 0,8 | Khá |
0,8 đến < 0,9 | Tốt |
0,9 | Rất tốt |
Nguồn: Zikmund và cộng sự (2010)
Ngoài giá trị Cronbach alpha, độ tin cậy của thang đo được kiểm chứng thông qua giá trị tương quan biến tổng. Các biến quan sát được xem là tốt nếu hệ số tương quan biến tổng > 0,3.
- Kiểm định ANOVA
Phân tích ANOVA được sử dụng để kiểm tra một giả thuyết cho rằng thang điểm của một số biến theo khoảng tỷ lệ (m) sẽ rất chênh lệch giữa nhiều mẫu hoặc
nhóm độc lập. Trong nghiên cứu này, phân tích ANOVA được tiến hành để kiểm tra liệu đặc điểm về nhân khẩu học (giới tính, tuổi, vị trí công việc), về lĩnh vực hoạt động của tổ chức và tỷ lệ sở hữu có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức. Phân tích ANOVA được tiến hành để khẳng định thêm các kết quả của phân tích hồi quy.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA
Đối với phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau. Phân tích nhân tố là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, rất có ích cho việc xác định các tập hợp nhóm biến. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này là dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát). Quan hệ của các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (Factor Loading), hệ số này cho biết mỗi biến đo lường sẽ thuộc về nhân tố nào.
Theo J. F. Hair và cộng sự (1998) với mẫu lớn hơn 350, hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:
Factor loading > 0.3 được xem là là đạt giá trị hội tụ
Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng
Factor loading > 0.5 được xem là mức có ý nghĩa thực tiễn
Ngoài ra, hệ số tải của nhân tố này lớn hơn hệ số tải của nhân tố khác cho thấy tính đảm bảo độ giá trị phân biệt. Đối với trọng số nhân tố, các các biến có trọng số nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ có thể loại bỏ. Tuy nhiên quyết định bỏ biến quan sát hay không còn tuỳ thuộc vào giá trị nội dung của biến.
Giá trị hệ số KMO (Kaiser-Meyer- Olkin) thỏa mãn 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Đây là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp.
Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương