Chỉ Tiêu Thống Kê Cơ Bản Của Các Tổ Chức Tín Dụng Tính Đến 31/12/2013


Theo thống kê từ NHNN, tính đến 31/12/2013, tổng tài sản có toàn hệ thống đạt hơn 5 775 nghìn tỷ đồng, tăng 13.17% so với thời điểm cuối năm 2012, trong khi đó vốn tự có toàn hệ thống đạt hơn 466 nghìn tỷ đồng, tăng 9.61% so với cuối năm 2012, nhờ đó nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 13.25% (nguồn: NHNN www.sbv.gov.vn).

5,755,869

466,926

423,983

Tỷ đồng

6,000,000


5,000,000


4,000,000


3,000,000


2,000,000


1,000,000


0

TỔNG TÀI SẢN CÓ


VỐN TỰ CÓ VỐN ĐIỀU LỆ

Biểu đồ 2.2 : Chỉ tiêu thống kê cơ bản của các tổ chức tín dụng tính đến 31/12/2013

Nguồn: NHNN



TỔNG TÀI SẢN CÓ


2,674

2,316

100,233

166,580

195,123

Khối NHTM Nhà Nước Khối NHTM Cổ Phần

Khối NH Liên Doanh, nước ngoài Khối Công ty tài chính, cho thuê Ngân hàng HTX Việt Nam



18,819

2,035

81,529

128,094

193,536

VỐN TỰ CÓ


Khối NHTM Nhà Nước Khối NHTM Cổ Phần

Khối NH Liên Doanh, nước ngoài Khối Công ty tài chính, cho thuê Ngân hàng HTX Việt Nam



VỐN ĐIỀU LỆ


704,908

2,504,871

2,463,445

65,461 17,183 Khối NHTM Nhà Nước

Khối NHTM Cổ Phần

Khối NH Liên Doanh, nước ngoài Khối Công ty tài chính, cho thuê Ngân hàng HTX Việt Nam


Biểu đồ 2.3: Tổng tài sản có, vốn tự có và vốn điều lệ của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 31/12/2013 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Nguồn: NHNN

Nếu như trong khoảng thời gian trước năm 2005, phần lớn các thương vụ M&A diễn ra giữa các ngân hàng trong nước với nhau, và từ 2005 – 2011 là việc các ngân hàng nước ngoài đầu tư vốn vào các ngân hàng trong nước, thì từ 2011 đến nay là thời điểm các ngân hàng trong nước thực hiện mua bán sát nhập với nhau nhằm tái cơ cấu lại tổ chức tín dụng.

Điển hình như trước 2005, rất nhiều NHTM cổ phần nông thôn đã được mua lại và sáp nhập. NHTMCP Phương Nam đã mua lại các ngân hàng: NHTMCP Nông thôn Đồng Tháp, Ngân hàng Châu Phú, Ngân hàng Đại Nam và Ngân hàng Cái Sắn. NHTMCP Sài Gòn Thương Tín mua Ngân hàng Nông thôn Thanh Thắng. Từ sau năm 2005, các hoạt động M&A ở khu vực NHTMCP đã thay đổi nhờ sự tham gia của các đối tác nước ngoài đầu tư vốn vào ngân hàng và trở thành nhà đầu tư chiến


lược, như Ngân Hàng Standard Chartered (SCB) trở thành đối tác chiến lược của ACB từ tháng 6/2005, Oversea Chinese Banking Corporation Limited (OCBC) đầu tư vào Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) từ 2006…Sự tham gia của các đối tác nước ngoài ở các NHTMCP đã thực sự trở thành xu hướng ngày càng gia tăng ở ngành ngân hàng Việt Nam. Việc tham gia vào các NHTMCP sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài tiết kiệm thời gian và chi phí khi lần đầu bước chân vào một thị trường mới và đổi lại, các NHTMCP sẽ nhận được không chỉ vốn mà còn có sự hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật tốt hơn từ những nhà đầu tư chiến lược này. Còn trong những tháng đầu 2011, hệ thống ngân hàng Việt Nam đứng trước nguy cơ đổ vỡ, mất thanh khoản bộ phận và vấn đề nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đã khẩn trương xây dựng Đề án “Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, với mục tiêu đảm bảo tính thanh khoản, tránh đổ vỡ, bù đắp đầy đủ mọi tổn thất của những ngân hàng bị xử lý. Điển hình cuối năm 2011, ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) là trường hợp đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước tuyên bố hợp nhất tự nguyện kể từ khi chủ trương tái cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng được triển khai vào tháng 10/2011, tiếp sau đó, ngày 28/8/2012, NHTM cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) chính thức sát nhập vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB), gần đây nhất, trong năm 2013, ngành ngân hàng tiếp tục đón nhận các thương vụ sát nhập khác như: Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) sát nhập với Ngân hàng Đại Á (DaiABank), giữ nguyên tên ngân hàng HDBank; Tổng công ty Cổ phần Tài chính dầu khí Việt Nam (PVFC) sát nhập với Ngân hàng Phương Tây (WesternBank), đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank)…Sau hơn 2 năm quyết liệt triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, rủi ro hệ thống đã từng bước được kiểm soát, nguy cơ đổ vỡ hệ thống từng bước được đẩy lùi. Hoạt động của các tổ chức tín dụng về cơ bản an toàn, lành mạnh, trật tự kỷ cương thị trường đã được khôi phục và duy trì ổn định.

Về mặt huy động, trước tình trạng nguồn vốn ứ đọng khiến các ngân hàng liên tiếp hạ lãi suất trong tháng nhằm giảm chi phí vốn. Tháng 3/2014 sau khi


NHNN ban hành thông tư 07/2014/TT-NHNN về việc giảm trần lãi suất huy động bằng đồng VND tại các kỳ hạn ngắn, các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất và một số ngân hàng giảm lãi suất dưới mức trần 0.5-1% ở các kỳ hạn ngắn 1 đến 3 tháng. Cụ thể, diễn biến trần lãi suất huy động VND qua các thời kỳ như sau:

Bảng 2.15: Diễn biến trần lãi suất huy động VND qua các thời kỳ.

Nguồn: tác giả tổng hợp


Từ 2007- 2011

Chưa áp trần lãi suất huy động

28/09/2011

14%

13/03/2012

13%

11/04/2012

12%

28/05/2012

11%

11/06/2012

9%

24/12/2012

8%

26/03/2013

7.5%

28/06/2013

7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm tại thành phố Hồ Chí Minh - 14


Còn đối với huy động bằng USD, trần lãi suất huy động USD theo thông tư 06/2014/TT-NHNN cũng được NHNN điều chỉnh giảm đối với khách hàng cá nhân từ 1.25% xuống còn 1.0%. Trần lãi suất huy động USD đối với khách hàng doanh nghiệp được giữ ở mức 0.25%.

Với người dân, lãi suất liên tục giảm, xuống thấp nhất trong gần cả chục năm qua, nhưng họ vẫn chọn gửi ngân hàng, một phần gắn với niềm tin vào đồng Việt Nam, một phần phản ánh họ bí bách, không có kênh đầu tư nào thực sự hấp dẫn và đại chúng để dùng vốn. Do đó theo báo cáo của Vụ Chính Sách Tiền tệ được công bố ngày 05/05/2014, huy động vốn tiếp tục là điểm sáng trong 4 tháng đầu năm 2014 với mức tăng trưởng khá. Tính đến ngày 22/4/2014, huy động vốn của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tăng 3,09% so với đầu năm, trong đó huy động vốn bằng VND tăng 4,26%, huy động vốn bằng ngoại tệ giảm 3,98%.

Nếu như những năm trước, hầu hết người dân chỉ chọn gửi các kỳ hạn ngắn để chủ động và linh hoạt hơn trong sử dụng vốn nắm bắt các cơ hội đầu tư; đồng


vốn của họ năng động, tính lỏng cao hơn trong cơ cấu tiền gửi, thì từ năm 2013 đến nửa đầu 2014 có một sự dịch chuyển trong cơ cấu tiền gửi, tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn dài đã tăng lên (có thể chiếm tới 30-40%), đồng USD trở nên kém hấp dẫn, lượng tiền gửi USD đã giảm tới 3,98%, trong khi hầu hết thời gian năm 2013 đều tăng ở mức độ hai con số, thậm chí cuối 2013 có thời điểm tăng gần 19%.


TÓM TẮT QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU


Tổng hợp lý thuyết

Thang đo sơ bộ


Nghiên cứu định tính

- “Phỏng vấn tay đôi” mẫu 12 người


Điều chỉnh thang đo

- Điều chỉnh sao cho dễ hiểu đối với người dân TPHCM và bổ sung những ý kiến mới.



Nghiên cứu định lượng

Thang đo chính thức

-Khảo sát trên 245 mẫu


Độ tin cậy: đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha

Đánh giá chất lượng thang đo

Tính giá trị: đo lường bằng Phương pháp phân tích nhân tố EFA

Chạy hồi quy



Phân tích kết quả

BẢNG CÂU HỎI THẢO LUẬN

Xin chào các anh/ chị !

Tôi là Trần Minh Hiếu, học viên Cao Học Kinh Tế ngành Ngân hàng khóa 22 trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Hiện nay tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm tại TPHCM”. Mong Anh/Chị dành chút thời gian để trả lời bảng câu hỏi thảo luận này. Mọi thông tin Anh/Chị cung cấp dưới đây sẽ được bảo mật và chỉ đơn thuần nhằm mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích nào khác.

Xin lưu ý Anh/Chị: không có quan điểm nào là đúng và cũng không có quan điểm nào là sai, tất cả quan điểm của Anh/Chị thể hiện qua việc trả lời bản câu hỏi thảo luận này đều giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu của tôi.

Phần I: Tổng quát về quá trình sử dụng và đánh giá dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng tại TPHCM

1. Anh/Chị đã từng biết đến hoặc đã từng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân tại các ngân hàng chưa? Và đó là những ngân hàng nào ?

2. Anh/Chị sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm này được bao lâu?

3. Anh/Chị vui lòng đánh giá mức độ quan trọng của 9 nhân tố dưới đây khi anh/chị quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm (đánh số thứ tự từ 9 đến 1 theo mức độ quan trọng giảm dần):

Lợi ích tài chính của khách hàng

Các yếu tố về sản phẩm tiền gửi tiết kiệm

Chính sách chăm sóc khách hàng của Ngân Hàng

Thuận tiện giao dịch

Giải quyết sự cố nhanh chóng, kịp thời

Hình ảnh Ngân Hàng

Các yếu tố về nhân viên Ngân Hàng

An toàn tiền gửi

Sự giới thiệu


Phần II: Đánh giá thang đo

Bây giờ tôi đưa ra lần lượt từng phát biểu liên quan đến tiền gửi tiết kiệm tại một ngân hàng X (NH X)- là một trong số các ngân hàng mà Anh/Chị lựa chọn để gửi tiền tiết kiệm. Ứng với mỗi phát biểu xin Anh/Chị vui lòng trả lời gíúp tôi 3 câu hỏi sau:

(1) Anh/ chị có hiểu phát biểu này không? Nếu không, vì sao?

(2) Anh/chị có muốn thay đổi, bổ sung phát biểu cho rò ràng, dễ hiểu hơn không?

(3) Anh/ chị có phát biểu hay bổ sung gì mới không ?

Phát biểu về yếu tố lợi ích tài chính:

1. Tôi gửi tiết kiệm tại NH X vì NH X có lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao.

2. Tôi gửi tiết kiệm tại NH X vì NH X có các loại phí phát sinh thấp.

Phát biểu về yếu tố sản phẩm:

3. Tôi gửi tiết kiệm tại NH X vì sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của NH X đa dạng, phong phú.

4. Tôi gửi tiết kiệm tại NH X vì NH X có các chương trình khuyến mãi kèm theo.

Phát biểu về yếu tố chăm sóc khách hàng:

5. Tôi gửi tiết kiệm tại NH X vì tại NH X có thời gian chờ đợi ngắn.

6. Tôi gửi tiết kiệm tại NH X vì NH X có các thủ tục, quy trình đơn giản và chính xác.

7. Tôi gửi tiết kiệm tại NH X vì NH X có chính sách tư vấn và làm thủ tục tận nhà.

8. Tôi gửi tiết kiệm tại NH X vì NH X có chính sách cho khách hàng thân thiết.

9. Tôi gửi tiết kiệm tại NH X vì NH X tặng quà vào các dịp lễ, tết, sinh nhật…

Phát biểu về yếu tố Thuận tiện giao dịch:

10. Tôi gửi tiết kiệm tại NH X vì NH X có mạng lưới rộng khắp.

11. Tôi gửi tiết kiệm tại NH X vì NH X có chính sách giao dịch ngoài giờ.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí