2.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích đánh giá của từng biến giải thích trong mô hình, từ đó đưa ra kết luận về tác động của các yếu tố tới chất lượng nguồn nhân lực.
- Trung bình mẫu (Mean): Trong thống kê trung bình mẫu thường được sử dụng để mô tả dữ liệu có. Trung bình mẫu được sử dụng mô tả về giới tính, nghề nghiệp, mức lương…
- Độ lệch chuẩn (Standard deviation): mô tả mức độ phân tán của tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số,…
- Tần suất: mô tả mức độ xuất hiện của các biến quan sát, giá trị các biến phân bố theo mẫu hình hay quy luật nào.
2.3.3.2. Phương pháp so sánh
So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Trong đề tài, tác giả thực hiện so sánh kết quả kiểm định của mô hình và các kiểm định trên giả thuyết.
2.4. Thang đo và kiểm định
2.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố
2.4.1.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha
Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (CA) được sử dụng trước khi phân tích nhân tố CFA để loại các biến không phù hợp đối với mô hình. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không. Theo Nguyễn Đình Thọ (2014), ý nghĩa hệ số CA như sau:
- CA< 0.6: Thang đo nhân tố là không phù hợp.
- 0.6 < CA< 0.7: Hệ số CA đủ để thực hiện nghiên cứu.
- 0.7 <CA < 0.8: Hệ số CA đạt chuẩn cho bài nghiên cứu.
- 0.8 < CA < 0.95: Hệ số CA rất tốt.
- CA > 0.95: Hệ số CA ảo.
Do vậy để thực hiện nghiên cứu, những biến có hệ số trong khoảng từ
0.6 - 0.95 sẽ được sử dụng để phân tích.
2.4.1.2. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình SEM cùng với kiểm định CFA. CFA được dùng sau khi hoàn thành kiểm định Cronbach’s Alpha. Phân tích nhân tố khẳng định được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của số liệu với giả thuyết nghiên cứu trước đó. Các tiêu chuẩn được áp dụng đối với phân tích CFA bao gồm:
- Tiêu chuẩn Barlett và hệ số KMO: Hệ số KMO được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp. Điều kiện: 0.5 ≤ KMO ≤ 1
Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): kiểm định này được sử dụng để xem xét liệu các biến có liên quan với tổng thể hay không. Trong kiểm định này giả thuyết (Ho) được đưa ra là: các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05), bác bỏ giả thuyết Ho.
2.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính
Trong đề tài này tác giả sử dụng SEM để thực hiện phân tích tác động của các yếu tố tới chất lượng nguồn nhân lực. Mô hình SEM phối hợp được tất cả các kỹ thuật như hồi quy đa biến, phân tích nhân tố và phân tích mối quan hệ hỗ tương (giữa các phần tử trong sơ đồ mạng) để cho phép kiểm tra mối quan hệ phức hợp trong mô hình. Khác với những kỹ thuật thống kê khác chỉ cho phép ước lượng mối quan hệ riêng phần của từng cặp nhân tố (phần tử) trong mô hình cổ điển (mô hình đo lường), SEM cho phép ước lượng đồng thời các phần tử trong tổng thể mô hình, ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn (Latent Constructs) qua các chỉ số kết hợp cả đo lường và cấu trúc của mô hình lý thuyết, đo các mối quan hệ ổn định (recursive) và không ổn định (non-recursive), đo các ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo và tương quan phần dư.
2.5. Kiểm định đánh giá độ phù hợp tổng quát
Để khẳng định rằng kết quả của mô hình là hoàn toàn phù hợp, tác giả dựa trên những tiêu chuẩn về đo lường giá trị, khác biệt giữa ma trận phương sai và hiệp phương sai …. Lý thuyết của các kiểm định được mô tả tại bảng 2.10 dưới đây:
Bảng 2.10: Tiêu chuẩn phù hợp của mô hình và giới hạn chấp nhận
Mức độ chấp nhận | Diễn dịch | |
Chi- square | Giá trị χ2 trong bảng tra | So sánh giá trị χ2 trong mô hình với giá trị χ2 tra theo bảng bậc tự do (df) |
Goodness of fit (GFI) | Từ 0 (không phù hợp) đến 1 (phù hợp hoàn toàn | Giá trị này gần tới 0.95 cho thấy mô hình phù hợp cao |
CFI | Từ 0 (không phù hợp) đến 1 (phù hợp hoàn toàn | giá trị > 0.9 được xem là mô hình phù hợp tốt |
Root-mean- square Error of Approximation (RMSE) | RMSE < 0.08 | Giá trị này nhỏ hơn 0.08 cho thấy mô hình phù hợp, <0.05 phù hợp tốt. |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Nguồn Nhân Lực
- Chính Sách Khen Thưởng, Khuyến Khích Người Lao Động
- Mô Hình Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Nguồn Nhân Lực
- Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính Trong Giai Đoạn 2015 - 2017
- Xếp Loại Sức Khỏe Của Người Lao Động Tại Công Ty Apatit Việt Nam
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Tổng Hợp Và Phương Sai Trích
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
2.6. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tác giả sử dụng những chỉ tiêu sau:
- Cơ cấu lao động theo giới tính: đánh giá xem lao động hiện có công ty có phù hợp với hoạt động hay không
- Cơ cấu lao động theo độ tuổi: đánh giá nguồn lực của công ty đang ở mức trẻ, hay già.
- Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn: đánh giá năng lực của đội ngũ nhân lực.
- Chỉ tiêu về sức khỏe: bao gồm các yếu tố như cân nặng, chiều cao, xếp loại sức khỏe, tỷ lệ nhân viên mắc bệnh.
Chương 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
VÀ TÁC ĐỘNG CÁC YẾU TỐ TỚI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY APATIT VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về công ty Apatit Việt Nam
3.1.1. Khái quát về công ty Apatit Việt Nam
Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam (Gọi tắt là Công ty Apatit Việt Nam) được thành lập năm 1955, là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Từ năm 1955 tới nay công ty đã trải qua nhiều lần đổi tên khác nhau:
- Giai đoạn 1955- 1988: Mỏ Apatít Lào Cai
- Giai đoạn 1988 - 1993: XN Liên hợp Apatit Lào Cai
- Giai đoạn 1993 - 2004: Công ty Apatit Việt Nam
- Giai đoạn 2004 - tới nay: Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam, theo quyết định số 116/2004/QĐ-TTg ngày 29/06/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
Các thông tin cụ thể của công ty như sau:
1. Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Apatite Limited Company Tên viết tắt là: Vinaapaco
3. Trụ sở chính: Đại lộ Trần Hưng Đạo, tổ 19, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai..
4. Văn phòng đại diện: Số 2, ngõ Quan Thổ 1, Quận Đống Đa, Hà Nội.
5. Điện thoại, fax, website, logo: a) Điện thoại: 02143.852.403
b) Fax: 02143.852.399
c) Website: http://vinaapaco.com
d) Logo:
6. Tài khoản số: 8801211110001 - Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Chi nhánh Cam Đường, Lào Cai.
7. Mã số thuế: 5300100276
8. Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Ông Nguyễn Tiến Cường 9. Vốn điều lệ: 2.000.000.000.000đVNĐ
* Các sản phẩm chủ yếu và ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm:
- Khai thác, chế biến khoáng sản các loại (chủ yếu là khai thác và tuyển quặng Apatit các loại bao gồm quặng 1, quặng 2, và quặng tuyển).
- Sản xuất Phốt pho; phân bón và hoá chất các loại.
- Thi công các công trình kiến trúc, xây dựng cơ bản kỹ thuật hạ tầng, công trình thuỷ lợi, đường giao thông, đường sắt, công trình đường dây tải điện và trạm biến áp đến 35 KV.
- Kinh doanh xăng dầu, chế biến các loại phụ gia cho SX phân bón và hoá chất cơ bản.
- Đào tạo CNKT; xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thiết bị phục vụ SXKD.
- Kinh doanh dịch vụ: Nhà khách, nhà nghỉ, thiết bị, phụ tùng, máy móc nguyên vật liệu hoá chất, các loại phân bón, sử chữ cơ điện, phương tiện vận tải.
- Cao lanh, fenspát, thạch anh, mi ca.
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai trên diện tích khoảng 50km từ địa phận xã Đồng Tuyển đến huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai.
- Công ty có gần 40 ngành nghề và trên 300 loại hình Công việc khác nhau.
- Các đơn vị sản xuất trực tiếp hầu hết hoạt động 03 ca, theo dây truyền công nghiệp; cơ bản thực hiện cơ giới hoá (máy móc).
- Môi trường làm việc đối với công nhân SX trực tiếp, nhìn chung nặng nhọc, độc hại, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động, tai nạn thiết bị.
- Khu vực Phòng Ban đang thực hiện việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn: ISO- 9001-2000. Công tác nghiệp vụ đang được áp dụng hệ thống tin học trong công tác quản lý, có mạng nội bộ.
- Công nghệ của Công ty đang thực hiện gồm:
+ Công nghệ khai thác mỏ lộ thiên. Hiện nay một vài khai trường bắt đầu khai thác dưới mực nước thông thuỷ.
+ Công nghệ sàng tuyển quặng: Sàng ly tâm (Quặng loại 1+2).
+ Công nghệ tuyển nổi (quăng loại 3).
+ Công tác vận tải: Ô tô, tàu hoả.
+ Công ty đã và đang tiếp tục thực hiện cơ chế khoán sản phẩm đến tập thể, nhóm và người lao động. Đặc biệt một số năm gần đây Công ty phân cấp mạnh công tác quản lý cho đơn vị trực thuộc.
- Đối với các Chi nhánh hiện nay hạch toán phụ thuộc, trên cơ sở Công ty giao khoán sản phẩm cuối cùng.
- Đối với các phòng, ban tham mưu, giao khoán công việc và theo kết quả công việc.
3.1.2. Tổ chức bộ máy và cơ cấu nguồn nhân lực của công ty Apatit Việt Nam
* Bộ máy tổ chức
Bộ máy tổ chức của công ty Apatit Việt Nam được mô tả tại sơ đồ 3.1 dưới đây. Hội đồng thành viên công ty là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty có quyền biểu quyết các hoạt động và cơ cấu tổ chức của công ty theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Có thể thấy, bộ máy tổ chức của công ty Apatit Việt Nam khá tinh gọn, các phòng đều có những chức năng riêng biệt góp phần vào tổng thể hoạt động của công ty.
36
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ khối mô hình tổ chức sản xuất của công ty TNHH MTV Apatit Việt Vam
Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động
- Hội đồng thành viên Công ty: Gồm 05 người, trong đó 01 đ/c là Chủ tịch HĐTV kiêm Bí thư Đảng ủy Công ty, 01 đ/c là Thành viên HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty, 01 đ/c là cán bộ quản lý Công ty; 01 đ/c là cán bộ quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. (Hiện đang khuyết 01 thành viên HĐTV, đang đề nghị bổ nhiệm).
- Hiện nay công ty có 04 đ/c, gồm Tổng giám đốc và 04 Phó Tổng giám đốc, phụ trách các lĩnh vực: Tuyển khoáng- đào tạo; Sản xuất- cơ điện; Kinh tế; Đầu tư - phát triển. Cụ thể các khối ngành của công ty như sau:
- Khối Đảng đoàn thể, gồm:
+ Đảng ủy Công ty
+ Công đoàn Công ty
+ Đoàn thanh niên Công ty.
- Bộ máy giúp việc: Gồm 12 phòng và 01 ban:
+ Phòng Kỹ thuật điều độ sản xuất
+ Phòng Địa chất trắc địa
+ Phòng Kiểm soát chất lượng
+ Phòng Kế toán thống kê tài chính
+ Phòng Kế hoạch thị trường
+ Phòng Tổ chức lao động
+ Phòng giám sát an toàn môi trường
+ Phòng cơ điện
+ Phòng y tế
+ Văn phòng
+ Văn phòng đại diện
+ Phòng vật tư
+ Ban quản lý các dự án