Quy Hoạch, Đầu Tư Và Nghiên Cứu Khoa Học Ngành Du Lịch


phương tiện vận chuyển công cộng phát triển mạnh. Sân bay Phú Bài được cải tạo nâng cấp đủ khả năng tiếp nhận các loại máy bay cỡ lớn. Cảng Chân Mây hoạt động khá ổn định.

Để phục vụ cho các hình thức nghệ thuật trên sông Hương như hò huế, ẩm thực và vận chuyển khách du lịch đến các di tích hai bên sông, Huế có đội thuyền rồng 125 chiếc, có đầy đủ tiện nghi trị giá khoảng 40 – 50 triệu đồng mỗi chiếc.

2.2.2.2 Nguồn nhân lực

Nhân lực là tâm điểm trong quá trình phát triển ngành du lịch. Vì vậy trong thời gian qua, Lãnh đạo ngành du lịch tỉnh đã đưa ra nhiều chiến lược để đào tạo cho cán bộ nội bộ và nhân lực của các doanh nghiệp du lịch. Kết quả của chính sách đó trong thời gian qua là: (1) tỷ lệ cán bộ nhân viên đã qua đào tạo chuyên môn du lịch khoảng 60 - 70% (trừ lao động giản đơn). Hiện nay, hầu như số lao động có bậc nghề cao đều làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá, DN liên doanh nước ngoài và liên doanh trong nước với nhiều hình thức đào tạo khác nhau; ngoài ra, qua cuộc thi nâng bậc nghề cho cán bộ nhân viên khách sạn do Sở tổ chức cho thấy các doanh nghiệp rất chú trọng đến trình độ tay nghề của nhân viên nhằm tạo ra không khí học tập, thi đua cho lực lượng lao động trong ngành với mục đích ngày càng có nhiều lao động giỏi để nâng cao chất lượng dịch vụ.(2) Cán bộ chuyên trách ở các phòng ban của sở đã được cử đi học các lớp chuyên đề như Nâng cao năng lực quản lý về môi trường du lịch, Sở cũng đã cử cán bộ theo học các lớp đào tạo về du lịch tại Malaysia và Singapore do TCDL tổ chức. Ngoài ra, một số cán bộ Sở được học tập, bồi dưỡng về công tác Đảng, đoàn thể.

Trong năm 2008, Sở du lịch phối hợp với dự án EU tổ chức các khoá tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ trong ngành như: công tác quản lý khách sạn vừa và nhỏ, công tác quản lý nhân sự và áp dụng tiêu chuẩn nghề VTOS (kỹ


năng nghề du lịch) trong khách sạn, kiến thức đánh giá tác động kinh tế về du lịch, kiến thức về phát triển bền vững, kiến thức điều hành tua,...

Các doanh nghiệp đã chủ động trong công tác đào tạo nguồn nhân lực bằng cách cử cán bộ tham dự các khoá tập huấn của dự án EU để đào tạo lại cho nhân viên, bên cạnh đó, còn tổ chức đào tạo tại chỗ do các chuyên gia trong hệ thống hoặc mời thỉnh giảng. Tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ ngoại ngữ bằng cách học đại học bằng 2, thuê giáo viên tiếng Anh về bồi dưỡng ngoài giờ, hoặc lưu hành cẩm nang ngoại ngữ sử dụng riêng của từng khách sạn, ...

Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát của một nhóm nghiên cứu thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm “khám phá mức độ quan tâm của Lãnh đạo Tỉnh và Doanh nghiệp đối với ngành du lịch và việc phát triển du lịch cũng như các chương trình hành động của Tỉnh để phát triển du lịch”. Thực hiện với số mẫu khảo sát là 146 chuyên gia trong các Sở Ban Ngành, nhà quản lý các điểm du lịch và 200 lãnh đạo Doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch, cho thấy các vấn đề về chiến lược phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ

trợ Doanh nghiệp du lịch trong đào tạo nhân lực; và chính sách thu hút nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh thì có khoảng 15%-17% 13 tỷ lệ người không quan tâm đến các vấn đề này. Điều này có thể phản ánh: (1) các kênh thông tin từ người ban hành chính sách đến thực thi chính sách bị gián đoạn; (2) các chính sách này chưa thật sự gắn với nhu cầu nên không góp phần hỗ trợ cho việc phát triển nguồn nhân lực tại các tổ chức hoạt động du lịch.

o Tỷ lệ không ý kiến các doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước khác nhau, chứng tỏ có sự mất cân đối trong kênh thông tin, có thể phản ánh thực trạng là các doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn, như thế dẫn đến dễ đánh mất niềm tin của doanh nghiệp ngoài quốc doanh về tính bình đẳng trong thực thi chính sách.


13 Sở VHTT -DL tỉnh Thừ a Thiên Huế


o Hệ quả của những vấn đề trên là sẽ dẫn đến tình trạng các DN tự đưa ra chính sách đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp mình mà không theo một quy định chung, nghĩa là đào tạo mang tính tự phát. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cũng khó có cơ hội nhận được những thông tin phản hồi từ doanh nghiệp về các chính sách phát triển nguồn nhân lực của mình để làm cơ sở cho việc nâng cao năng lực hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực.

Như vậy, do chính sách và sự phát triển nguồn nhân lực không đáp ứng được tốc độ phát triển của doanh nghiệp nên đã và đang xảy ra tình trạng dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các đơn vị, gây nên sự xáo trộn nhân sự, ảnh hưởng phần nào đến chất lượng dịch vụ.

2.2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

Doanh thu du lịch

Bảng 2.2 Tổng hợp doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991- 2008


Thực hiện

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Năm




1991

11,602

-

1992

23,174

99.74%

1993

41,624

79.62%

1994

70,000

68.17%

1995

93,400

33.43%

1996

102,806

10.07%

1997

116,320

13.15%

1998

140,000

20.36%

1999

154,040

10.03%

2000

190,000

23.34%

2001

232,000

22.11%

2002

302,000

30.17%

2003

280,000

-7.28%

2004

368,000

31.43%

2005

543,400

47.66%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Giải pháp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 - 8

Doanh thu

Tăng trưởng


2006

731,300

34.58%

2007

1,063,550

45.43%

2008

1,143,500

34.6%

Tổng cộng:


5,606,716


35%

Nguồn: Tổng cục du lịch sở Thừa Thiên Huế.

Nhìn vào bảng doanh thu, ta có thể nhận thấy, Huế có một quá trình phát triển tăng đều trong các năm. Duy chỉ có năm 2003 là tốc độ tăng trưởng của doanh thu âm, do dịch SARS trên thế giới. Và trong năm 2008 tuy có giảm so với năm 2007 do sự suy thoái của kinh tế toàn cầu nhưng mức giảm không cao.

Lượng khách du lịch

Bảng 2.3 Lượng khách du lịch đến Huế giai đoạn 1991-2008:


Năm

Khách quốc tế

Khách nội địa

Tổng cộng

Tốc độ

tăng trưởng

1991

14,814

104,674

119,488

-

1992

29,606

140,259

169,865

42.2%

1993

73,992

136,653

210,645

24.0%

1994

128,035

159,115

287,150

36.3%

1995

134,470

142,880

277,350

-3.4%

1996

145,556

149,260

294,816

6.3%

1997

145,000

182,900

327,900

11.2%

1998

150,000

210,000

360,000

9.8%

1999

156,205

231,165

387,370

7.6%

2000

195,000

275,000

470,000

21.3%

2001

232,500

328,000

560,500

19.3%

2002

272,000

391,000

663,000

18.3%

2003

210,000

400,000

610,000

-8.0%

2004

260,000

500,000

760,000

24.6%

2005

369,000

681,000

1,050,000

38.2%

2006

436,000

794,000

1,230,000

17.1%

2007

666,600

851,400

1,518,000

23.4%

2008

790,750

889,250

1,680,000

11%

TC:

4,409,528

6,566,556

10,976,084

18%


2008

Nguồn: Tổng cục du lịch sở Thừa Thiên Huế.

Bảng: 2.4 Lượng khách Quốc tế đến Huế so với cả nước giai đoạn 1996-


Năm

Đến Việt Nam

Đến Huế

Tỉ lệ khách đến Huế so với cả nước

1996

1,607,200

145,556

9.1%

1997

1,715,600

145,000

8.5%

1998

1,520,100

150,000

9.9%

1999

1,781,800

156,205

8.8%

2000

2,140,100

195,000

9.1%

2001

2,330,800

232,500

10.0%

2002

2,628,200

272,000

10.3%

2003

2,429,600

210,000

8.6%

2004

2,927,876

260,000

8.9%

2005

3,467,757

369,000

10.6%

2006

3,583,486

436,000

12.2%

2007

4,171,564

666,600

16.0%

2008

4,225,000

790,750

19.0%

Tổng cộng:

34,529,083

4,028,611

10.8%

Nguồn:Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lượng khách đến Huế thể hiện trong hai bảng 2.3 và 2.4 cho thấy có tăng so với vài năm trước nhưng không đáng kể, nhất là so với năm 2007, luợng khách năm 2008 tăng chưa đạt một nữa mức tăng của năm 2007 so với năm trước.

Lượng ngày khách lưu trú tại Huế.

Bảng 2.5 Lượng ngày khách lưu trú tại Huế



Năm

Lượt khách

Ngày khách

Số ngày lưu trú bình quân

Tổng

Quốc tế

Nội địa

Tổng

Quốc tế

Nội địa

Tổng

QT

1991

119488

14814

104674

205775

24468

181307

1.72

1.65

1.73

1992

169865

29606

140259

282303

46875

235428

1.66

1.58

1.68

1993

210645

73992

136653

379610

140446

239164

1.80

1.90

1.75

1994

287150

128035

159115

510000

238500

271500

1.78

1.86

1.71

1995

277350

134470

142880

523209

247020

276189

1.89

1.84

1.93

1996

294816

145556

149260

515016

250316

264700

1.75

1.72

1.77

1997

327900

145000

182900

528300

266900

261400

1.61

1.84

1.43

1998

360000

150000

210000

692000

280000

412000

1.92

1.87

1.96

1999

387370

156205

231165

702277

299123

403154

1.81

1.91

1.74


2000

470000

195000

275000

900000

370000

530000

1.91

1.90

1.93

2001

560500

232500

328000

1090000

450000

640000

1.94

1.94

1.95

2002

663000

272000

391000

1290900

529000

761900

1.95

1.94

1.95

2003

610000

210000

400000

1180000

410000

770000

1.93

1.95

1.93

2004

760000

260000

500000

1490000

510000

980000

1.96

1.96

1.96

2005

1050000

369000

681000

2080000

729000

1351000

1.98

1.98

1.98

2006

1230000

436000

794000

2472000

872000

1600000

2.01

2.00

2.02

2007

1518000

666600

851400

3081540

1366540

1715000

2.03

2.05

2.01

2008

1,680,000

790,750

889,250




2.07



TC:










Nguồn: Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhìn vào bảng 2.5, ta thấy số ngày lưư trú của khách trong vài năm gần đây có tăng lên (được trên 2 ngày), đây là tín hiệu để chúng ta có quyền hy vọng, nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra cho chúng ta một thách thức để giữ chân khách lưu lại dài hơn.

2.2.2.4 Hoạt động Makerting du lịch.

Nhận thức được tầm quang trọng của Marketing trong dịch vụ du lịch, các nước trên thế giới, mỗi nước một lối đi riêng, đưa ra các chiến lược tiếp thị riêng cho mình. Huế cũng không loại trừ, và điều đó thể hiện qua các hoạt dộng quảng bá du lịch tỉnh nhà trong vài năm gần đây trở nên mạnh hơn. Cụ thể:

- Tổ chức một số chương trình hợp tác du lịch với các địa phương như Mucdahan-Thai Lan, Savanakhet-Lào, Vân Nam, Quảng Tây -Trung Quốc, Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam.

- Tham gia nhiều Hội chợ du lịch trong nước và quốc tế: Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng, ITE TP HCM, Thái Lan, Lào,…

- Phối hợp với Trung tâm truyền hình VN tại Huế xây dựng chuyên mục “Ống kính du lịch” định kỳ hàng tuần để tuyên truyền rộng rãi mọi chủ trương, chính sách về phát triển du lịch

- Trong năm 2008 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức thành công chương trình khảo sát các danh thắng và một số điểm du lịch gắn với


Festival Huế 2008 tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho 26 công ty lữ hành quốc tế Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm giới thiệu, quảng bá cho sự kiện Festival Huế 2008.

- Giữa tháng 3/2008, đã tổ chức đoàn Farmtrip các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn sang làm việc và học tập kinh nghiệm đón khách du lịch tàu biển tại thành phố Bắc Hải-Quảng Tây (Trung Quốc), tham gia quảng bá các sản phẩm du lịch tại Triển lãm quốc tế ITE HCM 2008.

- Tháng 10 năm 2008, nhằm có giải pháp kịp thời cho du lịch trong lúc khó khăn, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức tốt Hội nghị Bàn các giải pháp nhằm phát triển du lịch Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung với sự tham gia của Hiệp hội Du lịch Việt Nam; lãnh đạo Sở VH, TT, DL các tỉnh Miền Trung, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các doanh nghiệp Lữ hành quốc tế lớn của cả nước. Hội nghị đã được nghe nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các đại biểu nhằm giúp cho du lịch Thừa Thiên Huế phát triển.

- Sở đã phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức tốt Festival Huế 2008, các lễ hội truyền thống như vật làng Sình, vật làng Thủ Lễ, Cầu ngư Thuận An; các lễ hội mới như lễ hội Đền Huyền Trân, lễ khánh thành Đền Trần Nhân Tông, kỷ niệm sự kiện 15 Quần thể di tích cố đô Huế, 5 năm Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận di sản văn hoá thế giới, lễ hội Thuận An Biển Gọi, Hương xưa làng cổ,… Chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành xây dựng tua du lịch gắn với các lễ hội để tổ chức đưa khách về tham gia lễ hội.

- Tham gia tuần lễ Việt Nam 2008 tại Nhật Bản nhằm trưng bày giới thiệu về thành tựu, tiềm năng, triển vọng, cơ hội hợp tác đầu tư và phát triển của tỉnh, trong đó tập trung giới thiệu và văn hoá Huế, du lịch TTH.


- Phối hợp với Hiệp hội du lịch tỉnh tham gia Hội chợ du lịch quốc tế ITE tại TP HCM, do Bộ VH, TT và DL đứng ra tổ chức, một số đơn vị đã ký kết được hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước

Kết quả của các hoạt động makerting này đã mang lại cho tỉnh lượng khách quốc tế tăng lên trong vài năm gần đây và nâng cao vị thế du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trên thế giới và các địa phương trong nước. Tuy nhiên, cho đến ngày 01/01/2009 Quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến du lịch Huế mới có hiệu lực nên về chức năng và nhiệm vụ cũng chưa được thống nhất dẫn đến chưa có sự theo dõi, giám sát thường xuyên, làm hạn chế tính hiệu quả và liên tục trong quảng bá. Đồng thời, các chiến lược quảng bá chưa gắn kết nhiều với cộng đồng dân cư. Hơn nữa kinh phí còn hạn chế nên hoạt động quảng bá chưa dám nhân rộng và kéo dài thời gian hơn.

2.2.2.5 Quy hoạch, đầu tư và nghiên cứu khoa học ngành du lịch

a) Quy hoạch: Hiện nay ngành du lịch Huế đã xây dựng được :

- Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch (QHTT PTDL) Thừa Thiên Huế (TTH) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thuộc Tổng cục Du lịch thực hiện đang trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Dự án QHTT PTDL tỉnh TTH đến năm 2015 và định hướng đến 2025 thuê Singapore lập đã được Uỷ ban Nhân (UBND) dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh đề cương và khái toán tổng kinh phí. Hiện đang tiếp tục triển khai.

- Dự án xây dựng quy hoạch phát triển du lịch TP Huế do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ đã triển khai, hiện nay Ban quản lý dự án đang phối hợp với các đơn vị và chuyên gia để thực hiện dự án.

Tính đến nay đã có 2 huyện là Phú Vang, A Lưới đã phê duyệt và đang triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của địa phương. Huyện Phú Lộc tiếp tục xây dựng và triển khai quy hoạch các điểm du lịch trên địa bàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022