Xây dựng chiến lược xuất khẩu của tập đoàn Dệt - may Việt Nam Vinatex trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 5


dệt may thế giới. Ngành dệt may Inđônêxia thu dụng khoảng 1,2 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3,5 triệu lao động lao động trong các lĩnh vực khác có liên quan. Kim ngạch xuất khẩu của ngành chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Lợi thế của ngành dệt may Inđônêxia là phát triển đồng bộ theo ngành dọc trong mọi công đoạn sản xuất. Mặc dù phần lớn bông phải nhập khẩu song ngành dệt may Inđônêxia lại có năng lực sản xuất sợi nhân tạo lớn và được khai thác có hiệu quả. Ngành dệt may Inđônêxia bao gồm hầu hết tất cả các công đoạn sản xuất từ sản xuất xơ sợi nhân tạo tới kéo sợi, dệt và hoàn tất vải, may. Hiện có khoảng 8000 nhà máy dệt và may tại Inđônêxia . Về cơ bản, các nhà máy dệt của Inđônêxia có thể sản xuất vải để đáp ứng yêu cầu cho may xuất khẩu và sản xuất sợi đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Inđônêxia đạt 7,7 tỷ USD năm 2004. Với thế mạnh về năng lực sản xuất theo chiều dọc, lao động dồi dào và trình độ, ngành dệt may Inđônêxia đã và đang tập trung đúng hướng tới chiếm lĩnh thị trường trung và cao cấp. Hiện tại, bên cạnh việc không phải chịu khống chế hạn ngạch, Inđônêxia còn đươc EU miễn thuế đối với hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường này sau thảm hoạ sóng thần.‌

4.4.5. Pakistan

Pakistan có tiềm năng tăng trưởng mạnh: chi phí lao động thấp, lợi thế về nguồn bông tại chỗ và năng lực sản xuất sợi cotton, vải và hàng nội thất, được hưởng những ưu đãi trong chính sách thương mại của Mỹ và EU. Kim ngạch xuất khẩu của Pakistan vào EU vẫn gia tăng bất kể việc Pakistan không được hưởng quy chế GSP khi xuất hàng vào EU kể từ ngày 01/01/2005. Dự báo Pakistan cũng sẽ chiếm lĩnh thị phần hàng dệt may quốc tế, đặc biệt đối với các sản phẩm cotton.

II. Cơ cấu tổ chức

1. Sơ đồ tổ chức tập đoàn dệt-may Việt Nam [8]


Khối cơ quan chức năng tham mưu giúp việc 1 Ban Tài chính kế toán 2 Ban Kế 1

Khối cơ quan chức năng, tham mưu giúp việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

1. Ban Tài chính kế toán

2. Ban Kế hoạch đầu tư

3. Ban Tổ chức lao động tiền lương

4. Ban Kỹ thuật – Công nghệ và Môi trường

5. Ban Cổ phần hoá

6. Văn phòng Tập đoàn

7. Trung tâm Xúc tiến thương mại

8. Trung tâm Đào tạo quản lý nguồn nhân lực

9. Trung tâm thông tin

10. Tạp chí Dệt-May và Thời trang Việt Nam. Khối sự nghiệp

1. Viện Kinh tế – Kỹ thuật Dệt – May

2. Viện Mẫu thời trang (FADIN)

3. Viện Nghiên cứu và Phát triển cây bông

4. Trung tâm Y tế Dệt – May

5. Trường cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội

6. Trường trung học kỹ thuật May và Thời trang 2


7. Trường trung học Kinh tế Kỹ thuật Dệt – May Khối các công ty hạch toán phụ thuộc

1. Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Dệt – May

2. Công ty thương mại Dệt – May TPHCM

3. Công ty tư vấn xây dựng và Dịch vụ đầu tư

4. Công ty Hợp tác lao động nước ngoài

5. Công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam

6. Công ty Nhuộm Yên Mỹ

7. Công ty Dệt Sơn Trà

8. Công ty Đầu tư Xây dựng An Thịnh Vinatex Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập Công ty hoạt động theo mô hình mẹ con

1. Công ty Dệt-May Hà Nội

2. Công ty Dệt Phong Phú

3. Công ty May Việt Tiến

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên

1. Công ty dệt lụa Nam Định

2. Công ty dệt 8/3

3. Công ty dệt kim Đông Xuân

4. Công ty tài chính Dệt-May

5. Công ty Bông Việt Nam

6. Công ty Dệt-May Đông Á

7. Công ty Dệt kim Đông Phương

8. Công ty dệt Nam Định

9. Công ty Dệt-May Hoà Thọ

10. Công ty dệt Việt Thắng

Khối công ty do tổng cty góp vốn liên kết, liên doanh

1. Công ty TNHH XNK Thành Đông

2. Công ty TNHH May Tân Châu


3. Trung tâm Đào tạo Dệt-May quốc tế – IGTC

4. Công ty LD TNHH CLIPSAL

5. Công ty LD TNHH Domatex

6. Công ty LD giao nhận vận tải Trimax Khối doanh nghiệp cổ phần

Công ty cổ phần Tổng Cty giữ trên 50% vốn

A. Các doanh nghiệp được CPH từ DNNN

1. Công ty CP May Thăng Long

2. Công ty CP May Nam Định

3. Công ty CP May 10

4. Công ty CP May Chiến Thắng

5. Công ty CP May Hưng Yên

6. Công ty CP May Đáp Cầu

7. Công ty CP SX-XNK Dệt May Đà Nẵng

8. Công ty CP May Nhà Bè

9. Công ty CP May Phương Đông

10. Công ty CP Dệt-May Huế

11. Công ty CP Dệt Vĩnh Phú

12. Công ty Sợi Trà Lý

13. Công ty CP Dệt Đông Nam

14. Công ty CP cơ khí May Gia Lâm

15. Công ty CP Dệt vải CN Hà Nội

16. Công ty CP May Đức Giang

17. Công ty CP Len Việt Nam

B. Các công ty CP được góp vốn thành lập

1. Công ty CP Sợi Phú Bài

2. Công ty CP đầu tư Vinatex – Tan Tao

3. Công ty CP phụ liệu Bình An

4. Công ty CP Đầu tư và phát triển Bình Thắng


5. Công ty CP PTHHT Dệt-May Phố Nối

Công ty cổ phần tổng Cty nắm dưới 50% vốn

1. Công ty CP May Bình Minh

2. Công ty CP May Hồ Gươm

3. Công ty CP May Đồng Nai

4. Công ty CP Dệt – May Sài Gòn

5. Công ty CP May Hữu Nghị

6. Công ty CP cơ khí Dệt-May Hưng Yên

7. Công ty CP May Ninh Bình

8. Công ty CP May Hoà Bình

9. Công ty CP Dệt kim Hoàng Thị Loan

10. Công ty CP cơ khí Dệt – May Thủ Đức

11. Công ty CP Dệt-May Thành Công

12. Công ty CP Dệt-May Thắng Lợi

13. Công ty CP Dệt Phước Long

14. Công ty CP Dệt Nha Trang

15. Công ty CP May Bình Định

2. Nhận xét

Quyết định số: 158/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ quy định:

Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Vinatex, có quyền nhân danh Vinatex để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Vinatex, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện. Một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị Vinatex là: Quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, ngành, nghề kinh doanh của Vinatex sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; quyết định kế hoạch kinh doanh hàng năm và ngành, nghề kinh doanh của các công ty con do Vinatex sở hữu toàn bộ vốn Điều lệ.


Ban Kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ Vinatex, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Tổng giám đốc Vinatex là người đại diện theo pháp luật, điều hành mọi hoạt động của Vinatex theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, phù hợp với Điều lệ Vinatex; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Các Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành giúp Tổng giám đốc Vinatex điều hành Vinatex theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc Vinatex, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Vinatex và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền. Việc uỷ quyền có liên quan đến việc ký kết hợp đồng kinh tế hoặc liên quan tới việc sử dụng con dấu của Vinatex đều phải thực hiện bằng văn bản.

Các phòng (ban) chuyên môn, nghiệp vụ do Tổng Giám đốc Vinatex chỉ đạo, có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Vinatex trong quản lý, điều hành công việc.

Có thể nhận thấy rằng cơ cấu tổ chức của Vinatex được thiết lập khá hợp lý. Theo đó mọi chiến lược dài hạn sẽ do Hội đồng quản trị quyết định, trên cơ sở tham khảo ý kiến của cơ quan tổng giám đốc. Cơ quan tổng giám đốc sẽ chỉ đạo cho khối cơ quan chức năng tham mưu giúp việc (bao gồm các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ) nghiên cứu, bổ sung hoặc sửa đổi cho phù hợp nhất. Sau khi được Hội đồng quản trị phê duyệt, chiến lược sẽ được triển khai ở từng khối sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Việc phân cấp quản lý như trên đảm bảo các chiến lược, kế hoạch được xây dựng hợp lý nhất, phù hợp với năng lực của từng khối thuộc tập đoàn. Ngoài ra, khối sự nghiệp có nhiệm vụ


nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo cho các khối còn lại hoạt động hiệu quả…


Chương II‌‌

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VINATEX


I. Thực trạng xây dựng chiến lược xuất khẩu của Vinatex

1. Nhận thức về xây dựng chiến lược xuất khẩu:

Đối với Tập đoàn, các nhà lãnh đạo đã nhận thức được tính sống còn của việc xây dựng chiến lược xuất khẩu trong cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Không có chiến lược xuất khẩu, không thể cạnh tranh trên thị trường nước ngoài, như vậy, hoạt động kinh doanh xuất khẩu không thể phát triển, trong khi hoạt động kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của Vinatex. Nói cách khác, cấp lãnh đạo của Vinatex đã nhận thức được vai trò của chiến lược xuất khẩu đối với doanh nghiệp như sau:

Chiến lược xuất khẩu là định hướng cho doanh nghiệp.

Kinh doanh là một hoạt động luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển và theo đúng hướng.

Chiến lược kinh doanh xuất khẩu là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp .

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường, ngoài những yếu tố cạnh tranh như giá cả, chất lượng, marketing..., các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược kinh doanh như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả nhất trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập ngày nay.

Chiến lược kinh doanh xuất khẩu tạo điều kiện nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2022