Nhận Thức Của Ngư Dân Về Môi Trường Tự Nhiên Và Nguồn Lợi Hải

CHƯƠNG II. CÁC HÌNH THỨC KHAI THÁC NGUỒN LỢI HẢI SẢN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN CỬA LÒ


Trong thuở ban sơ, con người chỉ mới khai thác các sinh vật biển ven bờ để bổ sung vào nguồn thức ăn. Khi trình độ đã phát triển tới mức độ nào đó, họ mới tạo ra những phương tiện và dụng cụ nhằm khai thác nguồn lợi đó một cách hiệu quả hơn. Những con người đầu tiên tới khai phá và mở mang vùng đất ven biển Cửa Lò ngày nay đã đạt tới một trình độ văn minh nhất định, họ đã biết sử dụng thuyền, lưới để ra biển đánh bắt. Và cùng với những thay đổi của hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội, họ đã tiếp nhận các hình thức khai thác mới, làm phong phú loại hình khai thác hải sản của vùng này. Quá trình thích ứng với môi trường ven biển và dưới tác động của hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội, họ đã tạo nên hệ thống tri thức về môi trường tự nhiên, về đối tượng khai thác cũng như về cách thức tiến hành các hoạt động khai thác.



sản

1. Nhận thức của ngư dân về môi trường tự nhiên và nguồn lợi hải


Ngư dân chỉ khai thác tự nhiên, nhưng không làm ra tự nhiên, họ không

có kiến thức về tái sản xuất nguồn tài nguyên. Họ cũng không thể thay đổi địa hình và không thể kiểm soát được biển cả - môi trường có các yếu tố động rất cao. Chính vì thế, để giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả lao động, họ rất chú ý tới những thay đổi của các yếu tố tự nhiên, tạo nên những hiểu biết phong phú về môi trường tự nhiên và về nguồn lợi hải sản.


1.1. Về dự báo thời tiết

Cuộc sống bấp bênh nơi biển cả buộc người dân nơi đây phải chú ý nhiều tới vấn đề thời tiết, nhất là khi các phương tiện dự báo và thông tin liên lạc hiện đại chưa được phát triển. Dựa trên kinh nghiệm của những thế hệ trước để lại và trên chính những trải nghiệm của bản thân, họ đã đúc kết về những thay đổi bất thường của các hiện tượng tự nhiên, nhất là bất thường trong những chuyến đi biển dài ngày để đưa ra những dự báo và tự chuẩn bị các biện pháp đối phó. Kinh nghiệm đó đã góp phần giảm thiểu rủi ro do thiên nhiên mang lại.

Căn cứ vào sự chuyển động của gió, mây, dòng nước và mặt trời mọc

và lặn, ngư dân có thể biết trước thời tiết sẽ có biến chuyển xấu hoặc sẽ biển động.

Mặt trời: mặt trời mọc bị mây che, nhìn không thấy rò là dấu hiệu của trời động bão. Bình thường mặt trời lên đỏ đẹp, nhưng hôm trời động thì mặt trời sẽ rất đỏ (đỏ rực) hoặc phía trên mặt trời có hình rẻ quạt là trời sẽ động hoặc chuyển gió. Nếu xuất hiện những đám mây lạ, có hình vòi xoắn từ trên trời thọc xuống nước thì chắc chắn là sẽ có bão sắp tới vào ngày mai.

Mặt trời lặn tận đất, không có ráng, đó là biểu hiện thời tiết bình thường, ổn định. Nhưng nếu bình thường 6h chiều mặt trời lặn, mà khoảng 5h30 chiều thấy xung quanh mặt trời xuất hiện các sắc xanh đỏ tím vàng (người dân ở đây gọi là hiện tượng trai ăn mặt trời) thì là dấu hiệu biến chuyển không tốt về thời tiết. Nếu có vệt mù ngang mặt trời, ngày mai có thể sẽ chuyển gió mạnh. Mặt trời có ráng, có mống (nhiều màu: xanh, trắng, đỏ,...) ở phía nam (phía ngàn Hống – Hà Tĩnh) cho biết thời tiết sẽ rất xấu, như thế thuyền sẽ không ra khơi.

Gió: trước khi trời chuyển bão sẽ xuất hiện gió rông may (gió từ hướng bắc thổi tới) và kèm theo mưa, sau khoảng hơn 5 tiếng, chuyển sang gió chướng (gió từ phía đông thổi vào) với cường độ mạnh. Hoặc mây đang bay theo hướng gió thổi ổn định bỗng ngừng tụ lại rồi chuyển hướng khác là dấu hiệu của thời tiết chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Khi mặt trăng mọc, nếu xuất hiện một ngôi sao mọc ngay sát đó, thì trời chuẩn bị động bão.

Luồng nước: Khi đang đánh cá, dựa vào sự chuyển động của lưới hoặc của sợi dây câu để đoán định hướng đi của luồng nước, nếu thấy nước tầng đáy (dưới 10 – 12 sải nước) có hướng chuyển từ trong bờ xô ra, còn nước mặt đổ vào bờ là thời tiết sắp đổi, biển sẽ động.


1.2 Về chế độ thuỷ triều và sơ đồ nước mặt - nước đáy.

Dưới tác động lực hấp dẫn của mặt trăng đối với trái đất đã tạo nên chu kỳ biến động của mực nước, từ lúc nước biển lên cao tới mức tối đa đến lúc nước biển rút xuống mức tối thiểu thường được gọi là một con nước. Hết chu kỳ ấy, một chu kỳ khác lại được lặp lại, nhưng thời gian nước lên xuống trái ngược so với thời gian trong chu kỳ tiếp sát trước.

Theo cách tính của dân gian, thường mồng 5 tháng 1 âm lịch là bắt đầu tính một con nước, cứ 14 ngày có một con nước lên và xuống, mỗi tháng có

hai con nước, riêng tháng 2 và tháng 8 có 3 con nước, thời gian nước lên và nước xuống không trùng nhau từ tháng này qua tháng kia. Cả năm có 12 tháng thì chia thành 6 cặp tháng có con nước giống nhau, tháng 1 và tháng 7, tháng 2 và tháng 8, tháng 3 và tháng 9, tháng 4 và tháng 10, tháng 5 và tháng 11, tháng 6 và tháng 12. Sau nửa năm, chu kỳ con nước lại quay trở lại theo tháng đầu tiên trong năm, tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, con nước sinh vào ban ngày, 6 tháng cuối năm thì con nước lại sinh vào ban đêm.

Ngày bắt đầu sinh một chu kỳ được gọi là ngày sinh nước. Qua kinh nghiệm đi biển, ngư dân biết được đây là ngày thiên nhiên có nhiều biến đổi: trời mưa to, gió lớn hoặc nước trong lòng biển xoáy ngầm, chảy xiết,... Điều này có tác động rất lớn tới việc khai thác hải sản, nhất là đối với nghề mành. Đối với nghề này, nước chảy quá xiết hoặc quá chậm thì hiệu quả khai thác không được cao. Đối với nghề dạ, nước êm thì mới có thể ra khơi đánh bắt, nước chảy mạnh hơn thì chỉ có thể đánh bắt trong lộng.

Việc nắm bắt luồng nước mặt và nước đáy cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chọn lựa thời điểm và phương tiện đánh bắt phù hợp, hiệu quả. Luồng nước mặt đáy và luồng nước mặt thuận chiều thì dễ trải lưới, luồng nước hai mặt đó mà trái chiều thì rất khó trải lưới.

Nước bề mặt phụ thuộc vào hướng gió, nước mặt đáy phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thuỷ triều và bị tác động một phần bởi hướng gió, gió càng mạnh, lực ép xuống tầng nước đáy càng lớn.

Nếu gió thổi theo hướng đông nam – tây bắc thì nước mặt cũng chảy theo hướng đông nam – tây bắc, lúc đó nếu con nước đang lên thì nước đáy cũng sẽ chảy theo hướng đó, nếu con nước đang xuống thì nước đáy chảy theo hướng đông bắc - tây nam.

Bắc

2’

1 & 1’

Nam

2

Sơ đồ 1: Sơ đồ các hướng gió và chiều nước mặt, nước đáy

Tây bắc Đông Bắc


Tây Đông


Tây nam Đông Nam


Nếu gió thổi từ hướng tây sang đông thì nước mặt chảy theo hướng tây

– đông, nếu nước đang lên thì nước đáy chảy theo hướng tây nam – đông bắc,

nếu nước đang xuống thì nước đáy chảy theo hướng tây bắc – đông nam.


Tây bắc 2’ Bắc Đông Bắc


Tây


1 & 1’

Đông


Tây nam 2 Nam Đông Nam

Nếu gió thổi theo hướng đông bắc – tây nam thì nước mặt chảy theo hướng đông bắc – tây nam, nếu nước đang lên thì nước đáy chảy theo hướng đông nam – tây bắc, nếu nước đang xuống thì nước đáy chảy theo hướng đông bắc

– tây nam.


Tây bắc Bắc

1 & 1’

Đông Bắc


2’

Tây Đông


2

Tây nam Nam Đông Nam

(Lưu ý: 1 và 1’: hướng gió và hướng luồng nước mặt 2: hướng luồng nước đáy lúc con nước đang lên

2’: hướng luồng nước đáy lúc con nước đang xuống)


1.3. Về mùa cá và làn nước của các loại hải sản

Ngoài những yếu tố về thời tiết, qua kinh nghiệm của nhiều năm đi biển, ngư dân ở đây cũng đã quan sát được khoảng vị trí và mùa di chuyển của các loài hải sản - đối tượng đánh bắt của họ. Quanh năm ở biển đều có cá, tôm, mực và các loại hải sản khác, nhưng quan trọng là qua thực tiễn, ngư dân nhận biết thời điểm nào thì xuất hiện nhiều loại cá và sử dụng ngư cụ đánh bắt phù hợp để đạt hiệu quả cao. Cũng giống trong nông nghiệp, người nông dân phân chia việc trồng trọt theo mùa vụ - vụ chiêm, vụ mùa – thì ngư dân cũng chia mùa cá theo vụ.

Lịch thời vụ ở đây được chia làm hai mùa, vụ nam và vụ bắc. Vụ cá nam tính từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch hàng năm, vụ cá bắc tính từ tháng 9 đến tháng 2 âm lịch. Trong đó, vụ nam là vụ đánh bắt chính của ngư dân vì

đây là thời điểm cá vào lộng (vào gần bờ hơn, nước nông) để sinh sản, đồng thời đây cũng là mùa ít có mưa bão, thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt. Tuy nhiên, cá đánh bắt được trong vụ nam không béo bằng cá đánh bắt được vào vụ bắc, vì trong mùa đông thời tiết lạnh hơn. Vụ nam (mùa hè) có ba loại cá chủ đạo là cá ve, cá mu và cá cơm (cá tróng), vụ bắc (mùa đông) chủ yếu có cá nục và cá ve.

Qua bao đời sinh nghề tử nghiệp với biển cả, ngư dân cũng đã nhận biết được thói quen di chuyển theo mùa của các loại hải sản. Chẳng hạn như, đối với con ruốc, vào vụ nam, chúng thường nổi về ban ngày (đi sát đất cũng có nhưng ít), ban đêm thì ở sát đáy biển; nhưng sang vụ bắc thì ban ngày hầu như chúng nằm sát đáy biển, ban đêm lại nổi lên sát với mặt nước hơn. Tuy nhiên, cũng có những lúc khó đoán định được chúng chìm hay nổi, nhất là khi thời tiết bất thường và có nhiều biến chuyển. Ngư dân ở đây cũng cho biết, thường thì nếu chúng nổi ở biển Nghệ An thì vào quãng thời gian đó ruốc cũng nổi ở biển Hà Tĩnh.

Về cá thì được phân chia thành hai hệ, hệ cá nổi là hệ cá thường sinh sống ở phía gần với mặt nước và hệ cá đất là hệ cá sinh sống chủ yếu ở khu vực sát với đáy biển hơn. Hệ cá nổi thường có các loài như cá măng, cá ve, cá cơm. Hệ cá đất chủ yếu là cá thèn, cá lượng, cá chim. Hệ cá đất này sinh sản chậm hơn nhưng nhu cầu tiêu thụ xuất khẩu lại cao hơn so với hệ cá nổi, chính bởi vậy, nó mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Tính từ bờ ra, dưới 5 hải lý gồm có các loại hải sản sau: mực sim, cá cơm, cá ve (cá trích loại nhỏ), cá bơn (dùng để xuất khẩu), cá lủ (hiện tại rất ít khi đánh bắt được), cá bôi, cá ngáng, mực sim, ghẹ, cua, tôm bạc nhỏ, tôm he, con ruốc (tép biển),...

Từ 5 đến 10 hải lý có cá trích (to hơn cá ve), mực lớn (mực ống trên 5cm), cá chim, cá thu nhỏ (từ 1 đến 2kg), cá đốm, cá bè, cá nhám nhỏ, cá bạc má, cá sạo,...

Từ 10 đến 20 hải lý: các nục, cá nhám mập, cá thiều, cá nhớ, cá lanh, cá thu măng, cá chà, cá quệt,...

Từ 20 đến 30 hải lý gồm có cá hồng, cá lượng, cá thửng, cá chai, cá thèn, cá

mập,...

Trên 30 hải lý (thường đến khoảng 40 hải lý) có cá đao, các nục lớn (cá

nục gai và cá nục chuối), cá lượng vỏ (hay nằm sát đất), cá hồng trám, cá quệt, cá nhám mập (cá ông), cá bì, mực ván,...


1.4. Những thay đổi trong nhận thức của ngư dân về môi trường tự nhiên và nguồn lợi

Bên cạnh những tri thức dân gian là sản phẩm của kinh nghiệm thực tiễn và sự đúc rút qua các thế hệ, hiện nay, do nhiều chủ trương chính sách cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngư dân đã được tiếp cận với những tri thức khoa học để có thể chủ động hơn trong lao động trong môi trường tự nhiên biển cả.

An toàn lao động trên biển đang ngày càng được chú trọng, người dân đi biển giờ đây không chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tiễn để quyết định có đi đánh bắt hay mà còn phụ thuộc rất nhiều vào dự báo thời tiết từ các phương tiện truyền thông và mạng thông tin liên lạc của các trung tâm cứu hộ cứu nạn.

Đài phát thanh và truyền hình địa phương đưa tin về dự báo thời tiết, đặc biệt là những cơn bão. Ngư dân biết thế nào là tin bão xa, bảo trên biển Đông, bão gần bờ, bão khẩn cấp để có biện pháp phòng tránh kịp thời, nhất là trong chuyến đi đánh bắt. Từ khi thuyền được cơ giới hóa, trên mỗi thuyền đều có thiết bị liên lạc như đài radio, máy bộ đàm, thiết bị ICOM, các thuyền viên đều phải biết sử dụng hệ thống thiết bị đó, đặc biệt là người thuyền trưởng để nhận thông tin dự báo về những thay đổi bất thường của thời tiết để kịp thời đưa thuyền vào nơi trú ẩn an toàn. Việc liên lạc kêu gọi thuyền bè sử dụng 3 máy ICOM hiện có: 1 máy đặt tại Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, 2 máy đặt trên 2 tàu của Chi cục và máy của các đồn Biên phòng. Gia đình có người đi đánh bắt đều có liên lạc với người trên thuyền thông qua bộ đàm, qua tổ đánh bắt để kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền về nơi trú ẩn.

Bên cạnh đó, ngư dân còn được tuyên truyền tác dụng và tầm quan trọng của phao cứu sinh đối với sự an nguy về tính mạng của người đi biển. Những năm 90 (thế kỷ XX) trở về trước, mang theo phao cứu sinh khi đi biển là điều hoàn toàn cấm kỵ vì quan niệm "mang phao là mang điềm rủi" thì những năm gần đây, cùng với công tác tuyên truyền và nỗ lực của ngành thuỷ sản, nhận thức của nhiều ngư đã dần thay đổi. Tuy nhiên, trên thực tế, các tàu thuyền nhỏ, sức chịu đựng thấp, ngư dân lại thường mua phao bán tự do trên thị trường, giá rẻ nhưng chất lượng không đảm bảo, nhiều tàu không có hoặc mang phao hỏng, phao lại thường cồng kềnh, kích cỡ lớn, nên nhiều ngư dân thường chỉ bỏ trên tàu, không mang vào người do ảnh hưởng đến thao tác

đánh bắt.

Như vậy, nhờ có các phương tiện thông tin liên lạc và một số vật dụng an toàn lao động trên biển, ngư dân ở đây đã có thể nắm bắt kịp thời những biến đổi về thời tiết để chủ động hơn khi đi đánh bắt.

Mặc dù vậy, trong khi đang trên biển đánh bắt, nếu có bão, các bậc đi biển thâm niên vẫn dựa vào kinh nghiệm nhận biết những thay đổi của tự nhiên xung quanh để đưa ra quyết định phòng tránh kịp thời.


2. Các hình thức khai thác và hệ thống ngư cụ

Trải qua hàng trăm năm làm nghề đánh bắt hải sản để sinh sống, ngư dân ở đây đã tạo ra và chọn lựa những dụng cụ, phương pháp để khai thác hải sản, phù hợp với điều kiện địa hình, đặc tính sinh học của các loài hải sản cũng như sự thay đổi về điều kiện xã hội.

Stt

Chỉ tiêu

P. Nghi

Hải

P. Nghi

Hoà

P. Nghi

Tân

P. Nghi

Thuỷ

P. Thu

Thuỷ

1

Nghề bóng ghẹ

0

0

4

4

11


- Số tàu thuyền (chiếc)



4

4

11


- Công suất máy

(CV)



128

110

305


- Số lao động

(người)



15

16

46


- Thu nhập (triệu/người/năm)



6

6

6,5


- Thời gian nghỉ (ngày)



100

100

100


- Chi phí (đ/ngày/chuyến)



200.000

200.000

200.000


- Chi phí đầu tư ngư cụ (triệu/năm)



10

10

10

2

Nghề Vó ánh sáng







- Số tàu thuyền (chiếc)

20

0

22

43

0


- Công suất máy (CV)

700


704

1.935



- Số lao động (người)

144


120

283


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An - 6

Bảng 3: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu về khai thác thuỷ sản theo các nghề chính ở Cửa Lò (Số liệu điều tra đến ngày 15/01/2007)

- Thu nhập

(triệu/người/năm)

7,2


7

7



- Thời gian nghỉ

(ngày)

100


100

100



- Chi phí (đ/ngày/chuyến)

350.000


350.000

350.000



- Chi phí đầu tư

ngư cụ (triệu/năm)

15


15

15


3

Nghề Mành -

chụp







- Số tàu thuyền

(chiếc)

28

0

6

8

0


- Công suất máy

(CV)

1.260


192

405



- Số lao động

(người)

196


30

56



- Thu nhập (triệu/người/năm)

8


7

7



- Thời gian nghỉ

(ngày)

90


90

90



- Chi phí

(đ/ngày/chuyến)

300.000


300.000

300.000



- Chi phí đầu tư

ngư cụ (triệu/năm)

20


20

15


4

Nghề câu







- Số tàu thuyền

(chiếc)

42

2

34

7



- Công suất máy

(CV)

1.276

62

1.088

250



- Số lao động

(người)

168

12

120

28



- Thu nhập

(triệu/người/năm)

7

7

7

6



- Thời gian nghỉ

(ngày)

90

90

90

90



- Chi phí (đ/ngày/chuyến)

250.000

250.000

250.000

250.000



- Chi phí đầu tư

ngư cụ (triệu/năm)

6

6

6

6


5

Nghề dạ kéo







- Số tàu thuyền

(chiếc)

32

3

21

57

12


- Công suất máy

1.056

96

672

1950

315


(CV)







- Số lao động

(người)

128

13

63

114

45


- Thu nhập

(triệu/người/năm)

7

7

7

6

6


- Thời gian nghỉ

(ngày)

80

80

80

90

90


- Chi phí

(đ/ngày/chuyến)

200.000

200.000

200.000

200.000

200.000


- Chi phí đầu tư

ngư cụ (triệu/năm)

5

5

5

6

6

6

Nghề te







- Số tàu thuyền

(chiếc)

0

0

1

80

0


- Công suất máy

(CV)



28

1.920



- Số lao động

(người)



4

160



- Thu nhập (triệu/người/năm)



5,5

5



- Thời gian nghỉ

(ngày)



60

60



- Chi phí

(đ/ngày/chuyến)



150.000

150.000



- Chi phí đầu tư

ngư cụ (triệu/năm)



2

2


7

Nghề đăng đáy







- Số tàu thuyền

(chiếc)

13

3

0

0

0


- Công suất máy

(CV)

208

45





- Số lao động

(người)

39

9





- Thu nhập

(triệu/người/năm)

6,5

6,5





- Thời gian nghỉ

(ngày)

75

75





- Chi phí (đ/ngày/chuyến)

100.000

100.000





- Chi phí đầu tư

ngư cụ (triệu/năm)

5

5




8

Nghề lưới - thuyền

mủng






..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022