doanh thu 215 triệu đồng. Năm 2009 tổng sản phẩm 45 tấn chỉ xơ dừa, lưới xơ dừa, se chỉ tim đèn, tổng doanh thu 225 triệu đồng. Năm 2010 tổng sản phẩm 50 tấn chỉ xơ dừa, lưới xơ dừa, se chỉ tim đèn, tổng doanh thu 320 triệu đồng, tạo thu nhập bình quân 1.200.000 đồng/người/tháng.
Vào tháng 01/2008 cơ sở may gia công TTK hoạt động chuyên lĩnh vực may gia công áo sơ – mi cũng được thành lập với vốn điều lệ 200 triệu đồng. Từ khi thành lập hoạt động liên tục và có hiệu quả cho đến nay, cơ sở có 16 máy may, giải quyết việc làm cho 48 lao động. Năm 2007 tổng sản phẩm 82.500 sản phẩm, tổng doanh thu 165 triệu đồng. Năm 2008 tổng sản phẩm 90.000 sản phẩm, tổng doanh thu 180 triệu đồng. Năm 2009 tổng sản phẩm 95.000 sản phẩm, tổng doanh thu 190 triệu đồng. Năm 2010 tổng sản phẩm 100.000 sản phẩm, tổng doanh thu 200 triệu đồng, tạo thu nhập bình quân từ 700.000 – 800.000 đồng/người/tháng. Sản phẩm gia công chủ yếu cung cấp cho Công ty Anh Phú – TPHCM. Do nguồn vốn của Ngân hàng chưa đáp ứng đủ cho điều kiện về các trang thiết bị như máy vắt sổ, máy scan… theo nhu cầu nên cơ sở chưa sử dụng hết tiềm năng lao động sẵn có để giải quyết việc làm và phát triển kinh tế.
Với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: dừa nước, tre, trúc… tạo điều kiện cho các nghề chằm lá, nghề đan đát, nghề mộc (chủ yếu là đóng giường, bàn, ghế, thang … từ tre) phát triển mạnh, hàng năm tạo ra khoảng trên 200.000 sản phẩm cung cấp cho thị trường góp phần giải quyết việc làm đáng kể cho lao động nông thôn. Đặc biệt là hộ Lâm Phene với nghề mộc đã tạo các dòng nhạc cụ dân tộc Khmer như các mặt nạ tinh xảo, được giới thiệu trưng bày trong những cuộc triển lãm trong và ngoài tỉnh. Về mặt tiêu thụ, sản phẩm được đặt hàng theo yêu cầu của các chùa ở các tỉnh như Cà Mau, Sóc Trăng… Hiện tại địa phương đang xin công nhận 02 nghệ nhân là Lâm Phene và Thạch Chét. Nghệ nhân Thạch Chét với nghề chạm khắc các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ những gốc cổ thụ ở ấp Base A. Từ các nguyên vật liệu đơn giản, rẻ tiền nhưng với năng khiếu và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã làm phong phú thêm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của địa phương
cũng như trong huyện. Chính vì thế, làng nghề đan đát – thủ công mỹ nghệ Lương Hòa đã hấp dẫn du khách tìm đến.
Mặt khác, vào năm 2000 Cơ sở than tổ ong thuộc ấp Base B thành lập có vốn điều lệ 30.000.000 đồng. Cơ sở hoạt động chuyên sản xuất than các loại gồm loại đại, trung, tiểu. Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, cơ sở có 02 máy gồm 01 máy xay than và 01 máy ép khuôn. Khi thành lập cơ sở chỉ gồm 06 lao động. Mặc dù là cơ sở tự phát nhưng kinh doanh rất có hiệu quả, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường như: huyện Vũng Liêm, Thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long), huyện Càng Long, Thành phố Trà Vinh… do đây là mặt hàng đáp ứng nhu cầu hàng ngày nên có số lượng cũng như doanh thu trên nên đạt ở mức khá cao. Năm 2007 tổng sản phẩm 180.000 sản phẩm, tổng doanh thu 340.000.000 đồng. Năm 2010 tổng sản phẩm 220.000 sản phẩm, tổng doanh thu 390 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 08 lao động, thu nhập bình quân 750.000 đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó có 02 tổ hợp tác kinh tế được thành lập là Tổ hợp tác sản xuất bánh tráng ấp Base B và Tổ hợp tác chằm lá ấp Base A. Tổ hợp tác đan mê ấp Base B (Ô Bốn) được thành lập vào tháng 01/2008, có 18 thành viên tham gia. Tổ hoạt động chuyên đan mê thủ công và theo hình thức dần công mua nguyên liệu và thu gom sản phẩm (vĩ) của các tổ viên tiêu thụ ra thị trường, chủ yếu là thị trường trong tỉnh. Về tình hình sản xuất vào năm 2007 tổng sản phẩm: 4.000 sản phẩm, doanh thu 120 triệu đồng, tạo thu nhập bình quân 600.000 đồng/người/tháng. Năm 2010 tổng sản phẩm: 5.500 sản phẩm, doanh thu 150 triệu đồng, tạo thu nhập bình quân
700.000 đồng/người/tháng.
Tổ hợp tác sản xuất bánh tráng ấp Base B xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, được thành lập vào tháng 2/2008, có 10 thành viên tham gia. Tổ hoạt động chuyên sản xuất bánh tráng thủ công. Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất chủ yếu do hộ tự đầu tư. Tuy nhiên thiếu các trang thiết bị phục vụ sản xuất như máy tráng, sân phơi sản phẩm và các công trình hạ tầng. Tổ hoạt động theo hình thức dần công phơi bánh, thu gom bánh tráng của các tổ viên tiêu thụ ra thị trường, chủ yếu là thị trường trong tỉnh. Đây là loại hình hợp tác hiệu quả góp phần giải
Có thể bạn quan tâm!
- Diện Tích, Dân Số Và Mật Độ Dân Số Tỉnh Trà Vinh Phân Theo Huyện Năm 2010.
- Thực Trạng Các Làng Nghề Truyền Thống Của Tỉnh Trà Vinh:
- Làng Nghề Đan Lát, Dệt Mành Tre, Se Sợi, Tranh Ghép Gỗ Hưng Mỹ (Xã Hưng Mỹ, Huyện Châu Thành):
- Làng Nghề Trồng Hoa Kiểng Ấp Long Bình (Phường 4, Thành Phố Trà Vinh):
- Những Căn Cứ Để Đưa Ra Định Hướng:
- Phát Triển Hệ Thống Các Làng Nghề Truyền Thống Ưu Thế:
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
quyết lao động nông thôn, tăng thu nhập hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Về tình hình sản xuất vào năm 2008 tổng sản phẩm: 400.000 sản phẩm, doanh thu 60 triệu đồng, tạo thu nhập bình quân 600.000 đồng/người/tháng. Năm 2010 tổng sản phẩm: 460.000 sản phẩm, doanh thu 64.500.000 triệu đồng, tạo thu nhập bình quân 700.000 đồng/người/tháng.
Nhìn chung, môi trường làng nghề ít bị ô nhiễm một phần nhờ vào ý thức của các hộ dân; các cơ sở, các tổ hợp tác cải tiến công nghệ sản xuất, giữ gìn và bảo vệ môi trường. Các hộ dân trong làng nghề còn thu gom những phụ phẩm sau khi sản xuất để xử lí tạo ra lượng phân hữu cơ có ích phục vụ cho nông nghiệp.
2.3.1.5. Làng nghề sơ chế biến thủy sản Xóm Đáy (xã Đông Hải, huyện Duyên Hải):
Đông Hải là xã ven biển nằm ở phía nam của huyện Duyên Hải, có bờ biển dài 16 km và một vàm lớn đổ ra biển Đông. Xã có 5 ấp (Động Cao, Định An, Phước Thiện, Hồ Thùng và Hồ Tàu) diện tích tự nhiên là 4.384,98 ha, trong đó đất rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản 2.555 ha chiếm hơn 58 %. Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Dân Thành, phía Tây giáp xã Long Vĩnh, phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp xã Long Khánh. Toàn xã có 2.022 hộ với 8.367 nhân khẩu (hộ dân tộc Khmer 53 hộ chiếm 2,6 %).
Chính đặc điểm tự nhiên nhân dân xã Đông Hải sống chủ yếu bằng nghề khai thác, sơ chế thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu kinh tế của xã là nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Thủy sản là ngành kinh tế chủ lực của xã trên 2 lĩnh vực: khai thác và nuôi trồng thủy sản. Thủy sản đã gắn kết với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp qua sơ chế biến mặt hàng thủy sản, gắn kết với dịch vụ hậu cần nghề cá. Những năm qua khai thác đánh bắt được mùa, đa dạng được con nuôi nên nuôi trồng thủy sản cũng được mùa đạt sản lượng hàng năm trên 10 ngàn tấn tôm cá các loại, đạt giá trị sản xuất trên 150 tỉ đồng chiếm gần 80 % giá trị GDP toàn xã. Phát huy được thế mạnh thủy sản đã đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã tăng bình quân hàng năm 13 – 15 %. Từ một xã nghèo thuộc chương trình 135 đã kết thúc giai đoạn 1 đưa thu nhập bình quân đầu người 10,6 triệu
đồng/năm trong năm 2008. Xã có 4/5 ấp văn hóa và một khu dân cư tiên tiến, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, chăm lo xã hội có nhiều tiến bộ, tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội giữ vững, ổn định được trên công nhận xã an toàn về an ninh trật tự năm 2008.
Tuy nhiên kinh tế của xã có bước phát triển nhưng chưa đồng bộ, sản xuất còn lệ thuộc vào thiên nhiên, việc ứng dụng khoa học kĩ thuật còn hạn chế, chất lượng sản phẩm không cao, khả năng cạnh tranh thị trường gặp nhiều khó khăn hao hụt lớn, giá thành cao nên hiệu quả sản xuất còn thấp, chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của mình.
Trong những năm trước đây luồng lạch ngoài khơi ở xã Đông Hải hiện nay rất thuận lợi cho nghề đóng đáy biển. Chính ngư trường có nhiều tôm cá đã thu hút ngư dân ở Mỹ Long, Hiệp Thạnh… đến đây khai thác. Sông Động Cao đổ ra vàm lớn thuận lợi cho tàu thuyền đánh bắt vào đây bán sản phẩm, sơ chế mặt hàng thủy sản tiêu thụ các nơi. Dịch vụ hậu cần nghề cá cũng hình thành cung cấp lương thực, thực phẩm, nhiên liệu cho tàu thuyền đánh bắt chủ yếu là ghe đóng đáy nên hình thành Xóm Đáy từ đây.
Năm 1985 xã Đông Hải được thành lập nên cơ sở hạ tầng được đầu tư trong đó có giao thông, điện lưới quốc gia về xã, làng nghề Xóm Đáy được phát triển theo. Ban đầu mới thành lập xã có ấp Động Cao sau đó chia tách thêm ấp Định An nên Xóm Đáy hiện nay bao gồm 2 ấp Động Cao và Định An của xã Đông Hải.
Ban đầu chủ đóng đáy khi sản phẩm về họ tự chế biến tiêu thụ có thuê lao động giúp việc. Dần dần do nhu cầu thị trường nhất là ngoài tỉnh đã hình thành nhiều cơ sở đứng ra thu mua từ hàng tươi sống thuê lao động sơ chế tiêu thụ đã làm cho làng nghề ngày càng phát triển và lớn mạnh.
Trên 10 năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, các cơ sở thu mua, chế biến thủy sản phát triển khá mạnh, tập trung nhiều nhất ở khu vực ấp Định An và ấp Động Cao chuyên sản xuất, sơ chế biến mặt hàng thủy sản như: tôm, cá, phân khô… Khu vực này có 745 hộ dân (thuộc Xóm Đáy cũ) có 349 hộ tham gia chế biến thủy sản, chiếm 46,8 % tổng số hộ trong khu vực. Số hộ dân còn lại không trực tiếp tham
gia lao động làm thuê cho làng nghề nên thu hút hơn 1000 lao động phổ thông. Năng lực chế biến thành phẩm từ 2.500 – 3.000 tấn tôm, cá, phân khô, đạt được doanh thu từ 30 – 40 tỉ đồng/năm, năm 2010 doanh thu đạt 42 tỉ đồng, giải quyết cho trên
1.000 lao động tại chỗ. Đây là làng nghề chủ lực để xóa đói giảm nghèo cho xã Đông Hải, góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của huyện Duyên Hải.
Nghề khai thác biển được mùa sản lượng đánh bắt tăng hàng năm kết hợp chính sách hỗ trợ tiền dầu cho các phương tiện đánh bắt nên đời sống ngư dân khá hơn, từ đó có điều kiện đổi mới nâng cấp trang thiết bị đánh bắt.
Nguồn nguyên liệu cho làng nghề bị lệ thuộc hoàn toàn vào sản lượng khai thác. Năm nào trúng mùa thì năm đó sản xuất kinh doanh phát triển, thu nhập cao hơn. Sản lượng tôm cá tươi từ nguồn khai thác biển đã tăng lên hơn 10 ngàn tấn/năm, đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chế biến từ 2.500 – 3.000 tấn thành phẩm khô.
Sản lượng thủy sản tươi từ khai thác biển về được phân loại ngay làm 2 dạng: Tôm cá tươi được tiêu thụ theo dạng làm thức ăn, chế biến đông lạnh; số còn lại chế biến theo dạng khô qua phơi, sấy.
Về sơ chế biến tôm khô, ruốc khô: Các cơ sở thu mua tôm, ruốc tươi từ hộ khai thác biển tập kết về kho xưởng để luột chín rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô bóc vỏ, phân loại thành phẩm đóng gói bao bì tiêu thụ. Năm 2008 sản lượng tôm khô đạt 95 tấn, doanh thu 19.000.000.000 đồng; sản lượng ruốc khô 174 tấn, doanh thu 1.210 tấn.
Về sơ chế biến cá khô: Cá khoai, cá lù đù, lưỡi trâu, cá hố, cá chét… ướp muối mặn, thêm gia vị hoặc để lạc phơi sấy khơi, phân loại đưa đi tiêu thụ. Riêng mặt hàng cá khoai, cá kèo khô… do cơ sở Tiến Hải cung cấp cho các siêu thị lớn ở TPHCM. Năm 2008 sản lượng cá khô 48 tấn, doanh thu 2.400 tấn.
Về sơ chế phân cá khô: đây là mặt hàng chiếm sản lượng lớn nhất nó tập trung hầu hết nguồn nguyên liệu còn lại như ruốc, cá tạp, cua còng, … phơi khô bán đi cho các cơ sở, nhà máy làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là nguồn cung cấp phân tươi cho trồng
màu nhất là dưa hấu chất lượng cao. Năm 2008 sản lượng phân cá khô 2.180 tấn, doanh thu 19.400 triệu tấn.
Năm 2008 tổng sản lượng đạt 3.060 tấn, tổng doanh thu 42.010 triệu đồng. Làng nghề thu hút lượng lớn lao động có việc làm và thu nhập khá ổn định cho
1.000 lao động trong mùa vụ tập trung. Lao động từ khai thác đánh bắt trên biển, lao động dịch vụ hậu cần nghề cá, lao động thu mua sơ chế biến thủy sản, lao động dịch vụ hỗ trợ cho nghề chế biến như cung cấp bao bì, bạt nhựa, cần xé và cả lao động bốc xếp, vận tải hàng hóa. Các cơ sở thu mua chế biến thủy sản ít nhất có từ 5 – 10 lao động thường xuyên, vào mùa vụ chính lực lượng lao động tăng từ 3 – 5 lần. Lao động phổ thông thu nhập hàng tháng 700.000 – 1.200.000 đồng, có tay nghề hơn
1.500.000 đồng/tháng. Thu nhập bình quân của lao động trong làng nghề hơn
6.000.000 đồng/năm (Mùa vụ thủy sản từ khai thác chế biến mỗi năm từ 6 – 8 tháng). Sản phẩm chính của làng nghề là tôm khô và cá khô. Làng nghề cũng thu hút được du khách đến, tuy nhiên số lượng còn hạn chế.
Về hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh của làng nghề:
- Cơ sở Tiến Hải có trụ sở chính đặt tại ấp Động Cao, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, được công nhận ngày 08/01/2008, cơ sở có vốn đầu tư 1 tỉ đồng, kinh doanh trên các mặt hàng thủy sản sấy khô. Về cơ sở vật chất của doanh nghiệp phục vụ cho sản xuất có 02 máy sấy khô, 3 thùng trữ lạnh, 01 máy lau tôm, 02 máy bơm nước, 01 máy đèn, 03 nhà kho, 02 sân phơi. Doanh nghiệp có diện tích nhà kho khoảng 250 m2 được xây cất bằng bê tông cốt thép, về lực lượng lao động có hơn 10 lao động. Năm 2008 tổng sản phẩm đạt 150 tấn, doanh thu chung 1,2 tỉ đồng, chi phí 1,15 tỉ đồng, lợi nhuận 50 triệu đồng. Năm 2010 tổng sản phẩm đạt 250 tấn, doanh thu 1,5 tỉ đồng, lợi nhuận 100 triệu đồng, thu hút 17 lao động.
- Doanh nghiệp tư nhân Sáu Hùng có trụ sở chính đặt tại ấp Định An, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, được công nhận năm 2008, doanh nghiệp có vốn đầu tư 1 tỉ đồng, kinh doanh trên các mặt hàng thủy sản sấy khô. Về cơ sở vật chất của doanh nghiệp phục vụ cho sản xuất có 02 máy sấy khô, 2.000 m sân phơi. Doanh nghiệp có diện tích nhà kho khoảng 2.000 m2 được xây cất bằng bê tông cốt thép, về
lực lượng lao động có hơn 60 lao động. Năm 2008 tổng sản phẩm đạt 400 tấn, doanh thu chung 3,5 tỉ đồng, chi phí 3,3 tỉ đồng, lợi nhuận 200 triệu đồng. Năm 2010 tổng sản phẩm đạt 700 tấn, doanh thu 4,7 tỉ đồng, lợi nhuận 500 triệu đồng, thu hút 90 lao động.
- Cơ sở Liễu Thăng có trụ sở chính đặt tại ấp Động Cao, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, được công nhận năm 2008, cơ sở có vốn đầu tư 1,2 tỉ đồng, kinh doanh trên các mặt hàng thủy sản sấy khô. Về cơ sở vật chất của doanh nghiệp phục vụ cho sản xuất có 02 máy bơm nước, 01 máy đèn, 02 nhà kho, 02 sân phơi. Cơ sở có diện tích nhà kho khoảng 1.960 m2 được xây cất bằng bê tông cốt thép, về lực lượng lao động có hơn 40 lao động. Năm 2008 tổng sản phẩm đạt 500 tấn, doanh thu chung 4 tỉ đồng, chi phí 3,9 tỉ đồng, lợi nhuận 100 triệu đồng. Năm 2010 tổng sản phẩm đạt 700 tấn, doanh thu 4,6 tỉ đồng, lợi nhuận 300 triệu đồng, thu hút 70 lao động.
- Cơ sở Chín Giòn có trụ sở chính đặt tại ấp Động Cao, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, được công nhận năm 2008, cơ sở có vốn đầu tư 500 triệu đồng, kinh doanh trên các mặt hàng thủy sản sấy khô. Về cơ sở vật chất của doanh nghiệp phục vụ cho sản xuất có 02 máy bơm nước, 02 nhà kho, 01 sân phơi. Cơ sở có diện tích nhà kho khoảng 600 m2 được xây cất bằng tre lá, về lực lượng lao động có hơn 07 lao động. Năm 2008 tổng sản phẩm đạt 100 tấn, doanh thu chung 800 triệu đồng, chi phí 750 triệu đồng, lợi nhuận 50 triệu đồng. Năm 2010 tổng sản phẩm đạt 150 tấn, doanh thu 950 tỉ đồng, lợi nhuận 100 triệu đồng, thu hút 10 lao động.
Vấn đề xử lí và bảo vệ môi trường của làng nghề: Hầu hết kho chứa hàng và sân phơi người sản xuất đã tận dụng nhà ở, sân nhà nên tình trạng ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của nhân dân. Thiếu hệ thống thoát nước, đường giao thông hẹp thấp gây ô nhiễm nghiêm trọng vào mùa mưa do nước từ phân cá ruốc phơi chảy lan dễ gây ra dịch bệnh cho cộng đồng. Tình trạng trên kéo dài nhiều năm qua chưa có giải pháp khắc phục có hiệu quả.
2.3.1.6. Làng nghề trồng hoa kiểng ấp Vĩnh Yên (xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh):
Xã Long Đức là một xã nông nghiệp của Thành phố Trà Vinh, phía Bắc giáp sông Cổ Chiên, phía Nam giáp phường 1, phường 7 và xã Nguyệt Hóa – huyện Châu Thành, phía Đông giáp xã Hòa Minh, Hòa Thuận – huyện Châu Thành và phường 4, Thành phố Trà Vinh, phía Tây giáp xã Đại Phước – huyện Càng Long. Có diện tích tự nhiên 3.895,8 ha, được chia thành 12 ấp, toàn xã có 4.545 hộ với 17.050 nhân khẩu. Cơ cấu kinh tế của xã bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Riêng diện tích nông nghiệp có 2.070,07 ha chiếm 53,13 % tổng diện tích toàn xã. Trong đó, đất trồng cây hàng năm là 903,44 ha chủ yếu là trồng lúa, đất trồng cây lâu năm và đất vườn tạp 1.141,14 ha, đất trồng hoa màu và hoa kiểng 132 ha.
Ấp Vĩnh Yên có 405 hộ thì đã có 148 hộ tham gia sản xuất hoa kiểng chiếm 36,5 % số hộ trong toàn ấp. Đồng thời, có vị trí thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sông là một trong những đầu mối giao lưu của Thành phố Trà Vinh với các tỉnh trong khu vực, thuận lợi trong tiếp cận thị trường, trao đổi hàng hóa có điều kiện học hỏi trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận và áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Nhân dân có truyền thống lâu đời với nghề trồng hoa kiểng với nhiều chủng loại phong phú và đa dạng như: các loại vạn thọ, các loại cúc, thược dược, hoa hồng, ớt kiểng, sống đời… Với gần 50 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 1975 trở lại đây nghề trồng hoa kiểng ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức phát triển mạnh và đã trở thành một làng nghề được nhiều khách hàng trong tỉnh và các tỉnh thành trong khu vực biết đến. Đây là điều kiện thuận lợi để nghề trồng hoa kiểng ở ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức duy trì và phát triển bền vững. Hàng năm làng nghề sản xuất từ 272.000 – 310.0000 chậu cho khách hàng từ TPHCM, Bình Dương, các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và nhân dân trong tỉnh. Doanh thu đạt 3,86 – 4,65 tỉ đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 195 lao động, năm 2011 thu nhập bình quân 1.200.000 –
1.550.000 đồng.
Vào những năm 60 của thế kỉ XX nghề trồng hoa kiểng bắt đầu phát triển một số lão nông khởi xướng phát triển cụ thể như: Ông Nguyễn Khắc Minh, ông Ba Phát, ông Ba Vân, bà Ba Khéo, ông Tư Phụ, ông Ba Lương, ông Mười Hựu, bà Tư