KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Formatted
Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
1
LỜI NÓI ĐẦU
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 2
- Kinh Nghiệm Phát Triển Ngân Hàng Điện Tử Của Một Số Nước Trên Thế Giới
- Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Việt
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Vài thập niên gần đây, những thành tựu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật đã đưa nhân loại bước sang một thời kì mới- thời kì văn minh hậu công nghiệp. Trong số những thành tựu đó, chúng ta phải kể đến sự phát triển của công nghệ thông tin. Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp các doanh nghiệp thay đổi tư duy lẫn phương thức kinh doanh trong môi trường hiện đại. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sự phát triển các dịch vụ ngân hàng là một yêu cầu tất yếu để tăng khả năng cạnh tranh và đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Nhận thức được vai trò to lớn của công nghệ thông tin mang lại, nhiều ngân hàng trên thế giới đã và đang áp dụng công nghệ thông tin để phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, trong đó phát triển mạnh mẽ nhất phải kể đến dịch vụ ngân hàng điện tử (e- banking).
Ở Việt Nam, việc mở cửa lĩnh vực ngân hàng đã kéo theo sự xuất hiện các chi nhánh của hàng loạt các tổ chức tín dụng nước ngoài với số vốn khổng lồ, công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng và với bề dầy kinh nghiệm làm cho các ngân hàng trong nước phải đứng trước những thách thức to lớn. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng quan tâm đến dịch vụ ngân hàng điện tử với mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh, giảm chi phí hoạt động, giữ gìn và thu hút khách, tăng thị phần, qua đó tăng doanh lợi cho ngân hàng và nâng cao hình ảnh và tăng doanh lợi cho ngân hàng. Do vậy, trong vài năm gần đây và đặc biệt bắt đầu từ năm 2002, các ngân hàng thương mại Việt Nam đua nhau tung ra các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, do đây vẫn là một dịch vụ mới mẻ nên mức độ quan tâm của các tổ chức tín dụng có khác nhau, có nơi người ta nhắc đến nó như một cái gì đó xa xôi, có nơi dịch vụ này lại được quan tâm đặc biệt và được coi là một chiến lược cạnh tranh tất yếu trên bước đường phát triển của ngân hàng
mà điển hình là ở Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank). Đây là ngân hàng đi đầu của Việt Nam trong ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Để đi sâu tìm hiểu vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài “ Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” cho khoá luận tốt nghiệp.
Thông qua khoá luận này, tôi mong muốn đem đến cho người đọc cái nhìn khái quát về tình hình triển khai dịch vụ e-banking ở Việt Nam và đặc biệt là ở Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, vai trò của dịch vụ này trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung để từ đó tìm ra các giải pháp chiến lược cho sự phát triển của e-banking tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Khoá luận được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác-Lênin, các lý thuyết kinh tế học hiện đại, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: hệ thống, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, kết hợp logic và lịch sử để đi từ lý luận đến thực tiễn, giải pháp.
Khoá luận gồm lời nói đầu, kết luận và ba chương:
Chương 1: Ngân hàng điện tử và tình hình triển khai ngân hàng điện tử ở
Việt Nam
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng Ngoại Thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do đây là đề tài còn khá mới mẻ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả trên thế giới nên bài viết không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Tôi mong nhận được nhiều ý kiến của người đọc quan tâm tới lĩnh vực dịch vụ ngân hàng mới mẻ này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Lê Thị Thanh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
MỤC LỤC
Chương I: Ngân hàng điện tử và tình hình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
I. Những vấn đề cơ bản về ngân hàng điện tử ...................................... 1. Ngân hàng điện tử là gì?........................................................
a. Khái niệm…………………………………………………
b. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng điện tử...
c. Ba cấp độ của dịch vụ ngân hàng điện tử…………………
d.Các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử…………….
e. Phương thức giao dịch trong dịch vụ ngân hàng điện tử….
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử ..........................................................................
a. Sự phát triển của thương mại điện
tử……………………...
b. Môi trường pháp
lý………………………………………..
c. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin………………………..
d. Hạ tầng cơ sở nhân lực…………………………………… e. Tính cạnh tranh…………………………………………...
3. Ưu điểm và hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử ................
II. Kinh nghiệm phát triển ngân hàng điện tử của một số nước trên thế giới……………………………………………………………
1. Trung Quốc ..........................................................................
2. Malaixia ................................................................................
3. Singapore .............................................................................
4. Nhật Bản ...............................................................................
5. Nhận xét chung .....................................................................
III. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam…..
1. Bối cảnh thúc đẩy sự ra đời và phát triển của ngân hàng điện
Trang
6
6
6
6
7
8
9
11
13
13
16
16
17
17
18
20
21
22
22
23
24
25
25
tử tại Việt Nam ……………………………………………..
2. Thực tiễn triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt 26
Nam..………………………………………………………… 26
a. Về dịch vụ máy rút tiền tự động………………………….. 28
b. Về dịch vụ internet banking………………………………. 28
c. Về dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thoại di động……… 29
d. Về hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng…… 30
e. Về các loại sản phẩm dịch vụ khác………………………..
Chương II: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân 32
hàng Ngoại Thương Việt Nam………………………………….………
I. Sự ra đời dịch vụ ngân hàng điện tử ở Ngân hàng Ngoại Thương 32
Việt Nam
…………………………………………….…………………….. 32
1. Bối cảnh chi phối sự ra đời và phát triển dịch vụ ngân hàng 32
điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ……………. 34
a. Kinh tế thế giới và châu Á……………………………….. 35
b. Vài nét về kinh tế Việt Nam thời gian qua……………….
c. Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại Thương Việt 39
Nam……….
2. Sự ra đời và phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
41
hàng Ngoại Thương Việt Nam………………………………..
II. Thực tiễn áp dụng ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại
Thương Việt Nam……………………………………………….. 42
1. Tình hình triển khai, phát hành các loại thẻ và máy rút tiền tự 45
động của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam………………
47
2. Sản phẩm hệ thống ngân hàng bán lẻ Vietcombank- Tầm nhìn
2010 ………………………………………………………… 49
3. Sản phẩm dịch vụ VCB- Online…………………………….. 51
4. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam…………………………………….
5. Dịch vụ VCB Cyber bill payment……………………………
54
III. Những tồn tại, các rủi ro gặp phải trong quá trình triển khai dịch
vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, 54
nguyên nhân……………………………………………. 58
1. Những tồn tại trong quá trình triển khai dịch vụ ngân hàng59
điện tử của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ……………. 59
2. Các rủi ro……………………………………………………...60
a. Rủi ro về pháp luật………………………………………... 60
b. Rủi ro về tin tặc…………………………………………… 61
c. Rủi ro về chữ kí điện tử……………………………………
d. Rủi ro về hệ thống và rủi ro về bảo mật…………………...
66
3. Nguyên nhân………………………………………………….
Chương III: Giải pháp mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng Ngoại Thương Việt Nam………………………………………… ... 66
66
I. Thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của dịch vụ ngân
hàng điện tử tại Việt Nam ……………………………………….70
1. Thuận lợi…………………………………………………….. 75
2. Khó khăn…………………………………………………….. 76
II. Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đối với ngân82
hàng Ngoại Thương Việt
84
Nam……………………………………
1. Giải pháp đối với Ngân hàng Ngoại Thương Việt 87
Nam………88
2. Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước………………………
3. Giải pháp đối với Chính phủ………………………………….
Kết luận……………………………………………………………….……
Tài liệu tham khảo………………………………………………………..
CHƯƠNG I
NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
1. Ngân hàng điện tử là gì?
a. Khái niệm
Trước khi tiếp cận với khái niệm ngân hàng điện tử, chúng ta cùng tìm hiểu về thương mại điện tử vì ngân hàng điện tử chính là tên gọi của thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng.
Thương mại điện tử là một yếu tố hợp thành của nền kinh tế số hoá, là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử, hay là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy tờ trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch.
Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử là: Thư tín điện tử, thanh toán điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử, giao gửi số hoá các dung liệu, bán hàng hóa hữu hình qua mạng.
Dịch vụ thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và trở thành đề tài nóng hổi trong bất kỳ hội thảo nào về công nghệ thông tin. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế mạng đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn hầu hết mọi dự tính. Nền kinh tế mạng đòi hỏi các tổ chức tài chính phải tìm hiểu, phát triển chiến lược và đầu tư vào kinh doanh điện tử. Thử thách này yêu cầu những mô hình kinh tế mới và phương thức mới để tiếp cận với khách hàng. Thương mại điện tử tạo nên một hình thức cạnh tranh mới, buộc ngân hàng phải chọn những dịch vụ mà khách hàng cần, quyết định quy mô các chi nhánh ngân hàng trong hệ thống và mở rộng hệ