Thay Đổi Tổ Chức Tại Một Số Doanh Nghiệp Nhà Nước Sau Cổ Phần Hóa


Bảng 4.29. Thay đổi tổ chức tại một số doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa



STT


Công ty


Năm CPH

Tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước sau CPH


Thay đổi của tổ chức ngay sau thoái vốn nhà nước (được HĐCĐ phê duyệt)


1


Công ty cổ phần Dược phẩm TƯ3


2015


25,71%

(NN giữ

CP chi phối)

Kế hoạch Tăng DT, lợi nhuận

Kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính.

Áp dụng chính sách tiền lương theo KPI, khoán mức tiền lương

Bộ máy lãnh đạo không thay đổi


2

Công ty cổ phần máy động lực và máy nông nghiệp VEAM


2017


51%


Kế hoạch tăng doanh thu so với trước CPH

Bộ máy lãnh đạo không thay đổi


3


Công ty Cổ phần Sabeco


2017


36%

Thay đổi thành viên Hội đồng quản trị.

Thay đổi bổ sung (loại bỏ) 1 số ngành nghề kinh doanh.

Thay đổi cơ cấu quản trị, thành lập Bộ phận mới.

Sửa đổi bổ sung điều lệ hoạt động của

Công ty.


4


Tổng công ty phát điện 3


2018


51%

Kế hoạch tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

Áp dụng chính sách tiền lương theo KPI, chính sách luân chuyển cán bộ.

Bộ máy lãnh đạo không thay đổi.


5


Tổng công ty xây dựng Bạch đằng


2018


Thoái vốn toàn bộ

Thay đổi lãnh đạo cấp cao

Bổ sung ngành nghề kinh doanh Thay đổi phương thức quản trị hiện đại (ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính)


6

Tổng Công ty Mía đường 2


2019

Thoái

toàn bộ vốn NN

Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận Thay đổi bộ máy lãnh đạo cấp cao


7

Tổng công ty xây dựng số 1


2020

Thoái

vốn toàn bộ

Thay đổi lãnh đạo cấp cao, chuyển đổi mô hình quản trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức - 14



8

Tổng Công ty Pisico Bình Định


2018

Thoái toàn bộ

vốn nhà

nước

Thay đổi lãnh đạo cấp cao, chuyển đổi mô hình quản trị, Bổ sung ngành nghề kinh doanh mới.


9


Công ty cổ phần nhựa Hà Nội


2018

Thoái toàn bộ

vốn nhà nước

Thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh.

Mở rộng quy mô công ty.

Thay đổi lãnh đạo điểu hành doanh nghiệp


10


Công ty cổ phần điện cơ thống nhất


2018

Thoái toàn bộ

vốn nhà nước

Thay đổi nhân sự cấp cao

Kế hoạch tăng doanh thu, tăng lợi nhuận (tăng 128% so với 2017).

Thay đổi chính sách đãi ngộ với người

lao động (tăng lương 1,5 lần).

Nguồn: NCS tổng hợp dựa vào tài liệu của Đại hội cổ đông của các tổ chức

Dựa trên danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 – 2020 (Thủ tướng chính phủ, 2017), tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 10 doanh nghiệp và tìm hiểu về các nội dung thay đổi tại các tổ chức này sau khi tiến hành thoái vốn nhà nước. Kết quả thu thập thông tin từ các tài liệu Đại hội cổ đông tại thời điểm sau cổ phần hóa/ thoái vốn (Bảng 4.29) đã cho thấy, tại tất cả các tổ chức đều có sự thay đổi về kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn sau cổ phần hóa/ thoái vốn. Các nội dung có tính ảnh hưởng lớn như thay đổi cơ cấu quản trị, thay đổi lãnh đạo cấp cao, mở rộng quy mô tổ chức đều là các thay đổi có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động trong nội bộ công ty. Xu hướng cũng cho thấy các DNNN thoái toàn bộ vốn nhà nước (tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước sau cổ phần hóa rất thấp hoặc 0%) hầu như đều có thay đổi ảnh hưởng ở mức độ lớn (như thay đổi lãnh đạo cấp cao) do sự xuất hiện của các nhà đầu tư mới là cổ đông chiến lược. Dưới góc độ người lao động, những nội dung thay đổi như thay đổi nhân sự cấp cao, thay đổi phương thức quản trị, thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh sẽ tác động mạnh đến thái độ với thay đổi, cụ thể là sự sẵn sàng của người lao động đối với thay đổi. Thực tế từ dữ liệu phân tích của đề tài cũng cho thấy có sự khác biệt về mức độ sẵn sàng cho thay đổi của cá nhân tại các DNNN thực hiện cổ phần hóa có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước khác nhau và tỷ lệ sở hữu vồn nhà nước là có ảnh hưởng tới sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức. Trong số 6 DNNN là đối tương khảo sát có 2 DNNN thuộc nhóm tỷ lệ sở hữu vồn nhà nước lớn hơn 51% và 4 DNNN thoái vốn toàn bộ. Kết quả chi tiết được trình bày ở các mục 4.6 và 4.8


4.2. Thực trạng mức độ sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa ở Việt Nam‌

Đối với nghiên cứu về sự sẵn sàng cho thay đổi tại Việt Nam là rất hiếm, nghiên cứu trong bối cảnh thay đổi tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa là hoàn toàn không có. Do vậy, các dữ liệu thứ cấp đối với chủ đề này trước đó là không có sẵn. NCS phân tích thực trạng về mức độ sẵn sàng cho thay đổi dựa trên các dữ liệu sơ cấp có được từ khảo sát tại các doanh nghiệp nhà nước của Việt nam.

Như đã biết, sự sẵn sàng cho thay đổi được phản ánh thông qua cảm xúc và nhận thức của cá nhân của cá nhân về thay đổi đó. 5 thành phần phản ánh sự sẵn sàng của cá nhân là (a) Cảm xúc với thay đổi ; (b) Nhận thức về sự phù hợp của thay đổi;

(c) Nhận thức về sự ủng hộ của lãnh đạo với thay đổi; (d) Nhận thức về khả năng thực hiện thay đổi của cá nhân và (e) Nhận thức về lợi ích phải đánh đổi. Để tìm hiểu thực trạng mức độ sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức NCS tiến hành phân tích thống kê mô tả từng thành phần trong thang đo về sự sẵn sàng của cá nhân.

4.2.1. Cảm xúc của cá nhân với thay đổi tổ chức

Trong 4 nhận định có liên quan đến cảm xúc với thay đổi tổ chức, nhận định AFF3, “Toàn bộ việc này khiến tôi lo lắng và áp lực” có giá trị trung bình thấp hơn cả là 3.20, mức giao động của giá trị này cũng cao nhất (0.851) so với các nhận định còn lại. Trong nghiên cứu định lượng sơ bộ đã chỉ ra sự logic của quan sát này đối với thang đo nói chung nên tác giả vẫn giữ lại cho khảo sát chính thức. Đây là một quan sát nghịch với các quan sát còn lại, để thuận tiện trong các bước phân tích sau, khi nhập dữ liệu, NCS đã thực hiện mã hóa lại bằng cách đổi lại mức điểm đánh giá đối với các lựa chọn. AFF3 là biến đã được mã hóa lại. 3 quan sát còn lại AFF1, AFF2, AFF4 đều có mức giá trị trung bình lớn hơn 3. Các lựa chọn trả lời trải đều từ 1 – 5, cả 3 đều thể hiện cảm xúc tích cực với thay đổi. Cảm xúc của cá nhân đối với thay đổi đều ở mức trên trung bình, cho thấy, người lao động tại các DNNN đang thực hiện cổ phần hóa có cảm giác thích, mong chờ và hào hứng đối với thay đổi này. Sự thay đổi tại đây làm cho họ có thấy lo lắng, hồi hộp.


Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến của thang đo cảm xúc với thay đổi


Kí hiệu

Biến quan sát

Số quan sát

Giá trị TB

Độ lệch chuẩn

AFF1

Tôi rất mong chờ sự thay đổi này

364

3.79

0.818

AFF2

Tôi thấy hào hứng về sự thay đổi này

364

3.51

0.801

AFF3

Thay đổi này khiến tôi lo lắng và bị áp lực

364

3.20

0.851

AFF4

Tôi thích sự thay đổi này

364

3.54

0.728

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

4.2.2. Nhận thức về sự phù hợp của thay đổi với tổ chức

Cả 10 biến quan sát, từ CAP1 đến CAP10, dù đều ghi nhận các phương án trả lời khác nhau, tuy nhiên hầu hết các cá nhân đều chon ở mức 4 và mức trung bình của các phương án trả lời đều quanh mức trung bình. Cao nhất ở nhận định “Thay đổi là hợp pháp/ theo đúng quy định của pháp luật”, và thấp hơn một chút ở các nhận định CAP7; CAP8; CAP9. Cả 3 nhận định này đều hỏi về sự phù hợp của thay đổi đối với tổ chức nhưng thiên về khía cạnh thay đổi phù hợp với cả lợi ích của cá nhân. Theo lý giải của Holt và cộng sự (2007), các cân có xu hướng nghĩ rằng có lợi cho cá nhân nghĩa là có lợi cho tổ chức và ngược lại. Đối với nhận định CAP4, rõ ràng thay đổi trong bối cảnh cổ phần hóa là một xu hướng tất yếu, thậm chí các DNNN còn chịu áp lực thúc đẩy cổ phần hóa nhanh của Chính phủ nên nhận định được tất cả các trả lời cho là đúng, độ lệch chuẩn của câu trả lời rất thấp, tức là các câu trả lời khá giống nhau mức độ dao động khá thấp. Các nhận định còn lại gồm CAP1, CAP2; CAP3; CAP5, CAP6; CAP10 có mức trung tương đồng nhau và gần với mức điểm 4 (mức đồng ý). Các nhận định này nội dung đề cập trực tiếp về sự phù hợp của thay đổi cổ phần hóa với tổ chức. Điều này cho thấy mức độ nhận thức khá tốt ở người lao động tại các DNNN. Có thể xu hướng cổ phần hóa hay thoái vốn toàn bộ tại DNNN là tất yếu và thực tế thay đổi tại một số DNNN trước đó đã cho thấy một sự đồng tình về việc các DNNN cần thiết phải chuyển đổi.



Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến của thang đo nhận thức về sự phù hợp của thay đổi tổ chức


Kí hiệu

Biến quan sát

Số quan sát

Giá trị TB

Độ lệch chuẩn

CAP1

Tôi nghĩ rằng tổ chức sẽ có lợi từ sự thay đổi này

364

3.76

0.805

CAP2

Tôi không có cảm hứng để bắt đầu cho thay đổi

này

364

3.80

0.755

CAP3

Thay đổi này sẽ cải thiện hiệu lực (kết quả) tổng

thể của tổ chức chúng tôi.

364

3.62

0.846

CAP4

Có nhiều lí do theo qui định pháp luật để chúng

tôi thực hiện thay đổi này

364

4.16

0.371

CAP5

Sự thay đổi này làm công việc của tôi dễ dàng

hơn

364

3.56

0.696

CAP6

Tôi thấy sẽ có giá trị với mình nếu tổ chức đi

theo thay đổi này

364

3.60

0.811

CAP7

Có một số lý do hợp lí để thay đổi này được thực

hiện

364

3.32

0.864

CAP8

Khi sự thay đổi này diễn ra tôi không tin có lí do

để tôi phải chống lại.

364

3.25

0.881

CAP9

Thời gian tôi tiêu tốn vào việc thay đổi này sẽ

được dùng vào việc khác

364

3.43

0.819

CAP10

Sự thay đổi này phù hợp với các ưu tiên của tổ

chức chúng tôi

364

3.64

0.735

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

4.2.3. Nhận thức về sự ủng hộ của lãnh đạo với thay đổi tổ chức

Trong số 6 quan sát đo lường mức độ ủng hộ của lãnh đạo với thay đổi tổ chức có nhận định CMS3 (Mỗi quản lí cấp cao đều bị áp lực về tầm quan trọng của thay đổi này) nhận giá trị thấp hơn mức trung bình (2,45). Kết quả này có thể giải thích được vì đây là một quan sát ngược so với các nhận định còn lại. Các quan sát còn lại nếu có mức đánh giá cao (từ 3.37 đến 3.65). Điều này cũng đồng nghĩa với việc lãnh đạo tại các DNNN được khảo sát đều thể hiện sự ủng hộ đối với thay đổi đang diễn ra. Cá nhân nhận thức được sự ủng hộ của lãnh đạo với thay đổi tổ chức cũng cho thấy mức


độ sẵn sàng của họ với thay đổi.

Bảng 4.3. Thống kê mô tả các biến của thang đo nhận thức về sự ủng hộ của lãnh đạo với thay đổi tổ chức


Kí hiệu

Biến quan sát

Số quan sát

Giá trị TB

Độ lệch chuẩn

CMS1

Các lãnh đạo cấp cao khuyến khích nắm lấy

thay đổi này

364

3.62

0.786

CMS2

Những lãnh đạo cao nhất đặt tất cả sự ủng hộ

vào nỗ lực thay đổi này.

364

3.52

0.821

CMS3

Mỗi quản lí cấp cao đều bị áp lực về tầm quan

trọng của thay đổi này

364

2.45

0.742

CMS4

Hầu hết lãnh đạo cấp cao của tổ chức cam kết

thực hiện thay đổi này

364

3.65

0.762

CMS5

Tôi nghĩ chúng tôi tiêu tốn rất nhiều thời gian cho thay đổi này trong khi lãnh đạo không

muốn nó diễn ra.

364

3.37

0.885

CMS6

Các nhà quản lí đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng

là tổ chức sẽ phải thay đổi

364

3.57

0.751

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

4.2.4. Nhận thức về khả năng thực hiện thay đổi của cá nhân

Thang đo nhận thức về khả năng thực hiện thay đổi phản ánh mức độ tự tin của các cá nhân về việc mình có thể thực hiện thay đổi thành công. Thang đo gốc của Holt và cộng sự (2007) có 6 quan sát, phân tích định lượng sơ bộ đã loại đi 2 quan sát CEF1 và CEF6. Với 4 nhận định từ CEF2 đến CEF5, các giá trị trung bình lần lượt là 3.07, 3.13, 3.37, 3.46. Mức điểm được lựa chọn nhiều nhất đối với cả 3 nhận định đều là 3 điểm. Điều này thể hiện một sự phân vân về năng lực bản thân đứng trước thay đổi tổ chức. Nhận định CEF5 đề cập đến việc “có thể học mọi thứ mà sẽ được yêu cầu khi thay đổi diễn ra” có mức đồng tình cao nhất (3.45), nhận định CEF3 cho rằng “thực hiện thay đổi này rất dễ dàng” có mức đồng tình thấp nhất (3.07). Điều này có thể suy luận rằng, người lao động tại các DNNN chưa có kinh nghiệm về thay đổi cổ phần hóa trước đó nên họ có chút phân vân, không tự tin về khả năng của mình. Hoặc, một cách giải thích thứ 2 là khi nhìn từ các doanh nghiệp tư nhân bên ngoài nhà nước, với


phương thức quản lý chặt chẽ, yêu cầu tiêu chuẩn công việc có thể cao hơn nhiều so với các DNNN, người lao động có thể cảm thấy chưa được tự tin, mà bối cảnh nghiên cứu này có khảo sát tại các DNNN đang thực hiện bán phần vốn góp của Nhà Nước, nghĩa là việc chuyển đổi thành mô hình công ty cổ phần với cổ đông cá nhân chiếm tỷ lệ sở hữu lớn là điều chắc chắn sẽ diễn ra.

Bảng 4.4. Thống kê mô tả các biến của thang đo nhận thức về khả năng thực hiện thay đổi tổ chức của cá nhân


Kí hiệu

Biến quan sát

Số quan sát

Giá trị TB

Độ lệch chuẩn

CEF2

Có 1 số nhiệm vụ khi thay đổi diễn ra mà tôi

không nghĩ tôi có thể làm tốt.

364

3.13

0.81

CEF3

Khi thưc hiện thay đổi này, tôi thấy thực hiện

nó rất dễ.

364

3.07

0.794

CEF4

Tôi có các kĩ năng cần thiết để thực hiện thay

đổi này

364

3.37

0.743

CEF5

Tôi có thể học mọi thứ sẽ được yêu cầu khi

thay đổi này diễn ra

364

3.45

0.720

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

4.2.5. Nhận thức về lợi ích phải đánh đổi của cá nhân khi có thay đổi tổ chức

Thang đo nhận thức về lợi ích cá nhân phải đánh đổi khi thay đổi diễn ra gồm có 3 nhận định lần lượt nhận các giá trị trung bình là 2.73 đối với nhận định “Tôi lo lắng sẽ mất một số quyền lợi của mình trong tổ chức khi thay đổi này diễn ra”, 2.56 đối với nhận định “Thay đổi này sẽ phá vỡ nhiều mối quan hệ cá nhân mà tôi đã phát triển” và 2.56 đối với nhận định “Tương lai công việc của tôi sẽ bị hạn chế bởi thay đổi này”. Đây là thang đo mà tất cả các quan sát đều là câu hỏi phủ định, ngược chiều đối với sự sẵn sàng cho thay đổi. Holt và cộng sự (2007) cho rằng, khi nhận thức về lợi ích phải đánh đổi ít hơn thì cá nhân sẽ thể hiện sự sẵn sàng cho thay đổi cao hơn. Vì thế giá trị trung bình lần lượt của các nhận định này đều nhỏ hơn mức bình thường nhưng lại thể hiện logic với các nhận định về các thành phần phía trên đã phân tích. Điều này cho thấy nhìn chung tại các DNNN đang cổ phần hóa, hầu hết người lao động đều nhận thức được về thay đổi và có xu hướng đồng tình với thay đổi khi hầu hết các nhận định đều có giá trị trung bình cao hơn mức bình thường.


Bảng 4.5. Thống kê mô tả các biến của thang đo nhận thức về lợi ích phải đánh đổi do thay đổi tổ chức‌


Kí hiệu

Biến quan sát

Số quan sát

Giá trị TB

Độ lệch chuẩn


CVA1

Tôi lo lắng sẽ mất một số quyền lợi khi thay đổi này diễn ra.

364

2.73

0.802


CVA2

Thay đổi này sẽ phá vỡ nhiều mối quan hệ cá nhân mà tôi đã phát triển.

364

2.56

0.819


CVA3

Tương lai công việc của tôi sẽ bị hạn chế bởi sự thay đổi này

364

2.6

0.842

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Hình 4.1 dưới đây NCS tính toán giá trị trung bình chung của từng thành tố thể hiện sự sẵn sàng cho thay đổi đã phản ánh xu hướng ủng hộ thay đổi của người lao động tại các DNNN cổ phần hóa (giá trị trung bình các câu trả lời đều > 3)


4

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0

Cảm xúc với thay

đổi

Sự phù hợp của Sự ủng hộ của lãnh Khả năng thực hiện Lợi íchphải đánh

thay đổi

đạo

thay đổi

đổi


Hình 4.1. Giá trị trung bình của từng thành tố phản ánh sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí