Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản tại Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------------


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH 1

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI HẢI PHÒNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản tại Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp - 1

Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Phương Dung

Lớp : Nga 2

Khóa : 44G

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Việt Hoa


Hà Nội - 05/2009


DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẤT ĐỘNG SẢN, FDI VÀ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM 4

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẤT ĐỘNG SẢN 4

1.1.1 KHÁI NIỆM BẤT ĐỘNG SẢN 4

1.1.2. PHÂN LOẠI BẤT ĐỘNG SẢN 6

1.1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA BẤT ĐỘNG SẢN 8

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 9

1.2.1 KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FOREIGN DIRECT INVESTMENT - FDI) 9

1.2.2 ĐẶC ĐIỂM 10

1.2.3 PHÂN LOẠI 11

1.2.4 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 14

1.3 KHUNG PHÁP LÍ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM 16

1.3.1 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 17

1.3.2 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM 20

1.4 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM 25

1.4.1. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 2000 25

1.4.2. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC BĐS TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI HẢI PHÒNG 31

2.1 GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG CHO FDI VÀO BĐS Ở HP 31

2.1.1 LỢI THẾ CỦA HẢI PHÒNG TRONG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC BĐS 31

2.1.2 BẤT LỢI THẾ CỦA HẢI PHÒNG TRONG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC BĐS 37

2.2 THỰC TRẠNG FDI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN Ở HẢI PHÒNG 38

2.2.1 XU HƯỚNG VÀ QUI MÔ ĐẦU TƯ 38

2.2.2 CƠ CẤU ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI HẢI PHÒNG 48

2.2.3 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DỰ ÁN FDI TRONG LĨNH VỰC BĐS Ở HẢI PHÒNG 59

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG FDI VÀO LĨNH VỰC BĐS Ở HP 64

2.3.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN 64

2.3.2 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 69

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI HẢI PHÒNG 79

3.1 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ TỈNH THÀNH PHỐ CỦA VIỆT NAM 79

3.1.1 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC BĐS TẠI TRUNG QUỐC 79

3.1.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC BĐS TẠI ĐÀ NẴNG 82

3.1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC BĐS TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 84

3.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG THU HÚT FDI VÀO BĐS Ở HP 86

3.2.1 ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO BĐS Ở HẢI PHÒNG 86

3.2.2 TRIỂN VỌNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC BĐS TẠI HẢI PHÒNG 87

3.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI HẢI PHÒNG 89

3.3.1 HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN 89

3.3.2 ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC BĐS CỦA HẢI PHÒNG 91

3.3.3 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUY HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN 92

3.3.4 CẢI THIỆN CƠ SỞ HẠ TẦNG 93

3.3.5 ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 94

3.3.6 CÓ CƠ CHẾ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ BĐS 96

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC

* BẢNG:

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

BẢNG 1.1 SỐ DỰ ÁN VÀ VỐN FDI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TỪ 1993 -1996 25

BẢNG 1.2 SỐ DỰ ÁN VÀ VỐN VÀO LĨNH VỰC BĐS TỪ 1997 - 1999 26

BẢNG 1.3 SỐ DỰ ÁN FDI VÀO THỊ TRƯỜNG BĐS TỪ 2000 - 2007 27

BẢNG 1.4 SỐ VỐN FDI VÀO THỊ TRƯỜNG BĐS VIỆT NAM TỪ 2000 - 2007

.............................................................................................................................. 28

BẢNG 1.5 SỐ DỰ ÁN FDI VÀO THỊ TRƯỜNG BĐS GIAI ĐOẠN 2004 - 2007 THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ 29

BẢNG 2.1 SỐ VỐN ĐĂNG KÍ VÀ VỐN PHÁP ĐỊNH VÀO LĨNH VỰC BĐS TẠI HẢI PHÒNG TÍNH 41

ĐẾN T12/2008 41

BẢNG 2.2 QUY MÔ VỐN BÌNH QUÂN CỦA CÁC DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 1991 - 2008 47

BẢNG 2.3 FDI VÀO LĨNH VỰC BĐS PHÂN THEO QUỐC GIA TÍNH ĐẾN T12/2008 49

BẢNG 2.4 FDI VÀO LĨNH VỰC BĐS PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TÍNH ĐẾN T12/2008 51

BẢNG 2.5 FDI VÀO LĨNH VỰC BĐS HẢI PHÒNG PHÂN THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÍNH ĐẾN T12/2008 53

BẢNG 2.6 DANH MỤC DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KCN TẠI HẢI PHÒNG CÓ VỐN FDI GIAI ĐOẠN 1991 - 2008 55

BẢNG 2.7 VỐN THỰC HIỆN VÀO LĨNH VỰC BĐS TẠI HẢI PHÒNG TÍNH ĐẾN T2/2009 59

BẢNG 2.8 SỐ DỰ ÁN ĐIỀU CHỈNH TĂNG VỐN TÍNH ĐẾN T12/2008 61

BẢNG 2.9 DOANH THU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI VÀO LĨNH VỰC BĐS 62

TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2003 - 2007 62

BẢNG 2.10 NỘP NGÂN SÁCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ FDI VÀO LĨNH VỰC BĐS 63

TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2003 - 2007 63

* BIỂU:

Biểu 2.1 Số dự án vào lĩnh vực BĐS giai đoạn 1991 - 2008 38

Biểu 2.2 Vốn thực hiện vào lĩnh vực BĐS tại Hải Phòng giai đoạn 1991 - 2008 46

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo cách gọi của kinh tế học cổ điển thì kinh tế bất động sản (BĐS) là ngành kinh tế xương sống của một quốc gia. Không phải ngẫu nhiên người ta lại đề cao nó như vậy. Kết cấu hạ tầng tạo tiền đề phát triển cho các ngành kinh tế, nó là yếu tố quyết định thu hút đầu tư nước ngoài, làm gia tăng giá trị của đất đai…Vấn đề đặt ra là kết cấu hạ tầng phải luôn đi trước sự phát triển của nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng tốc. Ngược lại, nếu kết cấu hạ tầng đi sau thì chính nó sẽ quay lại kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Việt Nam hiện đang được đánh giá là nền kinh tế mới nổi năng động và đầy tiềm năng vì vậy Nhà nước cần quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của kết cấu hạ tầng nói riêng và thị trường BĐS nói chung. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng của nước ta nói riêng và thị trường BĐS nói chung còn rất lạc hậu và sơ khai, chính vì vậy việc thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thị trường này đóng vai trò rất quan trọng. Hải Phòng là một trong những thành phố phát triển của Việt Nam. Trong những năm qua, Hải Phòng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài và là một trong những thành phố thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. Trong tương lai, thành phố đang phấn đấu là đô thị loại 1 cấp quốc gia và đến năm 2020 cơ bản là thành phố công nghiệp. Chính vì vậy, Hải Phòng cần những dự án đầu tư vào lĩnh vực BĐS để hiện đại hóa kết cấu hạ tầng và đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Nhưng để đẩy nhanh tiến trình này, Hải Phòng đang thực sự cần một nguồn ngoại lực đủ mạnh để tạo đà thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố nội lực hay nói cách khác thành phố đang “khát” nguồn vốn FDI vào lĩnh vực BĐS. Tuy nhiên, trong thời gian qua, dòng vốn FDI vào lĩnh vực BĐS của thành phố còn hết sức hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố. Mặt khác, so với hoạt động FDI trong các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án chưa cao. Do vây, việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS tại Hải Phòng là rất cần thiết.


2. Tình hình nghiên cứu

Thị trường BĐS là một lĩnh vực mới đối với Hải Phòng. Cho đến nay đã có khá nhiều tài liệu, luận văn và công trình nghiên cứu viết về thị trường BĐS Việt Nam và Hà Nội như: Luận văn thạc sĩ kinh tế “Quản lý và phát triển các dự án BĐS có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội” - Phạm Thục Anh, Đại học Ngoại Thương, năm 2007; Luận văn “Thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS của Việt Nam - thực trạng và triển vọng trong giai đoạn hội nhập quốc tế” - Nguyễn Thị Huyền Trang, Đại học Ngoại Thương, năm 2007; Luận văn “Đẩy mạnh thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS của Việt Nam” – Phan Nguyễn Lam Sương, Đại học Ngoại Thương, năm 2007; Luận văn “Thị trường BĐS Hà Nội” - Nguyễn Thị Hồng Nhung, Đại học Ngoại Thương, năm 2008; Luận văn “Thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS tại Hà Nội” – Nguyễn Cẩm Hà, Đại học Ngoại Thương, năm 2008... Đồng thời Nhà nước cũng ban hành các chính sách, luật, nghị định có liên quan đến BĐS và FDI như: Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đất đai năm 2003, Luật Kinh doanh BĐS 2006... Tuy nhiên chưa có nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thể về vấn đề thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS tại Hải Phòng. Nghiên cứu đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản tại Hải Phòng - thực trạng và giải pháp” sẽ đáp ứng nhu cầu đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS tại Hải Phòng.

Đề ra các giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS tại Hải Phòng trong thời gian tới, nhằm phát triển lĩnh vực BĐS tại thành phố nói riêng và góp phần phát triển kinh tế của thành phố nói chung.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS tại Hải Phòng, những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS tại Hải Phòng. Khung thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 2000 đến hết năm 2008.


5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, một số phương pháp sau được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn:

Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Phương pháp thống kê

Phương pháp phân tích và dự báo

Phương pháp so sánh

Trong đó phương pháp chủ yếu là phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp thống kê.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương:

Chương I: Lý luận chung về BĐS và khái quát hoạt động FDI vào lĩnh vực BĐS tại Việt Nam

Chương II: Thực trạng FDI vào lĩnh vực BĐS tại Hải Phòng

Chương III: Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS tại Hải Phòng

Do khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp và thời gian có hạn cũng như việc hạn chế trong tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu nên chắc chắn nội dung khoá luận của em không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Em mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, độc giả và những người quan tâm đến khóa luận này để em có thể hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí