Những Thay Đổi Trong Khai Thác Hải Sản Qua Các Thời Kỳ

gian đi đánh bắt trong ngày thường là từ 5 giờ chiều tới 8 hoặc 9 giờ tối thì trở về, những hôm không được thì khoảng 11, 12 giờ đêm mới về. Sản phẩm đánh bắt được họ sẽ bán ngay cho khách du lịch, hoặc bán cho các nhà hàng. Tuy nhiên, bán cho khách du lịch thì thường được giá cao hơn. Nếu chở khách du lịch đi câu, mực câu được khách sẽ lấy. Một thuyền chở được tối đa 6 người, mức giá hiện tại là khoảng 100.000đ/chuyến, nếu thuyền chở 1 đến 2 người thì giá từ 50.000đ – 60.000đ/chuyến. Thời gian đầu, khi loại hình dịch vụ du lịch này mới phát triển, nó thu hút được rất nhiều khách du lịch và việc câu mực khá dễ dàng. Tuy nhiên, hiện tại, lượng mực đánh bắt đã suy giảm đi nhiều và số khách du lịch tham gia loại hình dịch vụ này cũng không còn nhiều như trước nữa.

Những hộ gia đình làm nghề này chủ yếu tập trung tại phường Thu Thuỷ, phường có vị trí ngay sát bãi tắm du lịch, ngoài ra cũng có ở Nghi Thủy, Nghi Tân. Những tháng khác trong năm, họ cũng đi lưới đánh bắt cá. Nghề này chủ yếu dùng sức chèo thủ công, bởi vậy, đối tượng lao động tham gia làm nghề chủ yếu là thanh niên và trung niên còn khoẻ mạnh. Hộ gia đình lấy nghề này làm chính thì thường chồng là người đi thuyền, vợ ở nhà cơm nước và chăm lo cho con cái. Thông thường, bữa cơm vào khoảng 2 đến 3 giờ chiều là bữa chính trong ngày, người vợ chuẩn bị để chồng đi đánh bắt. Sau đó, người vợ có trách nhiệm mang vác các loại dụng cụ, đồ nghề ra thuyền ngoài bãi để sẵn sàng cho chuyến đi.


2.3. Dạ

Ngư dân làng Mai Bảng chuyên làm nghề dạ. Có các loại dạ tôm, dạ ruốc (tép biển, hay còn gọi là con moi). Riêng nghề dạ kéo tôm thì được phân chia thành ba hệ: dạ bướm, dạ ván và dạ cào. Nghề dạ ruốc thì có hai loại, dạ luồi và dạ va va. Hệ dạ dùng để đánh bắt những hải sản sinh sống sát đáy biển.

2.3.1. Dạ bướm

Hệ dạ này cần nhiều lao động nhất trong cả ba hệ dạ kéo tôm. Một chuyến đi thường cần khoảng 5 người và đi trong từ 2 đến 3 ngày thì về. Loại dạ này đánh từ 10 đến 15 sải nước (ngư dân ở đây tính một sải nước bằng 1,6m – dùng để tính độ sâu của nước). Đây là ngư cụ dùng để đánh bắt ở khu vực có mực nước sâu nhất trong ba loại dạ tôm.

Lưới dùng trong dạ bướm kéo tôm có chiều dài trên 22m, có hình chiếc

túi nhưng thủng đáy (khi đánh thì cột lại, khi kéo lên có thể mở dây để trút tôm ra dễ dàng) phần miệng rộng và mắt lưới thưa hơn, phần giữa hẹp hơn và mắt lưới cũng nhặt hơn, phần đáy chiếm 1/3 chiều dài và hẹp nhất với mắt lưới nhặt nhất. Miệng trên (hay dân ở đây còn gọi là hàm trên) của lưới có gắn phao, miệng dưới (hay còn gọi là hàm dưới) gắn chì. Đáy miệng trên và đáy miệng dưới khi tung lưới cách nhau từ 2 đến 2,2m.

Hai đầu của miệng lưới được nối với hai tấm ván bằng gỗ. Tấm gỗ dài 1 – 1,2m, rộng 0,6 – 0,8m, dày khoảng 0,02 – 0,03m, khung ngoài được đóng bằng sắt cho đủ độ nặng để có thể giữ cho chúng đi sát với mặt đất. Khoảng cách từ hai tấm gỗ tới hai đầu miệng lưới là 6m. Hai tấm gỗ được nối với hai sợi dây dài khoảng trên 30 sải. Hai sợi dây đó được buộc lại ở một điểm và kéo lên thuyền, chiều dài của dây kéo phụ thuộc vào độ sâu của nước, nếu đánh lộng thì dây kéo ngắn hơn, nếu đánh khơi thì dây kéo được thả dài ra. Ngoài ra còn có dây lùa, dây này được nối với hai tấm ván và thả dọc hình vòng cung theo hàm trên và hàm dưới của lưới. Dây lùa làm bằng sợi thừng bện, có đường kính 0,05 – 0,06m, thả đi sát mặt đất với mục đích khuấy bùn, cát để tôm, cá không nhận biết được đường đi, dễ sa vào lưới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Thường có một người vừa là thuyền trưởng, vừa là kỹ thuật viên, 4 người còn lại là thuyền viên. Những người này thường là người trong một hộ gia đình và thêm một vài ba người khác là họ hàng gần gũi. Khi thả lưới thì thuyền neo lại, mọi người cùng khiêng ngư cụ (lưới, ván) thả xuống biển, hai tấm ván được thả hai bên thuyền để tạo độ hở cho miệng lưới. Sau khi thả xong, cho thuyền chạy, lưới sẽ tự bung ra dưới tác động của dòng nước. Thuyền trưởng với nhiều năm kinh nghiệm đi biển, sau khi cảm giác lưới đã nặng, sẽ cho thuyền đi chậm dần, đồng thời, các thuyền viên từ từ kéo lưới lên, mỗi bên có 2 người kéo. Đây là thời điểm nặng nhọc nhất trong chuyến đi biển và cũng là thành quả một ngày lao động của ngư dân. Ngay sau khi kéo lưới lên, tôm sẽ được chọn lọc sơ, loại to và loại nhỏ, ngoài ra, cũng có thể có cá vô tình bị lọt vào cũng sẽ được lọc qua. Vì đi trên 2 ngày mới về, nên trên thuyền có dự trữ sẵn đá dùng để ướp hải sản, giữ cho chúng không bị ươn.

Hiện tại, sau mỗi chuyến đi, giá trị hải sản thu được khoảng từ 4 đến 4,5 triệu đồng chưa tính chi phí dầu.

Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An - 8


2.3.2. Dạ ván

Hệ dạ này thường chỉ cần 3 lao động, có khi có 4 lao động, thường chỉ

đi trong một đêm (khoảng 2 – 3h chiều ngày hôm trước đi, 4 – 5h sáng ngày hôm sau thì về). Loại dạ ván đánh ở mức 5 đến 10 sải nước.

Cấu tạo lưới của hệ dạ này cũng giống với dạ bướm, nhưng chiều dài của lưới là 18m và khoảng cách của đáy miệng trên và đáy miệng dưới khi trải lưới là 1,6m. Hệ dạ này không có dây lùa, thay vào đó, hai đầu của miệng lưới được nối với hai sợi dây, trên mỗi dây có một tấm ván là trung điểm, hai điểm còn lại được buộc chặt với hai hòn đá to. Tấm ván làm bằng gỗ, dài 0,8m – 1m, rộng từ 0,6m – 0,7m. Hai tấm ván và 4 hòn đá cũng có tác dụng giữ cho miệng lưới đi sát mặt đất và khuấy bùn, cát để đánh lạc hướng đường đi của tôm, cá. Hai đầu sợi dây sẽ được nối vào hai đầu của cái ngáng đặt trên thuyền. Que ngáng được làm bằng hai thân cây phi lao, có đường kính 0,1m được cố định trên mũi thuyền, tạo thành một góc khoảng 1600 hướng về phía

thuyền. Hai thanh ngáng có tác dụng tạo và giữ độ mở cho miệng lưới khi bung ra. Giá trị thu được sau mỗi chuyến đi khoảng từ 1 đến 1,5 triệu đồng.


2.3.3. Dạ cào

Hệ dạ cào dùng đánh ở độ sâu từ 5 sải nước trở vào, chỉ cần 2 lao động (thường là hai cha con hoặc anh em) và cũng đi về trong ngày (thường là 3 giờ chiều ngày hôm trước đi, 5 đến 6 giờ sáng ngày hôm sau trở về).

Toàn bộ khung lưới dài khoảng 12m. Khác với 2 hệ dạ trên, hệ dạ này hàm trên được cố định thẳng bởi một khung sắt, hàm dưới có độ lòm hình parabol và có đính chì rất nhặt để giữ cho hàm dưới đi sát mặt đất. Ngoài ra, dây lùa ở đây được tạo bởi dây thừng (đường kính khoảng 0,05m) và có kèm theo một sợi dây xích sắt. Hai đầu miệng lưới được nối với hai sợi dây dài 16m. Hai dây này được cột lại với nhau tại một điểm, và neo lên thuyền. Giá trị thu được sau mỗi chuyến đi khoảng từ 7 trăm ngàn tới 1 triệu đồng (chưa tính chi phí).


2.3.4. Dạ luồi

Mùa đánh bắt con ruốc là từ tháng 8 tới tháng 1 âm lịch năm sau. Ngư cụ này dùng để đánh ở mức nước từ 5 sải trở vào (đánh lộng) và chỉ cần tới 2 lao động. Dạ luồi dùng để đi đánh vào ban ngày, bắt đầu xuất phát từ 3 giờ sáng và tới 4 hoặc 5 giờ chiều là trở về.

Lưới của hệ dạ này có cấu tạo hơi giống dạ cào đánh tôm, tuy nhiên, mắt lưới nhặt hơn rất nhiều, chỉ khoảng 1 tới 2 ly vì con ruốc rất bé. Chiều dài

của lưới khoảng từ 10 tới 12m. Hàm dưới của lưới được cố định thẳng bởi một ống típ bằng sắt dài 5m với đường kính 0,06 đến 0,07m (còn gọi là cái tâng gông) để giữ cho hàm dưới chìm xuống sâu hơn. Hàm trên có độ lòm hình parabol và có đính phao để nổi lên cao hơn. Hai đầu của miệng lưới được nối với 2 sợi dây thừng, điểm đáy của parabol ở hàm trên cũng được cột bằng một sợi dây thừng, ba dây này được cố định tại một điểm cách miệng lưới là 10m, và cách điểm đáy parabol là 12m. Từ điểm cố định lên tới thuyền là một dây kéo, độ dài của dây kéo này được thả ra linh hoạt tuỳ thuộc vào mức nước nông sâu khi thả lưới và khi chạy thuyền.

Người đi biển có kinh nghiệm lâu năm có thể nhận biết sự di chuyển của đàn ruốc để điều chỉnh hướng đi của thuyền thông qua màu sắc của nước. Thường đàn ruốc đi trong nước, dưới tác động của mặt trời, có thể thấy chúng ánh lên màu đỏ, màu đen đỏ, màu nước chè xanh,...


2.3.5. Dạ va va

Loại dạ này dùng để đánh bắt vào tháng 2 tới tháng 7 âm lịch, ở độ sâu từ 2 đến 2,5 sải nước. Vào mùa này, con ruốc đi vào sát bờ hơn so với mùa lạnh.

Mắt lưới thì giống với dạ luồi, nhưng cấu tạo khung của hệ dạ này khác hoàn toàn so với dạ luồi, loại dạ này dùng để kéo sát mặt đất hơn. Hàm trên và hàm dưới của lưới có độ lòm bằng nhau, hàm trên có đính phao, hàm dưới đính chì. Dây lưới của hàm trên được nối với dây lưới của hàm dưới (để tạo độ mở cho lưới khi ở dưới nước) tại hai điểm song song, tạo thành hai đầu dây. Hai đầu dây này tiếp tục được buộc với 2 hòn gạch và sau đó được cố định bởi một cây tre nằm ngang dài 3m (cây tre đó còn được gọi là cái tâng gông, có đường kính khoảng 0,04 đến 0,05m), hai dây được cố định ở hai đầu của thân cây tre. Tre và gạch có tác dụng giữ cho lưới đi sát với mặt đáy hơn.


2.4. Vó ánh sáng, Mành

Nghề mành được phát triển từ nghề vó ánh sáng mà ra, tuy nhiên có một số điều chỉnh về kỹ thuật để phù hợp hơn với số lượng lao động và điều kiện đánh bắt. Trong thời kỳ hợp tác xã, nghề vó ánh sáng (hay còn gọi là nghề đánh vàng mành) là một trong những nghề chính. Tới đầu những năm 70 của thế kỷ XX mới xuất hiện nghề mành ở đây và nghề này phát triển mạnh từ năm 1992 tới nay. Sau khi các hợp tác xã tan rã, chuyển từ kinh tế tập thể

sang phát triển kinh tế hộ gia đình, nghề vó ánh sáng không còn là nghề chính. Nguyên nhân chính là do nghề vó ánh sáng cần nhiều lao động (thường là từ 12 tới 15 người), phù hợp với điều kiện kinh tế tập thể, hợp tác xã - rất dễ để huy động lực lượng. Họ là những xã viên thuộc hợp tác xã ngư nghiệp và tham gia đánh bắt để tính công điểm, giống như trong hợp tác xã nông nghiệp. Nhưng tới khi những hợp tác xã thời bao cấp giải thể, rất khó để tập hợp lao động để khai thác theo phương thức này, nhất là những lúc thời tiết bất ổn, biển không được mùa. Nghề mành với lao động hộ gia đình dần thay thế. Nghề mành chỉ cần khoảng 5 đến 6 lao động, chủ yếu là các thành viên trong gia đình và anh em bà con họ hàng – khi cần có thể dễ dàng huy động lực lượng. Ngoài ra, nghề vó ánh sáng thường là đánh bắt xa bờ với điều kiện vật chất cao hơn chẳng hạn như chi phí xăng dầu cao, phải có tàu thuyền to, chính vì vậy cũng không còn phù hợp với điều kiện kinh tế hộ gia đình. Hiện tại, chỉ có các thuyền đánh bắt xa bờ mới làm nghề vó ánh sáng.

Nghề mành đã có nhiều thay đổi so với nghề vó ánh sáng cho phù hợp hơn với điều kiện mới. Trước tiên, hãy tìm hiểu rò về phương thức đánh bắt bằng vó ánh sáng để có thể dễ dàng so sánh và nhìn nhận.

Mỗi thuyền đánh vó ánh sáng có từ khoảng 12 tới 15 người với sự phân công lao động cụ thể, bao gồm: 1 người lái tàu; 1 người kỹ thuật – đây là người có nhiều kinh nghiệm đi biển, đồng thời cũng là người được đào tạo về kỹ thuật đánh bắt cá, là người chỉ đạo các thuyền viên trong việc bố trí vị trí và chọn lựa thời điểm thích hợp để kéo lưới – và cũng thường là người có vai trò thuyền trưởng; 2 người đưa đèn nhử cá; 2 người chèo neo trên đầu tàu; 1 người chèo hạch; còn lại là các thuyền viên khác (hay còn gọi là những người đi bạn) có nhiệm vụ kéo lưới và làm các công việc chuẩn bị khác.

Thuyền nhổ neo rời bến đậu để ra bãi rạo vào khoảng 2 đến 3 giờ chiều. Ra đến nơi, các thành viên nghỉ ngơi ăn uống và chuẩn bị các thao tác để chong đèn, thả lưới. Sau khi ăn chiều và nghỉ ngơi, các thành viên phân công đi làm nhiệm vụ đã được giao. Thuyền lớn cắm một mốc neo chính, ba thuyền mủng nhỏ sẽ được thả xuống và chèo ra ba góc để thả những neo còn lại, tạo thành một hình chữ nhật giống với hình vàng lưới. Mắt lưới có cỡ từ 0,04m đến 0,12m, phía trên thưa hơn để giúp nước thoát ra nhanh hơn, lưới sẽ nhẹ hơn và kéo đỡ vất vả, càng về đáy thì mắt lưới càng nhặt để có thể giữ được cá. Sau khi đã cắm neo và giăng lưới, một thuyền mủng nhỏ được tiếp tục thả xuống với nhiệm vụ là chong đèn. Thời gian chong đèn là từ 6 giờ tối ngày

hôm nay tới 5 giờ sáng ngày hôm sau. Chờ tới khi thấy đàn cá xuất hiện đông, người ở thuyền này chèo từ từ để dẫn đàn cá đi vào vùng giăng lưới sẵn. Khi thuyền đến giữa vàng lưới sẽ neo lại đó một thời gian để chờ cá vào. Dưới hiệu lệnh của người chỉ huy kỹ thuật, các thuyền viên làm nhiệm vụ giữ lưới ở bốn góc trên bốn thuyền sẽ kéo miệng lưới lên tới sát mặt nước để giữ cá và thuyền chong đèn từ từ đi ra khỏi vùng vàng lưới. Thời điểm thả lưới và kéo lưới tuỳ thuộc vào hiệu lệnh của người chỉ huy kỹ thuật, họ phải dựa vào cường độ chảy của nước và cảm giác về số lượng đàn cá để đưa ra quyết định. Thường họ có một sợi dây cước, bên dưới buộc một hòn chì nặng và thả xuống biển, dựa vào độ đong đưa của sợi dây đó để nhận biết luồng nước mạnh hay yếu. Nếu nước chảy quá mạnh thì không kéo lưới vì như thế sẽ dễ đứt neo và hỏng lưới, nếu nước chuyển động quá yếu thì cũng không thể kéo vì lưới sẽ không bung lớn, không đánh được nhiều cá.

Kỹ thuật đánh bắt của nghề mành về cơ bản giống với nghề vó ánh sáng, đều phải dựa trên ánh sáng nhân tạo để dụ cá vào lưới để đánh bắt, nhưng cách thức triển khai có nhiều điểm khác, chủ yếu là đơn giản hoá hơn để phù hợp với số lượng lao động đã giảm xuống. Nghề mành chỉ cần từ 4 đến 6 lao động. Thay vì cần tới 3 thuyền mủng để thả neo ở ba góc, thuyền mành chỉ cần một thuyền mủng (2 người chèo) thả neo song song với thuyền chính, hai neo kia được thay bằng hai phao lớn để giữ miệng lưới nằm sát mặt nước, còn miệng lưới phía hai neo (từ thuyền chính và thuyền mủng) thì được hạ thấp xuống để mở đường cho cá vào. Ngoài ra, vẫn có một thuyền mủng (từ 2 tới 3 tay chèo) dùng để dụ cá. Thuyền này đậu cách miệng lưới một khoảng không quá xa nhưng cũng không quá gần. Người thuyền trưởng kiêm người chỉ huy kỹ thuật cũng dựa vào trải nghiệm của bản thân và dựa vào kỹ thuật được học sẽ ra hiệu lệnh cho thuyền neo đèn chèo dần về phía lưới khi đến thời điểm thích hợp. Cũng với cách thức tương tự như đánh vó ánh sáng, thuyền neo đèn chèo chầm chậm để dụ cá vào lưới, khi đã vào giữa lưới, sẽ dừng lại thêm một thời gian nữa để nhử thêm nhiều cá vào. Sau khi nghe hiệu lệnh từ thuyền trưởng, thuyền này sẽ dần rút ra khỏi vị trí lưới, để các thành viên khác bắt đầu kéo lưới lên. Khác với vó ánh sáng, nghề mành chỉ đánh trong lộng. Nghề vó ánh sáng và nghề mành đều được dùng để đánh hệ hải sản nổi.


2.5. Te

Nghề te thường chỉ cần tới 4 lao động. Từ tháng 8 âm lịch năm này tới tháng 2 âm lịch năm sau, nghề này hoạt động chủ yếu vào ban đêm (đi từ 3h chiều ngày hôm sau tới khoảng 4 đến 5 giờ sáng ngày hôm sau thì trở về), nhưng sang tháng 3 tới tháng 7 âm lịch, nghề này hoạt động chủ yếu vào ban ngày (đi từ khoảng 1 tới 2 giờ sáng đến khoảng 2 đến 3 giờ chiều thì về). Nghề này dùng để đánh hệ hải sản nổi (thường là dùng để đánh ruốc và cá) và thường đánh ở lộng.

Trước mũi thuyền nghề te được gắn hai thân cây phi lao dài khoảng 10m, đường kính từ 0,10 đến 0,12m, được kê trên một thanh phi lau nằm ngang (còn được gọi là cái ngàng) và được cố định với nhau một góc khoảng

450. Kiểu đánh bắt này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đi biển để đoán định

“Nghề te không cần nhiều sức lao động như nghề dạ, và cũng không vất vả bằng nghề dạ. Cho nên, thường thì có thể làm nghề này tới tận 60 tuổi hoặc hơn, còn nghề dạ thì 55 tuổi đã nghỉ rồi” – Nam ngư dân 54 tuổi.

luồng di chuyển của đàn cá, ruốc. Đàn ruốc thì thường thấy nhiều màu, như màu đỏ, đen đỏ hoặc màu vàng nhạt. Đàn cá thì có màu đen và thường nhô lên sát mặt nước nên rất dễ quan sát và nhận biết. Khi thuyền ra tới ngư trường đánh bắt, thuyền trưởng cho neo tàu lại và cùng với những thành viên khác tiến hành công việc chuẩn bị dăng lưới. Miệng trên của tấm lưới được gắn sát với hai thân cây phi lao, miệng dưới được thả thòng xuống để “xúc” cá, ruốc. Sau khi cố định miệng lưới và thả lưới, thuyền bắt đầu chạy chậm, lưới sẽ tự bung dưới tác động của luồng nước.


2.6. Bóng ghẹ

Đầu năm 2006 được sự giúp đỡ của Trung Tâm khuyến ngư Nghệ An hai mô hình “Bóng ghẹ” đã được xây dựng tại Cửa Lò, trong đó có triển khai ở phường Nghi Thủy.

Với công suất của tàu 40 (CV), một máy định vị, một máy tời, một bộ đàm, một bộ đài radio (của chủ hộ tự có) và sự hỗ trợ kinh phí để làm 150 lồng, bóng và kỹ thuật (của Trung tâm Khuyến ngư), ngư trường đánh bắt cách bờ từ 15-20 hải lý, đi hai ngày một chuyến, một tháng đi từ mười đến mười hai chuyến, mỗi chuyến đi được từ 80 – 100 kg ghẹ và với giá bán bình quân 60.000 đồng/kg thì một tháng sau khi trừ các khoản chi phí (dầu máy, mồi cho ghẹ, tiền ăn của lao động khoảng 7 triệu đồng), lợi nhuận mỗi tàu một tháng là trên dưới 50 triệu đồng.

Nghề bóng ghẹ không phải là nghề mới ở Nghệ An bởi đã phát triển rất sớm ở một số địa phương như: (Quỳnh Phương, Quỳnh Hải, Tiến Thuỷ, huyện Quỳnh Lưu và một số xã của huyện Diễn Châu), nhưng điểm mới ở mô hình này là cùng với sự hỗ trợ về kỹ thuật của Trung Tâm khuyến ngư tỉnh và tìm tòi học hỏi của bà con ngư dân, đã chuyển từ kéo thủ công sang máy tời, đưa số lần kéo từ 2 lần lên 4-5 lần/ngày, thời gian triển khai của mô hình từ 28 tháng 4 đến 30 tháng 8 trùng với mùa du lịch nên giá bán cũng như đầu ra của sản phẩm rất thuận lợi.

Cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến ngư, ngư dân ở đây cũng đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm mà theo bà con để tiết kiệm chi phí, mồi của ghẹ nên cho vào trong ca nhựa đậy nắp, chỉ khoan thủng một số lỗ để thoát hơi và ghẹ thích nhất là cá nóc vứt bỏ ruột.

Sự xuất hiện thêm nghề mới làm tăng thêm khả năng khai thác hải sản, phát triển kinh tế gia đình cho cộng đồng ngư dân.


3. Những thay đổi trong khai thác hải sản qua các thời kỳ

Theo như sự xuất hiện cư dân ở vùng đất Cửa Lò thì đây là nơi tập trung dân các nơi khác về, hay còn có thể gọi là dân góp tứ xứ, về đây cùng lập làng. Trải qua hàng trăm năm gắn bó với mảnh đất nằm giữa cửa hai con sông Lam và sông Cấm này, họ gây dựng nên những làng chài ven biển, với kinh tế dựa vào đánh bắt, buôn bán và chế biến hải sản.

Nghề truyền thống của ngư dân nơi đây là khai thác hải sản ở lộng, khu vực biển gần bờ, vẫn có những thuyền đi khơi nhưng thời gian đánh bắt và số lượng thuyền đánh bắt gần bờ là chiếm đa số. Thời kỳ này chưa có các phương tiện máy móc, thuyền đi đánh bắt phụ thuộc vào sức chèo thủ công và tận dụng sức gió. Ngư dân làng chài nơi đây qua bao năm làm nghề khai thác hải sản, năng suất đánh bắt phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm đi biển và kỹ năng nhận biết luồng cá của những người “thợ”, và việc dự báo thời tiết trước mỗi chuyến đi cũng đều dựa vào khả năng quan sát và kinh nghiệm mà cuộc sống ở biển mang lại cho họ.

Với các hình thức khai thác thủ công, con người càng trở nên lệ thuộc vào thiên nhiên, chính vì thế, họ dựa vào những niềm tin của mình để mong tránh rủi ro mà môi trường lao động trên biển cả mang lại. Những niềm tin đó trở thành tín ngưỡng, thành những kiêng kỵ trong đời sống của cộng đồng. Ngoài lễ cầu ngư được tổ chức hàng năm như một lễ hội chung của cả làng,

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí