vụ liên quan đến vụ án đều có quyền quyết định và tự định đoạt trong việc thay đổi , bổ sung, rút yêu cầu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng mà vi ệc quyết
định và tự định đoạt này có thể đươc
toà án chấp nhân
hay không . Trước khi toà án
ra quyết điṇ h đưa vu ̣án ra xét xử sơ thẩm thì viêc̣ quyết định và tự định đoạt trong viêc̣ thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu là quyền tuyệt đối của đương sư.̣ Tại phiên toà sơ thẩm, viêc̣ quyết định và tự định đoạt trong viêc̣ thay đổi , bổ sung, rút yêu cầu của
đương sự bi ̣han chế.
Viêc̣ thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự taị phiên toà chỉ đươc
Hôị đồng
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Nghĩa, Vai Trò Bảo Đảm Quyền Công Dân Trong Hoạt Động Xét Xử Các Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình
- Những Ưu Điểm Về Bảo Đảm Quyền Công Dân Trong Hoạt Động Xét Xử Các Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình Của Tand Thành Phố Hà Nội
- Công Tác Chỉ Đạo, Triển Khai Tổ Chức Và Kiểm Tra
- Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội - 10
- Những Hạn Chế Về Bảo Đảm Quyền Công Dân Trong Hoạt Động Xét Xử Các Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình Của Tand Thành Phố Hà Nội
- Yêu Cầu Tăng Cường Bảo Đảm Quyền Công Dân Trong Hoạt Động Xét Xử Các Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
xét xử chấ p nhân
nếu viêc̣ thay đổi , bổ sung yêu cầu của ho ̣không vươṭ quá pham
vi yêu cầu khởi kiên
, yêu cầu phản tố hoăc
yêu cầu đôc
lâp
ban đầu đươc
thể hiên
trong đơn khởi kiên
của người khởi kiên
, đơn phản tố của người bi ̣kiê ̣ n, đơn yêu
cầu đôc
lâp
của người có quyền lơị , nghĩa vụ liên quan . Viêc̣ thay đổi , bổ sung yêu
cầu của đương sự phải đươc
ghi vào biên bản phiên toà . Trong trường hơp
Hôị đồng
xét xử chấp nhận yêu cầu thay đổi, bổ sung của đương sư,̣ thì phải ghi trong bản án.
Về bảo đảm quyền thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình của đương sự
Một trong những nguyên tắc cơ bản và là đặc trưng của giải quyết các vụ án dân sự nói chung vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng là tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự. Đối với thủ tục giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình tại cấp sơ thẩm, thủ tục bắt buộc đó là Tòa án phải tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Đặc biệt với các vụ án hôn nhân và gia đình các mâu thuẫn phát sinh chủ yếu xuất phát từ tình cảm việc hòa giải sẽ giúp cho các đương sự có cái nhìn đúng đắn và lựa chọn hướng giải quyết hợp tình, hợp lý nhất. Vậy nên sau khi thu thập đầy đủ các chứng cứ cần thiết liên quan đến vụ án, nếu không thuộc những trường hợp không được hòa giải quy định tại Điều 181 Bộ luật tố tụng dân sự và những vụ án không tiến hành hòa giải tại Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự thì Thẩm phán tiến hành thông báo về phiên hòa giải.
Khi tiến hành hòa giải, Tòa án đã áp dụng các quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 180, thành phần phiên hòa giải quy định tại
Điều 184, nội dung hòa giải quy định tại Điều 185 và lập biên bản hòa giải được quy định tại Điều 186 của Bộ luật tố dụng dân sự.
Đối với việc giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình, hòa giải để các đương sự tự định đoạt và thỏa thuận với nhau là mục tiêu của ngành TAND nói chung và TAND thành phố nói riêng. Khi tiến hành hòa giải các vụ án về hôn nhân và gia đình TAND thành phố luôn xác định rò mục đích quan trọng nhất của phiên hòa giải là đạt được sự thỏa thuận giữa các đương sự để giải quyết tranh chấp giữa họ, luôn hướng tới để giải quyết vụ án được nhanh gọn, không mất nhiều thời gian, công sức cũng như tình cảm mà lại đạt được kết quả cao.
Có thể thấy công tác hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND Thành phố luôn được chú trọng và đạt hiệu quả 60% đối với hoạt động hòa giải các vụ án hôn nhân và gia đình [405, tr.7].
Quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán luôn quan tâm hướng tới những vấn đề mà các đương sự còn có tranh chấp để các đương sự thỏa thuận với nhau qua đó giảm bớt được một giai đoạn tố tụng kéo dài và cực kỳ phức tạp, tiết kiệm được thời gian, tiền của cho Nhà nước cũng như cho nhân dân đồng thời giải quyết được mâu thuẫn giữa các đương sự bảo đảm quyền tự định đoạt và tham gia hòa giải của các đương sự.
Khi việc hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình không thành và vụ án không bị tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết trong thời hạn chuẩn bị xét xử thì Tòa án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự.
Kết quả của công tác hòa giải cấp phúc thẩm của TAND thành phố Hà Nội để bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của người dân khi cần đến sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như giảm thiểu sửa, hủy các vụ án hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân cấp quận, huyện ở thành phố Hà Nội.
Ví dụ: Vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình giữa nguyên đơn là anh Đinh Văn Quang, bị đơn là chị Mai Thị Thu Huyền, đều cư trú tại quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Nội dung vụ án như sau: Anh Quang và chị Huyền đăng ký kết hôn 02/6/1995 tại UBND xã Thượng Thanh, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Vợ chồng đã có hai con chung là Đinh Thị Linh Trang, sinh ngày 11/4/1995; Đinh Đức Thịnh, sinh ngày 30/3/1997 và tạo lập được một số tài sản. Cuối năm 2008 anh chị phát sinh mâu thuẫn do vợ chồng bất đồng quan điểm sống, nên anh Quang đã đề nghị Tòa án nhân dân quận Long Biên giải quyết ly hôn.
Theo Bản án số 21/2011/ST-HNGĐ ngày 18 tháng 8 năm 2011 của TAND quận Long Biên quyết định: Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa anh Đinh Văn Quang và chị Mai Thị Thu Hiền, phân định về con chung và phần tài sản chung.
Đến ngày 31/8/2011, chị Hiền kháng cáo không đồng ý chia nhà đất tại số 50 tổ 7, phường Giang Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội cho anh Đinh Văn Quang vì chị Hiền cho rằng đây là tài sản riêng của chị.
Ngày 20/10/2011, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định kháng nghị số: 77/QĐ/KNPT/P5 với nội dung: Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo hướng sửa án sơ thẩm về phần tài sản: Xác nhận tài sản nhà đất tại số 50 tổ 7, phường Giang Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội là của riêng chị Mai Thị Thu Hiền, không phải là tài sản chung của vợ chồng.
Trong quá trình giải quyết, tại TAND thành phố Hà Nội, Thẩm phán sau khi nghiên cứu hồ sơ đã kiên trì hòa giải nhằm đạt được sự thỏa thuận về tài sản giữ anh Quang và chị Hiền. Tại phiên hòa giải, sau khi nghe phân tích chị Hiền và anh Quang đã thống nhất thỏa thuận về phần tài sản. Tại phiên tòa phúc thẩm anh Quang, chị Hiền đã thỏa thuận chuyển giao cho hai cháu Đinh Thị Linh Trang và Đinh Đức Thịnh toàn bộ ngôi nhà đất tại số 50 tổ 7, phường Giang Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Hai cháu Trang và Thịnh cũng đồng ý nhận tài sản của bố mẹ. Do hai cháu còn nhỏ nên giao cho chị Hiền có trách nhiệm quản lý tài sản cho hai cháu đến khi các cháu trưởng thành. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng 270 Bộ luật tố tụng dân sự công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. TAND Thành phố Hà Nội Áp dụng Điều 275, Điều 276, Điều 132 Bộ luật tố tụng dân sự. Sửa án sơ thẩm theo đúng quy định.
Như vậy, trong vụ án trên với thẩm quyền xét xử phúc thẩm, TAND thành phố Hà Nội đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật; Thẩm phán giải quyết vụ án luôn quan tâm hướng tới những vấn đề mà các đương sự còn có tranh chấp để các đương sự thỏa thuận với nhau qua đó giảm bớt được một giai đoạn tố tụng kéo dài và cực kỳ phức tạp, đảm bảo đầy đủ các quyền của công dân đặc biệt là quyền tự thỏa thuận để hòa giải thành công, đảm bảo các quyền lợi của đương sự, đỡ tốn kém về mặt thời gian và tiền bạc cho Nhà nước cũng như cho nhân dân đồng thời giải quyết được mâu thuẫn giữa các đương sự.
Về bảo đảm quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của đương sự, hoặc bác bỏ toàn bộ yêu cầu của người khác của đương sự.
Bị đơn cũng là một trong các đương sự, vì vậy bị đơn cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ chung của đương sự. Tuy nhiên, khác với nguyên đơn, bị đơn tham gia vào quá trình tố tụng một cách bị động, việc tham gia tố tụng của họ là theo yêu cầu của nguyên đơn hoặc người khởi kiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, để tạo điều kiện cho bị đơn có sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với nguyên đơn, theo Điều 60 Bộ luật tố tụng dân sự, quy định bị đơn có quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn hoặc bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.
Trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự nói chung và vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng để đảm bảo sự bình đẳng giữa bị đơn và nguyên đơn, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành không chỉ quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn mà còn quy định bị đơn có quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn hoặc bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp này không phải bị đơn đưa ra yêu cầu mà bị đơn đưa ra ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn. Khi bị đơn cho rằng một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn là có cơ sở, bị đơn có thể chấp nhận nhưng nếu bị đơn cho rằng toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn là không có cơ sở, bị đơn có thể đưa ra ý kiến bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn. Khi bị đơn đưa ra ý kiến chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn thì bị đơn phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho ý kiến của mình. Do đó, đối với hoạt động giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng và
trong tố tụng dân sự nói chung thì quyền chấp nhận một phần, toàn bộ hoặc bác bỏ yêu cầu của đương sự khác là quyền chung của các đương sự nhằm bảo đảm sự bình đẳng của đương sự.
Trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND thành phố Hà Nội luôn tạo điều kiện cũng như tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn hoặc bác bỏ toàn bộ yêu cầu các của nguyên đơn. Bị đơn muốn thực hiện được quyền của mình phải có trách nhiệm thu thập và cung cấp chứng cứ chứng minh về vấn đề của mình. TAND thành phố Hà Nội sẽ tạo điều kiện cho nguyên đơn để có thể liên hệ với cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan để thực hiện thu thập chứng cứ, chứng minh.
Về bảo đảm quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và bảo đảm quyền của đương sự yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ và yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ
Đối với hoạt động giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình, Thẩm phán TAND thành phố Hà Nội khi được phân công giải quyết vụ án sẽ yêu cầu các đương sự giao nộp các chứng cứ liên quan đến vụ án, bởi việc thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ thuộc nghĩa vụ của các đương sự, các đương sự tự viết bản tự khai và ký tên mình. Đồng thời tạo điều kiện và hướng dẫn đương sự yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ để bảo đảm quyền lợi của mình. Trong trường hợp công dân không thể cung cấp đấy đủ chứng cứ công dân có quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ. Thẩm phán phụ trách giải quyết án hôn nhân và gia đình tùy theo tính chất của từng vụ án đã tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ khác như: đối chất giữa các đương sự, người làm chứng nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan vụ án.
Trong những trường hợp cần thiết, Thẩm phán cùng cán bộ Tòa án tiến hành xác minh tại tổ dân phố, UBND phường, cơ quan hoặc nơi cư trú của đương sự về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể có thể tiến hành trưng cầu
giám định; xem xét thẩm định tại chỗ; định giá tài sản, ủy thác thu thập chứng cứ hay yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Trong những trường hợp cần thiết pháp luật quy định cho áp dụng hoặc đương sự có yêu cầu Tòa án đã tiến hành áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự.
Quá trình xác minh thu thập chứng cứ trên luôn tuân thủ theo các quy định chặt chẽ của Bộ luật tố tụng dân sự nhằm bảo đảm tính khách quan, công bằng để làm rò bản chất sự thật khách quan của vụ án để có được kết quả cao nhất trong việc xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án. Đồng thời thực hiện thu thập chứng cứ với phương châm luôn luôn bảo đảm các quyền của công dân trong hoạt động giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình.
Quá trình giải quyết các Thẩm phán đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ chính xác nên việc xét xử, giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình đạt chất lượng tốt; các Toà án đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhà nước, tập thể và công dân, bảo đảm về đường lối cũng như thời hạn xét xử cũng như bảo đảm quyền và lợi ích cho đương sự.
Về bảo đảm quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập
Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao quy định tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP thì đương sự chỉ được yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án trước khi Tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án. Khi đương sự có yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họ phải làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền. Nếu họ trực tiếp đến Tòa án trình bày yêu cầu được ghi chép, sao chụp tài liệu chứng cứ, thì họ cũng phải thể hiện bằng văn bản nộp cho Tòa án. Đơn hoặc văn bản yêu cầu phải ghi cụ thể các tên tài liệu, chứng cứ mà mình cần được cung cấp hoặc sao chụp.
TAND thành phố Hà Nội trong những năm qua đã tạo điều kiện cho các bên đương sự được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các bên đương sự khác
xuất trình hoặc do Tòa án thu thập được theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt trong trường hợp đương sự là người không biết chữ, thì cán bộ Tòa án đã lập biên bản ghi rò yêu cầu của họ. Biên bản phải được đọc lại cho người có yêu cầu nghe, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. chép, sao chụp để tạo điều kiện cho công dân bảo đảm quyền lợi của mình.
Trên cơ sở đề nghị của đương sự, TAND thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho họ được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ mà họ có yêu cầu. Tuy nhiên, theo quy định về chế độ bảo quản hồ sơ vụ án, về trách nhiệm của cán bộ, công chức của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo quản hồ sơ vụ án, thì TAND thành phố Hà Nội yêu cầu đương sự chỉ thực hiện quyền ghi chép, sao chụp các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án như các tài liệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp theo yêu cầu của họ, để họ thực hiện việc ghi chép, sao chụp bằng máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác của họ. Các tài liệu chứng cứ đó phải liên quan đến vụ án, không liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư.
Trong trường hợp đề nghị cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án hôn nhân và gia đình mà đương sự yêu cầu thuộc vào danh mục không được phép cung cấp, TAND thành phố đã trả lời bằng văn bản về việc không cung cấp tài liệu nào theo đề nghị của đương sự và nêu rò lý do không cung cấp để đương sự được biết.
Để đảm bảo đúng các quy định của pháp luật cũng như đảm bảo quyền của ông dân TAND thành phố Hà Nội đã bố trí cán bộ Tòa án giám sát việc thực hiện cung cấp, sao chép hồ sơ, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án hôn nhân và gia đình mà đương sự yêu cầu và được thực hiện tại trụ sở của TAND thành phố. Trong trường hợp đương sự không có máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác để tự mình thực hiện việc sao chụp và thì TAND thành phố Hà nội đã tạo điều kiện cử cán bộ Tòa án thực hiện việc sao chụp giúp.
Về bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời của đương sự
Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự thì đương sự, người đại diện
hợp pháp của đương sự; những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định là những cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.
Trong những năm qua trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình, TAND thành phố Hà Nội đã quyết điṇ h áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong
trường hợp có đơn yêu cầu của đương sư,̣ người đaị diên
hơp
pháp của đương sư,̣ cơ
quan, tổ chứ c khởi kiên
vụ án hôn nhân và gia đình yêu cầu tòa án bảo vê ̣quyền và
lơị ích hơp
pháp của người khác nhằm bảo vệ quyền của công dân theo quy định của
pháp luật. Khi cá nhân, tổ chức có đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo quyền lợi của mình TAND thành phố Hà Nội tiếp nhận đơn và tuỳ theo từ ng yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể mà người yêu cầu phải cung cấp cho Toà án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời đó.
Trong trường hơp
yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thưc
hiên
cùng với viêc̣ khởi kiên
thì sau khi nhân
đơn, Chánh án TAND thành phố Hà Nội đã
chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý vụ án hôn nhân và gia đình giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rò lý do cho người yêu cầu biết.
Trong quá trình giải quyết vụ án, thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình đã xem xét đơn và các chứng cứ kèm theo. Nếu đơn yêu chưa làm đúng thì Thẩm phán yêu cầu họ phải sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu. Nếu chứng cứ chưa đủ thì đề nghị người yêu cầu cung cấp bổ sung chứng cứ. Sau khi xem xét và nghe ý kiến, nếu chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán ra ngay quyết định
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hơp
người đó phải thưc
hiên
biên
pháp bảo đảm thì ngay sau khi người đó xuất trình chứng cứ đã thực hiện biện pháp