Đề Xuất Mô Hình Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sẵn Sàng Của Cá Nhân Cho Thay Đổi Tổ Chức


giữ cổ phần chi phối, cũng là nơi mà cơ cấu tổ chức gần như được giữ nguyên, không có thay đổi gì đáng kể, công tác điều hành, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh tại một số doanh nghiệp trực thuộc nhà nước vẫn theo tư duy cũ, nặng tính bao cấp, hành chính. Do đó, xét từ góc độ cảm nhận của cá nhân, là thành viên trong mỗi loại hình doanh nghiệp này, sẽ có cảm nhận khác nhau đối với sự thay đổi của tổ chức của mình. Đồng thời xét về mô hình nghiên cứu, tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại các DNNN vừa thể hiện sự khác nhau về đặc điểm tổ chức của các DNNN vừa thể hiện sự khác nhau về nội dung và mức độ thay đổi tại các tổ chức này.

Chính vì lí do này, NCS xem tỷ lệ sở hữu nhà nước và lĩnh vực hoạt động của tổ chức như là các biến thể hiện đặc điểm của tổ chức và đưa vào trong mô hình nghiên cứu đề xuất để kiểm định trong mối quan hệ với sự sẵn sàng cho thay đổi tổ chức của cá nhân. Trong đó, lĩnh vực hoạt động được chia làm hai nhóm là sản xuất và dịch vụ, tỷ lệ sở hữu được chia làm hai nhóm là DNNN cổ phần hóa lần đầu (tỷ lệ sở hữu hơn 50%) và DNNN thoái vốn toàn bộ.

Giả thuyết H7: Lĩnh vực hoạt động của tổ chức có tác động đến sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức.

Giả thuyết H8: Tỷ lệ sở hữu nhà nước trong các DNNN có tác động đến sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức

2.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới về sẵn sàng cá nhân cho thay đổi tổ chức và dựa trên quan điểm tiếp cận lý thuyết về sẵn sàng cho thay đổi của Armenakis (1993) và kế thừa mô hình định lượng của Holt và cộng sự (2007), luận án đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức như sau:


Tính cách cá nhân

Hướng ngoại

Ổn định cảm xúc

H1+


H2 +

Bối cảnh thay đổi Niềm tin quản lý Môi trường giao tiếp Công bằng tổ chức

H3+ H4+ H5+ H6+

Sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức

Cảm xúc với thay đổi Nhận thức về sự phù hợp Nhận thức về sự ủng hộ

Nhận thức về khả năng thực hiện Nhận thức về lợi ích đánh đổi

H7

Đặc điểm tổ chức Lĩnh vực hoạt động Tỷ lệ sở hữu nhà nước

H8

Các biến kiểm soát

Tuổi Giới tính

Vị trí công việc


Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Đối với các nhân tố phản ánh sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức, 4 nhân tố phản ánh nhận thức của cá nhân được kế thừa từ mô hình của Holt và cộng sự (2007), nhân tố phản ánh cảm xúc của cá nhân với thay đổi được NCS tổng quan và đề xuất thêm mới vào mô hình.

Đối với nhóm các nhân tố ảnh hưởng tới sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức, tính hướng ngoại và tính ổn định cảm xúc là 2 nhân tố được đề xuất mới đưa vào mô hình của Holt và cộng sự (2007) để kiểm định đại diện cho nhóm nhân tố tính cách cá nhân. Trong nhóm nhân tố đại diện cho bối cảnh thay đổi, niềm tin quản lý và môi trường giao tiếp (hay bầu không khí giao tiếp) trong tổ chức là các nhân tố kế thừa từ mô hình của Holt và cộng sự (2007), nhân tố công bằng tổ chức là nhân tố được đề xuất kiểm định mới. Hai nhân tố lĩnh vực hoạt động động và tỷ lệ sở hữu là nhân tố đề xuất kiểm định mới xuất phát từ bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam.

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết nghiên cứu dưới đây được đề xuất nghiên cứu để góp phần làm sáng tỏ các câu hỏi nghiên cứu ban đầu đặt ra, các mối quan hệ cần kiểm định trong bối cảnh thay đổi ở Việt Nam. Nội dung các phát biểu về mối quan hệ và sự tác động giưa các biến ttrong mô hình nghiên cứu được tập hợp dưới đây trong Bảng 2.1.


Bảng 2.1. Các giả thuyết nghiên cứu


Thứ tự

Nội dung

H1

Giả thuyết 1: Tính cách hướng ngoại của cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức thông qua 4 thành phần

(a) cảm xúc với thay đổi; (b)Nhận thức về sự phù hợp; (c) Nhận thức về sự ủng hộ của lãnh đạo; (d) Nhận thức về khả năng thực hiện và có ảnh

hưởng âm đối với (e) Nhận thức về lợi ích phải đánh đổi

H2

Giả thuyết 2: Tính cách ổn định cảm xúc có ảnh hưởng dương đến sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức thông qua 4 thành phần (a) cảm xúc với thay đổi; (b)Nhận thức về sự phù hợp; (c) Nhận thức về sự ủng hộ của lãnh đạo; (d) Nhận thức về khả năng thực hiện và có ảnh hưởng

âm đối với (e) Nhận thức về lợi ích phải đánh đổi

H3:

Giả thuyết 3: Niềm tin vào quản lý có ảnh hưởng tích cực đến sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức thông qua 4 thành phần (a) cảm xúc với thay đổi; (b)Nhận thức về sự phù hợp; (c) Nhận thức về sự ủng hộ của lãnh đạo; (d) Nhận thức về khả năng thực hiện và có ảnh hưởng tiêu

cực đối với (e) Nhận thức về lợi ích phải đánh đổi

H4:

Giả thuyết 4: Môi trường giao tiếp có ảnh hưởng tích cực đến sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức thông qua 4 thành phần (a) cảm xúc với thay đổi; (b)Nhận thức về sự phù hợp; (c) Nhận thức về sự ủng hộ của lãnh đạo; (d) Nhận thức về khả năng thực hiện và có ảnh hưởng tiêu

cực đối với (e) Nhận thức về lợi ích phải đánh đổi

H5

Giả thuyết 5: Công bằng trong quy trình đánh giá thực hiện công việc có tác động thuận chiều đến sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức thông qua 4 thành phần (a) cảm xúc với thay đổi; (b)Nhận thức về sự phù hợp; (c) Nhận thức về sự ủng hộ của lãnh đạo; (d) Nhận thức về khả năng thực hiện và có tác động ngược chiều đối với (e) Nhận thức về lợi ích

phải đánh đổi

H6

Giả thuyết 6: Công bằng trong kết quả đánh giá thực hiện công việc có tác động thuận chiều đến sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức thông qua 4 thành phần (a) cảm xúc với thay đổi; (b)Nhận thức về sự phù hợp; (c) Nhận thức về sự ủng hộ của lãnh đạo; (d) Nhận thức về khả năng thực hiện và có tác động ngược chiều đối với (e) Nhận thức về lợi ích

phải đánh đổi

H7

Giả thuyết H7: Lĩnh vực hoạt động của tổ chức có tác động đến sự sẵn

sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức.

H8

Giả thuyết H8: Tỷ lệ sở hữu nhà nước có tác động đến sẵn sàng của cá

nhân đối với thay đổi tổ chức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức - 9

Nguồn: NCS tổng hợp


Tóm tắt chương 2

Ở chương 2, tác giả đã phân tích mô hình nghiên cứu có liên quan đến sẵn sàng cho thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng tới sẵn sàng cho thay đổi. Trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và thang đo cho nghiên cứu của mình. Các yếu tố ảnh hưởng được đưa vào mô hình bao gồm 2 xu hướng tính cách cá nhân (tính hướng ngoại và tính ổn định cảm xúc), môi trường giao tiếp, công bằng tổ chức, niềm tin quản lý và một số đặc điểm của tổ chức (cụ thể là lĩnh vực hoạt động và tỷ lệ sở hữu nhà nước).


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


3.1. Thiết kế nghiên cứu tổng thể

Trọng tâm của nghiên cứu là nghiên cứu định lượng với mục đích kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Tuy nhiên, trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức NCS đã thực hiện nghiên cứu định tính để lựa chọn và phát triển mô hình nghiên cứu cũng như xây dựng các thang đo. Quy trình nghiên cứu cụ thể của luận án được trình bày ở Hình 3.1.


Xác định vấn đề nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết về sẵn sàng thay đổi và tổng quan các nghiên cứu trước

Các khái niệm và mối quan hệ

Nghiên cứu sơ bộ

- Nghiên cứu định tính (phỏng

vấn sâu).

- Nghiên cứu định lượng thử nghiệm

Mô hình nghiên cứu

Và các thang đo

Nghiên cứu định lượng chính thức

Đánh giá độ tin cậy của các thang đo, kiểm định giả thuyết và sự phù hợp của mô hình

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Hình 3.1. Khái quát hóa quy trình nghiên cứu

Nguồn: NCS xây dựng dựa theo Nguyễn Đình Thọ (2011)

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), một nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh


mới sẽ phải nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Đây là lý do NCS lựa chọn nghiên cứu sơ bộ trước khi nghiên cứu chính thức bởi vì nghiên cứu về sẵn sàng cho thay đổi là lĩnh vực khá mới mới mẻ tại Việt Nam đặc biệt trong bối cảnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là hoàn toàn chưa có trước đó. Quy trình nghiên cứu của luận án được NCS thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xuất phát từ thực tế là các tổ chức ngày càng năng động và thường xuyên phải thay đổi. Thực tế tại Việt Nam, để đáp ứng các yêu cầu mới các DNNN phải tiến hành cổ phần hóa để phục vụ phát triển. Đây là một sự thay đổi lớn, đặc biệt tiến trình cổ phần hóa đã chuyển sang giai đoạn quyết liệt là chuyển toàn bộ phần vốn góp của nhà nước cho các tổ chức và nhà đầu tư chiến lược. Điều này sẽ dẫn đến một loạt các thay đổi toàn diện về phương thức quản lý, nguồn lực và cơ cấu. Làm thế nào để quá trình chuyển đổi này thành công, các nội dung thay đổi đi kèm không tác động tiêu cực đến sự phát triển tổ chức nói chung và người lao động nói riêng, là câu hỏi không chỉ dành cho các cấp quản lý bên trong và bên ngoài tổ chức mà ngay cả đối với từng cá nhân trong tổ chức cũng phải suy nghĩ. Từ câu hỏi này, NCS nhận thấy rằng, để đi tới thành công của quá trình chuyển đổi phải có quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng từ khi bắt đầu có ý tưởng về thay đổi. Dưới cả góc độ cá nhân và tổ chức, chuẩn bị một trạng thái sẵn sàng cho thay đổi có thể là chìa khóa để tiếp cận thay đổi một cách có lợi nhất đồng thời tạo ra sự phát triển cho tổ chức và tất cả các thành viên của nó. Từ đó, một câu hỏi tiếp được đặt ra là làm thế nào để tạo ra trạng thái sẵn sàng cho thay đổi, các yếu tố ảnh hưởng tới sẵn sàng cho thay đổi tổ chức là gì? Mức độ ảnh hưởng và chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự sẵn sàng cho thay đổi như thế nào?

Bước 2: Từ các câu hỏi đặt ra ở bước 1, NCS đã thực hiện nghiên cứu tại bàn với các thông tin thứ cấp từ các công trình nghiên cứu đã có về thay đổi tổ chức và sẵn sàng cho thay đổi tổ chức với mục tiêu là tổng hợp và xác định lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án, đồng thời tìm ra được “khoảng trống” nghiên cứu trong lĩnh vực này. Sau khi xác định được khoảng trống nghiên cứu, NCS bắt đầu tìm hiểu các khái niệm và các mối quan hệ của cá khái niệm của vấn đề nghiên cứu.

Bước 3: Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng cả hai phương pháp là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng qui mô mẫu nhỏ.

Nghiên cứu định tính:


Mục tiêu của nghiên cứu định tính là để kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến số đã được tìm thấy trong mô hình lý thuyết được xác định ở bước 2, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, nghiên cứu định tính cũng nhằm hiệu chỉnh và phát triển các thang đo kế thừa từ các nghiên cứu trước đây. Đặc biệt khi bối cảnh nghiên cứu là lần đầu tiên tại Việt Nam thì các thang đo này càng cần thiết phải hoàn chỉnh cho phù hợp với trình độ, đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa của người Việt Nam. Dựa trên tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết có liên quan đến sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức, phần nghiên cứu định tính cũng giúp NCS đề xuất và hoàn chỉnh các biến quan sát đối với một nhân tố mới đưa vào, phản ánh sự sẵn sàng cho thay đổi của cá nhân, đó là nhân tố cảm xúc với thay đổi.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ:

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi chi tiết với mẫu nghiên cứu nhỏ hơn được lấy ngẫu nhiên. (120 người). Mục đích của việc này là chuẩn hóa các thuật ngữ và chỉnh sửa các câu hỏi trong phiếu điều tra để đảm bảo người được hỏi không hiểu sai ý nghĩa các câu hỏi trước khi khảo sát chính thức. Về cơ bản phiếu khảo sát được chấp nhận, chỉ phải điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa và thay đổi thiết kế để thuận tiện cho người trả lời.

Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức

Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính, NCS đã lựa chọn được mô hình nghiên cứu và các thang đo. Bảng hỏi chi tiết các biến quan sát đều được hiệu chỉnh nhờ nghiên cứu định lượng sơ bộ. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với mẫu nghiên cứu được lựa chon thông qua điều tra bằng bảng hỏi. Các dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu định lượng chính thực được sử dụng để đánh giá thàng đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019.

Bước 5: Kết quả nghiên cứu

Các thông tin được thu thập từ nghiên cứu định lượng chính thức được xử lý bằng phần mềm SPSS20 và AMOS20 để đánh giá trị, độ tin cậy của thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết, từ đó rút ra các kết luận của nghiên cứu. Các kiến nghị đề xuất về giải pháp được đưa ra dựa trên kết luận của nghiên cứu.

3.2. Nghiên cứu định tính


3.2.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính:

Có hai mục tiêu khi nghiên cứu định tính. Thứ nhất, kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến số đã được tìm thấy trong mô hình lý thuyết được xác định ở bước 2, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án. Thứ hai, hiệu chỉnh và phát triển các thang đo kế thừa từ các nghiên cứu trước đây. Với mục tiêu thứ hai này nghiên cứu định tính còn có một nhiệm vụ là phát hiện, xây dựng và các biến quan sát cho thang đo nhân tố mới được đề xuất trong mô hình nghiên cứu là nhân tố cảm xúc với thay đổi.

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng là phương pháp phỏng vấn sâu. Đây là phương pháp được thường xuyên sử dụng khi các nhà nghiên cứu muốn thăm dò xem đối tượng được quan tâm đang làm, suy nghĩ hay cảm nhận như thế nào về một vấn đề nào đó.

Đối với hai mục tiêu của nghiên cứu định tính, NCS tiến hành theo hai giai đoạn:

(1) Giai đoạn 1: tiến hành phỏng vấn sâu 10 đối tượng cá nhân là những người mà tổ chức của họ đang trải qua hoặc chuẩn bị cho một thay đổi lớn. Nghiên cứu định tính ở giai đoạn này nhằm tìm hiểu hiểu biết của người trả lời về thay đổi đang diễn ra ở tổ chức của họ, họ có cảm nhận, thái độ thế nào đối với thay đổi tổ chức này, tại sao họ có thái độ như vậy, yếu tố nào có thể tác động đến cảm nhận, thái độ của họ với thay đổi tổ chức.

(2) Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu 1 chuyên gia về quản trị tổ chức (lãnh đạo DNNN đang thực hiện cổ phần hóa) và 2 chuyên gia về giảng dạy quản lý tổ chức và quản lý nguồn nhân lực. Lấy ý kiến chuyên gia về bảng hỏi với các thang đo được hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

3.2.3. Đối tượng nghiên cứu định tính

10 đối tượng thực hiện phỏng vấn sâu là những người mà tổ chức của họ đang trải qua hoặc chuẩn bị trải qua các thay đổi lớn. Trong đó có những người khi thay đổi diễn ra tiếp tục gắn bó với tổ chức và có những người đã chuyển chỗ làm việc. Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn kĩ càng để đảm bảo tính đại diện theo các tiêu chí: độ tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm, vị trí công tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số người phải nuôi dưỡng. Các đối tượng phỏng vấn có đặc điểm đa dạng sẽ cung cấp các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024