Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế - 3

có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước.

Pháp luật thuế điều chỉnh các nhóm quan hệ pháp luật sau:

Thứ nhất, nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế.

Các tổ chức, cá nhân dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Để đảm bảo việc nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, pháp luật thuế điều chỉnh những loại hành vi cơ bản sau đây của những đối tượng này:

+ Thực hiện đăng kí, kê khai thuế;

+ Thực hiện nộp thuế theo trình tự, tức là thực hiện một trật tự phải tuân thủ trong suốt quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế;

+ Thực hiện chế độ báo cáo thuế và các vấn đề có liên quan đến cơ sở xác định số thuế phải nộp với cơ quan có thẩm quyền;

+ Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét đúng, chính xác số thuế phải nộp trong những trường hợp cần thiết.

Thứ hai, nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lí thuế.

Quản lí thuế là một trong những nội dung quan trọng, không thể tách rời hoạt động quản lí nhà nước. Hoạt động quản lí thuế gồm nhiều nội dung cụ thể khác nhau, tuy vậy bao giờ cũng gắn liền với sự tham gia của nhà nước (nhân danh chính mình hoặc thông qua các cơ quan chức năng).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Hoạt động quản lí thuế của các cơ quan có thẩm quyền bao gồm những nhóm hành vi cơ bản được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lí hành chính và thể hiện thông qua một loạt loại hành vi:

+ Chấp hành những quy định về thuế của các cơ quan có thẩm quyền, chống hiện tượng chiếm dụng và trốn lậu thuế;

Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế - 3

+ Xác định phạm vi người nộp thuế và các nguyên tắc đánh thuế;

+ Xác định đúng đối tượng tính thuế và các căn cứ tính thuế;

+ Xác định cách thức tính thuế, quyết định việc miễn giảm thuế trên cơ sở quy định của pháp luật.

+ Tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm chống thất thu thuế

+ Thanh tra, kiểm tra quá trình thu, nộp thuế..

Thứ ba , nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình xử lí vi phạm và khiếu nại về thuế.

+ Hoạt động xử lí vi phạm về thuế liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật thuế như nợ thuế, sót thuế, trốn thuế, chống thuế nhưng chưa đến mức cấu thành tội phạm hình sự;

+ Giải quyết khiếu nại những quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền khi ra các quyết định không đủ căn cứ, không công bằng, không đúng pháp luật...

Xét đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế, có thể nhận thấy:

Nhà nước, với tư cách là chủ thể quyền lực, luôn là một bên tham gia quan hệ thuế và trực tiếp chi phối các quan hệ đó.

Các nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế cho thấy các quan hệ do pháp luật thuế điều chỉnh luôn mang tính chấp hành và điều hành, là một nội dung quan trọng của tài chính công. Điều này cũng chi phối trực tiếp việc sử dụng phương pháp điều chỉnh quan hệ thuế.

Xuất phát từ tính chất của các quan hệ thuế do luật thuế điều chỉnh, để sự tác động của pháp luật có hiệu quả, luật thuế sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy.

Để có được nguồn thu, nhà nước yêu cầu người dân phải nộp thuế. Để có thể tăng thêm khả năng chi tiêu, nhà nước có thể ban hành, thay đổi các loại thuế mới hoặc bãi bỏ những ưu đãi về thuế đang áp dụng đối với người dân. Để kịp thời trang trải cho hoạt động của mình, có được số thu ổn định và chủ động, nhà nước yêu cầu người dân nộp đúng, nộp đủ, theo thời hạn số thuế nhất định... Những ví dụ nêu trên cho thấy không có sự bình đẳng giữa cơ quan có thẩm quyền về thuế với người nộp thuế. Nhà nước có quyền đơn phương đưa ra những quyết định theo ý chí của mình mà không cần có sự

thỏa thuận của các đối tượng còn lại. Trường hợp cần thiết, nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế, buộc đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ.

Việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy trong quan hệ thuế hoàn toàn không phải với hình thức biểu hiện giống nhau. Chẳng hạn, cơ quan quản lí thuế có quyền ra các thông báo thuế, quyết định truy thu thuế và yêu cầu đối tượng nộp thuế thực hiện đúng. Nhưng ở trường hợp đối tượng nộp thuế tự kê khai, tính thuế và tự nộp thuế thì có sự khác nhau về hình thức biểu hiện nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa tính chất quyền uy bị mất đi. Trước hết, việc làm này phải được cơ quan quản lí thuế cho phép hay phê chuẩn; nếu đối tượng nộp thuế không tính đúng, tính đủ, nộp theo thời hạn, việc bị xử lý vi phạm sẽ trở thành hiện thực. Khi số thuế không được nộp đầy đủ, đúng hạn sẽ dễ dẫn tới hàng loạt các khả năng khác nhau như phong tỏa tài khoản, yêu cầu thu hộ, phạt nộp chậm được thực hiện cùng với các biện pháp hành chính khác.

Trong giai đoạn hiện nay, các nước đang có xu thế phân chia hệ thống pháp luật thành luật công (public law) và luật tư (private law). Luật công là các luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến lợi ích công cộng hay mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước, quan hệ nhà nước với công dân. Luật tư điều chỉnh quan hệ liên quan đến lợi ích cá nhân, quan hệ giữa các công dân. Như vậy, luật thuế (taxation law) có đầy đủ căn cứ để được xác định đây là một bộ phận quan trọng của luật công [33, tr. 24-28].

1.1.2.2. Vai trò của pháp luật thuế

Đối với mỗi quốc gia, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước; đóng góp nguồn thu cho ngân sách và điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia. Khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc bảo hộ sản xuất trong nước bằng con đường thuế quan không còn phù hợp. Vậy làm thế

nào để thuế quan góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Có thể thấy vai trò của pháp luật thuế nhằm tạo điều kiện cho sự hòa nhập của Việt Nam đối với nền kinh tế thế giới là rất quan trọng, tuy nhiên nó cũng phải đảm bảo nguồn thu đối với ngân sách nhà nước, cũng như đảm bảo những mục tiêu phát triển của nền kinh tế. Do đó, có thể thấy tầm ảnh hưởng của pháp luật thuế là rất lớn. Trong thời đại ngày nay, hội nhập quốc tế đang là một xu thế phát triển tất yếu, cuốn hút toàn thể nhân loại hòa vào dòng chảy của nó. Quá trình hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những thời cơ và thách thức không nhỏ cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Một trong những thách thức ấy chính là việc xóa bỏ các rào cản tự do hóa thương mại toàn cầu, trong đó quan trọng nhất là việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan. Đây là vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó, bộ phận pháp luật chịu sự tác động trực tiếp của trào lưu hội nhập chính là pháp luật thuế. Ở nước ta hiện nay, cùng với quá trình phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật thuế được hình thành và ngày càng phát triển. Pháp luật thuế có hệ thống quy phạm phức tạp, chi tiết, thường xuyên được sửa đổi, thay thế, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của Nhà nước và phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, pháp luật thuế giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, nếu không có hệ thống pháp luật thuế thì không thể thì một quốc gia không thể phát triển toàn diện. Với ý nghĩa to lớn đó, vai trò của hệ thống

pháp luật thuế trong điều kiện của nước ta hiện nay đươckhía cạnh sau:

thể hiên

qua các

Thứ nhất , pháp luật thuế là cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện nghĩa vụ thuế và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế nhằm đảm bảo ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Nhà nước ban hành pháp luật thuế và ấn định các loại thuế áp dụng đối với các pháp nhân và thể nhân trong xã hội. Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước. Theo kết quả nghiên cứu về lịch sử tồn tại và phát triển của thuế qua các thời kỳ, ở các quốc gia đã cho thấy: thu từ thuế chiếm phần lớn tổng thu ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, từ những năm 1990 trở lại đây, nguồn thu từ thuế đáp ứng phần lớn các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước. Các luật thuế được ban hành đều xác nhận "động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước" như một lý do cơ bản. Khoản thu từ thuế chiếm khoản 90% tổng thu ngân sách nhà nước (theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001 - 2010). Điều này lý giải cơ cấu cân đối ngân sách nhà nước được pháp luật ghi nhận. Điều 8 Luật ngân sách nhà nước quy định rõ: "Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào đầu tư phát triển" [18].

Cũng như pháp luật nói chung, pháp luật thuế có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích chủ yếu và quan trọng nhất của sự điều chỉnh quan hệ pháp luật thu - nộp thuế là nhằm tạo lập quỹ ngân sách nhà nước. Hầu hết các quốc gia, thuế là hình thức chủ yếu mà pháp luật quy định để thu ngân sách nhà nước. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện kinh tế thị trường, xuất phát từ phạm vi hoạt động mà đòi hỏi Nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật thuế để tập trung nguồn tài chính vào ngân sách nhà nước, từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi ngày càng tăng.

Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hiện nay, nguồn thu nước ngoài đã giảm nhiều, kinh tế đối ngoại chuyển

thành có vay có trả. Trước tiên, thuế là một công cụ quan trọng để góp phần ổn định trật tự xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho việc phát triển lâu dài.

Thứ hai , pháp luật thuế góp phần cân bằng điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng thông qua sự phân bổ và sử dụng các nguồn lực, là đòn bẩy kinh tế quan trọng, kích thích hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nhà nước, bằng pháp luật có khả năng quản lý, điều tiết tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Bằng hệ thống pháp luật thuế, Nhà nước thể hiện ý chí của mình đối với đường lối phát triển kinh tế một cách gián tiếp, thông qua đó thực hiện công bằng xã hội. Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước như trình bày ở trên, pháp luật thuế còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Điều 26 Hiến pháp 1992 ghi nhận: Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách. Là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật thuế đóng vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Thông qua việc ban hành và thực hiện pháp luật thuế, Nhà nước thể chế hóa và thực hiện chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội. Điều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan, thường xuyên của

Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Thông qua các quy định của pháp luật thuế về cơ cấu các loại thuế, phạm vi đối tượng nộp thuế, thuế suất, miễn giảm thuế…Nhà nước chủ động phát huy vai trò điều tiết đối với nền kinh tế. Vai trò này của pháp luật thuế được thể hiện ở chỗ pháp luật thuế là công cụ tác động đến tư duy đầu tư, hành vi đầu tư của các chủ thể kinh doanh, hành vi tiêu dùng của các thành viên trong xã hội. Dựa vào công cụ thuế, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc đầu tư, tiêu dùng.

Thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước chủ động can thiệp đến cung - cầu của nền kinh tế. Sự tác động của Nhà nước để điều chỉnh cung - cầu của nền kinh tế một cách hợp lý sẽ có tác động lớn đến sự ổn định

và tăng trưởng kinh tế. Bằng các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước tác động tích cực đến cung - cầu của nền kinh tế trong tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Điều tiết tiêu dùng là hoạt động quan trọng của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường. Thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước tác động đến các quan hệ tiêu dùng của xã hội. Nhằm hạn chế việc tiêu dùng đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Nhà nước tăng thuế suất, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu…đối với việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng các loại hàng hóa đó.

Để thực hiện chính sách bảo hộ, khuyến khích sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khẩu, pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có các quy định khuyến khích hoặc hạn chế việc xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số hàng hóa. Sự khuyến khích hoặc hạn chế này thể hiện tập trung ở biểu thuế áp dụng có tính chấp phân biệt đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường tất yếu dẫn đến tình trạng suy thoái về tài chính ở một số doanh nghiệp. Đối với những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cần khuyến khích, ngoài các quy định chung, pháp luật thuế còn có các quy định ưu đãi, miễn, giảm thuế nhằm khắc phục sự suy thoái về tài chính, tạo sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp.

Thuế góp phần khuyến khích khai thác nguyên liệu, vật tư trong nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Thông qua pháp luật thuế, Nhà nước có tác động tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tận dụng và sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực của đất nước trong việc điều chỉnh cung - cầu và cơ cấu kinh tế.

Thứ ba, pháp luật thuế góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội.

Hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự

bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thể nhân và pháp nhân. Sự bình đẳng và công bằng được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau, đảm bảo sự bình đẳng và công bằng. Vai trò điều thiết thu nhập của pháp luật thuế thể hiện ở sự tác động của pháp luật thuế đối với các quan hệ phân phối và sử dụng thu nhập trong xã hội. Sự vận động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng đồng bộ nhiều công cụ khác nhau để khắc phục những sự mất cân đối về mặt xã hội trong đó có mất cân đối về thu nhập. Nhà nước sử dụng pháp luật thuế làm công cụ để điều hòa vĩ mô thu nhập trong xã hội. Sự điều tiết này thể hiện ở chỗ thông qua các quy định của pháp luật thuế. Nhà nước thực hiện việc điều tiết thu nhập của các đối tượng nộp thuế và các thành viên trong xã hội. Sự thay đổi của pháp luật thuế và cơ cấu các loại thuế trong hệ thống thuế, về thuế suất…đều có tác động đến thu nhập và sử dụng thu nhập trong xã hội. Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia là xây dựng các quy phạm pháp luật thuế theo hướng hội nhập quốc tế, đơn giản hóa cơ cấu hệ thống thuế và thuế suất. Tuy vậy, việc thực hiện xu hướng chung đó không làm triệt tiêu vai trò pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

1.2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ

Nguyên tắc xây dưn

g pháp luâṭ thuế là hệ thống quan điểm chỉ đạo chi

phối sâu sắc việc ban hành và sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế hệ thống văn bản pháp luật thuế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành của hệ thống pháp luật thuế. Thuế liên quan đến quyền lợi trực tiếp của người nộp thuế và nhà nước. Người nộp thuế (dù thuế trực thu hay thuế gián thu) đều phải trích một phần tài sản để chuyển cho nhà nước mà không thể khước từ hay trì hoãn. Ngược lại, nhà nước nào cũng phải mong chờ nguồn thu từ thuế để đảm bảo nguồn vật chất đầu vào cho việc thực hiện chức năng nhiệm

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí