Đấu Tranh Đòi Cải Cách Chế Độ Tuyển Cử, Biến Nghị Trường Thành Diễn Đàn Đấu Tranh Vì Quyền Lợi Của Dân Chúng.

vạch trần những âm mưu, đối sách của kẻ thù trước dư luận. Dân Chúng đã có những đóng góp khá lớn cho phong trào này của quần chúng nhân dân lao động nước ta thời bấy giờ.

2.3. Đấu tranh đòi thả tù chính trị

Trong các xứ thuộc địa của Pháp, Đông Dương là nơi nhiều tù chính trị nhất, chiếm tỷ lệ cao so với dân số Đông Dương. Theo báo cáo của Bộ trưởng thuộc địa Piêtơri ngày 13/6/1930 Đông Dương có 9949 án chính trị, đến ngày 1/1/1936 riêng ba nhà tù như Khám Lớn (Sài Gòn), Hỏa Lò (Hà Nội) và Côn Đảo (Vũng Tàu) đã có 3946 tù trong đó phần đông là tù chính trị.

Tù chính trị bị xử hàng loạt đã vang đến nước Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Ủy ban ân xá chính trị phạm Đông Dương được thành lập ngày 9/3/1933. Từ đó, vấn đề chính trị phạm Đông Dương luôn luôn gây ra sự quan tâm trong dư luận nhân dân Pháp. Trước hết là những người Pháp tiến bộ.

Khi hô hào thành lập Mặt trận nhân dân, Đảng Cộng sản Pháp đã nêu khẩu hiệu toàn xá tất cả chính trị phạm ở các thuộc địa. Nên sau khi lên cầm quyền vấn đề số 1 trong chương trình của mặt trận là “tổng đại xá”. Bởi vậy, ngày 11/7, chính trị phạm trong các nhà tù lớn ở Đông Dương đều có thư gủi Mặt trận nhân dân Pháp đòi ân xá. Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp cũng có lệnh ân xá. Nhưng Chính phủ thực dân ở Đông Dương đã chấp hành lệnh trên bằng lệnh tha có điều kiện. Chính trị phạm được tha vẫn phải bị quản thúc hoặc biệt xứ, không được ở đô thị, phải sống và không được ra khỏi những nơi mà nhà cầm quyền thuộc địa quy định.

Gắn liền đời mình với cách mạng, những chiến sĩ cách mạng trong những năm 1930-1931 bị bắt, mãn án năm 1934-1935 hoặc được ân xá năm 1936-1937 trở về đã làm nòng cốt cho các Ủy ban hành động. Nhiều đồng chí như Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Phạm Hữu Lầu, Trần Văn Yên, Lê Văn Kiệtkhi trở về đã đứng ngay vào vị trí chiến đấu. Nhiều người về quê hương đã đứng đầu trong các cuộc biểu tình của nông dân. Chính trị phạm thực sự là một nguồn lực rất lớn và quí báu của Đảng Cộng sản Đông Dương lúc bấy giờ.

Vì sự nghiệp cách mạng và vì tình đồng chí, nên lúc đó, Đảng ta, nhân dân ta không ngớt kêu gọi, đấu tranh cho các đồng chí còn chưa được ra khỏi tù. Một chiến dịch đòi “toàn xá” diễn ra hết sức sôi nổi.

Trong chiến dịch này, Đảng ta còn tranh thủ sự ủng hộ của Hội Cứu tế bình dân Pháp can thiệp, vận động dư luận tiến bộ ở Pháp ủng hộ, kết hợp cuộc đấu tranh của các nghị sĩ cộng sản và tiến bộ trong nghị viện với đấu tranh bên ngoài nghị viện, trong quần chúng và báo chí.

Dân Chúng với sứ mệnh của mình thực hiện khẩu hiệu của Đảng “thả hết tù chính trị” đã đăng liên tục những yêu sách về ân xá chính trị phạm. Dân Chúng ngày 8/10/1938 có bài: “Cứu tế bình dân Pháp với chính trị phạm Đông Dương” trong đó đăng nguyên văn mẫu hồ sơ chính trị phạm. Dân Chúng kêu gọi người thân của những người tù chính trị và những chính trị phạm đã ra khỏi khám nhưng vẫn còn bị biệt xứ hay quản thúc, mang bệnh hoạn vì tù đầy không nơi nương tựa, kể cả những thường phạm bị oan ức vì cường hào hay thế lực đồng tiền mà bị tù phải lưu ý và trả lời những câu hỏi trong hồ sơ đó để Hội cứu tế bình dân Pháp làm tài liệu vận động tới quan Tổng trưởng Bộ thuộc địa để bênh vực cho họ…. Bản hồ sơ như một bản lý lịch, cần khai rõ ở tù ngày nào? đã qua toàn án nào? xử ra sao? vào những nhà tù nào? rồi gửi về địa chỉ của Hội Cứu tế bình dân Pháp ở số nhà 97 phố La Phayet, Paris hay báo La Đềfăngxơ ở số nhà 71 phố Sabơrô. Cuối bài Dân Chúng còn kêu gọi quần chúng cùng với việc gửi hồ sơ trên cho Hội Cứu tế bình dân Pháp thì nhân đó cũng gửi tới hội nghị của Hội đồng kinh tế lý tài sắp đến để đấu tranh.

Qua bài báo này, nhân dân đã nhiệt liệt hưởng ứng, nhất là thân nhân gia đình cựu chính trị phạm. Trong tác phẩm “Chúng tôi làm báo” tác giả Nguyễn Văn Trấn viết “ Tòa báo tấp nập, cái máy đánh chữ già nhảy ành ạch ngày đêm” [43.tr275] và một ban Cứu tế của toà báo đã được lập ra là nơi để quần chúng đến quyên góp, ủng hộ chính trị phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Trong chiến dịch này, không chỉ là sự cậy nhờ dân dân Pháp tiến bộ, mà đại biểu là Hội Cứu tế bình Dân Pháp, Đảng ta còn kết hợp đấu tranh bên ngoài và bên trong.

Những tù nhân chính trị vừa được thả tự do cũng lên tiếng: “Ủng hộ cuộc đấu tranh của anh em chính trị phạm Côn Nôn” đăng trên số 10. Sau khi tố cáo tội ác của chế độ nhà tù, nhóm tác giả của bài báo bày tỏ sự ủng hộ những đấu tranh của anh em tù chính trị còn bị giam ở Côn Nôn và cùng nhau yêu cầu chính phủ thi hành ngay luật toàn xá cho tù chính trị, lập tức xem xét giải quyết những

Báo dân chúng với cuộc đấu tranh vì dân sinh dân chủ - 6

tranh đấu của tù nhân chính trị ở Côn Nôn, thi hành triệt để chế độ lao tù cho chính trị phạm ở tất cả các khám ở Đông Dương.

Dân Chúng hướng mũi nhọn của chiến dịch này vào các cuộc đấu tranh đòi ân xá 3 đồng chí Mai, Tạo, Nguyễn,kết hợp đòi thả tù chính trị còn bị giam giữ với thả ngay những người mới bắt. Thông qua cuộc họp bất thường của hội Lương hữu báo giới, đồng chí Nguyễn Văn Trấn đại diện cho Le Peuple đề nghị: Cử một phái bộ đến yết kiến Pagiê yêu cầu can thiệp ân xá cho Mai, Tạo, Nguyễn, thảo sẵn đơn gửi cho quan tổng trưởng thuộc địa, Bơrêviê, Pagiê, cử một Ủy ban cầm lá đơn ấy đi khắp châu thành yêu cầu các lớp dân chúng ký tên vào để xin ân xá cho Mai, Tạo, NguyễnÔng Hội trưởng A.J.A.C Nguyễn Văn Sâm nhân dịp hội họp đủ mặt các nhà báo Nam kỳ nên yêu cầu họ mở rộng cột báo để đăng tất cả các đơn trạng của các lớp nhân dân gửi đến xin ân xá.

Ngay sau đó các tầng lớp nhân dân Nam kỳ ngày nào cũng gửi tới những bài yêu cầu Brêviê ân xá Mai, Tạo, Nguyễnvà chính trị phạm, trong số đó có một số bài được đánh giá cao như bài “Lính phòng thủ trú tại Thủ Dầu Một”, trong bức thư gửi cho quan Toàn quyền và quan 6 Hà Nội, bức thư có đoạn viết “Xin thả ngay Mai, Tạo, Ninh, Thâu, Nguyễn thì 20 ngàn binh lính phòng thủ chúng tôi mới lo lắng phận sự” [2, tr.187]

Cùng với những yêu sách của các tầng lớp nhân dân ở khắp nơi đòi thả hết chính trị phạm, Dân Chúng còn vận động chính các tù chính trị làm đơn gửi lên Thống đốc Pagiê và Toàn quyền Brêviê, Bộ trưởng thuộc địa Măngđen đòi ân xá. Vận động những luật sư tiến bộ cả Việt Nam và Pháp như luật sư Trịnh Đình Thảo, Vivie, Lôi cãi cho tù chính trị, tù cộng sản, bác bỏ những tội trạng do nhà cầm quyền bịa đặt ra không có bằng cớ và tù chính trị không chấp nhận.

Dân Chúng số 28 đăng “Tiếng kêu cứu của chính trị phạm với Hội đồng Kinh tế lý tài” thông qua cuộc họp thường kỳ của Hội đồng để gây tiếng vang, làm áp lực với các nhà cầm quyền, đòi giải quyết vấn đề chính trị phạm.

Tháng 5/1939, nhân kỷ niệm 150 năm đại cách mạng Pháp, dựa vào tinh thần của cuộc đại cách mạng này, Dân Chúng lại tiếp tục lên tiếng kêu gọi quần chúng noi theo 3 triệu người Pháp viết đơn và cùng ký tên gửi đến phủ toàn quyền và Bộ thuộc địa Pháp đòi toàn xá chính trị phạm.

Số 77 ra ngày 9/8/1939, Dân Chúng đăng lời kêu gọi giới báo chí Nam kỳ hưởng ứng tinh thần đấu tranh của giới báo chí Bắc kỳ trong việc yêu cầu đại xá chính trị phạm. Bài báo đăng nguyên bức thư của chủ nhiệm 30 tờ báo của người Việt và người Pháp xuất bản ở Hà Nội, họp mặt ký tên vào một bản kiến nghị gửi tổng thống Pháp Léon Blum. Xin tổng đại xá cho chính trị phạm Đông Dương, hiện còn 1.500 người tù chưa được tha. Nội dung bức thư tố cáo chế độ lao tù ở Đông Dương, phản ánh cuộc sống của người tù cũng như những người vừa ra tù, qua đó yêu cầu 3 điểm quan trọng là tổng đại xá cho chính trị phạm, bỏ chế độ biệt xứ quản thúc và lập chế độ chính trị cho chính trị phạm ở nhà tù. Cuối cùng, Dân Chúng nhấn mạnh “sau khi đọc bức thư trên, chúng tôi tuyên bố rằng chúng tôi xin hưởng ứng lời kêu gọi của các báo ở Hà Nội xin đại xá chính trị phạm” [3, tr.546]. Bức thư này còn được in thành truyền đơn có mọi người ký tên để gửi sang Pháp.

Trong khi đấu tranh đòi Chính phủ thuộc địa thi hành lệnh tổng đại xá toàn bộ chính trị phạm thì đồng thời Dân Chúng cũng có những bài hướng dẫn quần chúng vào nội dung đòi Chính phủ phải thi hành chế độ lao tù đối với chính trị phạm còn bị giam giữ và những vấn đề cuộc sống khi ra tù của tù chính trị.

Dân Chúng số 21 ra ngày 1/10/1038 có bài “Hãy ngó đến đời sống của chánh trị phạm, hãy cứu giúp họ” phản ánh những hoàn cảnh cùng cực của tù phạm chính trị do chế độ lao tù gây nên. Những người may mắn được hưởng ân xá của Mặt trận bình dân Pháp thì ra ngoài đời với đói rét, vất vưởng, vì những khắt khe, tàn khốc ở lao tù đã hủy hoại con người, sức khỏe của họ, ra ngoài đời với tấm thân bạc nhược, bệnh hoạn thì họ sẽ sống ra sao? Anh Trương Mộc ở Cao Lãnh mù cả hai mắt, anh Lê Văn Bồ bị mờ mắt không tiền điều trị, chị Lê Thị Hoa mắc bệnh phổi và tim trầm trọng, không có tiền mua thuốc men đành phó mặc số mệnh cho tử thầnCòn những người vẫn ở trong tù ngục thì sao? Ngày 30/7/1938 toàn thể chính trị phạm bị giam ở khám 6 Côn Đảo nhịn đói 1 ngày để phản đối chế độ dã man của chủ ngục. Kết quả anh Mẫn số tù 6068 bị nhốt nhầm, 20 người trong số 40 người ở khám 6 bị ho ra máu. Nhiều người bị ho laoDân Chúng nhận định “chánh trị phạm đấu tranh như thế nghĩa là chế độ nhà tù hết sức dã man tàn ác. Nhưng sự kêu ca của họ hình như chánh phủ ít để ý đến” [1, tr.531]

Số 77, Dân Chúng đăng bài “Một cuộc điều tra tại Côn Nôn” của báo La Défense. Đây là kết quả cuộc điều tra chế độ nhà tù Côn Đảo của ông Mandel. Qua bài có những mô tả, dẫn chứng hết sức cụ thể, chi tết về sự gian trá, sự đàn áp, tàn khốc của chủ ngục và cuộc sống lay lắt của tù nhân ở trong tù. Nhưng cuối bài Dân Chúng nêu quan điểm của mình cho nhà cầm quyền biết rằng điều tra như thế vẫn là chưa đủ và chưa thể thu thập được hết những nguyện vọng của tù, tuy vậy vẫn mong các ông này đem hết những gì tận mắt chứng kiến báo cáo lại cho chính phủ để có sự cải thiện.

Trong tù, tù chính trị bị tra tấn đánh đập dã man, hàng ngày lại phải làm việc hết sức cực nhọc, điều kiện ăn uống, vệ sinh vô cùng thiếu thốn, nên họ đã mắc nhiều chứng bệnh. Khi được tha về, bao nhiêu năm nhà cửa tan nát lại bị quản thúc hoặc bị đày biệt xứ làm cho đời sống của tù chính trị càng gặp cảnh điêu linh, cơ cực.

Tù chính trị sau khi trở về, không có đất cấy, không có việc làm, ở nhiều nơi anh em làm đơn yêu cầu Chính phủ giải quyết. Năm 1937, Chính phủ yêu cầu các địa phương cấp đất cho chính trị phạm, nhưng lại là nơi hoang vu, sỏi đá. Dân Chúng số 27, ngày 22/10/1938 đưa ra yêu cầu “ Phát cho chính trị phạm từ 5 đến 10 mẫu công điền và trợ cấp tiền cho họ cày cấy, làm ăn” [1, tr.733]

Vấn đề tranh đấu đòi thả hết chính trị phạm trong thời kỳ hoạt động của báo Dân Chúng chủ yếu là vạch trần tội ác của bọn cầm quyền phản động thuộc địa chống lại chương trình của Mặt trận nhân dân ở Pháp, tố cáo sự giả dối của Bộ trưởng thuộc địa Pháp Mutê và động viên các lực lượng đấu tranh, còn hiệu quả thực tế thì không cao lắm vì những tù nhân mà nhà cầm quyền thuộc địa quyết định tha thì làm thủ tục cho tha từ năm 1936, 1937 rồi. Những người chúng cho là đặc biệt nguy hiểm thì dưới hình thức chuyển tù như các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Phạm Quang Lịch ở Sơn La còn Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Văn Lương ở Côn Đảo; chuyển toàn bộ tù chính trị từ nhà tù Lao Bảo vào giam ở Buôn Ma Thuột và các đồng chí ở nhiều nhà tù khác chúng sẽ ngoan cố quyết nhốt lại trong tù cho đến suốt đời.

2.4. Đấu tranh đòi cải cách chế độ tuyển cử, biến nghị trường thành diễn đàn đấu tranh vì quyền lợi của dân chúng.

Trong phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ cơ bản, không thể không nói đến phong trào đấu tranh đòi mở rộng chế độ tuyển cử và các hội đồng dân biểu.

Chế độ tuyển cử và các Viện dân biểu do thực dân Pháp đặt ra ở nước ta trong thời kỳ thuộc địa từ những năm 1925-1926, đến thời kỳ 1936-1939 vẫn không có gì thay đổi về cơ bản. Có thể tóm tắt chế độ tuyển cử này được quy định như sau:

Cấp làng, xã có Hội đồng làng, Hội đồng kỳ mục, Hương hội (ở Nam kỳ gọi là Hội tề). Hội đồng kỳ mục không phải do tất cả dân làng bầu ra và hoàn toàn không vì lợi ích của dân làng mà hoạt động. Nghị định quy định chặt chẽ những điều kiện bắt buộc của người ứng cử nhằm bảo đảm sự trung thành tuyệt đối của bộ máy cai trị ở nông thôn đối với chế độ. Trên thực tế đây chính là bọn tay sai của chính quyền cấp trên, đàn áp, đục khoét bóc lột dân chúng. Những người tỏ ra trung thực với dân chúng đều bị quan trên cách chức.

Cấp tỉnh gọi là Hội đồng hàng tỉnh, ở thành phố gọi là Hội đồng thành phố. Cử tri bầu ra Hội đồng này phải có các điều kiện như: có văn bằng từ cấp cao đẳng tiểu học trở lên; nộp thuế từ 15đ trở lên; có chức sắc từ cấp chánh, phó lý trưởng trở lên.

Cấp kỳ gọi là Viện dân biểu (ở Nam kỳ gọi là Hội đồng quản hạt). Tiêu chuẩn của cử tri bầu ra cấp này là: có văn bằng từ cấp cao đẳng tiểu học hay khóa sinh trở lên; viên chức từ ngạch trung đẳng trở lên; Nộp thuế từ 50đ trở lên; đại biểu kỳ mục từ chánh, phó lý trưởng trở lên.

Cấp toàn Đông Dương có Hội đồng kinh tế tài chính. Đại biểu của Hội đồng này do các viện dân biểu cử ra.

Chế độ tuyển cử do thực dân Pháp đặt ra ở nước ta thời kỳ đó là chế độ mua chuộc các tầng lớp thượng lưu trong xã hội, củng cố bộ máy cai trị các cấp, chia rẽ dân tộc, khinh miệt phụ nữ.

Chủ trương của Đảng lúc đó là lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi mở rộng chế độ tuyển cử, đưa đảng viên và những người tốt ra tranh cử ở các Viện dân biểu, Trung kỳ, Bắc kỳ, Hội đồng quản hạt Nam kỳ và Hội đồng Kinh tế lý tài Đông Dương. Vận động quần chúng bầu cho họ, vận động quần chúng viết yêu sách đưa trực tiếp cho dân biểu và thông qua dân biểu phát biểu những chủ

trương tiến bộ của Mặt trận Dân chủ trong các cuộc họp. Phê phán bằng báo chí, bằng dư luận quần chúng những kẻ xấu muốn tranh cử hay vào nghị viện chỉ biết xu nịnh, gật đầu theo lệnh của nhà cầm quyền

Thực hiện chủ trương của Đảng, báo Dân Chúng đã tham gia cuộc đấu tranh tuyển cử và nghị trường hết sức quyết liệt để gỡ bức màn dân chủ giả dối mà thực dân Pháp tiến hành ở nước ta.

2.4.1. Phản ánh tính chất hạn hẹp, thối nát của tuyển cử.

Để chỉ ra những cơ quan dân biểu không phải do toàn thể nhân dân bầu ra. Ngay từ số 3, ngày 30/8/1938, Dân Chúng có bài viết: Đông Dương là xứ trồng lúa, vấn đề nghề nông là vấn đề quan hệ mật thiết đến quyền lợi của đại đa số dân chúng, vậy mà cuộc tuyển cử cử ra những người thay mặt họ bênh vực quyền lợi của họ, họ lại không hề hay biết. Lý giải điều này, tác giả bài báo cho là không phải do nông dân thờ ơ, mà vì họ không có quyền nghĩ đến. Hơn 3 triệu người nông dân ở Nam kỳ thì chỉ có 700 người có quyền bầu cử. Cuối bài tác giả đặt câu hỏi: “ nghị viện thay mặt có 700 người có thể thấu đáo lo lắng đến đám dân nghèo hay không? có thể biết rõ tình cảnh của họ hay không?” [1, tr.51].

Một số bài trong các số báo tiếp theo thì đề cập

“chế độ tuyển cử ở xứ này thật eo hẹp, bất công bình và rất trái ngược với nguyên tắc dân chủ. Nghị trường ở đây chỉ dành để cho những người giàu có, học thức vênh vang lên mặthội đồng Nam kỳ đang nhóm họp chỉ thay mặt vẻn vẹn cho một số ít đại điền chủ, đại tư bổn chiếm độc quyền, không có một tên dân nghèo nào có mặt tại đónhững kẻ đại diện cho những phần tử tiểu tư sản, tự do cấp tiếncũng hết sức ít ỏi” [1, tr.333].

Với bài “Các cuộc tuyển cử viện trưởng Trung, Nam, BắcDân Chúng đăng liên tiếp trên 3 số liền, lại tiếp tục nhắc đến tính chất hạn hẹp của tuyển cử “chế độ tuyển cử ở Trung Nam Bắc tuy có khác nhau nhưng nói chung thì cả thảy đều hết sức chật hẹp, đại đa số nhân dân không có quyền tham gia” [1, tr.589]. Tác giả còn vạch mặt một số dân biểu tranh đấu nghị trường không bằng con đường chính trị mà lại dùng lối mua chuộc, cử tri bỏ phiếu bầu hội đồng do ăn tiền, do rượu thịt, hát xướng

Dân Chúng vạch rõ, không những tính chất hạn hẹp, thối nát, không thể là người đại diện, không thấu rõ nỗi đau khổ của quảng đại nhân dân mà về quyền

hạn, các hội đồng còn không hề có quyền quyết định bất cứ vấn đề gì, thậm chí những kiến nghị cũng không được Chính phủ chấp thuận. Trên số 17, Dân Chúng đăng bài “Không ai binh vực. Chánh phủ hăm dọa các ông hội đồng. Các dự án được chuẩn y răm rắp, thuế thân không sửa đổi một mảy may nào” những việc can thệp của các ông hội đồng thường bị quan đại biểu Chính phủ trả lời bằng những tiếng “không thể được”, “hãy đợi”, “hãy làm đơn thỉnh cầu”, “đã xem xét”Đặc biệt trên số 33, Dân Chúng viết “hầu hết những điều can thiệp của các ông hội đồng đều vô hiệu quả, mặc cho các ông bàn cãi và dầu các ông có tán thành hay phản đối, chính phủ cũng sẽ cứ việc thi hành” [2, tr.125]. Mượn lời ông Baffeleuf đại biểu phòng thương mại Hà Nội, Dân Chúng nhấn mạnh “ Đại hội đồng chỉ là một trò hề”.

2.4.2. Đấu tranh đòi cải cách chế độ tuyển cử và các hội đồng dân biểu

Sau khi đã đưa một loạt bài nêu lên thực tế chế độ tuyển cử mà thực dân Pháp đặt ra chỉ mang tính chất dân chủ vô cùng giả dối, để lừa bịp nhân dân Đông Dương. Quần chúng nhân dân không ai quan tâm đến các viện ấy, các cuộc tuyển cử ấy. Dân Chúng bắt đầu bắt tay vào cuộc đấu tranh đòi cải cách, mở rộng chế độ tuyển cử.

Trước tiên, ngay trong số 4, Dân Chúng đăng nguyên văn Chương trình cải cách của một nhóm dân biểu khóa 1937-1941 thảo ra và đã đọc tại Viện dân biểu Trung kỳ trong phiên nhóm thường niên. Trong chương trình cải cách này, nhóm đề nghị mở rộng quyền hành của viện dân biểu, quyền hạn của các hội đồng địa hạt, nới rộng chế độ đầu phiếu hiện thời, tăng số dân biểu và số đại biểuở số 15 trong bài “Hãy nới rộng chế độ tuyển cử Hội đồng quản hạt” Tác giả Uy Đông cho rằng việc cải cách Hội đồng cho các tầng lớp dân chúng tham gia là một vấn đề khẩn cấp lúc này, Hội đồng phải có người thay mặt cho quảng đại quần chúng, thợ thuyền, dân cày, tiểu thương, trí thức mới xứng đáng danh từ “dân biểu”.

Còn ở số 20, ra ngày 28/9/1938 Dân Chúng tường thuật lại lời chất vấn chánh phủ của ông Nguyễn Phan Long về vấn đề cải cách chế độ tuyển cử như sau: “đã nghe có mạng lệnh ngày 4/12/1931 nới rộng chế độ tuyển cử mà sao tới bây giờ số cử tri vẫn y như trước” [1, tr.482] và kèm theo lời bình “ không biết

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/05/2022