Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Nước Thải Chế Biến Thủy Sản Qcvn: 11-Mt 2015/btnmt.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Qua nghiên cứu các nội dung được thực hiện trong luận văn, một số kết luận được rút ra như sau:

- Về hiện trạng quản lý môi trường tại KCN Dịch vụ thủy sản Thọ Quang:

+ Hệ thống thu gom nước mưa và nước thải chưa được tách riêng biệt.

+ Hầu hết lưu lượng thải và nồng độ các thông số trong nước thải của các doanh nghiệp đều không được kiểm soát và vượt so với khả năng tiếp nhận của trạm xử lý.

+ Chất thải rắn và chất thải nguy hại còn nhiều doanh nghiệp chưa bố trí kho lưu chứa và thời hạn đúng nên dễ gây rò rỉ và mùi cho môi trường xung quanh.

+ Hơn 2/5 doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn.

+ Chưa bố trí hợp lý cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực quản lý và xử lý chất thải tại doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Về đưa ra những giải pháp, phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại KCN: Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về các công cụ QLMT và dựa trên thực trạng QLMT tại KCN, Luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp về quản lý nước thải, khí thải, chất thải rắn phát sinh; nhóm các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý môi trường của khu công nghiệp. Những giải pháp này đưa ra đều dựa trên những kết quả thu được qua khảo sát cụ thể tại toàn bộ 17 cơ sở hoạt động trong KCN và Công ty hạ tầng.

2. Kiến nghị

Xuất phát từ những kết luận mang tính thực tế ở trên, tôi đưa ra một số kiến nghị cho nghiên cứu này như sau:

- Về công tác quản lý môi trường nước phải đặc biệt quan tâm và cần có nghiên cứu chuyên sâu hơn về công nghệ xử lý để có phương án phù hợp đối với từng loại hình nước thải của từng doanh nghiệp. Do các doanh nghiệp sản xuất thủy sản thường tiêu tốn nhiều nước và đặc thù không ổn định do nguồn nguyên liệu thay đổi nên hệ thống xử lý không thích nghi kịp và dẫn đến sốc hoặc quá tải.

- Tăng cường kiểm soát, giám sát các nguồn thải của các đơn vị hoạt động trong Khu công nghiệp, đề nghị các đơn vị phải xử lý nước thải phát sinh đạt tiêu chuẩn đấu nối của Khu công nghiệp trước khi xả về hệ thống thu gom nhằm kiểm soát chất lượng nước đầu vào trước khi xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Có chế tài xử phạt đối với các đơn vị có hành vi vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp, thiết lập các quy chế quản lý Khu công nghiệp áp dụng tới từng đơn vị hoạt động trong Khu công nghiệp.

- Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, yêu cầu lắp đặt tại trạm xử lý nước thải tập trung hệ thống đo lưu lượng và quan trắc tự động liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sau xử lý như: pH, COD, cặn lơ lửng,... các thông tin quan trắc này phải được gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng để được theo dõi, giám sát.

- Về công tác quản lý chất thải rắn nên nghiên cứu thử nghiệm chỉ nên cho 01 hoặc 02 đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý sẽ hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1. Nguyễn Hoàng Dung (2014), Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý nước thải công nghiệp tại thành phố Đà nẵng và đề xuất giải pháp kiểm soát, Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Công nghệ Môi trường, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

2. Phạm Ngọc Đăng (1992), Ô nhiễm môi trường không khí đô thị khu công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Dương Gia Đức (2010), Nghiên cứu xử lý nước thải thủy sản (Surimi) bằng mô hình kỵ khí (UASB) và mô hình hiếu khí (SBR), Kỷ yếu hội nghị sinh viên NCKH, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

4. Kiều Thị Kính (2013), Khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình quản lý chất lượng nguồn nước tại khu vực âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

5. Nguyễn Thị Linh, Đỗ Văn Mạnh và Lê Xuân Thanh Thảo (2015), Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải chế biến thủy sản tại một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp Thọ Quang thành phố Đà Nẵng, Đề tài Cơ sở chọn lọc, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Lợi (2013), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Hybrid (Lọc sinh học–Aerotank) trong xử lý nước thải thuỷ sản tại Đà Nẵng, Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Công nghệ Môi trường, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

7. Đỗ Văn Mạnh và Trương Thị Hòa (2014), Nghiên cứu tiền khả thi Đề án thử nghiệm cải thiện chất lượng nước từ cơ sở xử lý nước thải và vận hành cơ sở này trong các nhà máy chế biến thủy sản”, trong dự án của Bộ Môi trường Nhật Bản, Đà Nẵng.

8. Trần Văn Quang (1998), Nghiên cứu xử lý nước thải từ quá trình chế biến thủy sản bằng quá trình bùn hoạt tính, Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Công nghệ Môi trường, Đại học Xây dựng Hà Nội, Hà Nội.

9. Trần Văn Quang (2012), Đánh giá các trở ngại và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nước thải cho Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang, Luận văn thạc sĩ Khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Văn Thịnh (2013), Nghiên cứu và áp dụng công cụ kiểm toán chất thải trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản, Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

11. Phạm Văn Thọ (2014), Nghiên cứu thực nghiệm tách dầu mỡ và chất rắn lơ lửng trong nước thải chế biến thủy sản KCN dịch vụ thủy sản Thọ Quang bằng phương pháp tuyển nổi, Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Công nghệ Môi trường, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010, về ban hành Luật Thanh tra.

13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014, về ban hành Luật Bảo về môi trường.

14. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

15. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2015), Một số nội dung về bảo vệ môi trường khu công nghiệp; https://banqlkcn.vinhphuc.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/vanbanmoi/View_Detail.aspx?ItemID=45.

Tiếng Anh


16. Asit K.Biswas (1996), Water resources: Environmental planning, Management and Development, McGraw-Hill, USA.

17. Peter Morris and Riki Therivel (1995), Method of environmental impact assessment, UBC Press/Vancouver, Canada.

18. Steven C., Chapa (1998), Surface water –Quality modeling, USA.

PHỤ LỤC:

Phụ lục 1. Mẫu phiếu khảo sát

Phụ lục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chế biến thủy sản 1


Phụ lục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chế biến thủy sản 2

Phụ lục 2: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chế biến thủy sản QCVN: 11-MT 2015/BTNMT.

Kỹ thuật Quốc gia về nước thải chế biến thủy sản QCVN 11 MT 2015 BTNMT 3

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022