Dựa vào những lý thuyết về nguồn nhân lực đã được nêu ở trên, nguồn nhân lực có thể định nghĩa là tổng hợp về số lượng và chất lượng con người của một công ty, tổ chức hay một quốc gia. Nguồn nhân lực được coi là những tiềm năng có tác động tới mọi hoạt động trong xã hội nói chung và trong doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia nói riêng.
1.1.1.2. Khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm khá rộng. Theo PGS. TS Trần Xuân Cầu và PGS. TS Mai Quốc Chánh chất lượng nguồn nhân lực bao gồm những nét đặc trưng của một con người có, nó được biểu hiện thông qua các chỉ số: sức khỏe, trình độ chuyên môn, học vấn và phẩm chất. Chất lượng nguồn nhân lực chịu sự ảnh hưởng của phát triển kinh tế xã hội và các chính sách đầu tư phát triển nguồn lực của chính phủ.
Cũng cùng những quan điểm trên, theo GS. TS Vũ Thị Ngọc Phùng, chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua các yếu tố về sức khỏe, tri thức, năng lực của họ. Theo như quan điểm này, có thể hiểu chất lượng nguồn nhân lực chính là những yếu tố bên trong một con người có.
Theo quan điểm của Bùi Văn Nhơn về chất lượng nguồn nhân lực, ông cho rằng: chất lượng nguồn nhân lực bao gồm ba yếu tố chính: trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội. Trong đó, ông chỉ ra rằng trí tuệ tức là trí lực bao gồm: trình độ học vấn, kỹ năng lao động, thực hành; thể chất là thể lực chính là sức khỏe cơ thể và tinh thần; phẩm chất tâm lý xã hội là tâm lực gồm: đạo đức, phẩm chất con người.
Dựa theo những quan điểm mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra, chất lượng nguồn nhân lực có thể hiểu là những giá trị của con người bao gồm các yếu tố về phẩm chất, trí tuệ và thể chất. Trong kinh doanh, các yếu tố đại diện cho chất lượng nguồn nhân lực có thể hiểu như sau:
Phẩm chất: bao gồm tác phong, tinh thần mà một người lao động có như sự tương tác với đồng nghiệp, quản lý, tác phong trong công việc (giờ giấc đi làm, thời gian hoàn thành công việc…), ý thức và trách nhiệm trong những công việc được giao.
Trí tuệ: hay còn được gọi là trí lực, là trình độ học vấn, năng lực trí tuệ mà một người lao động có. Trí tuệ bao gồm cả năng lực làm việc, kinh nghiệm trong công việc. Trí tuệ là yếu tố quan trọng quyết định phần lớn hiệu quả trong công việc mà người lao động được giao.
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam - 1
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam - 2
- Chính Sách Khen Thưởng, Khuyến Khích Người Lao Động
- Mô Hình Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Nguồn Nhân Lực
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo Và Phân Tích Nhân Tố
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Thể chất: hay còn được gọi là thể lực, là trạng thái sức khỏe, tinh thần của người lao động trong công việc. Mọi công việc dù nặng hay nhẹ đều đòi hỏi người lao động cần có thể lực tốt, có vậy công việc mới đạt được hiệu quả cao.
1.1.1.3. Vai trò của chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mọi hoạt động trong xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là một vũ khí mạnh trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Nó không chỉ giúp cho các doanh nghiệp gia tăng sản xuất mà còn góp phần tạo doanh nghiệp thành một khối vững mạnh về sự đoàn kết.
Vai trò của chất lượng nguồn nhân lực không chỉ thực hiện việc sản xuất mà còn giúp định hướng, thúc đẩy quá trình thực hiện các chính sách hoạt động. Chất lượng nguồn nhân lực là chiếc gương phản ánh các hoạt động về kinh tế, văn hóa, quá trình đổi mới của doanh nghiệp.
Theo các nghiên cứu thực tế vai trò của chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh như sau:
Theo Nataliia Hunko (2013), hoạt động kinh doanh hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao đạt được nhờ sự kết hợp tối ưu của tất cả các nguồn lực doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn nhân lực. Việc sử dụng không hiệu quả nguồn nhân lực dẫn đến giảm sản xuất, chất lượng thấp hơn và kết quả là làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động hiệu quả của lực lượng lao động là lý do sử dụng tối ưu mọi nguồn lực của doanh nghiệp, tính kịp thời của các nhiệm vụ, ra quyết định, v.v... từ đó ảnh hưởng đến sản xuất, chi phí sản xuất và các chỉ số hoạt động cơ bản của công ty.
Theo (Özçelik, Aybas, & Uyargil, 2016) năng suất cao đã trở nên rất quan trọng như là một nguồn lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay. Năng suất cao sẽ giúp cho công ty dễ dàng cạnh tranh với những công ty lớn.
Trong mọi loại hình kinh doanh, công việc chính phải được thực hiện bởi các nhân viên làm việc trong tổ chức. Nhân viên phần lớn là một nhân tố sản xuất của bất kỳ tổ chức nào, cho dù đó là xây dựng hay sản xuất. Nguồn nhân lực là cần thiết cho một tổ chức để tiến hành các hoạt động kinh doanh khác nhau. Không có sự hỗ trợ của nguồn nhân lực, tổ chức có thể tồn tại hoặc hoạt động hiệu quả. Sự thành công của bất kỳ tổ chức nào phụ thuộc vào việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. (Nareshkumar Prajapati, 2015).
1.1.2. Nội dung đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Theo như khái niệm đã được nêu ở trên, chất lượng nguồn nhân lực phản ánh qua các yếu tố là thể lực, trí lực và tâm lực. Nội dung của 3 yếu tố cụ thể như sau:
Thứ nhất, về thể lực. Thể lực ở đây mô tả trạng thái sức khỏe của con người, là điều kiện cơ bản để cho con người phát triển, trưởng thành, tham gia học tập, lao động một cách bình thường. Đối với các hoạt động yêu cầu năng suất lao động cao, hao phí sức lực thì thể lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thể lực có thể đánh giá qua kết quả kiểm định sức khỏe. Tiêu chuẩn quy định có 5 loại sức khoẻ:
- Loại I: Rất khoẻ
- Loại II: Khoẻ
- Loại III: Trung bình
- Loại IV: Yếu
- Loại V: Rất yếu
Thứ hai, về trình trí lực. Trí lực ở đây bao gồm cả trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Trình độ văn hóa là yếu tố cơ bản để phản ánh chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ chuyên môn mô tả những kỹ năng được học thêm sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông. Ở đây trình độ chuyên môn có thể hiểu là những lao động có trình độ đại học theo chuyên ngành, kỹ sư, .. Có thể nói trí lực đóng một vai trò quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Trí lực thể hiện khả năng phát triển, sáng tạo của con người.
Thứ ba, tâm lực. Ngoài hai yếu tố về thể lực và trí lực thì tâm lực cũng là một yếu tố không thể thiếu để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Tâm lực mô tả phẩm chất, đạo đức, tinh thần, ý thức của người lao động trong công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên. Tâm lực tốt phản ánh người lao động có khả năng chuyển đổi công việc cao, nỗ lực vì công việc, đem lại nhiều lợi ích cho công ty.
1.1.3. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu. Các nhân tố chính được nhiều nhà nghiên cứu đề cập là: điều kiện môi trường làm việc, đào tạo phát triển năng lực, mối quan hệ giữa nhân viên và người quản lý…trong quá trình nghiên cứu, tác giả tổng hợp lại các nghiên cứu về chủ đề các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực như sau:
Theo Kim và Park (2013), sự thỏa mãn trong công việc là yếu tố quan trọng, dưới sự tác động tích cực của điều kiện môi trường làm việc, sự quan tâm của người quản lý, sự thỏa mãn của nhân viên tăng cao, nói cách khác chất lượng nguồn nhân lực cũng sẽ đi theo chiều hướng tích cực. Ngoài ra, chịu trách nhiệm về công việc của riêng họ, và cơ hội thăng tiến, có thể giúp duy trì và tăng sự hài lòng công việc, cũng như tăng sự cống hiến của nhân viên trong công việc (Abdullah, 2009).
Trần Võ Hoài Hương (2012) chỉ ra rằng để phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn. Công ty cần chú ý tới việc: hoàn thiện bộ máy quản trị nguồn nhân lực, hoàn thiện qui trình hoạch định và tuyển dụng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ.
Theo Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng hành vi làm việc sáng tạo tích cực liên quan đến chất lượng làm việc của nhân viên (Dorner, Gassmann và Morhart, 2012). Tuy nhiên, chất lượng công việc theo truyền thống nằm trong phạm vi mô tả công việc của nhân viên và nó không xem xét sự đóng góp không rõ ràng của các nhân viên khác vào cơ quan. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng nhân viên làm việc ở những vị trí không đổi sẽ có ít có động lực hơn để áp dụng các ý tưởng mới vì lý do họ không xem xét các ý tưởng tin tức hoặc các quy trình hữu ích cho công việc của họ.
Theo Hà (2018), Hoạt động tuyển dụng, đào tạo và chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực. Để có được nguồn nhân lực đảm bảo về cả chất và lượng, các nhà tuyển dụng nên chú ý tới công tác phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, công ty sẽ tuyển được những người thực sự có tài năng, có phẩm chất đạo đức. Hoạt động đào tạo nhằm giúp người lao động tiếp thu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Đây là yếu tố không thể thiếu trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dù làm ở bất kỳ môi trường, điều kiện lao động thủ công hay máy móc kỹ thuật hiện đại đều có thể phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có thể gây hại, gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Vì thế chăm sóc vào bảo vệ người lao động, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.
Có thể thấy chất lượng nguồn nhân lực chịu sự tác động mạnh mẽ từ chính sách và động lực từ phía công ty. Bên cạnh lương bổng phải công bằng và có tính cạnh tranh với bên ngoài, công ty phải luôn tạo công việc thú vị để tránh sự nhàm chán đối với họ. Nhân viên cần biết được các thông tin về mục tiêu kinh doanh của công ty, sự đánh giá của công ty về mình. Để nhân viên cùng tham gia vào giải quyết công việc và các vấn đề liên quan đến họ. Để họ độc lập trong công tác tránh sự kèm cặp quá sát. Cần tăng cường tính minh bạch hơn nữa để giúp họ thoải mái không có sự đố kỵ trong công tác.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
1.1.4.1. Điều kiện môi trường làm việc
Điều kiện môi trường làm việc là yếu tố quan trọng, nó không chỉ tác động tới chất lượng nguồn nhân lực mà còn tác động tới động lực trong công việc của nhân viên. Điều kiện môi trường làm việc bao gồm các trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất của công ty. Nếu chất lượng môi trường làm việc tốt, nó sẽ hỗ trợ cho đội ngũ nhân lực, giúp họ hoàn thành được công việc nhanh hơn và đạt được hiểu quả cao hơn. Hơn nữa môi trường làm việc cũng là một trong yếu tố kích thích tinh thần làm việc, tăng động lực trong công việc của các nhân viên. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ có tác động tiêu cực tới chất lượng nguồn nhân lực nếu điều kiện môi trường làm việc không tốt.
Có thể thấy, với những môi trường làm việc có điều kiện cơ sở vật chất thấp, thiếu những trang thiết bị hiện đại thì hiệu quả công việc không cao, do nhân viên cần phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sự xuống cấp của môi trường làm việc, và các yếu tố không gian có thể ảnh hưởng xấu tới tinh thần của nhân viên. Đặc biệt đối với các công việc khai thác, môi trường làm việc khắc nghiệt, ô nhiễm cao có thể ảnh hưởng tới chất lượng công việc do sức khỏe của nhân viên không được đảm bảo.
Trong các nghiên cứu quốc tế, theo Saba (2011), môi trường làm việc của nhân viên là rất quan trọng vì không có điều kiện làm việc tốt, sẽ có ít sự hài lòng trong công việc dẫn đến chất lượng công việc kém. Một số nhà nghiên cứu nhận thấy yếu tố này là yếu tố không hài lòng nhất trong sự hài lòng công việc của nhân viên học tập. Các tác giả, Mehboob, Azhar, và Bhutto (2010) đã chỉ ra rằng điều kiện làm việc là khía cạnh ít thỏa mãn nhất trong các công việc của các học giả, trong khi Chimanikire et. al., (2007) khám phá rằng một môi trường làm việc thuận lợi sẽ có nhiều khả năng làm hài lòng các giảng viên, bao gồm các cơ sở tính toán đầy đủ, văn phòng phẩm và các công cụ hỗ trợ giảng dạy.
1.1.4.2. Giáo dục đào tạo và pháp luật
Bên cạnh các yếu tố về thể lực, trí lực thì đạo đức cũng là một trong những yếu tố tác động tới chất lượng nguồn nhân lực. Các hành vi đạo đức của con người đến từ thói quen, và trải qua quá trình đào tạo, rèn luyện. Nếu công nhân có đầy đủ phẩm chất đạo thì chất lượng nguồn nhân lực sẽ được cải thiện rõ rệt.
Sự phát triển của kinh tế đem lại nhiều lợi ích cho đời sống và xã hội, tuy nhiên nó cũng báo hiệu sự cạnh tranh sẽ càng trở nên khốc liệt. Để đứng vững được trong thị trường cạnh tranh này, yếu tố đạo đức là không thể thiếu. Nếu đội ngũ nhân lực có đạo đức tốt, hiểu rõ về pháp luật thì chất lượng nguồn nhân lực sẽ càng nâng cao. Nói cách khác nhân viên sẽ có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc, đem lại lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Hiện nay, để thu hút nhân lực có tài, nhiều công ty sẵn sàng dùng đến những thủ đoạn phi đạo đức. Trong tình huống này yêu cầu nhân viên phải có đủ chí khí, lòng trung thành với công ty thì mới có thể vượt qua được. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, việc giáo dục đào tạo về pháp luật là rất cần thiết. Sự giáo dục tốt sẽ giúp trang bị cho đội ngũ nhân lực đạo đức tốt, phong thái tốt hơn và tinh thần làm việc cũng sẽ cao hơn.
1.1.4.3. Đào tạo phát triển năng lực
Năng lực có thể được coi là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của một công ty, tổ chức hoặc là một quốc gia. Năng lực của nhân viên bao gồm trình độ học vấn, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như hiệu quả công việc, doanh nghiệp cần phải thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng, đào tạo và tập huấn.
Nền kinh tế luôn thay đổi nhanh chóng theo thời gian, đi liền với đó là sự phát triển chóng mặt của các công nghệ hiện đại, trang thiết bị máy móc và cả những kỹ năng và kiến thức. Do đó, để nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực thì công tác đào tạo cần phải được chú trọng. Nếu nhân viên được đào tạo thường xuyên, có trọng tâm thì chất lượng nguồn nhân lực sẽ được cải thiện, giúp cho hiệu quả của công việc cũng tăng cao.
Shields và Ward (2001) nhận thấy rằng sự không hài lòng với các chính sách đào tạo sẽ ảnh hưởng xấu đến ý định nghỉ việc hơn là không hài lòng với khối lượng công việc hoặc trả lương. Họ cũng chỉ ra rằng công nhân báo cáo triển vọng thăng tiến là đặc điểm công việc quan trọng nhất, triển vọng thể hiện qua các chính sách đào tạo mà tổ chức cung cấp. Điều này chắc chắn có tác động đến động lực trong công việc vì những người lao động không hài lòng trong công việc, làm việc kém hiệu quả. Theo Lumley, Coetzee, Tladinyane và Ferreira (2011: 115), sự khuyến khích tiến bộ đề từ các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng mà công ty cung cấp sẽ góp phần tăng động lực trong công việc vì nó mang đến cơ hội phát triển cá nhân, tăng trách nhiệm và nâng cao vị thế xã hội cho nhân viên.
1.1.4.4. Tuyển dụng lao động
Nguồn nhân lực là yếu tố chính duy trì sự phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều gắn liền với nguồn nhân lực. Do vậy để tìm kiếm được nguồn nhân lực cho mình, các công ty sẽ tìm tới phương pháp tuyển dụng nhân sự.