Hồ Sơ Cá Nhân Hết Sức Hữu Ích Trong Việc Giáo Dục Và Nghiên Cứu

Thân chủ sẽ quay lại vào ngày 2/4/2009 sau khi đến bác sỹ nhằm thông báo cho NVXH biết về kết quả kiểm tra thuốc men của cô

-Tránh thái độ phán xét:


Những từ mang tính phán xét

Những từ tốt hơn

Dơ dáy

Vệ sinh kém

Kinh tởm

Không dễ chịu

Lười biếng

Thụ động

Căng thẳng

Lo lắng

Chỉ ngồi một chỗ

Bị động

Lẩm bẩm

Than phiền về…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 8


- Giữ sự cân bằng trong bức tranh bạn thể hiện liên quan đến thân chủ phải bao hàm các yếu tố: Điểm mạnh, yếu, những điểm tích cực đã đạt được…

- Ghi lại những chứng cứ về sự hợp tác hay đồng thuận

VII. Ghi chép hồ sơ cá nhân

Mỗi một cơ sở xã hội lưu trữ những tờ in sẵn gọi là tờ khai tiếp nhận. Tờ khai tiếp nhận có những phần thông tin mà NVXH phải thu thập, bao gồm địa chỉ của thân chủ, các dữ liệu dân số học, lý do chuyển tuyến, hoàn cảnh gia đình. Có cơ sở còn dành khoảng trống trong tờ khai để ghi về gia đình, như tên và chi tiết về tất cả các thành viên trong gia đình, mối quan hệ với thân chủ (cha, mẹ, anh chị em…)

1. Ghi nhật ký

Ngoài việc cung cấp những thông tin trong hồ sơ tiếp nhận, NVXH còn ghi lại những công việc khác như là tiến trình giúp đỡ. Nhật ký của NVXH là để ghi chú lại những biến cố đã xảy ra. Các ghi chú bao gồm tên, địa chỉ, ngày, các điểm chính của các cuộc vấn đàm, những điều quan trọng thu nhặt được từ các cuộc nói chuyện với những người khác như những nhân vật phụ và những người quan trọng khác, các quan sát, những suy luận và các yếu tố của tiến trình CTXH với cá nhân. Vấn đàm được sử dụng ở đây để

chỉ cuộc nói chuyện của NVXH với thân chủ và các thành viên gần gũi trong gia đình. Những nhân vật phụ là những người có quan hệ đặc biệt với thân chủ, có nhiệm vụ cung cấp những thông tin về thân chủ cho NVXH hoặc giúp đỡ thân chủ về phương diện nào đó. Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân, giáo viên dạy cho người đi học là những ví dụ về những nhân vật phụ. Tương tự thế, có thể có những nhân vật phụ khác. Sự liên kết song song giữa nhân viên xã hội và bác sĩ, hoặc giữa NVXH và giáo viên có những sự tương tác với thân chủ trong một mối quan hệ nghề nghiệp. Những người quan trọng là những người có vị trí đặc biệt trong cộng đồng có thể giúp đỡ thân chủ những phương diện vật chất và phi vật chất. Từ những dữ liệu lộn xộn trong nhật ký, NVXH tổ chức một cách có hệ thống nội dung một hồ sơ cá nhân chính thức được lưu giữ tại cơ sở.

2. Mục đích của việc lưu giữ hồ sơ

Hồ sơ dịch vụ xã hội cá nhân phục vụ cho những mục đích quan trọng. Con người chúng ta không ai có thể lưu giữ trong đầu tất cả các thông tin liên quan đến một thân chủ nào đó. Viết lách trở nên quan trọng để đánh giá về mặt xã hội và vạch kế hoạch hành động trong từng trường hợp. Đưa các dữ kiện và các khía cạnh có liên quan vào nhật ký giúp NVXH lượng giá một cách dễ dàng hơn. Vì thế, cần ghi chép thường xuyên đều đặn các dữ kiện của trường hợp cũng như các hoạt động giúp đỡ. Hồ sơ cá nhân cũng cần thiết cho việc quản trị. Chúng cung cấp các dữ kiện để định kỳ xem xét lại công việc của cơ sở về chất lượng cũng như số lượng các dịch vụ. Từ nội dung hồ sơ cá nhân, nhà quản trị có thể phát hiện được NVXH đã sử dụng thời gian như thế nào, ở đâu và vào việc gì; công tác xem xét này cần thiết cho việc đánh giá tính hiệu quả công tác của cơ sở.

3. Hồ sơ cá nhân hết sức hữu ích trong việc giáo dục và nghiên cứu

Hồ sơ cá nhân có nội dung chất liệu đầy đủ trở thành các nguồn giá trị trong việc nghiên cứu trong CTXH. Lĩnh vực nghiên cứu rất cần thiết cho sự phát triển nghề nghiệp. Ngoài ra, các hồ sơ CTXH cá nhân có ích cho việc thực hành, quản trị và nghiên cứu; chúng đáp ứng mục đích phụ trong huấn luyện sinh viên CTXH. Điều quan trọng là CTXH là một nghề xuất phát từ lĩnh vực thực hành, và hồ sơ cá nhân được cơ sở xã hội lưu trữ cho dù thiếu sót vẫn là công cụ giảng dạy trong giáo dục CTXH.

Việc lưu giữ hồ sơ được thực hiện đều đặn khi trường hợp của thân chủ đang tiến hành và dựa vào các chất liệu theo thứ tự thời gian, các tóm tắt được soạn thảo định kỳ vào cuối 3 tháng hoặc 6 tháng. Hồ sơ ghi chép mỗi ngày bao gồm việc ghi lại các sự việc và các biến cố cùng các công việc của tiến trình. Đối với người mới học thì việc ghi chép lại tiến trình là quan trọng. Nhiều chất liệu được đưa vào để làm thành một hồ sơ ghi chép tiến trình.

4. Các chất liệu, thành phần của ghi chép tiến trình

Vấn đàm với thân chủ, giao tiếp với các nhân vật phụ và những người khác, các biến cố khi chúng xảy ra và ý nghĩa của chúng, các đặc điểm tính cách, môi trường vật chất, những khía cạnh đáng lưu ý của truyền thông không lời và những yếu tố của tiến trình CTXH cá nhân không nằm trong các yếu tố kể trên nảy sinh trong tiến trình.

Các cuộc vấn đàm, có thể trình bày nguyên văn hoặc dưới hình thức tóm tắt dưới các hình thức phúc trình viết. Đối với người mới học, việc trình bày nguyên văn các cuộc vấn đàm sẽ rất hữu ích trong việc phân tích nội dung các câu trả lời (cả nội dung tình cảm lẫn sự kiện) của người được vấn đàm, thân chủ và cả người vấn đàm.

5. Chất lượng của một hồ sơ cá nhân tốt

Ở đây, một vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ cá nhân có thích hợp hay không. Những đặc tính nào góp phần làm cho một bộ hồ sơ cá nhân trở thành một tư liệu có giá trị về mặt chuyên môn nghề nghiệp? Những gì mà NVXH trình bày về các thuộc tính của một hồ sơ cá nhân hơn 10 năm về trước có còn thích hợp không? Theo Bristol (1936) thì một hồ sơ cá nhân tốt là dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhìn, có sự rõ ràng, chính xác và khách quan cũng như là có sự thống nhất nhất định về sự tiêu chuẩn hóa.

6. Hồ sơ cá nhân dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhìn

Dễ đọc, dễ hiểu có nghĩa là hồ sơ được viết dưới một văn phòng mà người đọc thấy dễ dàng và thoải mái. Các ý tưởng được sắp xếp mạch lạc trong các câu từ. Dễ nhìn có nghĩa là các sự kiện có thể chọn lọc ra dễ dàng. Để có thể dễ thấy thì nội dung nên sắp xếp thành các đầu đề và ngày tháng chỉ các biến cố. Những công văn, thư từ, các phúc trình y tế và các tài liệu khác được kèm theo hồ sơ ở những nơi thích hợp sẽ dễ thấy hơn. Về phương diện nào đó, sự dễ đọc và dễ nhìn thường đi chung với nhau. Có những yếu tố nếu thêm vào tính dễ nhìn thì làm dễ đọc, dễ hiểu. Hơn thế nữa, điều quan trọng là tờ khai tiếp nhận đầy đủ và chỉ có những chỗ thiếu sót được bổ sung sau thời điểm hoàn thành hồ sơ.

7. Hồ sơ cá nhân phải rõ ràng, chính xác, khách quan

Sự rõ ràng là tránh sự không rõ nghĩa hay mơ hồ làm người đọc nhầm lẫn về ý nghĩa. Sự chính xác nói đến sự rõ ràng chính xác trong từng phát biểu của mỗi người là cách tốt nhất ngăn ngừa sự không rõ nghĩa. Ký hiệu số sử dụng ở những nơi thích hợp. Khi sử dụng những từ ngữ dễ gây hiểu lầm cần chú ý vạch ra những gì mà người viết hàm ý một cách chính xác. Không thể không nói rằng để đảm bảo tính chính xác của sự diễn đạt trong ghi chép hồ sơ, NVXH phải tự mình luyện tập cẩn thận cách sử dụng ngôn từ và cách thu thập thông tin chính xác. Đạt được điều đó với sự khôn khéo và thận trọng không gây ra sự khó chịu cho người cung cấp tin là điều quan trọng mà NVXH cần phát huy.

Tính khách quan là những điều trình bày không bị bóp méo vì cảm nghĩ, khuynh hướng, thành kiến của cá nhân người viết. Để duy trì một mức độ khách quan vừa phải hoặc cao trong việc làm hồ sơ thì cần theo những hướng dẫn sau:

- Mô tả riêng rẽ các biến cố và các tình huống từ những giải thích, các suy đoán và các lượng giá. Ví dụ, khi mô tả hành vi xấu hay hành vi tốt của thân chủ cần tránh xen vào ý kiến bình luận. Những bình luận, góp ý nên để về sau.

- Ghi rõ nguồn gốc thông tin. Không thể xác minh tính trung thực của mỗi mẩu tin. Tuy nhiên, với kiến thức về nguồn tin, NVXH có thể làm những gì cần thiết trong những tình huống ấy như tìm thêm thông tin hoặc kiểm tra tính chân thật của một vài thông tin.

- Những suy đoán và các lượng giá phải được chứng minh bằng các sự kiện. ví dụ, NVXH viết”Thân chủ đang có thói quen nói dối”. Việc trình bày như thế là một sự suy đoán từ bối cảnh giao tiếp trước đây hoặc từ mô tả các biến cố. Nếu các tiền đề để việc chứng minh không xuất hiện trước đó thì chúng phải có mặt sau này vì mục đích chứng minh cho sự thật của việc trình bày là thân chủ đang có thói quen nói dối.

- Học cách dùng các từ như “dường như”, “có vẻ”, “có lẽ” hoặc những biểu lộ như thế vế những điều có khả năng xảy ra trong suy đoán của một người nào đó khi người ấy không thể chiếu cố về sự chắc chắn tuyệt đối của vấn đề.

- Không được để cảm nghĩ riêng tư ảnh hưởng đến sự xét đoán của mình. Liên quan đến các nguyên tắc và kỹ thuật CTXH cá nhân, khái niệm về tự ý thức đã được đề cập đến cũng như đòi hỏi NVXH phát triển mức độ khách quan. Sự tự ý thức và tính khách quan vô tư sẽ giúp NVXH phát triển năng lực nhận thức trong sáng và thái độ khách quan.

8. Thống nhất việc tiêu chuẩn hóa trong các hồ sơ cá nhân là điều mong muốn của các cơ sở xã hội

Việc tiêu chuẩn hóa và sự thống nhất nói đến việc các cơ sở thừa nhận rằng cung ứng dịch vụ cá nhân là một trong những dịch vụ của họ, rằng từng mẫu thông tin và chi tiết của dịch vụ xã hội cá nhân là quan trọng và rằng chúng phải được đưa vào trong hồ sơ cá nhân. Các cơ sở hoạt động vì những mục tiêu khác nhau và kết quả là người ta mong đợi sự đa dạng trong kiểu mẫu các hồ sơ cá nhân. Cung cấp sự đa dạng không loại bỏ khả năng duy trì một khuôn khổ thống nhất liên quan đến một số điểm tham khảo. Tờ khai tiếp nhận của các cơ sở CTXH thường có những khoảng trống để đưa vấn đề của thân chủ, chân dung gia đình và sự đánh giá về mặt xã hội nào đó. Tờ khai tiếp nhận thường được làm ở giai đoạn đầu của CTXH cá nhân. Khi trường hợp của thân chủ tiến triển, NVXH viết vào những tờ còn trống tất cả những gì diễn ra theo thứ tự thời gian. Việc tường thuật này thường là một mớ hổ lốn các yếu tố đánh giá xã hội, các quan sát, các cuộc vấn đàm, lượng giá và các lần

vãng gia. Thật là có giá trị khi định kỳ soạn thảo các tóm tắt về các khía cạnh khác nhau của các tiến trình CTXH cá nhân riêng rẽ và trình bày có hệ thống. Việc làm như thế, ngoài việc giúp hoàn thành xuất sắc công việc có hệ thống còn giúp cho việc học hỏi của NVXH nữa. Nên có các phụ trang về tờ khai tiếp nhận, những bản tóm tắt dịch vụ cá nhân với các mặt khác nhau của tiến trình được giải thích rõ ràng riêng biệt. Tính thống nhất về khuôn khổ giúp cho việc thông tin tốt hơn và dễ dàng hơn giữa các cơ sở cung ứng dịch vụ cá nhân. Nơi nào có sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa thì nội dung của hồ sơ cá nhân tự nó trở thành dữ liệu thứ cấp cho vịêc nghiên cứu – loại nghiên cứu dựa vào dữ liệu của nhiều cơ sở.

Chắc chắn có một sự liên kết giữa chất lượng của một hồ sơ cá nhân với chất lượng công tác của một NVXH. Chất liệu để hoàn thành một hồ sơ cá nhân có được một phần từ thực hành các dịch vụ cá nhân. Không còn nghi ngờ gì nữa, một hồ sơ có giá trị chỉ có được từ việc thực hành giỏi nghề nghiệp. Tuy vậy, có những NVXH giỏi thực hành nhưng lại dở viết lách do thiếu khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ trong cách viết hoặc vì các lý do khác, họ không thể tạo nên một hồ sơ có chất lượng dù họ làm việc rất tốt.

Chương III


THỰC HÀNH HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG


I. Sự loại trừ xã hội


1. Trường hợp điển cứu


Giọt nước mắt của mẹ


Những ông bố bà mẹ mà tôi đã gặp ở khoa Tâm thần bệnh Viện Nhi T.Ư, Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), Bệnh viện Tâm thần ban ngày Hà Nội, một số trung tâm tư vấn đều có khuôn mặt mệt mỏi, âu lo, u uất…

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Quý (đường dây 18001567), một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người trẻ trầm cảm là có lỗi từ phía gia đình. Gia đình không hạnh phúc, bị bố mẹ cấm đoán, phản đối, bắt ép… đều có thể bị trạng thái trầm cảm.

Trong số những bệnh nhân bị trầm cảm, đáng sợ nhất là những người trẻ bị xâm hại tình dục. Nỗi đau đớn, sợ hãi về những chuyện quá khủng khiếp vừa xảy ra đã nhấn chìm họ trong bóng tối. Các chuyên gia và bác sỹ tâm lý rất e ngại khi để phóng viên tiếp xúc với bệnh nhân và dù đã rất cố gắng, tất cả những gì tôi thu được chỉ là ánh mắt đờ đẫn, sự im lặng.

Một số địa chỉ chữa trị các bệnh tâm lý:


- Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

- Đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567

- Bệnh viện Mai Hương (Bệnh viện tâm thần ban ngày à Nội).

- Bệnh viện Tâm thần T.Ư.

- Khoa Tâm bệnh - Viện Nhi T.Ư.

Búc (xin được gọi em bằng tên mà mẹ em thường gọi) là cô bé để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất. Em 15 tuổi nhỏ xinh, đến từ Hưng Yên.


Ít ai biết được em đã bị xâm hại tình dục vào nửa năm trước, khi mẹ đưa em đến với chuyên gia tư vấn thì cô bé ấy có vóc dáng như đứa trẻ 7 tuổi, da xanh như tàu lá, không chịu tiếp xúc với ai, ăn vào là nôn, luôn trong tình trạng hoảng loạn. Người ta lo sợ em phát triển không bình thường về giới.


Để được như ngày hôm nay, mẹ em đã nghỉ làm trong thời gian dài túc trực bên em. “Không cần cháu nó giỏi giang, xinh đẹp, chỉ cần nó trở lại bình thường thôi” – Mẹ Búc nói trong nước mắt.

Mỗi tuần mẹ và em lại bắt xe từ Hưng Yên đến trung tâm tư vấn ở Tôn Đức Thắng (Hà Nội). Sự tận tâm của các chuyên gia tư vấn và tình thương của mẹ đã cứu được em ra khỏi thế giới “người buồn” và đường về nhà không dài dằng dặc nữa.

2. Sự xa rời xã hội


Sỏ đồ về sự xa rời xã hội

Sloi trxã hi

Bnh tâm thn

Tht nghip

Vòng tròn loi trxã hi

Nghèo đói

Vô gia cư

Mt mi quan h

Sc khotâm thn yếu

Khái niệm”sự loại trừ xã hội” hay “hoà nhập xã hội” vẫn là những khái niệm còn tranh luận khá gay gắt ở Phương Tây. Tuy nhiên đây là những thuật ngữ cần thiết để chỉ sự việc một cá nhân nào đó đang bị tách khỏi xã hội và thu mình lại trong một thế giới thu nhỏ cô độc.Những thân chủ có sức khoẻ tâm thần yếu có nguy cơ bị xa rời xã hội là rất cao.

Điểm bắt đầu của loại trừ xã hội là do cá nhân có sức khoẻ tâm thần yếu, họ sẽ thu mình lại và tránh những cuộc giao tiếp. Chính vì vậy hệ lụy tiếp theo là họ sẽ dần mất đi các mối quan hệ xã hội và mất đi các cơ hội trong cuộc sống. Từ đó họ sẽ dần lâm vào cảnh nghèo đói nhưng vấn luôn phải đối mặt với bệnh tâm thần. Họ dần bị loại trừ ra khỏi các nhóm: Đầu tiên là gia đình, trường học, các tổ chức, cộng đồng...và tất nhiên họ sẽ bị rơi vào tình trạng mất việc làm. Đặc biệt rất nhiều người trong số họ không có nhà cửa mà đi lang thang trong tình trạng bị bệnh tâm thần.

II. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự xa rời xã hội


1. Việc làm


Trong công tác xã hội với sức khoẻ tâm thần phải coi việc giải quyết vấn đề việc làm và tham gia thị trường lao động cho người bị bệnh tâm thần như một vấn đề quan trọng. Chỉ khi việc làm được xem là một vấn đề xã hội giúp cải thiện tốt các vấn đề về sức khoẻ tâm thần của các cá nhân, cả về nguyên nhân và kết quả của các vấn đề tâm lý xã hội thì mới giải quyết được cái gốc rễ gây ra bệnh tâm thần ngày càng trầm trọng hơn. Thực tế cho thấy các dịch vụ sức khoẻ tâm thần gia tăng vấn đề thất nghiệp chưa được giải quyết. Có khoảng 50% những người gặp các vấn đề sức khoẻ tâm thần nói chung là do việc mất việc làm, như là kết quả về những khó khăn của họ (Singleton và cộng sự, 2001, Mỹ). Thất nghiệp kéo dài cũng có mối quan hệ với vấn đề làm hại đến sức khoẻ tâm thần (Howarth và cộng sự, 1998, Mỹ) và trong một số trường hợp lại dẫn đến sự tự sát (Lewis và Sloggett 1998, Mỹ). Ngược lại, chính công việc hướng đến làm suy giảm các dấu hiệu về bệnh tâm thần (Drake và cộng sự 1999, Mỹ).

Ở Mỹ, những người trưởng thành có các vấn đề sức khoẻ tâm thần đều có tỷ lệ thất nghiệp cao ở mọi nhóm người khuyết tật khác nhau, chỉ có 24% người trưởng thành có các vấn đề sức khoẻ tâm thần lâu dài là có việc làm (Văn phòng thống kê quốc gia, 2003; Smith và Twomey 2002). Trong một bài viết chưa được xuất bản của Bộ Việc làm và trợ cấp (trích dẫn theo Tunnard 2004:19) cho thấy chỉ có 10% những ngươì có các vấn đề về bệnh tâm thần, ám ảnh, và lo sợ và 23% những người có các vấn đề lo âu và khủng hoảng là có việc làm. Những cha mẹ có các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tâm thần sẽ luôn trải nghiệm những bất lợi của thị trường lao động không chỉ thông qua vấn đề thất nghiệp mà còn thông qua vấn đề việc làm không đầy đủ (có nghĩa là việc làm không thúc đẩy khả năng của các cá nhân) cũng với những vấn đề vắng mặt và thiếu thu nhập của những người có việc làm nhưng lại có các vấn đề lặp lại (Rogers và Pilgrim 2003).

Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và chăm sóc xã hội thường cũng mất khoản tiền lớn về các dịch vụ việc làm và chăm sóc hàng ngày cho những người lớn có các vấn đề sức khoẻ tâm thần, và đó cũng là dấu hiệu mà nhiều cá nhân sử dụng các dịch vụ đó đánh giá được sự trợ giúp mà họ cung cấp (Văn phòng Phó thủ tướng, 2004:54). Mặc dù vậy, cũng có những mối quan tâm mà việc gây quỹ thường bị khoá vào các mô hình cũ về trợ giúp việc làm không mang tính hoà nhập xã hội, cụ thể là các mô hình này tăng cường sự phụ thuộc hơn là các phong trào hướng đến vấn đề việc làm hoà nhập. Có một số lượng lớn các quỹ

sức khoẻ tâm thần và các dịch vụ chăm sóc xã hội vẫn cung cấp hoặc ủy thác các công

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/03/2024