Đồ Thị Thể Hiện Tình Hình Thanh Toán Thẻ Giai Đoạn 2013- 2015

Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng thẻ phát hành tăng giảm qua các năm, nhưng nhìn chung thì tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu về thẻ của Agribank duy trì ở mức độ khá cao và ổn định. Năm 2014, doanh số phát hành là 116.118 thẻ, tăng 10.435 thẻ so với năm 2013, tương ứng với 9,87%. Đến năm 2015 số thẻ phát hành là 126.394 thẻ, tăng thêm 10.276 thẻ, tương ứng với tăng 8,85% so với năm 2014. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên sẽ được làm rò với từng loại thẻ.

Đối với thẻ ghi nợ nội địa- Success, đây là loại thẻ chiếm số lượng lớn nhất trong số các loại thẻ phát hành. Trong 3 năm qua thì số lượng thẻ ghi nợ được phát hành có xu hướng tăng khá đều, cụ thể ở năm 2013 số thẻ là 104.870, năm 2014 có

115.206 thẻ phát hành, tăng 10.336 thẻ so với năm 2013, tương ứng với 9,86%. Đến năm 2015, số lượng thẻ nội địa là 125.299 thẻ, tăng thêm 10.093 thẻ, tương đương với 8,76% so với năm trước. Với sự tăng trưởng trên cho thấy số lượng người sử dụng thẻ ghi nợ nội địa ngày càng nhiều, nhu cầu sử dụng thẻ của họ càng tăng cao, người dân đã nhận thức được sự tiện ích mà dịch vụ thẻ mang lại, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.

Đối với sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế cũng có số lượng phát hành tăng trưởng qua các năm. Năm 2014 có 867 thẻ được phát hành, tăng 98 thẻ so với năm 2013, tức 12,74%. Năm 2015 số lượng thẻ là 1.057, tăng so với năm 2014 là 290 thẻ, tương ứng với 21,91%. So với loại thẻ ghi nợ thì số lượng thẻ tín dụng được phát hành là tương đối ít và số lượng tăng giảm qua các năm. Năm 2013 có 44 thẻ được phát hành, trong đó có 40 thẻ Visa và 4 thẻ MasterCard. Năm 2014, tổng số lượng thẻ là 45, tăng 01 thẻ so với năm trước. Đến năm 2015 chỉ có 38 thẻ tín dụng được phát hành, giảm 7 thẻ so với năm 2014, tương ứng giảm 15,56%. Điều này cho thấy, nhu cầu sử dụng thẻ quốc tế của người dân không cao, đặt biệt là thẻ tín dụng, những khách hàng có nhu cầu chi tiêu trong nước phần lớn chỉ sử dụng thẻ nội địa vì mức phí sẽ thấp hơn nên đối tượng sử dụng thẻ quốc tế chủ yếu là những du học sinh, những người đi du lịch nước ngoài…, số lượng những đối tượng này không nhiều, vì vậy số lượng thẻ phát hành ra tương đối thấp so với những loại thẻ nội địa. Nhưng nhìn cụ thể, số lượng thẻ ghi nợ quốc tế tăng đều qua các năm, nguyên nhân trong những năm qua có những đợt phát hành thẻ Visa miễn phí cho khách hàng, kèm theo những khuyến mãi hấp dẫn đối với các loại thẻ quốc tế nên đã thu hút nhiều khách hàng mở thẻ hơn, còn với loại thẻ tín dụng thì nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng còn rất thấp.

* Về tình hình thanh toán thẻ

Bảng 3.6: Tình hình thanh toán thẻ qua các năm 2013-2015


ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục


Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chênh lệch 2014/2013

Chênh lệch 2015/2014

Số thẻ % Số thẻ %


Doanh số rút tiền mặt

603.379,8

227.134,1

236.178,7

(376.245,7) (62,36)

9.044,6

3,98

Doanh số chuyển khoản

65.784,9

52.786,3

58.192,3

(12.998,6) (19,76)

5.406

10,24

Tổng

669.164,7

279.920,4

294.371

(389.244,3) (58,17)

14.450,6

5,16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Sóc Trăng - 10

Nguồn: Phòng Dịch vụ- Marketing

Doanh số thanh toán thẻ là tổng doanh số rút tiền mặt và doanh số chuyển khoản của khách hàng. Số lượng thẻ phát hành chỉ nói lên được số lượng người sử dụng thẻ của ngân hàng là bao nhiêu, còn doanh số thanh toán sẽ cho ta biết được hiệu quả của việc sử dụng thẻ như thế nào. Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh số thanh toán có biến động rò rệt qua các năm. Cụ thể năm 2013 tổng doanh số thanh toán là 669.164,7 triệu đồng, đến năm 2014 thì chỉ đạt 279.920,4 triệu đồng, giảm đến 389.244,3 triệu đồng, tỷ lệ giảm hơn phân nữa so với năm 2013 (58,17%). Năm 2015 thì doanh số thanh toán có tăng lên 14.450,6 triệu đồng so với năm 2014, tương đương với 5,16%. Trong đó doanh số rút tiền mặt chiếm tỷ lệ cao hơn so với chuyển khoản. Về doanh số rút tiền mặt, trong giai đoạn 2013-2015 cũng có sự giảm mạnh từ 603.379,8 triệu đồng (năm 2013) xuống còn 227.134,1 triệu đồng (năm 2014), chênh lệch đến 376.245,7 triệu đồng, tương ứng với 62,36%. Điều này cho thấy số lượng tiền mặt giao dịch trên thị trường đã giảm mạnh, chứng tỏ người dân đã hạn chế việc sử dụng tiền mặt hơn so với năm trước. Tuy nhiên, trong năm 2015 thì doanh số rút tiền mặt có tăng lên 3,98% so với năm 2014. Cụ thể năm 2015 là 236.178,7 triệu đồng, tăng 9.044,6 triệu đồng.

Bên cạnh việc sử dụng thẻ Agribank để rút tiền thì thẻ cũng được sử dụng để chuyển khoản. Nhìn chung doanh số chuyển khoản của khách hàng cũng tăng giảm qua các năm tương tự doanh số rút tiền mặt, ta cũng nhận thấy được doanh số chuyển khoản thấp hơn doanh số rút tiền khá nhiều. Năm 2013, doanh số chuyển khoản là 65.784,9 triệu đồng, năm 2014, doanh số giảm 12.998,6 triệu đồng xuống

còn 52.786,3 triệu đồng, ứng với giảm 19,76%. Năm 2015 doanh số chuyển khoản đạt 58.192,3 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2014 là 5.406 triệu đồng.


Triệu đồng

700.000

600.000

500.000

400.000

300.000

200.000

100.000

0

Doanh số rút tiền mặt

Doanh số chuyển khoản

Năm 2013

Năm 2014

Năm

Năm 2015


603.379,8

227.134,1

236.178,7

65.784,9

52.786,3

58.192,3

Hình 3.4: Đồ thị thể hiện tình hình thanh toán thẻ giai đoạn 2013- 2015

* Về số lượng giao dịch được thực hiện qua hệ thống máy ATM

Bảng 3.7: Số lượng giao dịch được thực hiện qua hệ thống Agribank tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2013- 2015

ĐVT: Lần giao dịch



Khoản mục


Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chênh lệch 2014/2013

Chênh lệch 2015/2014

Số giao dịch

Số giao

%

dịch %


Số lượng giao

dịch rút tiền mặt

92.635

98.638

97.843

6.003

6,48

795

0,81

Số lần giao dịch

chuyển khoản

4.928

5.086

5.521

158

3,21

435

8,55

Tổng số lượng

giao dịch

97.563

103.724

103.364

6.161

6,31

360

0,35

Nguồn: Phòng Dịch vụ- Marketing

Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng giao dịch thực hiện tại các máy ATM tăng lên vào năm 2014 và tương đối giảm ở năm 2015. Cụ thể, số lượng giao dịch rút tiền mặt năm 2013 là 92.635 lần, năm 2014 là 98.638 lần, tăng 6.003 lần giao dịch. Điều

Số lần

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Số lượng giao dịch rút tiền mặt


Số lượng giao dịch chuyển khoản

Năm 2013

Năm 2014

Năm

Năm 2015

này cho thấy, mặc dù trong năm qua doanh số rút tiền mặt giảm mạnh nhưng số lần rút tiền mặt thì lại tăng lên, đó là do trong năm đó số lượng thẻ phát hành tăng lên, nhưng cũng không thể không nhắc đến thói quen rút tiền mặt cũng như sử dụng tiền mặt của người dân vẫn rất cao, mặc dù số tiền rút ra không nhiều. Đến năm 2015 thì số lượng giao dịch rút tiền mặt tương đối giảm với số lượng giảm là 795 lần giao dịch so với năm 2014, tương ứng với 0,81%. Đi đôi với chức năng rút tiền mặt thì chức năng chuyển khoản cũng được thực hiện phổ biến. Nhìn chung số lần giao dịch chuyển khoản đều tăng qua các năm. Năm 2014 số lần chuyển khoản là 5.086, tăng cao hơn năm 2013 là 158 lần (năm 2013 là 4.928 lần). Năm 2015 tiếp tục tăng thêm 435 lần giao dịch so với năm 2014.


98.638 97.843

92.635




























4.928

5.086

5.521














Hình 3.5: Đồ thị về số lượng giao dịch được thực hiện qua hệ thống Agribank

tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2013- 2015

Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy được trong tổng số lượng giao dịch thì giao dịch rút tiền mặt chiếm một tỷ trọng rất lớn (trên 95%). Cho thấy nhu cầu chi tiêu tiền mặt và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân là rất thường xuyên, làm cho số lượng giao dịch rút tiền mặt chiếm ưu thế. Ngược lại với số lượng rút tiền thì số lượng giao dịch chuyển khoản chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 5%) trong tổng số giao dịch, tuy vậy nhưng những con số này có xu hướng tăng lên qua các năm. Đặc biệt ở năm 2015 số lần giao dịch rút tiền mặt giảm xuống, còn số lần chuyển khoản thì tăng lên, chứng tỏ khách hàng nhận thấy được sự tiện ích của việc chuyển khoản, và nếu con số này tăng cao hơn vào những năm sau thì sẽ là dấu hiệu đáng mừng vì sẽ góp phần giảm bớt số tiền mặt tiêu thụ trên thị trường.

* Những địa điểm đặt máy ATM của Ngân hàng

Bảng 3.8: Danh sách địa điểm đặt máy ATM của NHNo&PTNT tại Sóc Trăng


STT

Địa điểm đặt máy

Số lượng

1

Số 6 Hùng Vương, TP.ST

1

2

Bệnh viện Đa Khoa- 17 Pasteur TP.ST

1

3

24 Trần Hưng Đạo, TP.ST

1

4

93 Phú Lợi, TP.ST

1

5

128 Nguyễn Trung Trực TP.ST

1

6

20B Trần Hưng Đạo TP.ST

3

7

Trường Cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng

1

8

18 Hùng Vương TP.ST

1

9

Khu Dân Cư Minh Châu- 64 Quốc Lộ 1, P1, TP.ST

1

10

4 Trần Hưng Đạo TP.ST

2

11

Cty CP Thủy sản Tài Kim Anh, Khu công nghiệp An

Nghiệp, Châu Thành, ST

1

12

Thị trấn Long Phú, Long Phú, ST

1

13

Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, Mý Tú, ST

1

14

53A Lê Lợi Thị trấn Mỹ Xuyên, Mỹ Xuyên, ST

1

15

Cty Út Xi- Hà Bô, xã Tài văn, H.Trần Đề, ST

1

16

45 Nguyễn Huệ, K1, Thị xã Vĩnh Châu, ST

2

17

NHNo Thạnh Trị- 278 Trần Hưng Đạo, ấp 1 huyện Thạn

Trị, ST

2

18

Ấp khu 3, xã Thạnh Phú, Mỹ Xuyên, ST

1

19

Ấp ngọn, xã Thạnh Quới, Mỹ Xuyên, ST

1

20

Ấp 1, thị trấn Ngã 5, huyện Ngã 5, ST

1

21

Số 1, Khóm 3, Phường 1, TX Ngã 5, ST

1

22

234 ấp Trà Quýt A, Châu Thành, ST

1

23

Agribank Ba Xuyên- 1 Lê Lợi P6 TP.ST

1

24

UBND huyện Trần Đề, ấp Giòng Giữa, thị trấn Lịch Hội

Thượng

1

25

Ấp Phú Hòa B, Thị trấn Cù Lao Dung, ST

1

26

PGD Đại Ngãi- ấp Ngãi Hội 2, Đại Ngãi, Long Phú, ST

1

27

Thị trấn Kế Sách, H.Kế Sách, ST

1

Nguồn: Phòng Dịch vụ- Marketing

Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng máy ATM của NHNNo&PTNT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng cũng tương đối rộng với 13 máy tại các điểm trung tâm của thành phố và 19 máy tại các địa điểm khác ở các huyện, nơi có đông dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của những khách hàng ở xa trung tâm thành phố, không có điều kiện đi lại nhiều.

3.2. Phân tích các nhân tố nhân tố hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách

hàng tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng

3.2.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả

* Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp

Bảng 3.9: Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp



Nhóm ngành nghề

Khách hàng chưa giao

dịch với Agribank

Khách hàng có giao dịch với Agribank



Tần suất


Tỷ lệ (%)

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Công nhân/ nhân viên


21

33,3

15

25,9

Công chức/ viên chức


20

31,7

30

51,7

Buôn bán


11

17,5

3

5,2

Sinh viên


6

9,5

2

3,4

Khác5

7,9

8

13,8

Tổng cộng 63

100,0

58

100,0

Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu điều tra

Từ kết quả điều tra trực tiếp những người có sử dụng thẻ, có thể thấy được đa số họ là cán bộ công nhân viên, chiếm tỷ lệ cao nhất là 33,33%, kế đến là thành phần công chức, viên chức nhà nước cũng chiếm tỷ lệ cao tương đương là 31,7% (trường hợp khách hàng chưa giao dịch với Agribank). Còn với đối tượng khách hàng có giao dịch với Agribank thì thành phần công chức, viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất là 51,7%, tiếp theo là công nhân viên với 25,9%. Trong cả hai trường hợp trên ta thấy rằng đối tượng sử dụng thẻ ngân hàng chủ yếu là những công nhân, viên chức nhà nước, đây là những người làm việc trong cơ quan, công ty nên họ sẽ có nhu cầu sử dụng thẻ nhiều hơn do yêu cầu của nơi làm việc, nhằm thuận tiện cho việc trả lương qua thẻ. Đặc biệt đối với công chức, viên chức nhà nước thì việc trả lương qua thẻ là bắt buộc bởi chỉ thị số 20/2007/CT-TTg do Chính phủ quy định.

* Cơ cấu mẫu theo giới tính

Bảng 3.10: Cơ cấu mẫu theo giới tính


Giới tính

Khách hàng chưa giao

dịch với Agribank

Khách hàng có giao dịch với Agribank



Tần suất


Tỷ lệ (%)

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Nam


33

52,4

37

63,8

Nữ


30

47,6

21

36,2

Tổng cộng


63

100,0

58

100,0

Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu điều tra

Về giới tính, trong cả hai trường hợp thì đối tượng khách hàng sử dụng thẻ chiếm đa số là nam. Ở trường hợp khách hàng chưa giao dịch với Agribank thì tỷ lệ nam, nữ không chênh lệch nhiều, với nam chiếm 52,4%, nữ chiếm 47,6%, còn đối với khách hàng có giao dịch với Agribank thì tỷ lệ nam là 63,8%. Có thể thấy nam giới chiếm ưu thế nhiều hơn nữ giới vì đây đa số là đối tượng đi làm, tạo ra được thu nhập cho bản thân, như vậy họ sẽ làm chủ việc chi tiêu và có đủ khả năng chi trả những khoản tiền trong thẻ.

* Về độ tuổi

Bảng 3.11: Độ tuổi của khách hàng



Độ tuổi

Khách hàng chưa giao

dịch với Agribank

Khách hàng có giao dịch với Agribank



Tần suất


Tỷ lệ (%)

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Dưới 18 tuổi


2

3,2

3

5,2

Từ 18 đến 29 tuổi


21

32,3

19

32,8

Từ 30 đến 39 tuổi


20

31,7

21

36,2

Từ 40 tuổi trở lên


20

31,7

15

25,9

Tổng cộng 63

100,0

58

100,0

Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu điều tra

Nhìn chung, về số lượng khách hàng sử dụng thẻ được phân theo độ tuổi ở cả 2 trường hợp chưa giao dịch với Agribank và có giao dịch với Agribank thì tỷ lệ

khách hàng ở từng độ tuổi không chênh lệch nhiều ở 3 nhóm từ 18 tuổi trở lên, mỗi nhóm tuổi này đều có tỷ lệ người sử dụng thẻ chiếm trên 30%. Chứng tỏ nhu cầu sử dụng thẻ ở độ tuổi trưởng thành là tương đương nhau, với những người ở độ tuổi từ 18 đến 30 đa số là những người đã đi làm, năng động, tiếp cận nhiều với công nghệ hiện đại, luôn tìm kiếm sự tiện ích cho bản thân, với những người trên 40 tuổi tại Sóc Trăng thường là những người có con học xa nhà nên nhu cầu sử dụng thẻ cũng rất cao. Còn những người dưới 18 tuổi thì rất ít sử dụng thẻ vì chỉ đủ điều kiện sử dụng thẻ phụ.

* Về thời gian đã giao dịch với ngân hàng

Bảng 3.12: Thời gian đã giao dịch với ngân hàng



Số năm

Khách hàng chưa giao

dịch với Agribank

Khách hàng có giao dịch với Agribank



Tần suất


Tỷ lệ (%)

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Dưới 1 năm


16

25,4

5

8,6

Từ 1 năm đến 2 năm


14

22,2

8

13,8

Từ 2 năm đến 3 năm


12

19,0

7

12,1

Trên 3 năm


21

33,3

38

65,5

Tổng cộng


63

100,0

58

100,0

Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu

điều tra






Về thời gian đã giao dịch với ngân hàng, trường hợp khách hàng chưa giao dịch với Agribank thì nhìn chung số năm sử dụng thẻ phân đều ở các khoản, nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là trên 3 năm với 33,3%, chứng tỏ khách hàng đã sử dụng thẻ của ngân hàng nào thì sẽ có thói quen sử dụng và giao dịch lâu dài với ngân hàng đó. Đối với Agribank thì mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng với ngân hàng càng được thể hiện rò hơn với tỷ lệ khách hàng sử dụng thẻ của Agribank trên 3 năm chiếm đến 65,5% tổng số người đã sử dụng thẻ của ngân hàng.

* Về số lần sử dụng thẻ

Trung bình 1 tháng, khách hàng của các ngân hàng khác thường sử dụng thẻ từ 5 đến 10 lần với tỷ lệ là 58,7% trong tổng số người điều tra. Còn với khách hàng có giao dịch với Agribank thì trung bình 1 tháng số lượng khách hàng sử dụng thẻ dưới 5 lần chiếm tỷ lệ cao nhất với 62,1%. Bên cạnh đó ta cũng thấy được ở cả hai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2022