Nguyên Tắ C Đơn Giản, Dễ Hiểu, Dễ Tính Toá N

Trước hết, ta thấy thuế là khoản thu rất quan trọng để Nhà nước tồn tại và phát triển. Những đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội thông qua việc nộp thuế để Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong quá trình thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho xã hội trong đó có đối tượng nộp thuế, đó là an ninh trật tự trong xã hội ổn định, môi trường kinh tế để các chủ thể trong xã hội tham gia, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội… Những lợi ích này rất khó định lượng một cách chính xác đối với từng cá nhân, tổ chức trong xã hội. Vì vậy, thuế là khoản thu không hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Tiếp đến, với thuộc tính không hoàn trả trực tiếp của mình cho các đối tượng nộp thuế, nộp thuế không phải là sự trao đổi ngang giá giữa Nhà nước và đối tượng nộp thuế, tính công bằng trong thuế còn góp phần nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc chi tiêu, cung cấp những lợi ích cho cộng đồng và trong đó có các đối tượng nộp thuế.

Việc nhận thức đúng tính công bằng trong thuế không mâu thuẫn với thuộc tính không hoàn trả của thuế còn giúp cá nhân xác định được nghĩa vụ của mình sô với cộng đồng, giúp ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước và trong quan hệ giữa người nộp thuế với Nhà nước thì chính người nộp thuế cũng được hoàn trả một cách gián tiếp từ Nhà nước.

Mục đích chủ yếu của thuế là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nên để bao quát được hết các nguồn thu thì hệ thống thuế phải bao gồm nhiều sắc thuế. Số lượng các sắc thuế trong hệ thống thuế của các quốc gia là không giống nhau, nó tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật thuế của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể.

Tóm lại, khi công bằng được ghi nhận như là một nguyên tắc thì nó trở thành thuộc tính vốn có của thuế nói chung. Tính công bằng được thể hiện ngay trong việc quy định nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân, tổ chức với Nhà

nước, là sự đòi hỏi tất yếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của Nhà nước. Tuy nhiên, với vai trò là chủ thể của quyền lực chính trị trong xã hội thì Nhà nước phải đánh thuế dựa trên khả năng trả thuế của đối tượng nộp thuế nhằm nuôi dưỡng nguồn thu và không đẩy người dân vào tình trạng bần cùng hóa. Việc miễn, giảm thuế đối với người dân là tùy thuộc mục đích của Nhà nước, quy định miễn, giảm thuế hợp lý cũng là sự công bằng vì sự phát triển chung của xã hội. Khi người dân nộp thuế cho Nhà nước, người dân sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ sự thịnh vượng của đất nước, tính công bằng trong thuế không mâu thuẫn với thuộc tính không hoàn trả trực tiếp của thuế. Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế nên công bằng cũng là một thuộc tính vốn có của nó. Do đó, để thuế được mọi người ủng hộ và tự nguyện thực hiện trong thực tiễn cuộc sống thì yêu cầu đảm bảo về tính công bằng trong nó là một yêu cầu tất yếu và quan trọng nhất.

Mặt khác, tất cả các đạo luật thuế đều đưa ra điều kiện đối với đối tượng nộp thuế, bất kỳ công dân nào đáp ứng các điều kiện này thì phải nộp thuế, không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp... Ngoài ra khi xây dựng các khoản thuế Nhà nước chỉ nhằm vào các đối tượng có khả năng đóng thuế. Nội dung của nguyên tắc đánh thuế công bằng là mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người có điều kiện liên quan đến thuế như nhau thì phải được đối xử về thuế như nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau về điều kiện thì những đối tượng khác nhau nhưng cùng loại phải được đối xử với nhau tương xứng. Với những đối tượng được khuyến khích, ưu đãi khi có đủ điều kiện họ cũng được hưởng sự đối xử ưu đãi tương ứng.

Ý nghĩa của nguyên tắc: Nguyên tắc công bằng phải được thể hiện xuyên suốt hệ thống pháp luật thuế vì đây không chỉ là nguyên tắc của thuế nói chung mà còn là nguyên tắc cơ bản để xây dựng hệ thống pháp luật về thuế. Dựa trên nguyên tắc công bằng, khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế chỉ cần xác định những điều kiện chịu thuế mà không phải chỉ ra đối tượng cụ

thể. Tất cả các tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện thì đều được đối xử như nhau.

1.2.2. Nguyên tắ c minh bac̣ h, rõ ràng, cụ thể

Nguyên tắc minh bac̣ h , rõ ràng , cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia vì nó giúp cho các đối tượng bị tác động bởi các luật pháp đó nắm vững, hiểu được pháp luật để áp dụng, tránh những tranh chấp có thể xảy ra. "Minh bạch hóa pháp luật" là điều kiện quan trọng để tạo niềm tin và là cơ sở để mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế. Nhờ đó mà nhà nước quản lý xã hội một cách tốt hơn, môi trường đầu tư thông thoáng hơn, đẩy mạnh tăng trưởng đầu tư, tăng việc làm, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và dịch vụ và cơ cấu lại nền kinh tế đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Trong nhà nước pháp quyền, nguyên tắc minh bạch, rõ ràng, cụ thể còn là nguyên tắc cơ bản trong quá trình lập pháp và hành pháp, theo nguyên tắc này thì "Pháp luật phải được công chúng biết trước, ổn định theo thời gian, rõ ràng và không mập mờ và được áp dụng một cách thống nhất và không tùy tiện bởi một hội đồng xét xử độc lập và quyết định đưa ra sẽ được xem xét lại bởi cơ quan tư pháp".

Ở chừng mực giữa mỗi quốc gia, "Minh bạch hóa pháp luật" còn giúp cho công dân và pháp nhân của các quốc gia thành viên khác góp ý kiến trong việc xây dựng luật và các văn bản luật liên quan đến hoạt động đầu tư, thương mại và sở hữu trí tuệ.

Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế - 5

Nguyên tắc minh bạch, rõ ràng , cụ thể khi xây dựng pháp luật thuế không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng môi trường pháp lý ổn định và dễ dự đoán cho các chủ thể thực hiện các giao dịch quốc tế mà còn có ý nghĩa khẳng định việc tuân thủ những nghĩa vụ đã được cam kết trong các Hiệp định quốc tế từ đó làm tăng giá trị thực tiễn của các cam kết mà các bên ký kết đã chấp thuận trong các Hiệp định đó.

Một vấn đề rất khó khăn của thuế đó là vấn đề kiểm soát các cá nhân trong xã hội, làm thế nào để vừa đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà

nước vừa hạn chế trường hợp trốn thuế do Nhà nước không kiểm soát được thì Nhà nước cần phải đẩy mạnh việc công khai, minh bạch chẳng hạn như trong Thuế thu nhập cá nhân thì thông qua hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng của người dân. Phải đẩy mạnh phát triển hệ thống này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân và cần có biện pháp vừa khuyến khích vừa bắt buộc người dân sử dụng phương thức thanh toán này.

Tất cả luật thuế quy định các nghĩa vụ thuế cụ thể của người nộp thuế trên các phương diện xác định ai là người phải kê khai, nộp thuế; cách xác định các căn cứ tính thuế như thế nào; khi nào được ưu đãi thuế… Nếu các nghĩa vụ thuế này được quy định rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ thì một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế chống gian lận thuế, mặt khác sẽ tạo môi trường minh bạch để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, ngăn ngừa các hành vi nhũng nhiễu của công chức thuế, tạo tiền đề quan trọng cho sự thành công của cải cách hành chính thuế, và ngược lại.

Công khai, minh bac̣ h là đòi hỏi thiết yếu đối với hoaṭ đôn

g xây dưng

pháp luật thuế . Đảm bảo đươc nguyên tắc này sẽ rút ngắn khoảng cách g iữa

công dân và công quyền . Đối với Nhà nước pháp quyền "của dân, do dân va vì dân", tính minh bạch trong hoạt động xây dựng pháp luật được coi là nền

tảng cơ sở , côi

nguồn sứ c maṇ h của bô ̣máy công quyền , bảo đảm dân chủ

trong xã hôi

và là biên

pháp hữu hiêu

nhằm phòng ngừ a các hành vi sai trái ,

các biểu hiện làm suy giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước . Trong

các nghiên cứu hiện đại , minh bac̣ h đươc

coi là nền tảng cho viêc

bảo vê

quyền con người nhằm đưa ra được hệ thống chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng phù hợp nhất với nguyện vọng của đông đảo người dân và xuất phát từ thực tiễn xã hội, như thông qua việc đánh giá tác động đối với các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách, pháp luật hoặc lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của chính sách, pháp

luật... Bên cạnh đó, việc tăng cường minh bạch hóa trong quá trình soạn thảo và ban hành chính sách, pháp luật thuế cũng góp phần ngăn ngừa các nguy cơ tham nhũng dựa trên lợi ích nhóm và giảm thiểu các chi phí của người dân và xã hội nói chung phát sinh do sự thiếu minh bạch của hệ thống chính sách và pháp luật.

Nguyên tắc minh bac̣ h trong xây dưn

g pháp luâṭ thuế là đòi hỏi của

quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và huy động mọi nguồn lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Bên cạnh đó tăng cường tính minh bạch và nhất quán, qua đó làm giảm cơ hội phát sinh tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kinh doanh. Quá trình này đòi hỏi hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật cần được tiếp tục rà soát và hoàn thiện theo hướng tăng cường công khai, minh bạch mà

vân

bảo đảm tính cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế.

Nguyên tắc này bảo đảm mối liên hệ chặt chẽ của các hoạt động nhà

nước với xã hội, với các công dân, tạo cơ sở cho xã hội, công dân có thể kiểm soát được các hoạt động nhà nước, qua đó kiểm soát được quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân chứ không phải thuộc về một người hoặc một nhóm người nào.

1.2.3. Nguyên tắ c đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toá n

Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu hệ thống pháp luật thuế một quốc gia phải "bóc tách" những phần của đối tượng tính thuế đã nằm trong diện chịu loại thuế đó ở giai đoạn trước. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật thuế giữa các quốc gia cũng phải tính tới khả năng của các nhà đầu tư, công dân của quốc gia này nhưng có đối tượng tính thuế ở một quốc gia khác. Nguyên tắc đảm bảo dễ hiểu có tầm quan trọng khi ban hành một văn bản pháp luật về thuế, văn bản giải thích, hướng dẫn cho các đối tượng có liên quan. Trong việc xây dựng cấu trúc thuế, nội dung và ngôn từ của một đạo luật thuế phải đảm bảo

tính dễ hiểu cho mọi đối tượng và cần phải được thực hiện trong một thời gian dài, ổn định.

Ở Việt Nam, từ năm 1990 trở lại đây, thực hiện đường lối đổi mới, hệ thống pháp luật thuế được ban hành và thực hiện thống nhất cho các đối tượng nộp thuế. Nhà nước Việt Nam xác định những nguyên tắc pháp lí cơ bản nêu trên như những yêu cầu xuyên suốt trong việc ban hành pháp luật, tổ chức và quản lí thu thuế. Thực hiện nguyên tắc nêu trên, đã có nhiều luật thuế được ban hành mới nhưng cũng có những quy định hoặc loại thuế phải thay thế do không đảm bảo những nguyên tắc đánh thuế.

Chúng ta có thể nhận thấy, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và pháp luật thuế nói riêng vẫn còn phức tạp, cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn, gây khó khăn cho việc áp dụng và làm tăng gánh nặng chi phí tuân thủ. Một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống

pháp luật cồng kềnh là do các quy điṇ h do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản với quá nhiều hình thức văn bản.

Với bối cảnh hiện nay, khi nước ta đang chuyển từ xây dựng thể chế sang hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật thì việc đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuế là hết sức cần thiết và dần trở thành nhu cầu tất yếu, khách quan. Đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sẽ góp phần làm cho hệ thống pháp luật đơn giản, dễ tiếp cận, dễ tuân thủ và chi phí tuân thủ thấp. Đây là nhiệm vụ cần thiết đặt ra cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xây dựng, ban hành dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Chính sách thuế phải thật đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với khả năng đóng góp và trình độ dân trí nước ta, cách tính toán thuế không quá phức tạp để người nộp thuế có thể tính toán số thuế phải nộp của mình. Để có một chính sách thuế đơn giản, dễ hiểu, vấn đề quan trọng là không kết hợp quá nhiều các chính sách kinh tế - xã hội khác trong chính sách thuế. Muốn xây dựng một hệ thống pháp luật đảm bảo yêu cầu hợp hiến, thống nhất, đồng bộ, khả thi và

đáp ứng yêu cầu hội nhập cần phải xây dựng các tiêu chí để xác định một hệ thống pháp luật có chất lượng . Trong đó, chất lượng của hệ thống pháp luật

cần được thể hiện ở cả hình thức và nội dung của nó . Để tao

nên sự đơn giản ,

dễ tính toán đòi hỏi các văn bản pháp luậtphải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định, có tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, có hình

thức rõ ràng, có nội dung được kết cấu chặt chẽ, lôgíc, các thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân. Với mục tiêu

góp phần xây dựng môi trường pháp lý tạo sự thuận lợi cho viêc phát triển

bền vững và hội nhập quốc tế , các văn bản pháp luật đảm bảo đơn giản , dê tính toán được nghiên cứu trên một số tiêu chí cơ bản xem xét trên khía cạnh hình thức thể hiện về ngôn ngữ, cách diễn đạt, mức độ rõ ràng về quyền và nghĩa vụ, rõ ràng về trình tự, thủ tục, chi phí, sự phù hợp với xu hướng phát

triển bền vững và các quy luật kinh tế thị trường. Viêc

dễ tính toán được xem

xét trên khả năng cá nhân, doanh nghiệp có thực hiện dễ dàng được trên thực .tế Cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện dễ dàng và áp dụng pháp luật đạt

được kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả năng hiện thực hoá các quy định pháp luật trong đời sống xã hội là khi xây dựng pháp luật thuế đòi hỏi xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng rõ những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống pháp luật thuế.

Yêu cầu đăṭ ra là pháp luật thuế vừa phản ánh được những quy luật

chung về sự phát triển của xã hôi

, vừ a phản ảnh đươc

những quy luâṭ đăc

thu

trong lin

h vưc

pháp luâṭ thu ế đối với từng giai đoạn . Nếu không đảm bảo

nguyên tắc đơn giản, dễ tính toán thì các quy điṇ h của pháp luâṭ thuế sẽ không

hơp

lý và không đi vào cuôc

sống , như vây

sẽ gây ra những tốn kém không

cần thiết cả về thời gian và tiền bạc khi một văn bản quy phạm pháp luật được

dự thảo , hôi

thảo , nghiên cứ u và ban hành nhưng xa rời thưc

tế hoăc

tao ra

những tác đôn

g ngươc

và các đối tươn

g thưc

thi không thể thi hành.

1.2.4. Nguyên tắ c thuân

tiên

cho người nôp

thuê

Văn bản pháp luâṭ thuế phải có các quy định và mệnh lệnh chi tiết , cụ

thể để đảm bảo tính thuân

tiên

cho người nôp

thuế có như vây

́i dễ dàng

triển khai trong thưc

tiên

, phù hợp với khả năng của cơ quan có trách nhiệm

trong viêc

tổ chứ c thưc

hi ện và phù hợp với nhận thức pháp luật của đối

tươn

g có liên quan . Đồng thời đảm bảo nguyên tắc này tạo sự kịp thời , đồng

bô ̣giữa các cơ quan nhà nước có liên quan trong hoaṭ đông ban hành văn bản

pháp luật thuế và tổ chứ c hiên

thưc

hiên

văn bản.

Tính thuận lợi thể hiện sự dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ quản lý và khả năng thích ứng của hệ thống thuế đối với những hoàn cảnh kinh tế thay đổi. Yêu cầu về tính dễ hiểu, dễ thực hiện thường thuộc về kỹ thuật xây dựng các văn bản pháp luật quy định về thuế sao cho logic, mạnh dạn, rõ ràng, các từ dùng trong văn bản phải mang tính phổ thông để dễ hiểu và hiểu đúng thì thực hiện mới đúng và dễ kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện luật thuế trong thực tế. Hệ thống thuế phải đảm bảo có khả năng dễ thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế thì mới phát huy được vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế, nhưng người thực hiện chính sách thuế ấy là tầng lớp dân cư trong xã hội. Cho nên chính sách thuế càng đơn giản, dễ hiểu thì người dân mới có điều kiện hiểu rõ và làm đúng theo quy định của các luật thuế. Có như vậy, thuế mới phát huy được vai trò là công cụ chủ yếu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để đảm bảo được yêu cầu này mà không vi phạm nguyên tắc đã định ra, khi xây dựng hệ thống thuế thì cơ quan lập pháp thường chỉ quy định khung thuế suất, còn việc quy định thuế suất cụ thể thường giao cho cơ quan hành pháp, có như vậy mới đảm bảo cho hệ thống thuế thích ứng với những biến động của hoàn cảnh kinh tế.

1.2.5. Nguyên tắ c hiêu qua

Nội dung của nguyên tắc này là hệ thống thuế phải được tổ chức sao cho chi phí quản lý thu thuế không cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho phép,

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí