Đặc Trưng Của Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Luật Doanh Nghiệp Năm 2014

phải là tổ chức được lập ra vì mục tiêu xã hội. Ba là, về yếu tố phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo đó, nguyên tắc lợi nhuận được tái phân phối lại cho tổ chức hoặc cộng đồng, không phải cho cá nhân là đặc trưng của DNXH theo cách định nghĩa này. Điều này cũng cho thấy điểm khác biệt giữa DNXH và các loại hình doanh nghiệp khác.

Tổ chức OECD định nghĩa:

DNXH là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. DNXH thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường [32, tr.26].

Tổ chức hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng - CSIP của Việt Nam đưa ra quan điểm:

DNXH là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. DNXH lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội/ môi trường và mục tiêu kinh tế [28].

Có thể nói khái niệm của Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng về DNXH là rất rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức này tuyển chọn, ươm tạo và phát triển phong trào DNXH vốn còn rất non trẻ ở Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 10, Luật Doanh nghiệp năm 2014 Việt Nam hiện hành, DNXH được hiểu là một mô hình doanh nghiệp, lấy mục tiêu xã hội làm chủ đạo và phải cam kết dành đa số lợi nhuận cho các hoạt động mục tiêu xã hội này.

Từ những sự phân tích trên, theo đó: “doanh nghiệp xã hội là một khái

niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. DNXH lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội/ môi trường và mục tiêu kinh tế”.

1.1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Như đã trình bày ở trên, cách định nghĩa về doanh nghiệp xã hội rất phong phú, tùy thuộc trình độ phát triển của mỗi nước và khu vực, cũng như đặc thù và ưu tiên của từng tổ chức. Tuy nhiên, có thể tổng hợp một số đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp xã hội được thừa nhận rộng rãi như sau:

Thứ nhất, phải có hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam - 4

Với bản chất như một doanh nghiệp bình thường và tính chất phân biệt DNXH với các tổ chức xã hội khác thì đặc trưng cơ bản của DNXH là phải có hoạt động kinh doanh. Các hoạt động kinh doanh này vừa là mục tiêu vừa là động lực đồng thời là điều kiện để doanh nghiệp đảm bảo sự tồn tại. Chính hoạt động kinh doanh là nét đặc thù cũng như thế mạnh của doanh nghiệp xã hội so với các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các quỹ từ thiện chỉ đơn thuần nhận tài trợ và thực hiện các chương trình xã hội. Do đó, giải pháp kinh doanh là một nửa không thể thiếu của mô hình doanh nghiệp xã hội. Cách xác định tính chất này cho phép phân biệt DNXH với các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức xã hội khác. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của DNXH so với các doanh nghiệp khác cũng có sự khác biệt ở chỗ DNXH không hoạt động nhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, với tư cách là một chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế có sự điều chỉnh bằng pháp luật của nhà nước, doanh nghiệp xã hội phải cạnh tranh bình đẳng, công bằng với các doanh nghiệp truyền thống trong cùng lĩnh vực. Sự độc lập và tự chủ gắn chặt với tính bền vững của giải pháp kinh doanh cũng như DNXH. Trong khi đó, tính bền vững lại là thế mạnh của

DNXH. Do vậy, việc tìm được một chiến lược kinh doanh tốt, có lợi nhuận, bền vững là một yêu cầu thiết yếu của DNXH.

Thứ hai, đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu

Ngoài đặc trưng cơ bản giống như các mô hình doanh nghiệp khác, DNXH cũng phải có đặc trưng thể hiện tính xã hội của doanh nghiệp. Tính xã hội của DNXH thể hiện ở chỗ, nó đặt sứ mệnh, mục tiêu xã hội lên hàng đầu mà không phải là lợi nhuận kinh tế. Đặc trưng cơ bản này có thể tạo ra tính xã hội nhiều hay ít của doanh nghiệp đó. Theo đó, DNXH phải lấy mục tiêu xã hội làm sứ mệnh hoạt động tối thượng ngay từ khi thành lập, và điều này phải được tuyên bố một cách công khai, rõ ràng, minh bạch. Nói cách khác, mỗi DNXH được lập ra vì mục tiêu xã hội cụ thể của mình.

Một điểm khác biệt giữa DNXH và doanh nghiệp truyền thống là các doanh nghiệp truyền thống sử dụng việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay tìm đến các giải pháp xã hội như một công cụ nhằm đạt được lợi nhuận cho chủ sở hữu của doanh nghiệp. Ngược lại, DNXH sử dụng hình thức kinh doanh như một công cụ để đạt được các mục tiêu xã hội của mình. Theo các nhà nghiên cứu, sự khác biệt về mục tiêu, sứ mệnh hoạt động của DNXH với doanh nghiệp truyền thống có thể diễn đạt dưới công thức sau:

+ Doanh nghiệp truyền thống = Phát hiện nhu cầu Sản phẩm

Lợi nhuận

+ Doanh nghiệp xã hội = Phát hiện vấn đề xã hội Mô hình kinh doanh Giải quyết vấn đề xã hội [32, tr.7].

Như vậy qua phân tích hai đặc điểm trên chúng ta có thể thấy, DNXH có đặc tính đôi, luôn song hành cùng nhau và hỗ trợ nhau. Đó là đặc tính doanh nghiệp và đặc tính xã hội.

Thứ ba, yếu tố tái phân phối lợi nhuận

Mô hình DNXH đòi hỏi lợi nhuận phải được tái phân phối trở lại cho

hoạt động của tổ chức hoặc cho cộng đồng là đối tượng hưởng lợi. Thực chất, hai đặc điểm ở trên về hoạt động kinh doanh và mục tiêu xã hội là những nét cơ bản nhất về DNXH. Nguyên tắc cơ bản của DNXH là không được phân phối lợi nhuận cho cá nhân. DNXH không thể được coi là một con đường làm giàu. Muốn làm giàu cá nhân phải tìm kiếm ở mô hình kinh doanh truyền thống. Việc tái phân phối lợi nhuận là yếu tố có ý nghĩa quan trọng, thể hiện trách nhiệm xã hội của DNXH. Sự tái phân phối lợi nhuận của DNXH thể hiện ở việc, DNXH sẽ chuyển một phần lợi nhuận kinh doanh của mình để thực hiện các hoạt động phúc lợi chung mà không tối đa hóa lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.

Thứ tư, cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp xã hội mang tính xã hội

Cấu trúc sở hữu và quản lý của DNXH có sự tham gia của cộng đồng hoặc các bên liên quan, các bên hưởng lợi... Điều này cho phép DNXH có tính tự chủ cao, đảm bảo sự tham gia và kiểm soát xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp xã hội. Trên thực tế, hầu hết các DNXH đều có cấu trúc quản lý cởi mở và dân chủ. Yêu cầu gắn kết với cộng đồng, các bên hưởng lợi và một số lượng đối tác đông đảo, trong khi mục đích xã hội được đặt ở vị trí tối cao, khiến các DNXH sẵn sàng chia sẻ quyền quản lý của mình với tất cả các bên liên quan. Đáng chú ý, ở nhiều DNXH khái niệm đối nhân- đối vốn không được áp dụng như tại các công ty cổ phần hay TNHH truyền thống. Tại không ít DNXH, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng sáng lập viên đã áp dụng nguyên tắc „mỗi thành viên - một phiếu bầu/quyền biểu quyết như nhau‟ trong mọi quyết định của tổ chức, mà không dựa vào tỷ lệ góp vốn của họ.

Thứ năm, phục vụ nhu cầu của các nhóm thiệt thòi trong xã hội

Trong các xã hội, các nhóm đối tượng đặc biệt (Nhóm đáy) trong xã hội mặc dù chiếm tỉ lệ lớn nhất nhưng là những nhóm nghèo nhất, yếu thế nhất trong xã hội. Ví dụ như: người nghèo, người khuyết tật, người có hoàn cảnh

gia đình đặc biệt... Chính vì vậy đây là nhóm cần được quan tâm đặc biệt trong xã hội. Khi khu vực nhà nước không kham nổi gánh nặng phúc lợi xã hội của nhóm thiệt thòi trong xã hội, khu vực doanh nghiệp tư nhân lại bỏ qua nhóm này vì vấn đề tối ưu hóa lợi nhuận, và doanh nghiệp tư nhân thường lấy các nhóm có khả năng chi trả cao hơn làm khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy, DNXH đóng vai trò rất quan trọng để lấp đầy khoảng trống mà cả nhà nước và khối doanh nghiệp thị trường để lại. Chỉ có các DXNH mới có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho đối tượng Nhóm đáy ở mức giá phù hợp với thu nhập của họ. Do đó, hầu hết các DNXH đã được thành lập ở Việt Nam hiện nay đều tập trung vào việc hỗ trợ cho những người chịu thiệt thòi trong xã hội như người tàn tật, trẻ mồ côi hoặc nạn nhân của tội phạm...

Thứ sáu, những đặc điểm nổi bật khác của doanh nghiệp xã hội

- Sáng kiến từ cơ sở (bottom-up approach): Như đã đề cập, hầu hết các DNXH được hình thành tự phát. Các nhà sáng lập phát hiện vấn đề xã hội, họ tìm được mô hình kinh doanh trong giải pháp xã hội và từ đó đưa sáng kiến vào thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề xã hội đó. Chỉ có những con người gắn bó với cộng đồng, thậm chí là người bản thân cũng thuộc nhóm đối tượng hưởng lợi của sáng kiến đó mới có thể phát hiện và thấu hiểu một vấn đề xã hội cụ thể.

Không ai có thể hiểu rõ vấn đề bằng các doanh nhân xã hội và do đó không có giải pháp nào phù hợp với cộng đồng và được cộng đồng chấp nhận khi được phát triển từ chính cộng đồng đồng đó. Ở khía cạnh khác, cách tiếp cận đặc trưng từ dưới lên khiến nhiều ý kiến cho rằng DNXH chỉ có thể xuất phát từ khu vực tư nhân [32].

- Cởi mở và liên kết: Trong môi trường hoạt động xã hội, các DNXH đều rất cởi mở và luôn sẵn sàng cho các khả năng liên kết. Nguồn lực hạn chế và sự thôi thúc đưa ra những sáng kiến xã hội có tính khả thi hình thành nếp

tư duy cởi mở trước những thay đổi, ý kiến phản biện và đặc biệt cơ hội tiếp cận vốn tài trợ, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cũng như hợp tác giữa các DNXH với nhau và giữa DNXH với các đối tác liên quan.

- Gắn chặt với vai trò cá nhân của doanh nhân xã hội: Có thể nói sự phát triển của hầu như tất cả DNXH đều gắn chặt với vai trò của người sáng lập là DNhXH. Khác với các công ty cổ phần đại chúng, vai trò cá nhân của doanh nhân xã hội có ảnh hưởng bao trùm đối với triết lý hoạt động, phong cách tổ chức và làm việc của một doanh nghiệp xã hội. Không những vì ý tưởng thành lập DNXH thường thuộc về doanh nhân xã hội mà để xây dựng và phát triển DNXH phụ thuộc rất lớn vào ý chí, nhiệt huyết và trí tuệ của doanh nhân xã hội.

1.1.2.3. Đặc trưng của doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014

Mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2014 chưa đưa ra một định nghĩa về doanh nghiệp xã hội, tuy nhiên căn cứ vào các quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014, DNXH Việt Nam có các đặc trưng pháp lý sau:

- Thứ nhất, DNXH phải tổ chức và đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Như vậy đặc trưng đầu tiên DNXH phải là là doanh nghiệp và có thể tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân và tuân thủ mọi quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

- Thứ hai, DNXH phải đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu. Mục tiêu này phải được xác định rõ trong đăng ky kinh doanh của DNXH. Theo đó, các hoạt động của DNXH phải vì lợi ích cộng đồng, nhằm giải quyết các vấn đề xã hội như bảo vệ môi trường, bảo vệ và đáp ứng các quyền cơ bản của con người thông qua các hoạt động tạo công ăn việc làm cho những nhóm người khó hòa nhập, dễ bị tổn thương, cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch, xử ly ô nhiễm…

- Thứ ba, DNHX phải thực hiện cơ chế tái phân phối lợi nhuận bắt buộc. Để ràng buộc DNXH với mục tiêu xã hội đã đăng ky, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư phát triển doanh nghiệp. Đặc trưng này giúp phân biệt rõ đặc điểm “vì xã hội” của DNHX so với đặc điểm “vì lợi nhuận” của doanh nghiệp truyền thống.

1.1.2.4. Phân loại doanh nghiệp xã hội

Theo các nhà nghiên cứu, dù là loại hình doanh nghiệp nào chăng nữa, các doanh nghiệp xã hội có thể được phân loại thành các hình thức tổ chức sau:

- Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận (Non-profit Social Enterprises)

Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận thường hoạt động dưới các hình thức như: trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, tổ/nhóm tự nguyện của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS, phụ nữ bị bạo hành... Hầu hết các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận được phát triển lên từ nền tảng NGO, bên cạnh đó cũng có một số xác định được mô hình ngay từ khi thành lập. Do vậy, tuy rất giống với các tổ chức NGO truyền thống, nhưng điểm khác biệt ở các doanh nghiệp phi lợi nhuận là khả năng đưa ra được những giải pháp mới và sáng tạo để giải quyết các vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. Nói cách khác, họ đưa ra những giải pháp có tính cạnh tranh cao để giải quyết những nhu cầu xã hội cụ thể, do đó có thể thu hút nguồn vốn đầu tư của những cá nhân và tổ chức đầu tư vì tác động xã hội.

- Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận (Not-for-profit Social Enterprises)

Đa số các doanh nghiệp loại này do các doanh nhân xã hội sáng lập, với sứ mệnh xã hội được công bố rõ ràng. Ngay từ đầu, doanh nghiệp đã xác định rõ sự kết hợp bền vững giữa sứ mệnh xã hội với mục tiêu kinh tế, trong đó mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt mục tiêu tối cao là phát triển xã hội. Lợi nhuận thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng tác động

xã hội của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận thường đăng ký hoạt động dưới các hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp này đăng ký dưới hình thức công ty là họ không muốn xã hội nhìn nhận như đơn vị 'đi xin' lòng từ thiện của cộng đồng. Họ nhìn thấy cơ hội tạo giá trị vật chất từ những hàng hóa và dịch vụ giàu nhân văn mà họ cung cấp cho cộng đồng. Bên cạnh đó, việc hoạt động như những công ty giúp họ tiếp cận những nguồn vốn và cơ hội kinh doanh đa dạng hơn là một tổ chức từ thiện đơn thuần. Tuy nhiên, do sứ mệnh xã hội mà họ theo đuổi, các doanh nghiệp xã hội loại này đối mặt với một số thách thức đặc thù so với các doanh nghiệp thông thường khác:

- Mục tiêu xã hội không cho phép họ “tối đa” hóa lợi nhuận bằng mọi cách. Thay vào đó, phương châm của họ là “tối ưu” hóa lợi nhuận.

- Bên cạnh đó, những chi phí kinh doanh như những doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội phải chi những “chi phí xã hội” rất lớn.

- Do bản chất “hỗn hợp” của mình, doanh nghiệp xã hội thường có nguồn vốn đầu tư khá đa dạng. Bên cạnh vốn đầu tư thương mại thông thường, có thể tiếp nhận các nguồn vốn ưu đãi dưới dạng vay dài lãi xuất thấp, vốn cổ tức xã hội, hay vốn tài trợ không hoàn lại. Mặc dù vậy, việc hiện chưa có quy định rõ ràng trong việc tiếp nhận các khoản vốn tài trợ và vốn vay ưu đãi từ các nhà đầu tư xã hội đang làm cho các doanh nghiệp lúng túng trong giải trình thuế và hạch toán kinh doanh.

- Doanh nghiệp xã hội áp dụng thước đo hiệu quả khác với doanh nghiệp thông thường. Nên cạnh giá trị vật chất, giá trị xã hội mà nó mang lại cho cộng đồng là giá trị tối đa và cần được đo lường và ghi nhận cụ thể.

- Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận (Social Business Ventures)

Mô hình này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực tài chính vi mô với các ví

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2023