Dư Nợ Cho Vay Xuất Khẩu Trực Tiếp Theo Thời Hạn

thức linh hoạt đó. Vì vậy người viết chỉ xin đề cập đến các hình thức cho tín dụng xuất nhập khẩu chủ yếu được thực hiện tại Ngân hàng Quân Đội. Trong đó tín dụng xuất khẩu bao gồm 2 hình thức chủ yếu là: cho vay xuất khẩu trực tiếp, chiếu khấu (hối phiếu và bộ chứng từ); tín dụng nhập khẩu bao gồm 3 hình thức chính là: cho vay nhập khẩu trực tiếp, cho vay thông qua phương thức tín dụng chứng từ và bảo lãnh.

2. Tín dụng xuất khẩu

2.1. Cho vay trực tiếp

Ngân hàng Quân Đội đã chủ động tìm kiếm khách hàng hoạt động kinh doanh xuất khẩu để mở rộng việc cho vay, đầu tư. Ngân hàng Quân Đội cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay chủ yếu bằng VNĐ nhằm mục đích xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị trong nước, góp vốn liên doanh sản xuất hàng xuất khẩu, cho vay gia công chế biến và thu mua các mặt hàng xuất khẩu. Ngoài ra, Ngân hàng còn cho các doanh nghiệp này vay vốn để trang trải các chi phí vận chuyển, nộp thuế cho Nhà Nước, hay thanh toán phí bảo hiểm...

Bảng 2.9. Cho vay xuất khẩu trực tiếp và tỷ trọng

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

Doanh sè cho vay

Doanh sè thu nî

Dư nợ

Sè tiÒn

TT/CVNH

Sè tiÒn

TT/CVNH

Sè tiÒn

TT/CVNH

2005

923,26

60,93%

843,73

58,89%

685,32

53,27%

2006

1.218,58

57,19%

1.099,61

55,3%

1.052,06

54,1%

2007

1.799,68

60,44%

1.651,05

57,67%

1.494,96

55,73%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - 10

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ngân hàng Quân Đội năm 2005-2007)

Tình hình dư nợ cho vay xuất khẩu trực tiếp tăng (53,27% năm 2005

đến 55,73% năm 2007), cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn đạt hiệu quả tương đối. Như đã trình bày ở trên, Ngân hàng Quân Đội chủ yếu cho các doanh nghiệp vay xuất khẩu bằng VNĐ. Tuy nhiên, với tình trạng khát

vốn nội tệ đang ngày một gia tăng theo chủ trương tăng mạnh về xuất khẩu thì Ngân hàng Quân Đội mới chỉ đáp ứng được một phần nào nhu cầu của những thành phần kinh tế với quy mô cơ cấu nhỏ và vừa. Hơn nữa, bên cạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu lại ít có nhu cầu vay bằng ngoại tệ mà xin vay bằng VNĐ sau đó mua các ngoại tệ này để thanh toán, kể cả việc ngân hàng bán ngoại tệ với tỷ giá cao, nhằm tránh rủi ro về tỷ giá về sau, hơn nữa Ngân hàng Quân Đội cũng khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện theo cách này.

Mặc dù Nhà nước khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu song cho vay tài trợ xuất khẩu ở Ngân hàng Quân Đội tăng không đáng kể, bởi tình hình này còn phải phụ thuộc vào đối tượng, số lượng khách hàng xuất khẩu tại Ngân hàng.


Bảng 2.10. Dư nợ cho vay xuất khẩu trực tiếp theo thời hạn

Đơn vị: tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

Sè tiÒn

Sè tiÒn

(+/-)%

Sè tiÒn

(+/-)%

Ngắn hạn

486,57

715,41

47,03

1.091,32

52,54

Trung dài hạn

198,75

336,65

69,38

403,64

19,89

Tæng

685,32

1.052,06

53,51

1.494,96

42,09

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân Đội năm 2005-2007)

Nhìn vào số liệu ở bảng 2.10, ta thấy hơn 70% dư nợ cho vay xuất khẩu là vay ngắn hạn với mức tăng trưởng hàng năm là rất lớn (năm 2006 là 47,03% và 52,54% năm 2007); trong khi đó tăng trưởng dư nợ cho vay trung và dài hạn lại có sự giảm thiểu đáng kể (năm 2007 chỉ có 19,89%).

Thông thường, các doanh nghiệp, các đơn vị, cá thể phần lớn đều tập trung vay những khoản vay ngắn hạn để thực hiện hoạt động xuất khẩu nhằm thanh toán các giao dịch với bạn hàng trong thời hạn thường dưới 1 năm. Chính vì vậy cùng với định hướng chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu thì nguồn vốn nội tệ ngắn hạn được đặt ra ở

một vị trí mới: Vốn được đáp ứng trở thành nhu cầu cấp thiết và sử dụng hiệu quả. Ngân hàng Quân Đội luôn đáp ứng đủ vốn nội tệ cho nền kinh tế, song do chính sách chung của Ngân hàng Nhà nước là cơ cấu lại nợ của các ngân hàng thương mại. Vì tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu trong bảng cân đối tài chính không được phản ánh một cách trung thực nên Ngân hàng Quân Đội cũng chủ trương tăng dư nợ một cách có chọn lọc và tăng dư nợ có tài sản bảo

đảm. Do đó Ngân hàng Quân Đội là một trong những ngân hàng kinh doanh

đạt hiệu quả cao và có nợ quá hạn thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm qua các năm và luôn ở dưới mức 2%.

2.2. Chiết khấu hối phiếu và chiết khấu bộ chứng từ

Về chiết khấu hối phiếu, trong các nghiệp vụ của Ngân hàng Quân Đội, hối phiếu được chấp nhận chiết khấu theo quy định về chiết khấu những chứng từ có giá giống như chiết khấu cổ phiếu, công trái… Hình thức chiết khấu hối phiếu nói chung là không phổ biến ở nước ta, việc lưu thông hối phiếu chưa

được đảm bảo, thanh toán chứng khoán chưa tạo thuận lợi cho mua bán hối phiếu. Ngân hàng Quân Đội chỉ tiến hành chiết khấu đối với những hối phiếu

đi kèm bộ chứng từ trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hay thanh toán nhờ thu.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Quân Đội chỉ áp dụng hình thức chiết khấu truy đòi, còn hình thức chiết khấu miễn truy đòi hầu như không áp dụng. Đối với các hình thức chiết khấu truy đòi, trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi chứng từ đòi tiền mà không nhận được thông báo trả tiền của ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng sẽ tự động ghi nợ tài khoản của khách hàng. Nếu trên tài khoản của khách hàng không có tiền, trong vòng 07 ngày làm việc, Ngân hàng sẽ chuyển số tiền đã chiết khấu sang nợ quá hạn và xử lý như đối với trường hợp cho vay quá hạn (khách hàng phải cam kết điều này trong đơn yêu cầu chiết khấu). Lãi suất sẽ được quy định trong bảng lãi suất cho vay của Ngân hàng Quân Đội công bố trong từng thời kỳ.

Về chiết khấu bộ chứng từ, Ngân hàng căn cứ vào sự phù hợp của chứng từ và uy tín của khách hàng cũng như của Ngân hàng mở L/C mà có thể chấp nhận chiết khấu tới 100% trị giá bộ chứng từ hoặc ít hơn hay từ chối chiết khấu. Trường hợp Ngân hàng chiết khấu 100% trị giá bộ chứng từ áp dụng khi bộ chứng từ xuất trình hoàn toàn phù hợp với L/C, khách hàng có quan hệ tốt, Ngân hàng chắc chắn thu được tiền và thời gian thu tiền ngắn. Trong trường hợp chứng từ xuất trình có sai sót không nghiêm trọng so với điều khoản L/C, Ngân hàng căn cứ vào từng trường hợp cụ thể xem xét quyết định chiết khấu truy đòi với giá trị chiết khấu tỏng trường hợp này không vượt quá 70% giá trị bộ chứng từ. Trên thực tế, Ngân hàng hầu như không áp dụng chiết khấu đối với bộ chứng từ nhờ thu.

Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ thương mại với đối tác nước ngoài, nhiều khi ký các hợp đồng với những điều khoản bất lợi dẫn đến hậu quả là không thể lập được bộ chứng từ như yêu cầu của L/C hoặc nếu xuất trình bộ chứng từ tới Ngân hàng xin chiết khấu thì bộ chứng từ lại không hoàn hảo, rủi ro không được thanh toán là rất cao và Ngân hàng Quân Đội không chấp nhận chiết khấu. Hơn nữa, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện nên Ngân hàng Quân Đội rất ngại chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất vì sau đó nếu xảy ra tranh chấp sẽ không có luật điều chính quan hệ giữa Ngân hàng và nhà xuất khẩu. Trong trường hợp nhà xuất khẩu có nhu cầu được tài trợ, Ngân hàng Quân Đội thay vì chiết khấu bộ chứng từ sẽ chuyển sang hình thức cho vay hay tạm ứng đối với những khách hàng có L/C thông báo qua Ngân hàng Quân Đội, thường khối lượng tài trợ dưới 70% trị giá bộ chứng từ.

Bảng 2.11. Biến động cho vay bằng chiết khấu

Đơn vị: tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

Sè tiÒn

Sè tiÒn

(+/-)%

Sè tiÒn

(+/-)%


Doanh số chiết khấu

98,38

145,74

48,13

188,19

29,12

Doanh sè thu nî

96,29

103,77

7,76

157,45

51,72

Dư nợ

65,12

100,17

53,82

113,09

12,89

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng Quân Đội năm 2005-2007)

Bảng 2.11 cho thấy, dư nợ cho vay bằng hình thức chiết khấu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tỷ trọng dư nợ cho vay xuất khẩu trực tiếp tại Ngân hàng Quân Đội. Đến 31/12/2007, dư nợ là 113,09 tỷ đồng trong đó tại Hà Nội là 39,75 tỷ đồng, trong khi đó dư nợ tại chi nhánh TP Hồ Chí Minh đạt con số khả quan hơn là 75,8 tỷ đồng và không có nợ quá hạn. Nguyên nhân là do thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu ở TP Hồ Chí Minh sôi động hơn và nhu cầu cho hình thức này cao hơn nhằm đáp ứng kịp thời vốn kinh doanh.

Trong tương lai, cùng với sự phát triển của ngoại thương Việt Nam, kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp xuất khẩu được nâng cao, Ngân hàng Quân Đội có thể xem xét áp dụng các biện pháp hữu hiệu dể tăng cường hình thức tín dụng này. Ngân hàng có thể dựa trên lãi suất chiết khấu bộ chứng từ và tỷ giá mua bán ngoại tệ để cạnh tranh với các ngân hàng khác.

3. Tín dụng nhập khẩu

3.1. Cho vay trực tiếp

Ngân hàng Quân Đội chủ yếu cho các doanh nghiệp nhập khẩu vay trực tiếp bằng ngoại tệ, đa phần là để thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Theo báo cáo tín dụng, Ngân hàng Quân Đội cho vay ngoại tệ nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu như linh kiện điện tử, các trang thiết bị thiết yếu cho quốc phòng, thuốc chữa bệnh, hóa chất... Ngoài ra Ngân hàng cũng chú trọng đến một số mặt hàng tiêu dùng khác phục vụ chủ yếu cho đời sống xã hội.

Bảng 2.12. Cho vay nhập khẩu trực tiếp và tỷ trọng

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

Doanh sè cho vay

Doanh sè thu nî

Dư nợ

Sè tiÒn

TT/CVNH

Sè tiÒn

TT/CVNH

Sè tiÒn

TT/CVNH


2005

592,1

39,07%

589,2

41,11%

601,3

46,73%

2006

912,2

42,81%

889,1

44,7%

893,6

45,9%

2007

1.178

39,56%

1.212

42,33%

1.188

44,27%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ngân hàng Quân Đội năm 2005-2007 Tỷ giá được quy đổi ra VNĐ theo từng thời kỳ)

Mức tăng trưởng cho vay nhập khẩu trực tiếp bằng ngoại tệ có xu hướng giảm cùng với tỷ trọng dư nợ giảm một cách tương đối (từ 46,73% năm 2005 giảm còn 44,27% năm 2007) mặc dù có tăng về số tuyệt đối.

Điều này là do chủ trương hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng trong nước đã sản xuất được nên nhu cầu vay ngoại tệ có giảm đi rõ rệt. Các mặt hàng nhập khẩu về trong nước có xu hướng ứ đọng, khó tiêu thụ vì vậy Ngân hàng Quân Đội cũng hạn chế cho vay nhập khẩu một số mặt hàng như:

đường ăn, giấy viết, giấy in các loại... Mặt khác biến động về mặt tỷ giá cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc cho vay bằng ngoại tệ giảm.

Thực chất con số tương đối về tỷ trọng dư nợ cũng như doanh số cho vay có chiều hướng giảm một phần cũng là do Ngân hàng chưa làm tốt ở một số công tác Marketing, bên cạnh đó mức độ hiện đại hóa tin học Ngân hàng chưa cao, và ngoài ra cũng phải kể đến chủ trương của Ngân hàng.

Tuy nhiên chất lượng các khoản vay lại được đảm bảo, doanh số thu nợ khá cao và tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức dưới 2%, và chỉ xảy ra đối với một số trường hợp công ty ngoài quốc doanh.

3.2. Cấp tín dụng thông qua phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Ngân hàng Quân Đội chủ yếu cấp tín dụng nhập khẩu thông qua phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bằng cách cho vay để mở và thanh toán L/C đối với nhập khẩu.

Tình hình tài trợ qua mở L/C nhập khẩu có thể xem xét qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.13. Doanh số cam kết thanh toán L/C

Đơn vị: tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

Sè tiÒn

Sè tiÒn

(+/-)%

Sè tiÒn

(+/-)%

Doanh số cam kết L/C

2.291,05

2.871,17

25,32

3.416,21

18,98

Doanh số thanh toán L/C

1.658,00

1.962,35

18,35

2.059,11

45,69

Dư nợ cam kết L/C

2.113,06

2.747,41

30,02

3.279,09

19,35

(Nguồn: Báo cáo tổng kết phòng Thanh toán quốc tế Ngân hàng Quân Đội năm 2005-2007)

Cùng với sự tăng trưởng của doanh số thanh toán nhập khẩu thì các cam kết thanh toán L/C cũng tăng lên với mức tăng trưởng trung bình 3 năm 2005- 2007 là trên 20%. Phải nói rằng bằng cam kết thanh toán của mình, Ngân hàng Quân Đội đã dần nâng cao được uy tín của mình đối với Nhà nước nước ngoài cũng như nhận được sự tin tưởng của các nhà xuất khẩu nước ngoài.

Trong các cam kết thanh toán L/C, cam kết L/C trả chậm rất ít (3,23 tỷ

đồng năm 2007). Nguyên do là vì các đối tác nước ngoài không mặn mà với phương thức này, hơn nữa nó chỉ phù hợp với một số ít mặt hàng và thiện chí của nhà xuất khẩu. Ngoài một số đơn vị quốc doanh có nguồn vốn ngân sách

được cấp kịp thời để thanh toán thì có khá nhiều doanh nghiệp phải vay để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. Ở nghiệp vụ này, Ngân hàng Quân Đội chưa gặp phải rủi ro nào, nghĩa là hình thức (tạm coi) cấp tín dụng trước khá an toàn và hiệu quả. Bởi bên cạnh việc buộc các khách hàng phải kỹ quỹ theo mức độ tín nhiệm dựa trên quy chế phân loại khách hàng của Ngân hàng Quân Đội thì Ngân hàng phân tích tài chính doanh nghiệp một cách kỹ lưỡng cũng như kiểm tra năng lực thực tế của khách hàng hoặc yêu cầu có tài sản bảo đảm khác, hoặc cầm cố bằng chính lô hàng nhập khẩu.

Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ của cam kết thanh toán L/C đang có chiều hướng giảm do các khag Ngân hàng Quân Đội đang có xu hướng chuyển sang các phương thức thanh toán đơn giản hơn như TTR, T/T. Đó là do sự chuyển biến tích cực trong mỗi quan hệ với bạn hàng nước ngoài và

những biến động về thị trường buôn bán. Mặt khác một số mặt hàng nhập khẩu trước đây nay đã có các tổng đại lý nên khách hàng chuyển sang mua nội địa, có mặt hàng bão hòa thị trường tiêu thụ hoặc do chính sách hạn chế nhập khẩu của Chính phủ.

Một tồn tại thực tế là do quy mô còn nhỏ hẹp, Ngân hàng Quân Đội chưa có khả năng mở các chi nhánh tại nước ngoài mà chỉ dừng lại ở quan hệ đại lý, vì vậy có nhiều trường hợp nhà xuất khẩu nước ngoài không tin tưởng và buộc nhà nhập khẩu Việt Nam muốn mở L/C qua Ngân hàng Quân Đội phải có được sự bảo lãnh của ngân hàng có tên tuổi trên thế giới. Đây cũng là tình hình chung của một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam, ngoại trừ một số ngân hàng quốc doanh lớn. Như vậy Ngân hàng Quân Đội phải chuyển toàn bộ hoặc một phần (thường là trên 70% giá trị của L/C) số tiền L/C để ký quỹ tại ngân hàng mà nhà xuất khẩu yêu cầu. Trong trường hợp này Ngân hàng Quân Đội không phải là ngân hàng bảo lãnh cho nhà nhập khẩu và tất nhiên uy tín của Ngân hàng cũng sẽ bị giảm sút vì L/C vẫn mở qua Ngân hàng nhưng ngân hàng nước ngoài là người sẽ đứng ra thanh toán L/C khi đến hạn. Vì vậy Ngân hàng đã tiến hành thỏa thuận hạn mức xác nhận L/C và tài trợ xuất nhập khẩu với một số ngân hàng nước ngoài như: Citibank là 1 triệu USD, Bank of Nova Scotia là 10 triệu USD cho hàng xăng dầu, HSH Nord Bank là 12 triệu USD cho hàng thiết bị viễn thông… và Ngân hàng cũng đang tiếp tục đàm phán để nâng cao hạn mức này.

3.3. Bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của ngân hàng, đặc biệt là đối với khách hàng và ngân hàng nước ngoài. Nhận thức được điều này, Ngân hàng Quân Đội đã từng bước phát triển mọi mặt về hoạt động thanh toán, thực hiện tuyệt đối đói với các bảo lãnh mà mình cam kết, bên cạnh đó hiện đại hóa công nghệ tin học ngân hàng cũng được Ngân hàng chú trọng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2024