Giải Thích Sự Tác Động Của Các Biến Có Ý Nghĩa Thống Kê Trong Mô Hình


hàng không. Thông qua nhận xét tình hình thực tế tiến hành phân tích các yếu tố tác động lên mô hình sau đó sử dụng các kiểm định cơ bản trong thống kê để kiểm tra đánh giá các tiêu chí trên.

Bài nghiên cứu dùng mô hình hồi quy Probit để tìm ra nguyên nhân giải thích vì sao một số DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng nhưng số khác thì không. Đồng thời thông qua việc giải thích kết quả mô hình hồi quy có thể tiến hành so sánh và nghiên cứu tình hình trên địa bàn để đưa ra kiến nghị thích hợp giúp các DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.

3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thiết‌‌

3.2.1. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cứu:

“Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?”

- Giả thiết nghiên cứu:

o Giả thiết H1: có sự mối tương quan đồng biến giữa số năm hoạt động và khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

o Giả thiết H2: có sự mối tương quan đồng biến giữa ngành thương mại dịch vụ và khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

o Giả thiết H3: có sự mối tương quan đồng biến giữa kinh nghiệm của chủ DNNVV và khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

o Giả thiết H4: có sự mối tương quan đồng biến giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

o Giả thiết H5: có sự mối tương quan đồng biến giữa doanh thu doanh nghiệp và khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

o Giả thiết H6: có sự mối tương quan nghịch biến giữa độ thanh khoản và khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

o Giả thiết H7: có sự mối tương quan đồng biến giữa mục đích vay vốn để bổ sung vốn lưu động và khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.


3.2.2. Mô hình đề xuất của đề tài nghiên cứu‌

Yi = Ci + β1Namhoatdongi + β2Nganhi + β3Kinhnghiemi + β4Quymoi + β5Doanhthui

+ β6Thkhoani + β7Mucdichi + ωi

Trong đó:

- Y: là biến phụ thuộc được hồi quy theo biến giải thích và được xem xét liệu rằng DNNVV có vay vốn ngân hàng hay không, nên tác giả chọn quan sát như sau:

Y =

1 nếu Y ≥ 0

Do đó, Y là biến nhị phân được mã hóa là 1 nếu DNNVV vay vốn ngân hàng và 0 nếu ngược lại.

0 nếu Y < 0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 9

- C: là hằng số.

- Namhoatdong: Số năm hoạt động của DNNVV.

- Nganh: biến giả được mã hóa là 1 nếu DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và 0 nếu ngược lại.

- Kinhnghiem: Số năm kinh nghiệm trong ngành của chủ doanh nghiệp.

- Quymo: logarit giá trị tổng tài sản của DNNVV.

- Doanhthu: logarit giá trị tổng doanh thu của DNNVV.

- Thkhoan: tỷ lệ phần trăm về giá trị độ thanh khoản của DNNVV.

- Mucdich: biến giả được mã hóa là 1 nếu DNNVV vay vốn với mục đích sản xuất kinh doanh và 0 nếu ngược lại.

- ω: sai số được giả định là phân phối chuẩn theo mô hình

- β: hệ số góc của các biến độc lập tương ứng

3.3. Một số đặc tính của mẫu điều tra‌

Trước khi đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, ta cần tìm hiểu sơ lược về đặc điểm của DNNVV trên địa bàn nghiên cứu thông qua 80 chủ doanh nghiệp được lựa chọn để phỏng vấn.

Về số năm hoạt động, các DNNVV trong mẫu điều tra có thâm niên kinh doanh trên thị trường từ 1 năm đến 18 năm, trong đó số năm hoạt động trung bình là 9,64 năm. Đây là những doanh nghiệp hiện đang kinh doanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh mà không phân biệt ngành nghề kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều


trải qua những giai đoạn phát triển từ khi thành lập đến phát triển và cuối cùng là “thu hoạch” lợi nhuận. Sự khác biệt về số năm hoạt động của doanh nghiệp cũng tạo ra sự khác biệt trong khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Ngân hàng cần nắm rò đối tượng DNNVV chủ yếu của mình để có chính sách tác động phù hợp với mục đích vay vốn của họ.

Bảng 3.2 Số năm hoạt động của DNNVV

Đơn vị tính: Năm


Có vay không

Năm hoạt động trung bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Số lượng DNNVV

Có vay

10,91

1

18

137

Không vay

7,16

2

13

70

Tổng

9,64



207

[Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra]

Đa số DNNVV có các nhà lãnh đạo trẻ với số năm kinh nghiệm bình quân là 6,69 năm. Trong đó, số nhà lãnh đạo có kinh nghiệm dưới 7 năm chiếm trên 60% trong tổng mẫu điều tra. Con số này cho thấy các chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm khá cao trong sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm trong công ty, cũng như các công việc khác trong xây dựng chiến lược kinh doanh như đưa ra những quyết định quan trọng nào đó.

Bảng 3.3 Số năm kinh nghiệm của chủ DNNVV

Đơn vị tính: Năm


Có vay không

Năm kinh nghiệm trung bình

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Số lượng DNNVV

Có vay

6,58

1

13

137

Không vay

6,90

1

13

70

Tổng

6,69



207

[Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra]

Bên cạnh đó, xét trên các chỉ tiêu trong bảng báo cáo tài chính doanh nghiệp, ta thấy sự chênh lệch khá lớn về quy mô bình quân, doanh thu bình quân và độ thanh khoản bình quân giữa hai nhóm DNNVV hiện đang có vay vốn ngân hàng và không vay vốn ngân hàng. Thông tin chi tiết được thể hiện trong bảng sau:


Bảng 3.4 Số chỉ tiêu tài chính cơ bản của DNNVV

Đơn vị tính: Triệu đồng, Số DNNVV


Có vay không

Giá trị trung bình

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Số lượng DNNVV

Quy mô trung bình

Có vay

339.895

3.571.340

5.500

137

Không vay

83.735

717.152

1.260

70

Tổng

253.271



207

Doanh thu trung bình

Có vay

118.415

396.620

2.796

137

Không vay

65.787

363.217

1.324

70

Tổng

100.618



207

Độ thanh khoản bình quân

Có vay

0,0345

0,0946

0,0013

137

Không vay

0,2372

0,8524

0,0272

70

Tổng

0,1031



207

[Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra]

Đa số những DNNVV có quy mô và doanh thu trên 100 tỷ dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn so với các DNNVV khác. Độ thanh khoản bình quân là 10,31% - các DNNVV thường duy trì và quản lý dòng tiền mặt (bao gồm cả những khoản tiền trong tài khoản thanh toán tại ngân hàng) khá lớn so với tổng tài sản, điều này có thể hiểu do đặc thù kinh doanh của các DNNVV là kinh doanh với doanh số từng giao dịch không lớn và tầng suất giao dịch cao nên nguồn tiền luân chuyển bình quân ổn định cao. Vì là DNNVV đa phần là sở hữu tư nhân nên hoạt động kinh doanh của họ dựa vào nguồn vốn của mình là chính, do đó việc thận trọng trong quản lý thanh khoản là điều tất nhiên.

Qua khảo sát về nhu cầu vốn kinh doanh, một con số rất ấn tượng là 85,99% các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, nhìn lại con số 66,18% tỷ lệ các doanh nghiệp đang vay vốn ngân hàng cho thấy một lượng lớn các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ vốn của ngân hàng nhưng không thể tiếp cận, chưa kể đến các doanh nghiệp hiện đang vay vốn nhưng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu và vẫn cần vay thêm nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là chính (chiếm tỷ lệ 73,43%/ tổng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp).


3.4. Kết quả nghiên cứu‌

Bảng 3.5 Kết quả hồi quy mô hình Probit


Biến

Hệ số góc (dF/dx)

Giá trị Z

Giá trị P

Namhoatdong

0,066568

2,81

0,005***

Nganh

0,267687

1,87

0,062*

Kinhnghiem

-0,074180

-2,42

0,015

Quymo

0,259299

2,24

0,025**

Doanhthu

0,362434

1,96

0,050**

Thkhoan

-9,643855

-5,56

0,000***

Mucdich

0,241807

1,69

0,091*

Tổng số quan sát


207

Giá trị log của hàm gần đúng


-34,026

Giá trị kiểm định của Chi bình phương


196,83

Hệ số xác định R2 (%)


74,31

Ghi chú: * Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%, ** có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%,

*** Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%.

[Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả]

3.4.1. Các kiểm định cần thiết

Kiểm định tương quan của các biến đưa vào mô hình

Giả thiết H0: Các biến đưa vào mô hình không có mối quan hệ với nhau H1: Các biến đưa vào mô hình có mối quan hệ với nhau

Dùng kiểm định Spearman về tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc bằng phần mềm Stata ta có:

Pearson chi2(199) = 126,45

Khả năng xác suất > chi2 = 1,0000

Giá trị tra bảng χ2 = 126,45 > 1,0000 (giá trị tính được)

Chấp nhận giả thiết H0: Các biến đưa vào mô hình không có quan hệ với nhau. Do đó, các biến đưa vào mô hình là phù hợp.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Mức độ dự báo đúng của mô hình đạt 94,69% được trình bày trong phần phụ lục. Mô hình hồi quy ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV phù hợp ở mức cao. Giá trị ước lượng của biến


phụ thuộc sẽ sát với giá trị thực tế ứng với các mẫu cho trước trong mô hình là 94,69%.

Hệ số xác định R2 = 74,31% cho biết phần biến thiên của việc tiếp cận vốn

tín dụng ngân hàng được giải thích bởi 74,31% của các yếu tố có ý nghĩa đưa vào mô hình, 25,69% còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác không được nghiên cứu trong mô hình.

Kiểm định từng tham số βi đưa vào mô hình

Giả thiết H0: βi = 0 Biến đưa vào mô hình không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV

H1: βi ≠ 0 Biến đưa vào mô hình ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV

Trong kết quả hồi quy của hàm Probit, do là hàm hồi quy của biến giả nên các hệ số trong hàm hồi quy sẽ không trực tiếp biểu diễn mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà dùng hệ số góc để giải thích sự thay đổi của biến độc lập lên biến phục thuộc là ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

Theo kết quả mô hình hồi quy, trong tổng số 7 biến đưa vào mô hình thì tất cả các biến đều có hệ số ước lượng khác 0 và hệ số góc khác 0. Các biến này đều có ý nghĩa trong mô hình.

Dựa vào giá trị kiểm định t cho từng biến có ý nghĩa thống kê khác 0 ở mức ý nghĩa từ 10% đến 1% có 6 biến được chọn có ý nghĩa trong mô hình là namhoatdong (Số năm hoạt động của DNNVV), nganh (Ngành nghề kinh doanh của DNNVV), quymo (Quy mô tổng tài sản của DNNVV), doanhthu (Giá trị doanh thu của DNNVV), thkhoan (Độ thanh khoản) và mucdich (Mục đích vay vốn của DNNVV).

3.4.2. Giải thích sự tác động của các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình

- Namhoatdong: Số năm hoạt động của DNNVV. Đây là biến định lượng với đơn vị tính là năm, hệ số ước lượng của biến này là 0,066568. Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, dấu hệ số phù hợp với dấu kỳ vọng. Điều này là đúng với thực tế hiện nay trong khu vực các DNNVV. Như đã phân tích ở trên, số năm hoạt động


của doanh nghiệp càng nhiều thì doanh nghiệp càng có kinh nghiệm kinh doanh, có nhiều tiếng tâm và càng có nhiều uy tín trong giao dịch. Vì thế số năm hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thì doanh nghiệp càng dễ dàng trong việc tiếp cận vay vốn từ các tổ chức tín dụng.

- Nganh: Ngành nghề kinh doanh của DNNVV. Đây là biến giả có hệ số góc là 0,267687. Dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kỳ vọng, có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Điều này cho thấy các DNNVV kinh doanh trong ngành thương mại dịch vụ dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng hơn so với doanh nghiệp ở ngành kinh doanh khác.

- Quymo: Quy mô tổng tài sản của DNNVV. Đây là biến định lượng với đơn vị tính là triệu đồng. Khi đưa vào mô hình phân tích, tác giả chuyển giá trị quy mô sang log để giảm bớt sự chênh lệch giá trị giữa các mẫu điều tra. Hệ số ước lượng của biến này là 0,259299. Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, dấu hệ số phù hợp với dấu kỳ vọng. Điều này cho thấy các DNNVV có quy mô tổng tài sản càng lớn càng dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng.

- Doanhthu: Giá trị doanh thu của DNNVV. Đây là biến định lượng với đơn vị tính là triệu đồng. Khi đưa vào mô hình phân tích, tác giả chuyển giá trị quy mô sang log để giảm bớt sự chênh lệch giá trị giữa các mẫu điều tra. Hệ số ước lượng của biến này là 0,362434. Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, dấu hệ số phù hợp với dấu kỳ vọng. Điều này cho thấy các DNNVV có doanh thu càng lớn càng dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng

- Thkhoan: Độ thanh khoản. Hệ số ước lượng của biến này là -9,643855, dấu hệ số phù hợp với dấu kỳ vọng và biến có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Công ty có chỉ số độ thanh khoản càng cao, chứng tỏ nguồn tiền của họ là khá lớn so với tổng tài sản. Vì vậy, công ty dễ dàng rút tiền ra khỏi hoạt động kinh doanh của mình, điều này khiến cho các ngân hàng nghĩ rằng công ty đang chuyển những rủi ro trong kinh doanh cho ngân hàng, và điều tất nhiên sẽ gây tác động ngược chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng. Từ kết quả


nghiên cứu, cứ 1% độ thanh khoản tăng lên sẽ tác động giảm 10% khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

- Mucdich: Mục đích vay vốn. Hệ số ước lượng của biến này là 0,241807, dấu hệ số phù hợp với dấu kỳ vọng và biến có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Từ kết quả nghiên cứu, doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn sản xuất kinh doanh sẽ dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn là vay vốn để phục vụ cho các mục đích khác như đầu tư tài sản cố định chẳng hạn.

Qua mô hình nghiên cứu, biến Y là một biến nhị phân cho biết khi nào xảy ra hoặc không xảy ra một sự kiện và sự kiện ở đây là doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng hay không.

Xét về 6 biến số có ý nghĩa trong mô hình là Số năm hoạt động của DNNVV, Ngành nghề kinh doanh, Quy mô tổng tài sản, Doanh thu, Độ thanh khoản và Mục đích vay vốn của DNNVV, các biến này càng lớn thì xác suất xảy ra sự kiện tức là Y càng lớn. Hay nói khác đi, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh, ngành nghề thương mại dịch vụ, quy mô tổng tài sản cao, tình hình tài chính của doanh nghiệp có độ thanh khoản thấp, phát sinh nhu cầu vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022