Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Của Chính Sách Đòn Bẩy Tài Chính Tại Các‌‌

b. Thị trường tài chính Việt Nam chưa hoàn thiện đã ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Như đã phân tích ở chương 1, thị trường tài chính đóng một vai trò quan trọng tới hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp. Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam vẫn bộc lộ những điểm chưa hoàn thiện, gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng trong việc huy động các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó giảm hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp này.

Thứ nhất, các chính sách cũng như quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, thống nhất nên chưa tạo được một hành lang pháp lý an toàn và thông thoáng cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường tài chính. Ví dụ, trong năm 2008, các quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã khiến cho lãi suất trên thị trường biến động mạnh và ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của tất cả các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó, thị trường tài chính tại của Việt Nam vẫn còn thiếu tính minh bạch, không tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có cảm giác các chính sách của Nhà nước đang ưu tiên cho các tập đoàn kinh tế lớn hoặc thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Điều đó có thể được giải thích là do thị trường tài chính Việt Nam hiện nay đang thiếu các định chế tài chính trung gian chuyên nghiệp như các công ty định mức tín nhiệm, đánh giá tài sản, quỹ đầu tư, công ty tài chính... Đó là những nhân tố không thể thiếu đối với một thị trường tài chính phát triển.

Một điểm chưa hoàn thiện nữa là Việt Nam chưa có thị trường chứng khoán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, hàng năm tạo ra từ 30 - 40% GDP của cả nước. Do đó, việc xây dựng một thị trường chứng khoán

cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ huy động các nguồn vốn trong xã hội.

Như đã biết, thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp với hàng hóa là các chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, và chứng chỉ quỹ. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là những doanh nghiệp có ý định đầu tư vào tài sản cố định hoặc đổi mới máy móc công nghệ, việc tham gia vào thị trường chứng khoán sẽ giúp các doanh nghiệp huy động được các nguồn vốn trung và dài hạn với chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc huy động từ ngân hàng hoặc các tổ chức cho vay khác.

Tuy nhiên, theo quy định hiện nay của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các doanh nghiệp muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung phải đáp ứng các điều kiện về số vốn, tình hình hoạt động các năm, minh bạch tài chính và sổ sách…Với những yếu cầu đó, có thể nói không doanh nghiệp vừa và nhỏ nào có thể đáp ứng được.

Do đó, một thị trường chứng khoán tự do được hình thành để trao đổi, mua bán các chứng khoán của các doanh nghiệp này. Điều đó đã đáp ứng được các nhu cầu về mua bán và chuyển nhượng chứng khoán. Tuy nhiên, về lâu dài, việc tồn tại một thị trường chứng khoán tự do sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển thị trường tài chính, các cơ quan quản lý sẽ không quản lý được các hiện tượng như giả mạo, lừa đảo….

Vì lý do thị trường tài chính chưa hoàn thiện nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bị giảm mất đi các cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn và hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính cũng giảm theo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


Chương hai đã trình bày cho chúng ta thấy thực trạng của việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp, đi vào phân tích những điểm mạnh và những hạn chế cũng như nguyên nhân của các hạn chế đó. Để từ đó làm tiền đề đưa ra các giải pháp trong chương sau.

Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 9

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÁC‌‌

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM


3.1. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới

3.1.1. Biến động của thị trường thế giới và thị trường trong nước thời gian qua

Năm 2008 chứng kiến nhiều biến động của nền kinh tế thế giới và những cụm từ như khủng hoảng tài chính, nợ duới chuẩn, khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản là được nhắc đến như những chủ đề trọng tâm của năm.

Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng các khoản vay dưới chuẩn trong lĩnh vực bất động sản (subprime-mortgage), cuộc khủng hoảng tài chính đã nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Theo ước tính, vào cuối quý III/2008, hơn một nửa giá thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Tỷ lệ đầu tư vào tài sản tài chính với đòn bẩy tài chính quá lớn dẫn đến tình trạng các tổ chức tài chính đứng trước khả năng mất thanh khoản khi tài sản chuyển thành nợ xấu. Hàng loạt các tổ chức tài chính lớn của Mỹ đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh khoản tạo nên một phản ứng dây chuyền nhanh chóng lan sang các nước thuộc liên minh Châu Âu và cả thế giới.

Một loạt ngân hàng của Mỹ bị phá sản như Lehman Brothers, Bear Stears, Wachovia, Freddie Mac, Fannie Mae,…Nhiều tổ chức tài chính tên tuổi điêu đứng, phải chấp nhận bị thôn tính hoặc bị quản lý bởi Chính phủ như Merill Lynch, AIG, Morgan Stanley….Thậm chí, “cơn bão tài chính” còn đặt một số quốc gia như Iceland, Hungary và Ukraine trước bờ vực phá sản. Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán thế giới chao đảo, các chỉ số quan

trọng như Dow Jones, S&P500, NASDAQ (Mỹ), Nikkei (Nhât)…, đều giảm mạnh. Tính đến cuối năm 2008, các chỉ số tại các thị trường quan trọng đã sụt giảm từ 30 - 40% so với thời điểm năm 2007. Khủng hoảng tài chính cũng có những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thế giới. Theo nhận định của Quỹ tiền tệ thế giới IMF, kinh tế thế giới sẽ giảm xuống chỉ còn 2,2% trong năm 2009. Việt Nam cũng sẽ nằm trong xu hướng đó.

Trong nước cũng có nhiều biến động. Những tháng đầu năm 2008, giá cả một số mặt hàng tăng cao như gạo, thực phẩm, sắt thép, xăng dầu. Điều đó khiến cho chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2008 luôn ở mức cao. Lạm phát trong năm lên đến 19,89%. Bên cạnh đó, do chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã tạo ra một cuộc chạy đua lãi suất nhằm huy động các nguồn vốn để đảm bảo các yêu cầu về tính thanh khoản. Do đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng luôn ở mức cao trên 20%/năm gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán cũng có nhiều biến động. Chỉ số VnIndex có xu hướng giảm và chạm đáy 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008 5.

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng gặp không ít khó khăn.

Thứ nhất, Việt Nam là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Trong khi đó, Mỹ lại là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó, khi nền kinh tế Mỹ bị “ốm”, điều tất yếu là Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đầu tiên là chúng ta sẽ mất đi một thị trường quan trọng, đặc biệt là đối với một số ngành như da giày, thủy sản, dệt may,… Đồng thời, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 thì Mỹ là nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam trong nhiều năm qua. Việc nền kinh tế Mỹ gặp khủng hoảng sẽ khiến cho lượng đầu tư từ Mỹ giảm xuống.

Thêm vào đó, do xuất khẩu và đầu tư nước ngoài giảm nên tiêu dùng trong nước cũng sẽ giảm. Sức mua của thị trường giảm xuống và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên sẽ là một bài toán khó cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường cả trong và ngoài nước.

Một khó khăn khác là làm thế nào để các doanh nghiệp có vốn để duy trì sản xuất. Mặc dù đã phải chịu mức lãi suất rất cao, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vay được, đặc biệt là nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Thiếu vốn là nguyên nhân khiến cho 20% số doanh nghiệp vừa nhỏ tại Việt Nam bị phá sản trong năm 2008. Nhiều nhà kinh tế dự báo rằng con số doanh nghiệp gặp khó khăn và phá sản sẽ vẫn tiếp tục tăng lên nêu như lãi suất vẫn cao và các doanh nghiệp không tìm được nguồn vốn để vay.

3.1.2. Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới

Trước những khó khăn trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm cách để vượt qua. Một trong những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất chính là “tổ chức lại” doanh nghiệp. Đây là hướng phát triển tất yếu để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế có nhiều bất lợi và nâng cao năng lực của chính doanh nghiệp sau khi tổ chức lại.

Tổ chức lại doanh nghiệp được hiểu là việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức công ty, các nguồn lực, cơ chế điều hành quản lý, …để đưa công ty tới một tình trạng tốt hơn, Việc tổ chức lại doanh nghiệp có thể diễn ra trong toàn bộ doanh nghiệp hoặc chỉ một bộ phận trong doanh nghiệp.

Mua lại và sáp nhập (M&A: Merge and Acquisition) được xem như là một giải pháp tổ chức lại các doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn của nên kinh tế. Thực chất của hoạt động M&A là việc một doanh nghiệp giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp khác thông qua việc sở hữu toàn bộ hay một phần doanh nghiệp, hoặc một hay nhiều doanh nghiệp sáp nhập lại với nhau

nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.

Tại Việt Nam, hoạt động M&A vừa mới xuất hiện trong mấy năm gần đây nhưng đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như giá trị các thương vụ. Theo báo cáo của hãng kiểm toán Pricewaterhouse Coopers (PwC), trong năm 2005 chỉ có 18 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu USD, năm 2006 có 32 vụ với tổng giá trị là 245 triệu USD và năm 2007 số vụ M&A đã tăng mạnh cả về số lượng và giá trị, tổng số vụ M&A là 113 vụ, đạt tổng giá trị là 1,75 tỷ USD (gấp 7 lần so với năm 2006 và gấp 28 lần so với năm 2005). Trong nửa đầu 2008, hoạt động M&A có giảm do sự sụt giảm của nền kinh tế, tổng giá trị trong hoạt động M&A là 347 triệu USD với 48 thương vụ.

Về nguyên tắc, khi sáp nhập hoặc hợp nhất, giá trị của doanh nghiệp mới bao giờ cũng lớn hơn giá trị của các doanh nghiệp cũ. Với ưu thế như trên, M&A sẽ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tồn tại trong thị trường do quy mô công ty lớn hơn, doanh nghiệp có khả năng mở rộng ngành nghề kinh doanh, tăng vốn đầu tư, tiết kiệm các chi phí do sắp xếp, bố trí hợp lý các nguồn nhân lực… Năm 2008, lạm phát tăng cao, nhập siêu đạt con số kỷ lục buộc Chính phủ phải thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ. Điều này khiến cho doanh nghiệp trở nên khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng hoặc tiếp cận với một chi phí rất lớn. Và M&A chính là một hình thức huy động vốn đáp hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện hiện nay.

Tuy nhiên, khi tiến hành sáp nhập hoặc hợp nhất, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những vấn đề như phức tạp như độc quyền, thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm đối với các khoản nợ….Những vấn đề trên là rào cản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tiến hành mua lại và sáp nhập, do các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều thông tin, hiểu biết về các điều kiện thủ tục mua lại và sáp nhập doanh nghiệp,

khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này cũng chưa hoàn thiện, rõ ràng, vai trò kiểm toán chưa đầy đủ….

Do vậy, để tiến hành mua lại và sáp nhập được hiệu quả, các doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về đối tác, về thị trường, khuôn khổ pháp lý và đặc biệt là phải nâng cao giá trị của bản thân doanh nghiệp trước khi tiến hành sáp nhập hoặc hợp nhất. Một vấn đề nữa cần lưu ý đối với doanh nghiệp là việc tiến hành sáp nhập hay hợp nhất với một doanh nghiệp khác không có nghĩa là giành quyền kiểm soát hay bị kiểm soát mà đó chính là việc tìm kiếm một đối tác để hợp tác cùng phát triển và cùng có lợi.

Đối với những doanh nghiệp không muốn bị kiểm soát hoặc lệ thuộc vào các doanh nghiệp lớn hơn, không muốn tiến hành hoạt động mua lại và sáp nhập, các doanh nghiệp này có thể tiến hành tái cấu trúc lại doanh nghiệp theo hướng đơn giản và hiệu quả. Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khủng hoảng, thị trường và sức mua sụt giảm, chi phí sản xuất tăng do lạm phát và lãi suất đi vay đều ở mức cao, các doanh nghệp vừa và nhỏ phải tìm các để tái cơ cấu lại các nguồn lực hiệu quả hơn. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đều bắt đầu việc tổ chức lại doanh nghiệp từ bộ phận nhân lực, sau đó mới đến các bộ phận khác.

Xét ở khía cạnh tích cực, việc thay đổi và tổ chức lại nguồn nhân lực trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp có được những nhân viên giỏi hơn, khả năng làm việc hiệu quả hơn, từ đó có thể giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều coi việc tổ chức lại nguồn nhân lực chính là sa thải bớt nhân viên trong điều kiện “thắt lưng buộc bụng”. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm bởi sa thải nhân viên có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một ít chi phí trong lúc khó khăn nhưng lúc cần, doanh nghiệp lại phải bỏ qua nhiều hơn số tiết kiệm được để tuyển dụng được những người cũ.

Do vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không nên chỉ tính tới việc tái cơ cấu nguồn nhân lực mà phải tìm cách để thay đổi được các nguyên tắc quản lý, cơ cấu lại các nguồn lực và xây dựng được chiến lược phát triển cho mình. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại; vì nếu làm được như thế, doanh nghiệp sẽ năng động hơn, khai thác được những mặt mạnh và lấp những khuyết điểm của mình.‌

Như vậy, xu hướng của các doanh nghiệp là tổ chức lại, tái thiết lại doanh nghiệp để đối phó, tồn tại và phát triển trong cơn bão suy thoái tài chính. Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì đây là một xu hướng tất yếu và hợp lý trong điều kiện hiện nay.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Như đã nhận xét trong phần thực trạng ở trên, chính sách đòn bẩy tài chính mặc dù đã có những tác dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng mức độ hiệu quả vẫn chưa cao và chưa đúng với vai trò của nó trong doanh nghiệp. Do vây, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hiệu quả của đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Nâng cao hiệu quả của đòn bẩy hoạt động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Như trong phần lý thuyết đã trình bày, giữa đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu đòn bẩy hoạt động hoạt động tốt thì sẽ tạo điều kiện cho đòn bẩy tài chính phát huy tác dụng và ngược lại. Nguyên tắc của đòn bẩy hoạt động là khuyếch đại thu nhập trước thuế và lãi vay nhờ vào điểm tựa là chi phí cố định. Khi đòn bẩy hoạt động hiệu quả nghĩa là thu nhập trước thuế và lãi vay tăng lên, nó lại tạo nên một lực bẩy cho lớn hơn cho đòn bẩy tài chính. Sự kết hợp của hai loại đòn bẩy này trong

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí