Chiến Lược Phát Triển Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Than Cọc Sáu - Vinacomin


* Kế toán tính giá thành sản phẩm

- Đánh giá sản phẩm dở dang:

Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ được Công ty xác định bao gồm:

+ Chi phí mét khoan sâu dở dang cuối kỳ;

+ Chi phí đất đá bắn tơi dở dang cuối kỳ;

+ Giá trị than nguyên khai dở dang cuối kỳ.

Khi đánh giá Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ còn một số vấn đề

chưa thống nhất cách xác định giá thành bình quân các công đoạn như sau:

+ Công tác kiểm kê đánh giá khối lượng đất đá bắn tơi và khối lượng đất đá đã nổ mìn nhưng chưa bốc xúc cần được đánh giá theo quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo tính chính xác khi tính giá thành sản phẩm;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

+ Giá thành được tính chung sản phẩm than và các sản phẩm khác chưa phán ánh được chi tiết giá thành từng sản phẩm, tuy nhiên việc tính giá thành như trên ít ảnh hưởng tới việc theo dòi do giá trị sản phẩm khác rất nhỏ so với giá trị sản phẩm than;

+ Công ty bỏ qua chi phí công đoạn chế biến than sạch.

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin - 11

Những tồn tại trên đã dẫn đến việc đánh giá giá trị sản phẩm dở dang không sát với thực tế gây ảnh hưởng đến mức độ chính xác của công tác tính giá thành sản phẩm.

- Tính giá thành sản phẩm

Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn, tương đối thuận tiện cho việc tính và xác định giá thành sản phẩm. Tuy nhiên mức độ chính xác của phương pháp tính giá này chưa cao. Do đo giá thành chưa phản ánh chính xác giá thực tế.


Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 luận văn đã trình bày đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức hoạt động quản lý và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin. Đồng thời chương 2 cũng đã phân tích và đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm than tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin. Tác giả đã nghiên cứu và chỉ rò đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm, phương pháp tính giá thành, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Từ những nghiên cứu đó tác giả đã chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm than tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin làm cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiện trong chương 3.


Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ

VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU – VINACOMIN

3.1. Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin

Trong lộ trình phát triển của ngành than, để chuyển hướng từ tăng trưởng nóng sang tăng trưởng xanh, phát triển theo chiều sâu thì các mỏ lộ thiên vùng Quảng Ninh sẽ được chuyển sang khai thác hầm lò. Trong giai đoạn chuyển giao, Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin đã chuẩn bị những điều kiện về: nhân lực, vật lực, tài lực để dần dần chuyển đổi hướng khai thác than theo hướng thân thiện với môi trường. Mục tiêu trong những năm tới của Công ty là phát triển: Bền vững - Hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới Công ty tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ trang sắm các thiết bị khai thác mỏ hiện đại, công suất lớn, không ngừng áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Để thực hiện các định hướng trong tương lai, Công ty phải chuẩn bị cho mình các mục tiêu trước mắt như sau:

+ Giữ ổn định sản xuất và tiêu thụ, tạo việc làm và thu nhập cho người lao

động, nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm;

+ Tích cực tìm kiếm thị trường đầu vào mới cho nguyên vật liêu sản xuất sản phẩm nhằm giảm thiểu chi phí, hạ thấp giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm ;

+ Tăng cường thúc đẩy tìm kiếm các biện pháp sáng kiến cải tiến khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm;

+ Tích cực tìm kiếm các đối tác để đẩy mạnh công tác tiêu thụ, giảm lượng hàng tồn kho, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn;

+Tăng cường công tác khoán chi phí tới các đơn vị sản xuất theo hướng các

đơn vị sản xuất tự chủ trong việc sử dụng chi phí;

+ Giữ vững công tác an toàn, an ninh trong sản xuất.

- Chiến lược phát triển trung và dài hạn:


+ Thứ nhất: Tập trung giữ ổn định sản xuất theo kế hoạch do Tập đoàn Công nghiệp Than Khoán sản Việt Nam giao cho;

+ Thứ hai: Có các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút nhân tài, đầu tư lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ cho sau này;

+ Thứ ba: Công ty có thể bổ sung vốn kinh doanh từ một số nguồn vay tín dụng các ngân hàng thương mại, huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ người lao động trong Công ty hoặc phát hành thêm Cổ phiếu theo Điều lệ Công ty để phát triển.

- Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Công ty:

+ Về công tác bảo vệ Môi trường: Trong quá trình khai thác và tiêu thụ than, Công ty luôn chú trọng về công tác bảo vệ môi trường. Các công trình môi trường thực hiện cơ bản đảm bảo tiến độ, việc trồng và chăm sóc cây, nạo vét mương suối thoát nước, tưới đường thực hiện tốt.

+ Công tác xã hội và cộng đồng: Được thường xuyên quan tâm và tham gia

đóng góp đầy đủ các quỹ từ thiện xã hội trên địa bàn.

3.2. Những yêu cầu cơ bản hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm than tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin

Nhằm đảm bảo tính khoa học, hơp lý trong công tác kế toán cũng như làm tròn nhiệm vụ là xử lý và cung cấp thông tin thì hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm than tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin cần đáp ứng những yêu cầu sau:

- Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán, luật kế toán, chế độ kế toán hiện hành.

Kế toán đóng vai trò quan trọng trong phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại từng thời điểm đồng thời cung cấp những thông tin kinh tế hữu ích cho xã hội, cổ đông cũng như các nhà đầu tư quan tâm đến Công ty và giúp cho nhà nước trong việc chỉ đạo điều hành các hoạt động kinh tế nhằm phục vụ tốt cho công cuộc định hướng phát triển của đất nước. Với nhiệm vụ thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin nhằm phản ánh một cách đầy đủ, khách quan, trung thực tình hình quản lý kinh tế tài chính của Công ty. Để đảm bảo thông tin kế toán cung cấp được trung thực, khách quan thì hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải đảm bảo theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành.


- Hoàn thiện phải đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phù hợp với yêu cầu quản lý.

Các thông tin do kế toán cung cấp thường được sử dụng làm cơ sở cho việc ra các quyết định quan trọng, đặc biệt là thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nó chi phối hầu hết quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Thông tin do kế toán cung cấp phục vụ cho các đối tượng tại doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp.

Đối với nguồn thông tin phục vụ cho các nhà quản lý thì thông tin này đòi hỏi phải phải có tính thời sự, cập nhật thường xuyên. Loại thông tin này phục vụ cho việc ra quyết định trong ngắn hạn như:quyết định phương pháp sản xuất, cách thức phân phối hàng hóa, giá bán sản phẩm...Và ra quyết định dài hạn như: đầu tư mở rộng sản xuất để tiết kiệm chi phí hoạt động, quyết định về phương thức mua sắm hay thuê mướn tài sản cố đinh... Chính vì tầm quan trọng của thông tin do kế toán cung cấp cho các nhà quản lý và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, nên công tác hoàn thiện phải đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời thì việc ra quyết định mới có tính thời sự.

Đối với nguồn thông tin phục vụ cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư. Thì thông tin phải kịp thời, chính xác và có độ tin cậy cao và đảm bảo tính pháp lý. Do đó hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu này thì nhà đầu tư mới yên tâm cho việc ra quyết định đầu tư.

- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công việc kế toán nhưng vẫn đảm bảo thiết thực và hiệu quả

Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng làm cách nào để có thể thu được lợi nhuận và không ngừng nâng cao lợi nhuận? Một trong những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hiện chú trọng hàng đầu là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, hoàn thiện kế toán chi phí, giá thành sản phẩm phải được xây dựng đảm bảo dễ làm, dễ hiểu và giảm nhẹ khối lượng công việc kế toán, tiết kiệm chi phí nhưng thông tin cung cấp vẫn đảm bảo thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn công ty.

- Hoàn thiện phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh doanh của ngành phù hợp với tính chất sản phẩm.


Mỗi doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều sản xuất sản phẩm với một quy trình đặc thù. Với mỗi một quy trình công nghệ sản xuất cho ta một loại sản phẩm nhất định. Mỗi ngành sản xuất cũng vậy đều có đặc điểm đặc thù về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đặc thù và có cách thức tổ chức quản lý sản xuất riêng. Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất mà kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm cho phù hợp. Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do đó hoàn thiện phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm và yêu cầu kinh doanh của ngành, phù hợp với tính chất của sản phẩm phục vụ cho mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện việc xác định và hạch toán chi phí sản xuất

Do việc phân loại và xác định các loại chi phí sản xuất tại Công ty còn chưa được chú trọng nên một số loại chi phí được hạch chưa chính xác: Chi phí trồng cây tạo cảnh quan được xác định là chi phí sản xuất chung, chi phí bồi dưỡng độc hại và ăn giữa ca của công nhân trực tiếp được xác định là chi phí sản xuất chung, một số chi phí sử dụng dầu ga doan phục vụ cho hoạt động sản xuất đang được tập hợp trên chi phí sản xuất chung, việc tập hợp một số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chưa được phân loại chi tiết theo từng bộ phận để theo dòi. Vì vậy, để phản ánh đúng khoản mục chi phí Công ty cần chú trọng hơn tới việc phân công nhiệm vụ rò ràng từng bộ phận và trong việc xác định, phân loại chính xác các loại chi phí. Cụ thể:

- Các chi phí trồng cây tạo cảnh quan nói riêng hay các chi phí liên quan đến văn phòng công ty nói chung được phân loại là chi phí quản lý không phải là chi phí sản xuất chung như Công ty đang hạch toán. Khoản chi phí nêu trên cần phân loại chính xác để tránh ảnh hưởng giá thành sản phẩm được tính cuối mỗi tháng;

- Chi phí tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất phải được xác định là chi phí nhân công trực tiếp không phải là chi phí sản xuất chung như Công ty đã xác định.


Việc hạch toán của công ty ảnh hưởng tới việc phân loại các chi phí nhưng không ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm sản xuất;

- Các chi phí sử dụng dầu ga doan phục vụ hoạt động sản xuất cần được phân loại là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không phải là chi phí sản xuất chung như Công ty đang thực hiện. Việc hạch toán của công ty ảnh hưởng tới việc phân loại các chi phí nhưng không ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm sản xuất;

- Một số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như chi phí lốp, chi phí cáp thép, ống thép, than điện, răng gầu, mũi khoan đang được hạch toán trên mục đối tượng chung trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Các khoản chi phí nêu trên cần được phân loại theo từng công đoạn sản xuất, từng bộ phận nhằm xác định chính xác giá thành sản phẩm sản xuất của Công ty.

Như vậy, Công ty cần chú trọng nhận diện rò từng loại chi phí để tránh xác định không đúng chức năng từng loại chi phí và thể hiện đúng cách phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là các chi phí về vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, các phụ tùng thay thế cho máy móc thiết bị: mũi khoan, chòng khoan, ống nối, thuốc nổ, xăng dầu …

- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí về tiền lương, các khoản trợ cấp, thưởng, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất: như lương công nhân công trường khoan, công trường khai thác…

- Chi phí sản xuất chung: bao gồm các khoản chi liên quan đến hoạt động sản xuất tại các công trường, phân xưởng: chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho công trường, phân xưởng; tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ, nhân viên công trường, phân xưởng; khấu hao TSCĐ cho các công trường, phân xưởng quản lý sử dụng; các khoản chi về dịch vụ thuê ngoài và khác bằng tiền phải chi liên quan đến khâu sản xuất như: thuế tài nguyên, thuê vận chuyển công nhân đi làm, chi sửa chữa TSCĐ, …

3.3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Với số lượng vật tư, phụ tùng phong phú đa dạng về quy cách và chủng loại. Để phục vụ tốt cho công tác quản lý, cung cấp thông tin chính xác, khoa học,


kịp thời thì Công ty nên sử dụng phần mềm chuyên dụng trong quản lý vật tư để tiện cho việc theo dòi vật tư, phụ tùng. Đồng thời việc sử dụng phần mềm chuyên dụng trong quản lý cũng giúp cho việc theo dòi, xác định đơn giá xuất kho cho lô vật tư, phụ tùng xuất kho được nhanh chóng, kịp thời hơn nhờ đó công tác kế toán cũng được giảm tải.

- Chi phí lốp phân bổ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gắn liền với hoạt động sản xuất của Công ty. Lốp xe được xuất sử dụng và trích chi phí hàng tháng theo một tiêu thức chung (12 tháng đối với Công ty CP Than Cọc Sáu).

Chi phí lốp phân bổ 1 tháng được tính theo công thức:

Chi phí phân bổ lốp 1 tháng

Giá trị nhập kho lốp xe

= Tiêu thức phân bổ (12 tháng)

Khi thực hiện xuất lốp sử dụng kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 242: giá trị lốp xe tương ứng đã nhập kho

Có TK 152: giá trị lốp xe tương ứng đã nhập kho

Định kỳ hàng tháng, kế toán thực hiện phân bổ chi phí lốp tương ứng vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:

Nợ TK 621: Chi phí phân bổ lốp 1 tháng Có TK 242: Chi phí phân bổ lốp 1 tháng

Do đó, chi phí lốp phân bổ giữa các tháng cần có sự tương ứng và tương đối ít biến động giữa các tháng, đồng thời chi phí này không thể là số âm. Để phản ánh chính xác giá thành sản phẩm sản xuất, Công ty cần thực hiện phân bổ chi phí theo một tiêu thức đảm bảo tính nhất quán

3.3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp

- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp từng tháng

Với đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất nên khoản chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành. Đây là khoản chi phí có ảnh hưởng quan trọng đến sự biến động giá thành sản phẩm tại Công ty. Với đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trong lớn, Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất để đảm bảo chi phí nhân công trực tiếp được dàn đều trong các tháng làm cho giá thành của sản phẩm hoàn thành giữa các tháng không bị biến động nhiều. Tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2022