Kinh Nghiệm Phát Triển Ngân Hàng Điện Tử Của Một Số Nước Trên Thế Giới

hành nhanh chóng và liên tục; các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội để lựa chọn.

- Tăng năng lực phục vụ khách hàng của các doanh nghiệp vì giờ đây họ có sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện điện tử, do vậy mà khách hàng được phục vụ một cách tốt nhất trong một thời gian ngắn nhất.

- Mở rộng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp do thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm được các loại chi phí, khả năng phục vụ khách hàng lại tăng, nhân lực cũng được giảm đi đáng kể nên việc mở rộng phạm vi kinh doanh là điều không khó nữa.

*Đối với các cá nhân


- Thuận tiện hơn khi tiến hành mua các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ vì bây giờ họ không còn phải chờ đợi, xếp hàng nữa, thời gian giao dịch là nhanh và thuận tiện.

- Tăng khả năng lựa chọn các loại hình sản phẩm hàng hoá dịch vụ: khách hàng có thể lựa chọn nhà cung cấp nào mang lại cho họ nhiều tiện ích nhất đối với họ. Khi thương mại điện tử xuất hiện, nhiều doanh nghiệp sau khi tiếp cận với lĩnh vực này sẽ mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ hoặc cung cấp hàng hoá cho khách hàng một cách thuận tiện nhất

- Tiếp cận mặt hàng dễ dàng hơn: nhờ thương mại điện tử, khách hàng có thể tiếp cận với các mặt hàng, dịch vụ không chỉ bằng phương pháp truyền thống mà còn thông qua các phương tiện điện tử hiện đại, điều này mang lại rất nhiều thuận lợi cho họ.

- Khách hàng có thể được hưởng các dịch vụ nhiều hơn khi tham gia

vào các giao dịch mua hàng hóa và dịch vụ


Những tác động to lớn của thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp là điều không phải bàn cãi và ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài qui

luật đó. Thương mại điện tử đã đưa đến cho ngành ngân hàng một loại hình dịch vụ mới: nhanh chóng và hiệu quả, đó là dịch vụ ngân hàng điện tử.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã làm cho nền kinh tế xích lại gần nhau không có sự phân cách về mặt địa lý, không gian và thời gian. Sự phát triển của thương mại điện tử đã tác động đến ngân hàng, đặt ra cho ngân hàng những cơ hội và thách thức mới.

Thương mại điện tử tạo nên một hình thức cạnh tranh mới, buộc ngân hàng phải chọn những dịch vụ mà khách hàng cần, quyết định quy mô các chi nhánh ngân hàng trong hệ thống và mở rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng.

Sự tham gia của thương mại điện tử cũng làm nảy sinh các vấn đề về công nghệ của ngân hàng. Các ngân hàng giải quyết được những thách thức này sẽ quyết định được sự sự ảnh hưởng của mình đối với thị trường điện tử hoá.

Đứng trước yêu cầu đó ngân hàng đã cho ra nhiều dịch vụ mới : dịch vụ ngân hàng qua điện thoại sử dụng mã cá nhân, hoặc nhận dạng giọng nói; dịch vụ ngân hàng qua mạng internet, khách hàng chỉ cần một máy tính cá nhân nối mạng internet là có thể giao dịch với ngân hàng mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng. Những dịch vụ này đã đưa đến một thực tế là, thế giới ngày nay cho ta thấy có một loại dịch vụ ngân hàng mới: ngân hàng điện tử.

Cùng với ảnh hưởng của thương mại điện tử thì còn có các nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển của ngân hàng điện tử.

b. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trong từng nước, các ngân hàng chỉ có thể áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử khi tính pháp lý của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện tử, các thanh toán điện tử, chứng từ điện tử…) và có các cơ quan

xác thực (chứng nhận chữ ký điện tử). Môi trường pháp lý ổn định sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của các loại hình dịch vụ mới này vì nó sẽ được bảo đảm các hoạt động của mình chính bằng hệ thống pháp luật của quốc gia mình. Chính vì vậy, môi trường pháp lý của quốc gia đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn, ổn định hơn để đảm bảo thông suốt các hoạt động của ngân hàng điện tử.

c. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin


Ngân hàng điện tử ra đời, như trên đã phân tích, là do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Chính vì vậy, chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả các hoạt động của ngân hàng điện tử khi có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đủ năng lực. Đòi hỏi về hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (đủ rẻ tiền để đông đảo người có thể tiếp cận được). Do tính chất đặc biệt quan trọng của công nghệ thông tin trong sự phát triển của ngân hàng điện tử, nên các ngân hàng muốn phát triển loại hình dịch vụ này cần phải có nguồn vốn quan trọng ban đầu để đầu tư và hoàn thiện hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin của ngân hàng mình.

d. Hạ tầng cơ sở nhân lực

Khi phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, có thể các ngân hàng giảm được đáng kể nguồn nhân lực do có nhiều công đoạn được tự động hoá và có máy móc hỗ trợ đắc lực. Nhưng cũng chính điều này đòi hỏi mỗi nhân viên ngân hàng phải trang bị cho mình những kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, có thói quen làm việc bằng các phương tiện điện tử, đồng thời các nghiệp vụ ngân hàng lại các phải nắm chắc hơn vì họ không còn làm việc trực tiếp với khách hàng nữa. Ngoài ra, các ngân hàng cần phải có đội ngũ chuyên gia thông tin đủ mạnh. Con người luôn là nhân tố quyết định đến sự thành công của bất kì hoạt động nào, phát triển nhân lực mạnh mẽ sẽ góp phần to lớn cho những thành công của ngân hàng điện tử.

e. Tính cạnh tranh

Cạnh tranh là động lực của sự phát triển. Chỉ có cạnh tranh, các ngân hàng mới tự đổi mới mình để khỏi bị tụt hậu với các ngân hàng khác. Càng cạnh tranh nhiều các ngân hàng càng phải hoàn thiện mình hơn, đưa ra các dịch vụ tốt hơn, hoàn hảo hơn, nhiều tiện ích hơn để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Ngày nay, các ngân hàng trên thế giới nói chung và các ngân hàng Việt Nam nói riêng đã nhận thức được những đặc tính ưu việt của ngân hàng điện tử so với ngân hàng truyền thống nên đã, đang và sẽ lựa chọn, phát triển loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.

Ngân hàng điện tử là ngân hàng mà các dịch vụ được cung cấp qua các phương tiện kỹ thuật điện tử, khách hàng không cần đến trực tiếp tại các chi nhánh của Ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được các giao dịch và nắm bắt được thông tin tài chính của mình. Ngân hàng điện tử ra đời mang lại lợi ích to lớn cho ngân hàng, chi phí ban đầu và chi phí cho công tác điều hành giảm xuống đáng kể, năng suất làm việc của nhân viên nâng cao và quan trọng là được khách hàng quan tâm tới và được đánh giá là những tổ chức hàng đầu về ứng dụng kỹ thuật tiến bộ cho phép ngân hàng có thể phục vụ khách hàng 24/24 giờ và ở mọi lúc, mọi nơi.

3. Ưu điểm và hạn chế của ngân hàng điện tử


a. Ưu điểm

Ngân hàng điện tử đã tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ tuyệt vời, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Trước đây, nói đến giao dịch ngân hàng, ta thường tưởng tượng ra cảnh khách hàng phải mất hàng giờ để điền vào các loại mẫu giấy tờ, sau đó đứng xếp hàng dài chờ đến lượt, rồi phải làm thủ tục qua nhiều cửa của ngân hàng. Nhưng giờ đây, các dịch vụ e-banking đa dạng với các cách sử dụng tương đối đơn giản, tiện lợi đã giúp khách hàng hoàn toàn thoát khỏi những phiền toái đó. E-banking đã thực sự trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp cho khách hàng có thể chủ

động kiểm soát tình hình tài chính của mình, có thể thông tin liên lạc với ngân hàng một cách hiệu quả, mọi nơi, mọi lúc mà không cần phải giao dịch trực tiếp với ngân hàng. Bên cạnh đó, phí giao dịch e-banking được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác. Ta có thể theo dõi kết quả khảo sát sau:

Phí giao dịch e-banking so với các phương tiện khác


Nhân viên phục vụ

Qua điện thoại

ATM

Internet

1,07 USD

0,54 USD

0,27 USD

0,015 USD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 3

Nguồn: Kết quả khảo sát của hãng nghiên cứu Booz, Allen & Hamilton(2000)


Như vậy, thay đổi lớn nhất mà e-banking mang lại cho khách hàng là có thể đem lại một giải pháp mà từ trước tới nay chưa từng có. Khách hàng có được tất cả những gì mình mong muốn với một mức thời gian ít nhất và điều đó có thể tóm lại thành một cụm từ “sự tiện lợi”, nhất là đối với các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ vì nhiều khi đối tượng khách hàng này không đủ nhân lực đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với ngân hàng và e- banking sẽ là sự lựa chọn tối ưu.

E-banking không chỉ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng mà còn cho cả các ngân hàng nữa. E-banking giúp cho ngân hàng tiết kiệm được tối đa nguồn nhân lực bởi nhiều khâu đã được tự động hoá nhưng vẫn đảm bảo cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ chất lượng cao như: dịch vụ vấn tin, chuyển khoản, thanh toán hoá đơn dịch vụ công cộng, kinh doanh chứng khoán, vay vốn, thông tin quảng cáo, trao đổi thông tin.... Nhờ đó, các ngân hàng không những có thể thoả mãn yêu cầu của khách hàng, thu hút ngày càng nhiều người tham gia vào các giao dịch của ngân hàng, nâng cao được hình ảnh và uy tín của họ, mà còn giảm chi phí giao kinh doanh và tăng doanh thu lợi nhuận, hoạt động kinh doanh ngày một phát triển.

Ngoài ra, một lợi ích quan trọng khách mà e-banking mang lại cho ngân hàng, đó là ngân hàng có thể thực hiện chiến lược “toàn cầu hoá” mà không cần mở thêm chi nhánh.

b. Hạn chế


Tất cả những lợi ích này của e-banking đã và đang khiến các ngân hang không thể làm ngơ trước thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, có không ít bất lợi của e-banking mà các ngân hàng và khách hàng của họ phải quan tâm.

Đối với khách hàng, họ phải tính đến những bất lợi như: Một là, để tham gia được vào e-banking, khách hàng cần phải có máy vi tính hay các phương tiện điện tử khác và phải mua dịch vụ từ công ty dịch vụ, đây là khoản chi phí đầu tư ban đầu không nhỏ. Hai là, vấn đề bí mật, an toàn cho khách hàng cũng là điều đáng lo ngại. Ví dụ, với một giao dịch để thanh toán thẻ, khách hàng phải tiết lộ số thẻ cho ngân hàng. Giao dịch điện tử, khách hàng thực tế phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn so với giao dịch chứng từ vì trong trường hợp xảy ra tranh chấp, chứng từ sẽ là bằng chứng hùng hồn hơn. Ba là, nhiều khách hàng vẫn muốn trực tiếp giao dịch với cán bộ ngân hàng để có thể diễn giải dễ dàng hơn. Cuối cùng, có những thông tin mà internet hay bất cứ một phương tiện điện tử khác không thể cung cấp đầy đủ như một cán bộ chuyên trách của ngân hàng.

Đối với các ngân hàng, e-banking cũng có một số những nhược điểm. Đó là, để xây dựng hệ thống giao dịch điện tử đòi hỏi ngân hàng phải có lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn chưa kể đến các chi phí bảo hành, duy trì và phát triển hệ thống sau này, một lượng chi phí mà không phải ngân hàng nào cũng có thể sẵn sàng đầu tư. Vấn đề cần quan tâm khác là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của cả quốc gia chứ không riêng gì một ngân hàng nào. Ngoài ra, vấn đề bảo mật an toàn cho khách hàng và hoà mạng vào các phần mền khác cũng đặt ra vấn đề cần giải quyết.

II. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Trong khi ở Việt Nam ngân hàng điện tử còn tương đối mới mẻ và chưa

phổ biến thì trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia phát triển thì khái niệm

e-banking không còn xa lạ đối với dân chúng. Chỉ cần một dẫn chứng về số công ty và cá nhân sử dụng mạng internet thì ta có thể rõ vấn đề trên: ở Việt Nam, con số đó là 0,2% trong khi của thế giới là 7,98%1. Ngoài ra, giao dịch thông qua các phương tiện điện tử ở các nước này cũng phát triển hơn rất nhiều. Ví dụ như giao dịch qua mạng điện thoại di động ở nước họ diễn ra rất thường xuyên với khối lượng giao dịch lớn thì ở Việt Nam chỉ có duy nhất một ngân hàng là ngân hàng Á Châu mới đang có dự án cho việc triển khai hình thức này mà cũng chỉ là dành cho những giao dịch đơn giản. Có thể nói, dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam còn phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều mới đuổi kịp được các nước khác. Để đạt được điều này, Việt Nam cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước đã thành công trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử và áp dụng một cách sáng tạo vào điều kiện thực tế của Việt Nam.

Đối với các nước đã triển khai thành công dịch vụ ngân hàng điện tử, chính phủ nước họ đã có những điều chỉnh hợp lý, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để tạo điều kiện cho dịch vụ này phát huy những mặt mạnh của nó trong xã hội.

1. Trung Quốc

Tới nay, nỗ lực của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ cho công nghệ thông tin. Mấy năm gần đây, công nghệ phần cứng đạt tốc độ tăng khoảng 45%/năm. Trung Quốc cũng đã bắt đầu sản xuất máy siêu vi tính. Công nghiệp phần mềm phát triển với tốc độ trên 20%/năm và bắt đầu vào giai đoạn phát triển nhanh, át hẳn nhiều khu vực khác trên thế giới và gần đuổi kịp xu hướng phát triển toàn cầu.

Trung Quốc bước vào thương mại điện tử rất chậm: cuối năm 1997 mới chính thức vào mạng internet (trước đó có truy cập nhưng không chính thức), nhưng ngay sau đó tốc độ phát triển tăng rất cao.



1 Tp chí khoa hc và đào to ngân hàng s1+2/2003

Trung Quốc đã tham gia chương trình Trade Point của UNCTAD, với 1 point ở Thượng Hải và 1 point ở Bắc Kinh như các tâm điểm cung cấp các dịch vụ tiếp thị và giao dịch buôn bán đối ngoại có sử dụng phương tiện điện tử cho các doanh nghiệp chưa có điều kiện tự mình trực tiếp tiến hành, đồng thời cung cấp dịch vụ đào tạo huấn luyện kỹ năng giao dịch buôn bán đối ngoại, đặc biệt là kỹ năng giao dịch qua mạng, đồng thời chính phủ cũng tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các ngân hàng trong nước tiến hành dịch vụ e- banking, tuy nhiên mức độ phát triển của dịch vụ này ở Trung Quốc chưa cao, số người sử dụng dịch vụ này còn ít vì hiện nay. Ở Trung Quốc, các hoạt động trao đổi thông tin qua mạng vẫn phải chịu sự theo dõi và kiểm duyệt của chính phủ, do vậy đã khiến cho hoạt động này chưa phát triển mạnh mẽ.

Theo các cơ quan nghiên cứu quốc tế về thương mại điện tử thì triển vọng phát triển ngân hàng điện tử ở Trung Quốc còn chưa rõ ràng, vì một trong nhưng đòi hỏi của lĩnh vực này là internet không bị theo dõi, kiểm duyệt.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí