Giá Trị Trung Bình Các Thành Tố Thể Hiện Sự Sẵn Sàng Của Cá Nhân Cho Thay Đổi Tổ Chức


Bảng 4.6. Giá trị trung bình các thành tố thể hiện sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức


Thành tố

Giá trị trung bình

Cảm xúc với thay đổi

3.513

Sự phù hợp của thay đổi

3.616

Sự ủng hộ của lãnh đạo

3.378

Khả năng thực hiện thay đổi

3.265

Lợi ích phải đánh đổi

2.660

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

4.3. Kiểm định phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1. Kiểm định phân tích nhân tố khám phá của các biến quan sát thuộc thang đo phản ánh sự sẵn sàng cho thay đổi của cá nhân

Sự sẵn sàng cho thay đổi của tổ chức là một nghiên cứu khá mới mẻ tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thay đổi là cổ phần hóa các DNNN thì là lần đầu tiên được thực hiện. Theo nghiên cứu của Holt và cộng sự (2007) sự sẵn sàng cho thay đổi được phản ánh thông qua 4 thành phần nhận thức về thay đổi là: sự phù hợp của thay đổi với tổ chức, sự ủng hộ của lãnh đạo, khả năng thực hiện thay đổi lợi ích phải đánh đổi của cá nhân. Những nghiên cứu về tổng quan và các gợi ý hướng nghiên cứu trong tương lai đã giúp NCS xác định được một trong các khoảng trống nghiên cứu là bổ sung thành phần cảm xúc với thay đổi vào thang đo sẵn sàng thay đổi. Một tập hợp quan sát về cảm xúc với thay đổi đã được NCS phát triển dựa trên việc xem xét thành phần cảm xúc của các khái niệm liên quan đến thay đổi, kết hợp với phỏng vấn sâu và nghiên cứu định lượng sơ bộ đã cho thấy độ tin cậy của thang đo 4 quan sát về yếu tố cảm xúc với thay đổi đã được đề xuất. Theo đó, sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức được thể hiện thông quan 5 thành tố. Trong phần nghiên cứu định lượng chính thức NCS tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo sẵn sàng cho thay đổi để khẳng định về mức độ hội tụ và phân biệt của 5 thành tố này.

Thang đo sẵn sàng cho thay đổi dựa theo công trình gốc của Holt và cộng sự (2007) gồm 25 quan sát, cộng thêm 5 quan sát về cảm xúc với thay đổi mới được phát


triển thêm. Sau phân tích định lượng sơ bộ có 3 quan sát AFF5, CEF1 và CEF6 bị loại. Như vậy còn tổng cộng 27 quan sát được đưa vào phân tích nhân tố.

Theo Hair và cộng sự (2010), trong phân tích EFA, tập hợp các biến quan sát có thể rút trích thành tập nhỏ hơn các nhân tố đại diện. Chỉ số Factor Loading có giá trị lớn hơn 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, lớn hơn 0.4 được xem là quan trọng và lớn hơn 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hệ số KMO trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích được xem là phù hợp. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) kiểm định Bartlet xem xét giả thuyết các biến không có tương quan tổng thể, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig <0.05) thì các quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

4.3.1.1. Kết quả phân tích EFA lần thứ nhất

Bảng 4.7 thể hiện kết quả phân tích EFA lần thứ nhất theo các tiêu chí vừa đề xuất. Do thang đo lường sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức là lần đầu được thực hiện tại Việt Nam nên phép phân tích nhân tố được thực hiện với phép trích Principle Axis Factor, sử dụng phép quay Promax, sử dụng phương pháp kiểm định KMO (Kaiser -Meyer -Olkin) và Bartlet để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát. Hệ số tải được kỳ vọng ở ngưỡng 0.5.

Bảng 4.7. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett


Yếu tố cần đánh giá

Kết quả

So sánh

Hệ số KMO

0.837

0.5<0.837<1


Kết quả kiểm định Bartlett's

Approx. Chi-

Square

3875,007


0.000<0.05

df

351

Sig.

0.000

Phương sai trích


63.306%

63.306% > 50%

Giá trị Eigenvalues


1.146

1.146 > 1

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Dựa vào các kết quả thu được từ phân tích EFA ở trên, chúng ta có thể nhận thấy dữ liệu khảo sát là hoàn toàn phù hợp để phân tích nhân tố khám phá. Cụ thể:

- KMO =0.837 nên phân tích nhân tố là phù hợp

- Sig (Bartlett’s test = 0.000 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

- Eigenvalues = 1.146 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi


mỗi nhân tố.

- Tổng phương sai trích (Cumulative %) = 63.306% chứng tỏ 63,306% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi biến thiên của các nhân tố.

- Về hệ số tải nhân tố, có 2 nhân tố là CAP9 và CEF2 không thỏa mãn lớn hơn 0.5

Các biến quan sát CVA1, CVA2, CVA3 đều đo lường các quan sát có t dụng nghịch đối với sự sẵn sàng cho thay đổi của cá nhân. Từ đây NCS quyết định mã hóa lại thang đo này để tất cả các quan sát đều phản ánh cùng chiều đối với sự sẵn sàng cho thay đổi.

Tổng số số 27 quan sát hội tụ vào 8 nhân tố, trong đó biến quan sát CMS3 tải lên với hệ số tải âm. Đây là biến đã được gợi ý bỏ đi trong phần kiểm định độ tin cậy. Hai biến CAP2 và CAP4 cũng hội tụ riêng một nhân tố. Biến CAP7 hội tụ cùng nhóm với các nhân tố CEF không giống với cơ sở lý thuyết. Do vậy, NCS quyết định loại bỏ biến CMS3 và CEF2 chạy lại EFA lần thứ hai.

4.3.1.2. Kết quả phân tích EFA lần thứ hai

Bảng 4.8. thể hiện các điều kiện phân tích EFA lần thứ hai, dữ liệu khảo sát là phù hợp với phân tích nhân tố.

Bảng 4.8. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett


Yếu tố cần đánh giá

Kết quả

So sánh

Hệ số KMO

0.847

0.5<0.847<1


Bartlett's Test

Approx. Chi-Square

3714.085


0.000<0.05

df

300

Sig.

.000

Phương sai trích


62,651%

62,651% > 50%

Giá trị Eigenvalues


1.331

1.331> 1

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Trong lần phân tích EFA thứ hai sau khi loại bỏ CMS3 và CFF2, 25 biến quan sát được hội tụ vào 7 nhân tố (Xem Phụ lục 4.2). Hai biến CAP2 và CAP4 vẫn tách riêng ra 1 nhân tố. Thêm nữa hai biến CAP10 không thỏa mãn lớn hơn 0.5. CAP7 vẫn nhập vào cùng nhóm CEF. Loại biến CAP10 và tiến hành EFA lần thứ ba.

4.3.1.3. Kết quả phân tích EFA lần thứ ba


Bảng 4.9. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett


Yếu tố cần đánh giá

Kết quả

So sánh

Hệ số KMO

0.838

0.5<0.838<1


Bartlett's Test

Approx. Chi-Square

3516,494


0.000<0.05

df

276

Sig.

.000

Phương sai trích


63.412%

63.412% > 50%

Giá trị Eigenvalues


1.317

1.317 > 1

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Các thông số điều kiện vẫn cho thấy dữ liệu là phù hợp với phân tích nhân tố. Xem xét bảng ma trận xoay nhân tố, thấy 2 biến CAP2 và CAP4 vẫn hội tụ riêng một nhân tố. Đánh giá lại nội dung câu hỏi cho 2 quan sát này, NCS chỉ nhận thấy có điểm chung là đây đều là các nhận định ngược, khó tìm ra điểm chung mà cả 2 này cùng biểu thị. Do vậy NCS quyết định loại cả 2 biến này khỏi thang đo và tiến hành EFA lần thứ tư

4.4.1.4. Kết quả phân tích EFA lần thứ tư

Ở lần phân tích thứ tư này, các điều kiện phân tích nhân tố vẫn tiếp tục được thỏa mãn. Sau khi loại 2 biến CAP2 và CAP4, các quan sát còn lại hội tụ vào 5 nhân tố. Trong đó CAP7 vẫn hội tụ cùng nhóm CEF. Mặc dù khi xem lại nội dung nhận định của các biến CAP7, tác giả chưa thấy có sự đồng nhất về mục tiêu tìm hiểu của 2 nhóm CEF và CMS. Tuy nhiên các hệ số tải đều có giá trị lớn hơn 0.5 và các điều kiện phân tích nhân tố đều thỏa mãn (xem Phụ lục 4.4) nên tác giả quyết định giữ nguyên thang đo này cho các phân tích tiếp theo để tiếp tục kiểm định cùng với các nhân tố thuộc nhóm biến độc lập.

Bảng 4.10. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett


Yếu tố cần đánh giá

Kết quả

So sánh

Hệ số KMO

0.844

0.5<0.844<1


Bartlett's Test

Approx. Chi- Square

3364.159


0.000<0.05

df

231

Sig.

.000

Phương sai trích


61.958%

61.951% > 50%

Giá trị Eigenvalues


1.338

1.338 > 1

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài


Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với thang đo sẵn sàng cho thay đổi đã cho thấy từ 30 biến quan sát ban đầu loại bỏ 7 biến không phù hợp còn lại 20 biến rút trích về 5 nhân tố. Kiểm định lại độ tin cậy của mỗi thang đo, NCS nhận thấy nếu CAP7 loại khỏi nhóm đo lường về khả năng thực hiện thay đổi thì giá trị độ tin cậy Cronbach anpha tăng từ 0,735 lên 0,750. Hai biến quan sát CAP8 và CAP9 nếu loại đi cũng sẽ làm cải thiện giá trị độ tin cậy của thang đo.

Kết quả này cũng cho thấy việc đưa thêm yếu tố cảm xúc cá nhân với thay đổi vào thang đo lường sự sẵn sàng cho thay đổi là phù hợp. Các giá trị Cronbach anpha đều lớn hơn 0.6

4.3.2. Kiểm định phân tích nhân tố khám phá của các biến quan sát thuộc thang đo

các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng cho thay đổi đóng vai trò là biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Các yếu tố này bao gồm: tính cách cá nhân (cụ thể là tính cách hướng ngoại, tính dễ đồng thuận và tính ổn định cảm xúc) và bối cảnh thay đổi (cụ thể là niềm tin quản lý, môi trường giao tiếp và công bằng tổ chức). Đây đều là các nhân tố đã được nhiều nghiên cứu tìm hiểu tại Việt Nam. Thang đo của các nhân tố này cũng đã được kiểm định cho kết quả tin cậy cao. Nghiên cứu định lượng sơ bộ cũng cho kết quả khả quan về các thang đo này. Vì vậy, NCS tiến hành phân tích nhân tố khám phá đối với tất cả quan sát này trong cùng một lần phân tích thứ nhất.

Tác giả sử dụng phân tích EFA đối với các biến số độc lập với phép trích Principle Component, sử dụng phép quay Varimax, sử dụng phương pháp kiểm định KMO (Kaiser -Meyer -Olkin) và Bartlet để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát. Hệ số tải được kỳ vọng ở ngưỡng 0.5. Ngưỡng giá trị đặc trưng của ma trận (Eigen value =1) và hệ số tải (factor loading) = 1. Kết quả phân tích EFA lần thứ nhất cho thấy 8 nhân tố được trích tại Eigen value = 1,151, hệ số KMO là 0,881 và tổng phương sai trích của 8 nhóm nhân tố giải thích được 67,696% sự biến thiên của dữ liệu. Không có biến quan sát nào có hệ số tải nhỏ hơn 0,05. Tuy nhiên có 2 quan sát đo lường về công bằng trong quy trình đánh giá thực hiện công việc là PJ1 và PJ2 hội tụ riêng vào nhân tố thứ 8. Nhìn lại nội dung nhận định PJ1, PJ2 và nội dung của các nhận định từ PJ3 đến PJ7 tác giả nhận thấy nhân tố công bằng trong quy trình đánh giá được phản ánh trong các quan sát từ PJ3-J7 là khá phổ biến đối với bối cảnh ở Việt Nam. Đối với nhận định PJ1 “Tôi có thể nói lên quan điểm/cảm nhận của mình trong quá trình đánh giá công việc” và PJ2 “Tôi có thể tác động đến kết quả đánh giá bằng lập luận của mình ngay khi đang thực hiện đánh giá” đây là hai cảm nhận mà đối với người lao động Việt Nam là ít khi xảy ra trong tổ chức. Thông thường cá nhân có thể kháng nghị


các kết quả đánh giá công việc, nhưng nói lên quan điểm và bảo vệ quan điểm của mình bằng các lập luận trong quá trình đánh giá, từ đó có thể tạo ra kết quả đánh giá về mình tốt hơn thì rất ít thấy trong môi trường làm việc ở Việt Nam đặc biệt tại các doanh nghiệp sản xuất mà có nhiều lao động trực tiếp. Tại các DNNN thì điều này càng ít xảy ra. Vì vậy, tác giả quyết định loại cả 2 biến này ra khỏi thang đo về công bằng trong quy trình đành giá thực hiện công việc.

Kết quả phân tích EFA sau khi loại 2 biến PJ1 và PJ2 đều đảm bảo các điều kiện của phân tích nhân tố. Các quan sát hội tụ về 6 nhân tố đúng như kỳ vọng của mô hình nghiên cứu đề xuất. Kiểm định độ tin cậy của thang đo được thực hiện lại để củng cố về sự phù hợp của các thang đo đối với nghiên cứu. Kết quả kiểm định thang đo các quan sát là biến độc lập cho thấy độ tin cậy của tất cả các thang đo đều ở mức tốt (>0,6). Hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0,3. (Xem phụ tục 4.5 và phụ lục 4.6). Như vậy việc phân tích nhân tố khám phá EFA đã xác định được tất cả 11 nhân tố. Trong đó sự sẵn sàng cho thay đổi thể hiện qua 5 nhân tố cấu thành, có 6 nhân tố thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến sẵn sàng cho thay đổi. Tất cả các nhân tố này được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tích nhân tố khẳng định CFA và cuối cùng là ước lượng bằng mô hình cấu trúc SEM.

4.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA của các biến quan sát

4.4.1. Kiểm định nhân tố khẳng định thang đo sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức

Kết quả phân tích EFA đã sử dụng phương pháp trích nhân tố là Principal Axis Factoring với phép xoay Promax, điều kiện hệ số tải nhân tố là 0,5. Phép xoay Promax là một trong các phương pháp xoay xiên, được coi là tốt hơn phương pháp xoay trực giao Varimax (Anderson và Gerbing, 1988). Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các chỉ số KMO = 0,845 thỏa mãn điều kiện, kiểm định Bartlet có Sig rất nhỏ.

Kết quả phân tích EFA lần 2, tất cả các hệ số tải đều lớn hơn 0,5. Các chỉ sô kiểm định đều đạt yêu cầu (KMO =0,844) thỏa mãn, Sig của kiểm định Bartlet rất nhỏ) Các biến quan sát hội tụ vào 5 nhân tố. Tổng phương sai trích 61.958% và trị số Eigen value 1,338. Để đảm bảo lần nữa, NCS tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố phản ánh sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức. Đối với thang đo về khả năng thực hiện thay đổi, độ tin cậy của thang đo (giá trị Cronbach anpha) sẽ tăng lên nếu xóa biến CAP8 và CAP9. Tuy nhiên đây vẫy là 2 quan sát thuộc nhóm phản ánh nhận thức về sự phù hợp của thay đổi theo Holt và cộng sự (2007) nên tác giaer vẫn quyết định giữ lại. Kết hợp với việc CAP7 ban đầu là biến quan sát của thang


đo sự phù hợp của thay đổi vì thế NCS quyết định loại biến CAP7.

Bảng ma trận xoay nhân tố được đưa vào phần mềm AMOS đề kiểm đinh CFA. Bảng 14 thể hiện các chỉ số độ phù hợp của thang đo. Hầu hết giá trị đều thỏa mãn, RMSEA = 0,055 mặc dù lớn hơn 0,05 nhưng vẫn thỏa mãn <0,08 nên vẫn chấp nhận được. Mô hình sẵn sàng thay đổi đo bằng 5 nhân tố là phù hợp với dữ liệu.

Bảng 4.12. Chỉ báo độ phù hợp của mô hình các nhân tố cấu thành sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức


Chỉ báo

Giá trị

So sánh

Chi-square/df

2,491

< 3

CFI

0,914

> 0,9

GFI

0,891

> 0,8

TLI

0,900

>0,9

RMSEA

0,064

< 0,08

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của đề tài


Hình 4 2 Kết quả kiển định CFA của các nhóm nhân tố thể hiện sự sẵn sàng 1


Hình 4.2. Kết quả kiển định CFA của các nhóm nhân tố thể hiện sự sẵn sàng cho thay đổi

Nguồn: Kết quả phân tích của đề tài

Tiếp tục kiểm tra độ tin cậy tổng hợp của nhân tố trong thang đo sẵn sàng cho


thay đổi tác giả có kết quả ở bảng 4.13

Bảng 4.11. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các quan sát thuộc thang đo biến độc lập



Biến quan sát

Nhân tố trích


Hệ số tương quan với biến tổng


Hệ số Cronbach alpha


Niềm tin quản lý NTQL


Công bằng qui trình CBQT

Công bằng trong phân phối CBPP

Tính cách hướng ngoại TCHN


Tính ổn định cảm xúc OĐCX


Môi trường giao tiếp MTGT

TM_4

.830






.763


TM_5

.824






.737

0,913

TM_1

.814






.777


TM_3

.794






.782


TM_2

.765






.784


TM_6

.761






.694


PJ4


.788





.672


PJ5


.748





.681

0,850

PJ7


.722





.663


PJ3


.691





.645


PJ6


.658





.637


DJ3



.791




.758


DJ4



.784




.748

0,895

DJ2



.771




.798


DJ1



.770




.770


EXP2




.734



.561


EXP3




.691



.622


EXP5




.663



.452

0,744

EXP1




.662



.416


EXP4




.640



.522


ESP2





.847


.659


ESP3





.819


.747

0,829

ESP1





.727


.724


ESP4





.694


.507


OC3






.789

.651


OC1






.775

.610

0,813

OC4






.761

.602


OC2






.747

.662


KMO = 0,895

Eigen value = 1,272

Tổng phương sai trích = 66,275

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí