Thực Trạng Thay Đổi Trong Doanh Nghiệp Nhà Nước Cổ Phần Hóa Tại Việt Nam


quan với nhau trong tổng thể.

Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.

Có nhiều phép trích nhân tố EFA, nhưng có hai phép trích được sử dụng phổ biến là: Phép trích PCA với phép quay vuông góc Varimax và PAF với phép quay không vuông góc Promax là thường được sử dụng hơn cả (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phép quay vuông góc dễ diễn giải kết quả để báo cáo nhưng đòi hỏi phải giả định các biến đo lường là không tương quan, trong khi đó phép quay không vuông góc không đòi hỏi giả định trên mặc dù khó diễn giải kết quả hơn (Tabachnick và Fidell, 2001; Trích Jullie Palland, 2005). Tuy nhiên, kết quả của hai phép trích nhân tố là tương đương nhau (Jullie Palland, 2005).

NCS sử dụng PAF với phép quay không vuông góc Promax trong phân tích nhân tố khám phá EFA cho từng khái niệm đa biến trong mô hình nghiên cứu dự kiến. Trong quá trình phân tích EFA để dễ dàng theo dõi trọng số nhân tố các biến, bảng trọng số nhân tố chỉ hiển thị các giá trị lớn hơn 0.3.

Giá trị Eigenvalues, tổng phương sai trích và trọng số nhân tố được kiểm tra để kết luận về giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của bộ thang đo lường. Giá trị Eigenvalues tối thiểu bằng 1 ở số lượng nhân tố dừng. Tổng phương sai trích (TVE) thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Mô hình EFA phù hợp về mặt thống kê khi TVE ≥50% (Gerbing và Anderson, 1988).

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Sau khi phân tích EFA, các thang đo tiếp tục được đánh giá lại độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng (item – total correclation).

- Kiểm định bộ thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA và hệ số tin cậy tổng hợp

CFA là bước tiếp theo của EFA nhằm kiểm định xem có một mô hình lý thuyết có trước làm nền tảng cho một tập hợp các quan sát không. Mục tiêu của phân tích CFA là xem xét sự phù hợp của mô hình đã có sẵn với số liệu nghiên cứu, khẳng định sự phù hợp của mô hình lý thuyết có sẵn đối với số liệu khảo sát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Mô hình lý thuyết được xây dựng với nhiều khái niệm nghiên cứu đa hướng. Mỗi


Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức - 13

khái niệm được đo lường bởi các biến quan sát. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA có thể kiểm định được cấu trúc các bộ thang đo và mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu mà không bị lệch do sai số đo lường (Steenkamp và Van Trijp, 1991; Trích Nguyễn Đình Thọ, 2008). Hơn nữa khi kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của bộ thang đo, sử dụng phương pháp CFA đơn giản hơn so với các phương pháp khác như EFA hay phân tích đa phương pháp - đa khái niệm (MTMM).

CFA có thể đánh giá cục bộ cho từng khái niệm hoặc tốt nhất là đánh giá từng cặp khái niệm hoặc đánh giá cùng lúc tất cả các khái niệm trong mô hình tới hạn, là mô hình trong đó tất cả các khái niệm nghiên cứu có mối quan hệ tự do với nhau, không định sẵn là biến độc lập hay biến phụ thuộc. Sử dụng mô hình tới hạn không những kiểm định bộ thang đo từng khái niệm nghiên cứu mà còn kiểm định được giá trị phân biệt giữa các khái niệm.

- Phân tích mô hình cấu trúc SEM

Mô hình SEM đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu như tâm lý học (Anderson và Gerbring, 1998; Hansell và White, 1991), xã hội học (Lavee, 1988; Lorence và Mortimer, 1985) và trong lĩnh vực quản lý (Thareou, Latimer và Conroy, 1994). Mô hình này được coi là một trong những kỹ thuật phức hợp và linh hoạt nhất sử dụng để phân tích mối quan hệ phức tạp trong mô hình nhân quả. SEM có thể cho một mô hình phức hợp phù hợp với dữ liệu như các bộ dữ liệu dạng dài, có cấu trúc sai số tự tương quan, hoặc dữ liệu với biến số không chuẩn, …Đặc biêt, SEM được sử dụng để ước lượng mô hình đo lường (Mesurement Model) và mô hình cấu trúc (Structure Model) của bài toán lý thuyết đa biến.

Mô hình đo lường chỉ rõ quan hệ giữa các biến tiềm ẩn (Latent Variables) và các biến quan sát (Observed variables). Mô hình này cung cấp thông tin về thuộc tính đo lường của biến quan sát (độ tin cậy, giá trị hội tụ). Ngoài ra với kỹ thuật phân tích CFA mô hình SEM cho phép linh động tìm kiếm mô hình phù hợp nhấ trong các mô hình đề nghị. Với những lợi thế như vậy, NCS lựa chọn mô hình SEM thay cho việc sử dụng mô hình phân tích hồi qui thông thường. Mô hình cấu trúc sẽ chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến số và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất.

Sự phù hợp của toàn bộ mô hình được đánh giá thông qua các tiêu chí về mức độ phù hợp như sau:

(i) Tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp với dữ liệu thực tế.

Kiểm định Chi – square (2) - Chi-bình phương có giá trị P- value = 5%.


(Joserkog và Sorbom, 1989). Tuy nhiên vì Chi-square có nhược điểm là phụ thuộc nhiều vào kích thước mẫu. Kích thước mẫu càng lớn thì Chi-bình phương càng lớn, điều này làm giảm mức độ thích hợp của mô hình. Các chỉ tiêu khác thay thế Chi – bình phương để đánh giá mức độ phù hợp của dữ liệu với thực tế là: Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (2/df) hay CMIN/df;

Một mô hình được xem là phù hợp hay tương thích với thực tế khi: CMIN/DF có giá trị nhỏ hơn 3 (Carmines và McIver, 1981). Ngoài ra, một số nghiên cứu thực tế phân biệt ra hai trường hợp: χ2/df < 5 (với mẫu N > 200); hay <3 (khi mẫu N < 200) thì mô hình được xem là phù hợp tốt (Kettingger và Lee, 1995);

Một số chỉ số liên quan khác – RMSEA, TLI, CFI

RMSEA (Root Mean Square Error Approximation): RMSEA có giá trị nhỏ hơn

.08 (Steiger, 1990);

TLI (Tucker và Lewis Index) và CFI (Comparative Fit Index): Giá trị TLI và CFI từ 0.9 đến 1 (Bentler và Bonett, 1980). Tuy nhiên, giá trị của TLI và CFI ở mức

0.8 đến 0.9 cũng được chấp nhận (Gerbring và Anderson, 1988).

(ii) Tiêu chí đánh giá giá trị hội tụ của bộ thang đo

Bộ thang đo đạt giá trị hội tụ khi các biến quan sát của bộ thang đo một khái niệm nghiên cứu phải tương quan cao hay các trọng số chuẩn hoá λ cao (≥0.5) và đạt mức ý nghĩa thống kê (P <0.05) (Gerbring và Anderson, 1988).

(iii) Tiêu chí đánh giá giá trị phân biệt

Bộ thang đo đạt giá trị phân biệt khi hệ số tương quan trong giữa các khái niệm thành phần của một khái niệm nghiên cứu và hệ số tương quan ngoài giữa các khái niệm nghiên cứu khác 1.

(iv) Tiêu chí kiểm tra tính đơn hướng của bộ thang đo

Bộ thang đo đạt tính đơn hướng khi không có mối tương quan giữa sai số các biến quan sát (Steenkamp và Van Trijp, 1991).

(v) Tiêu chí đánh giá độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích

Độ tin cậy tổng hợp ρc phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được tính toán bởi biến tiềm ẩn. Tổng phương sai trích ρvc. Bộ thang đo đạt độ tin cậy khi cả độ tin cậy tổng hợp ρc và tổng phương sai trích ρvc đều có giá trị >0.5.

Ngoài ra, các quan hệ riêng lẻ cũng được đánh giá tốt dựa trên các mức ý nghĩa


thống kê. Tác động của các biến ngoại sinh lên các biến nội sinh và tác động của các biến nội sinh lên các biến nội sinh được đánh giá qua các hệ số hồi quy. Mối quan hệ giữa các biến được biểu thị bằng mũi trên trên mô hình. Chiều mũi tên biểu diễn chiều tác động của biến này lên biến kia. Trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hôi, tất cả các mối quan hệ nhân quả đề nghị có độ tin cậy ở mức 95% (p = 0.05) (Cohen, 1988).

Như vậy, với các lợi thế trên, mô hình cấu trúc SEM được lựa chọn để thay thế cho việc phân tích hồi quy tuyến tính thông thường. Mô hình cấu trúc sẽ chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến số và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình đề xuất. Trong quá trình xây dựng mô hình cấu trúc, từ kết quả phân tích CFA, NCS cũng tiến hành loại bỏ các biến không đủ điều kiện về ý nghĩa thống kê, từ đó điều chỉnh mô hình nghiên cứu phù hợp hơn với dữ liệu thực tế.

Bên cạnh đó, mô hình SEM cũng được sử dụng để phân tích cấu trúc đa nhóm nhằm tìm ra mô hình phù hợp theo các đặc điểm giới tính, tuổi, vị trí công việc, lĩnh vực của công ty và tỷ lệ sở hữu nhà nước.


Tóm tắt chương 3


Trong chương 3, tác giả đã làm rõ các nội dung cơ bản về phương pháp nghiên cứu đó, mô tả các phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án. Luận án đã tuân thủ quy trình nghiên cứu được xây dựng từ đầu, vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm đạt được mục đích nghiên cứu là khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức.


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Thực trạng thay đổi trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại Việt Nam

Giảm tỷ lệ sở hữu vốn trong DNNN là chủ trương lớn của Chính phủ, là một biện pháp có ý nghĩa trong việc tái sắp xếp, đổi mới và cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đến nay, cổ phần hóa đang được thúc đẩy tiến hành tới các doanh nghiệp trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, là doanh nghiệp có vốn lớn, nhiều lao động, có khả năng thu lợi nhuận cao như các tổ chức tín dụng, hàng không bảo hiểm, dầu khí, hàng hải, viễn thông, ... Cổ phần hóa với sự tham gia sở hữu và quản lí của các cổ đông tư nhân và nước ngoài thường kéo theo các thay đổi lớn trong các doanh nghiệp nhà nước. Các thay đổi này đến lượt nó lại tác động đến các hoạt động trong tổ chức nói chung và người lao động nói riêng.

Quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam diễn ra rất thận trọng và rất chậm. Bắt đầu bằng Quyết định 202-CT ngày 08/6/1992, đến nay CPH đã triển khai được gần 25 năm. Tuy nhiên, việc thực hiện sắp xếp và CPH DNNN còn chậm. Trong thời gian 4 năm, từ 2011 đến 2014 mới có 260 DN CPH, đạt quá nửa (60%) kế hoạch CPH giai đoạn 5 năm 2011-2015 theo đề án tái cơ cấu DNNN của Quyết định 929/QĐ- TTg. Còn lại 271 DN, chiếm gần một nửa (40) số DN phải hoàn thành CPH trong năm 2015. Giai đoạn 2011 - 2015, CPH 499 DN và bộ phận DN (đạt 96,3% kế hoạch). Qua sắp xếp, tính đến 31/12/2016, cả nước còn 718 DNNN (Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, 2016).

Chỉ tính riêng năm 2018, trong số 136 doanh nghiệp và tổng công ty phải thực hiện cổ phần hóa, chỉ có 22 doanh nghiệp hoàn thành đúng tiến độ (chiếm 17%), còn lại 111 doanh nghiệp chưa thực hiện đúng tiến độ. Phần lớn trong số này mới chỉ ở giai đoạn phê duyệt đề án cổ phần hóa.

Đối với các doanh nghiệp, ngoài việc phải hoàn thành tiến độ và kế hoạch CPH, và phải đảm bảo chất lượng CPH, còn chịu tác động của nhân tố mới từ bên ngoài là nhân tố nhà đầu tư - cổ đông chiến lược. Sự tham gia mới này về nguyên tắc là sẽ tạo ra động lực mới nhờ đổi mới quản trị DN và sự đột phá trong phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, rất khó có những thay đổi mạnh nếu vai trò của các nhân tố mới không được phát huy. Thậm chí trong nhiều tình huống cổ phần hóa với tỷ lệ cổ đông nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối thì các chuyên gia cho rằng đó chỉ là


thay đổi cơ chế huy động vốn chứ chưa phải là CPH thực sự; thậm chí có người còn nói CPH như là “bình mới - rượu cũ”.


chưa hoàn thành đã hoàn thành

Tỷ lệ hoàn thành cổ phần hóa năm 2018


17%


83%

Nguồn: NCS tự tổng hợp từ các báo cáo Do vậy, tiếp cận thay đổi tại các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh cổ

phần hóa, tác giả cho rằng cần xem xét phạm vi nghiên cứu tại cả các doanh nghiệp có sự chuyển đổi rõ rệt do cổ phần hóa (chẳng hạn như những doanh nghiệp với phần góp vốn của cổ đông bên ngoài cao, hoặc đang thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước hiện có).

Những thay đổi của DNNN trong bối cảnh cổ phần hóa có thể nhận ra là:

Thứ nhất, bộ máy quản lí cấp cao và điều hành các hoạt động của công ty cũng có thể bị thay đổi do tác động của các cổ đông hiện hữu. Trong tình huống cổ phần hóa DNNN mà các cổ đông tư nhân hoặc nước ngoài sở hữu số cổ phần chi phối thì việc thay đổi về các chiến lược phát triển, bộ máy quản lí, … là những thay đổi rất dễ có khả năng xảy.

Thứ hai, việc hoạt động theo mô hình công ty cổ phần làm cho qui mô sản xuất được mở rộng một cách nhanh chóng. Một khoản đầu tư vốn riêng lẻ ban đầu khó có thể đáp ứng để xây dựng một DN lớn trong một thời gian ngắn, bởi lẽ việc tích tụ dựa vào tích lũy của mỗi cá nhân diễn ra rất chậm. Trong khi đó, việc tập trung vốn của CTCP thông qua phát hành cổ phiếu để huy động vốn xã hội lại diễn ra rất nhanh chóng. Sau khi cổ phần hóa, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp đã thay đổi rõ rệt theo nhiều kênh nhờ quản trị có sự đổi mới, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh


khả quan. Đó là một trong những động lực làm cho doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Việc mở rộng qui mô này làm gia tăng số lượng lao động, khối lượng công việc mà người lao động sẽ phải đảm nhận

Thứ ba, do một thời gian dài vận hành theo cơ chế tập trung, bộ máy quản lí doanh nghiệp nói chung và cá nhân người lao động thường không năng động sáng tạo vì các doanh nghiệp chỉ thụ động trong sản xuất, mọi quyền quyết định đều thuộc quản lí cấp trên. Lợi nhuận có được cũng thuộc về nhà nước, các doanh nghiệp chỉ được hưởng mức lương ấn định. Vì vậy sau cổ phần hóa với sự hỗ trợ của các nhà đầu tư mới, lãnh đạo doanh nghiệp có xu hướng nâng cấp các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với toàn bộ nhân sự trong tổ chức của mình, áp dụng các tiêu chuẩn và phương thức quản trị hiện đại. Điều này vừa nhằm đạt được mục tiêu nâng cấp chất lượng sản phẩm dịch vụ vừa tạo ra được cơ sở để đánh giá lại năng lực cũng như mức độ đóng góp của mỗi thành viên tổ chức trong giai đoạn mới. Rất nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa đẩy mạnh việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế như về quản lí chất lượng (ISO), quản lí môi trường (ISO14000), chuẩn đánh giá năng lực làm việc (KPI), …

Tìm hiểu sự thay đổi tại một số DNNN ngay sau khi đã thực hiện xong thoái vốn nhà nước trong Danh mục các doanh nghiệp có vốn nhà nước cần thoái vốn giai đoạn 2017 – 2020 (Thủ tướng chính phủ, 2017) và một số DNNN cổ phần hóa trước đó, tác giả nhận thấy rằng khi tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước có xu hướng giảm dần, thì sự thay đổi đi kèm tại các doanh nghiệp này càng có mức độ tăng dần về cấp độ và các nội dung thay đổi. So sánh giữa các DNNN sau cổ phần hóa (thoái vốn) nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối và DNNN thoái vốn toàn bộ, kế hoạch SXKD giai đoạn mới không đề ra nhiều chỉ tiêu tăng cao, bộ máy quản trị ít thay đổi, thậm chí giữ nguyên. Các kế hoạch về ứng dụng công nghệ sản xuất mới, hoặc công nghệ quản trị mới ít được đề cập. Điểm đáng lưu ý là hầu hết các DNNN khi cổ phần hóa (thoái vốn) đều có xu hướng áp dụng tiêu chuẩn quản trị nhân sự mới, đánh giá thực hiện công việc thông qua KPI hoặc chế độ khoán lương linh hoạt.

Như vậy, có thể thấy sự thay đổi tại các DNNN cổ phần hóa là khác nhau nếu xét ở góc độ nội dung và mức độ ảnh hưởng (hay kết quả của thay đổi) có thể thấy thay đổi tại các DNNN có tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước thấp hoặc không còn sở hữu nhà nước đều là thay đổi mang tính chuyển đổi có tác động lớn đến sự phát triển của tổ chức cũng như của tất cả các thành viên trong tổ chức.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí