Thám Tử Là Người Tài Đức, Nghĩa Hiệp


chứa nhiều giá trị, còn có nhiều chức năng quan trọng khác. Đó là những điều thuộc phương diện giáo dục, nhận thức… Trước năm 1945, trong văn tuyển dùng để giảng dạy và học tập ở các trường Pháp Việt vẫn có cả tác phẩm trinh thám. Trích đoạn tác phẩm trinh thám có tính chất kinh điển như Án mạng trên phố Morgue (The Murders in the Rue Morgue) của Edgar A. Poe, được dịch ra tiếng Việt năm 1936, là một ví dụ điển hình. Đối với độc giả, điều quan tâm lớn nhất khi cầm một cuốn sách là sức cuốn hút của nó chứ không phải là thể loại gì. Mọi giá trị khác chỉ thực sự nảy sinh khi họ bị chinh phục, bị cuốn theo câu chuyện mà tác giả trình bày. Bởi vậy, theo quan niệm của chúng tôi, không nên xác định giá trị của văn chương trên tiêu chí thể loại.

Thể loại truyện trinh thám hấp dẫn người đọc (và người đọc tự giáo dục, nhận thức) bằng cách riêng của nó. Ở đây có một hiện tượng tưởng như nghịch lý: chính truyện trinh thám nhiều tiểu xảo và thiên về cách sắp xếp tình huống, nên người ta lại thích tìm đọc. Cầm cuốn sách trên tay, có thể người đọc đoán biết mọi chuyện sẽ dẫn đến đâu nhưng vẫn hồi hộp khi dở từng trang sách. Cái hấp dẫn của truyện là thứ hấp dẫn căng thẳng của một trò chơi trí tuệ. Nguyên tắc cao nhất của nó là tìm ra phương án tối ưu trong một loạt điều kiện không xác định. Mặc dù biết mọi chuyện chỉ là giả định, song người đọc vẫn tin là thực. Điều này, giống như khi đã tham gia trò chơi, dù chỉ là trò chơi đơn giản nhất, người tham gia vẫn thấy hồi hộp và khoan khoái khi mình thắng cuộc.

Truyện trinh thám bản chất là khêu gợi óc tò mò, vốn đặc trưng của trí tuệ con người. Ở đây, người đọc thường muốn nhìn sâu vào những bí mật chưa ai hiểu, những mảng đời sống bị giấu trong bóng tối. Đặc biệt, sự tò mò trong truyện trinh thám luôn hướng về vụ án giết người, về cái chết đầy bí ẩn. Đó là những tội ác đã có từ thời xa xưa của nhân loại, nhưng lại dễ dàng động tới phần tiềm thức sâu thẳm của mỗi người. Xã hội càng văn minh, những vụ giết người ngày càng ít đi nhưng lại càng đáng sợ hơn. Trong việc tìm hiểu những hành động mà bản thân mình không dám làm, người đọc tìm thấy một ít thú vị nào đó, nhất là người đọc ở các thành phố lớn, bởi con người sống ở đó vừa gần bên nhau, vừa rất rời rạc. Vì thế, trong hầu hết truyện trinh thám, nhà văn thường chú ý đến nguyên nhân phạm tội; nếu qua câu chuyện, nhà văn biết phát hiện ra ý nghĩa xã hội và đề cao đạo lý, thì tác động giáo dục và cảnh báo của tác phẩm càng sâu sắc và có giá trị to lớn. Người đọc bị lôi cuốn,


say mê bởi tình tiết vụ án được viết ra trong tác phẩm để rồi tác động đến tình cảm của bản thân. Họ sẽ tự đối thoại với chính mình, lắng nghe lương tâm lên tiếng. Họ dựa vào đạo đức, tình yêu cùng lẽ công bằng của cuộc sống, của luật pháp để đánh giá thiện và ác, lương tri và tội lỗi, lý trí cao cả và dục vọng thấp hèn… Như vậy, đó chính là tấm gương để tự soi mình, phán xét người khác. Truyện trinh thám dù có phóng đại cái tốt, cũng nhằm mong muốn nó trở nên đẹp đẽ, lộng lẫy hơn, từ đó hấp dẫn lôi cuốn người đọc, làm cho độc giả tin rằng trên đời bao giờ cũng còn có công lý, có con người tốt. Mỗi tác phẩm đều khơi dậy ở người đọc khát vọng vươn tới cái lý tưởng, bắt chước để làm theo điều thiện, theo cái tốt đẹp mà tác phẩm đã phản ánh. Đối với cái xấu, mặc dù nhà văn cố ý phóng đại, làm cho nó đáng ghê tởm hơn, cũng nhằm mục đích phủ nhận. Tác động này không diễn ra một lúc mà thấm dần vào tâm trí người đọc.

Nghiên cứu văn chương Việt Nam, nếu chỉ chú trọng vào dòng văn học “tinh anh”, tập trung vào sự bề thế và qui mô, bỏ qua sự nhỏ lẻ, chú trọng vào các đối tượng đã được định hình, bỏ qua các “thể loại dung hợp” thì đó là một cách tiếp cận không hợp lý. Bởi lẽ, từ phương pháp tiếp cận như thế sẽ dẫn đến quan niệm cực đoan, chủ quan. Trong trường hợp này, chắc chắn sẽ bỏ sót nhiều giá trị văn chương vốn chưa được tường minh. Đã đến lúc phải thay đổi định kiến bất công về thể loại trinh thám. Quan niệm cho rằng viết về cái xấu, nỗi đau và sự mất mát, những buồn vui phi lý, những xung đột cá nhân là những chuyện vặt vãnh, thua kém những đề tài về lao động sản xuất và chiến đấu… là không công bằng. Truyện trinh thám Việt Nam, ngay từ khi mới xuất hiện đã đề cao vai trò giải trí (có lẽ đây cũng là mục đích của phần lớn các tác phẩm văn học nghệ thuật), chính yếu tố này đã tạo nên sức hấp dẫn với người đọc. Nhưng điều này không làm suy giảm giá trị của nó, bởi chức năng giải trí, suy cho cùng cũng là mục tiêu quan trọng nhất của mọi tác phẩm nghệ thuật. Thông qua giải trí, truyện trinh thám sẽ tác động đến quan điểm, tư tưởng và đạo đức con người.

Cùng với các thể loại tự sự khác, truyện trinh thám Việt Nam, ít nhiều đã phản ánh một mảng hiện thực xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, góp phần làm thay đổi và đa dạng hóa thể loại tự sự. Nó vừa kết hợp miêu tả hiện thực, vừa thể hiện tâm lý, cá tính nhân vật, vừa suy luận logic, để rồi nó đem lại cho người đọc cách nhìn đúng


đắn về cuộc sống. Thực tiễn cho thấy, tội ác như là một hiện thực đời sống; nó được phản ánh rất sớm trong các tác phẩm văn học, nó song hành cùng sự tiến bộ, văn minh. Vai trò của truyện trinh thám trong bối cảnh này là góp phần giúp con người nhận diện rò hơn cái ác để chống lại nó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Hiện nay, trong giới nghiên cứu, đa số đều thống nhất rằng truyện trinh thám là một thứ trò chơi trí tuệ; nhưng do nhiều nguyên nhân, nỗi ngần ngại “sợ bị nó ru ngủ” về một thứ văn chương “chỉ đặt trọng tâm ở chức năng giải trí” vẫn còn đeo bám không ít người. Vì thế, truyện trinh thám vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm để nhận thức lại, nhằm lý giải một cách đúng đắn về chức năng giải trí của tác phẩm văn chương trong thế giới hiện đại. Điều này, thể hiện rò qua thái độ mâu thuẫn trong việc đánh giá thành tựu thể loại truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Một mặt, người nghiên cứu thừa nhận sự hấp dẫn kỳ lạ từ truyện trinh thám, mặt khác, lại cho rằng truyện trinh thám Việt Nam đơn giản, khuôn sáo, non nớt của tiểu thuyết buổi đầu phôi thai nên ít có giá trị. Thực ra, có một thực tế đã bị giới nghiên cứu bỏ qua: Truyện trinh thám là thể loại văn học giải trí. Nó thuộc về một loại hình văn học khác so với các thể loại mang tính hiện thực, phê phán, chính luận…. Trong tiến trình văn học Việt Nam, thể loại truyện trinh thám đã đóng một phần đáng kể trong việc thúc đấy sự phát triển của văn xuôi tự sự nói chung. Nó là một thể loại văn học độc đáo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của cộng đồng.


Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Từ đặc trưng thể loại - Nguyễn Thành Khánh - 9

TIỂU KẾT

Nhận diện truyện trinh thám Việt Nam là một việc không hề dễ dàng bởi vì ngay cả nội hàm của khái niệm truyện trinh thám nói chung, hiện tại vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến thỏa đáng, hợp lý của những người đi trước (cả học giả trong nước và nước ngoài) về thể loại truyện trinh thám, trong chương 1 này, chúng tôi đã đưa ra quan niệm riêng về truyện trinh thám Việt Nam. Đó là một thể loại văn học gồm các tác phẩm thuộc phương thức tự sự, viết về quá trình điều tra vụ án của nhân vật thám tử; quá trình điều tra chủ yếu dựa trên tư duy logic để làm sáng tỏ vụ án. Thể loại truyện trinh thám được thể hiện thông qua một hình thức nghệ thuật có những đặc điểm riêng, từ cốt truyện, kết cấu, cách kể chuyện, cho đến ngôn ngữ nghệ thuật…


Truyện trinh thám Việt Nam được hình thành và phát triển theo một phương thức riêng. Đó là sự pha trộn nhiều thể loại, là sự tiếp biến văn hóa, văn học phương Đông, phương Tây (kết hợp với các yếu tố truyền thống) để hình thành một thể loại văn học mới. Tính chất mới mẻ của truyện trinh thám Việt Nam thể hiện không chỉ ở nội dung, hình thức mà còn qua chức năng, vai trò của nó đối với đời sống. Do sự chi phối của điều kiện lịch sử, văn hóa, truyện trinh thám Việt Nam không thuần túy là một lối văn chương giải trí mà thông qua câu chuyện điều tra vụ án, nhà văn còn lồng ghép trong đó nhiều chức năng khác của văn học.

Truyện trinh thám Việt Nam là một thể loại được sinh thành muộn, nhưng lại phát triển với một tốc độ rất nhanh. Chỉ trong vòng nửa thế kỷ, diện mạo của một thể loại văn học mới mẻ đã được định hình và tiến tới chỗ hoàn thiện. Từ chỗ thử nghiệm bằng những tác phẩm mang yếu tố trinh thám những năm đầu thế kỷ XX, đến giữa thế kỷ, truyện trinh thám Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể. Nó đã góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh sự phát triển của văn học dân tộc trên con đường hiện đại hóa.


CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX


Trong tác phẩm văn học, điều quan trọng nhất chính là các hình tượng thế giới nghệ thuật. Đây là bằng chứng về tài năng sáng tạo của nhà văn; cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân xuất các thể loại. Chính vì thế, dù nghiên cứu bất cứ thể loại nào, yếu tố không thể bỏ qua là hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, hình tượng nghệ thuật là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Có thể hiểu theo nghĩa khái quát, trừu tượng, cũng có thể hiểu hình tượng với ý nghĩa cụ thể, trực quan. Trong luận án này, chúng tôi xem hình tượng nghệ thuật là “Các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật” [83, tr.99]. Về bản chất, đó là sự quy chiếu, miêu tả thế giới, mô phỏng thực tại bằng những đường nét, màu sắc, hình khối…của các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội, nhằm tạo ra một thế giới mang tính nghệ thuật. Đấy cũng là cơ sở để người đọc tìm hiểu tư tưởng triết lý, quan niệm nghệ thuật của nhà văn.

Hình tượng thế giới nghệ thuật trong truyện trinh thám là một thế giới đặc biệt. Đó là thế giới mà kẻ phạm tội chọn làm nơi ẩn náu, nhà thám tử tiến hành hoạt động điều tra khám phá bí mật của các vụ án; là sự mô phỏng hiện thực theo nguyên tắc riêng, quy ước riêng của thể loại. Nó bao gồm hai yếu tố cơ bản: con người và hoàn cảnh. Nhân vật trung tâm của truyện trinh thám là thám tử (dù là thám tử nghiệp dư hay chuyên nghiệp) và đối lập với nhân vật thám tử là bọn tội phạm với nhiều mưu mô xảo quyệt, giết người một cách tinh vi, tìm mọi cách để che dấu tội lỗi. Để tác phẩm thu hút người đọc, các tác giả phải tổ chức một hoàn cảnh phù hợp với diễn biến câu chuyện, trên cơ sở thực tiễn xã hội. Hoàn cảnh bao gồm cả yếu tố tự nhiên và môi trường sống. Cả hai yếu tố này kết hợp càng khéo léo, câu chuyện càng có sức thu hút. Tất nhiên trong tác phẩm văn học, thế giới nghệ thuật không chỉ có nhân vật và hoàn cảnh, nhưng đây là những hình tượng quan trọng nhất cần được tìm hiểu một cách đầy đủ.


Ở luận án này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm hình tượng nhân vật thám tử - tội phạm, cùng không gian, thời gian nghệ thuật của các tác phẩm; tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra những nét đặc trưng riêng của thể loại truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

3.1. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

3.1.1. Nhân vật thám tử

Trong truyện trinh thám, có hai mẫu hình nhân vật tồn tại song song là thám tử và tội phạm. Đối với nhân vật thám tử, nét chung của kiểu loại nhân vật này là thông minh, có tài suy luận logic, phản ứng nhanh nhạy trong mọi tình huống; giỏi vò thuật, có lòng nhân hậu, kiên quyết đấu tranh để đòi lại lẽ công bằng cho người bị hại.

Tiểu thuyết gia trinh thám nổi tiếng người Mỹ, “cha đẻ” nhân vật thám tử Harry Bosch, nhà văn Michael Cornnely, từng nói: “Tôi cho rằng một quyển tiểu thuyết trinh thám - giống như bất kỳ cuốn tiểu thuyết nào - thành công hay thất bại đều do cách xây dựng nhân vật. Sáng tạo một nhân vật trung tâm để có thể hấp dẫn và tìm được sự đồng cảm sâu sắc nơi độc giả chính là điểm lớn nhất mà người viết phải đối mặt khi đến với thể loại trinh thám. Đây gần như là nhiệm vụ khó khăn nhất” [15, tr.134]. Một tác phẩm trinh thám hấp dẫn, ngoài những sự kiện, tình tiết đầy kịch tính, nhất thiết phải có những nhân vật mang phong cách riêng. Không phải ngẫu nhiên mà Mark Sanderson khuyên các nhà văn viết truyện trinh thám “phải biết xây dựng nhân vật chính thật ấn tượng”.

3.1.1.1. Thám tử là người tài đức, nghĩa hiệp

Trong thể loại truyện trinh thám Việt Nam, hình tượng nhân vật thám tử được nhà văn mô tả là những con người tài đức, nghĩa hiệp, luôn luôn đại diện cho công lý. Môi trường hoạt động của nhân vật cũng rất đặc biệt, đầy thử thách nghiệt ngã với những mối nguy hiểm luôn rình rập. Đây là công việc không dành cho những ai yếu bóng vía, không có khả năng và nghị lực. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, nhân vật thám tử Việt Nam vừa giống lại vừa khác so với hình mẫu chung. Đặc điểm nổi bật nhất của nhân vật thám tử trong truyện trinh thám Việt Nam là những con người tài đức kết hợp với tinh thần “nghĩa hiệp”.

Thám tử trong truyện trinh thám Việt Nam, phần lớn được mô phỏng theo mô hình nhân vật trong truyện trinh thám phương Tây và truyện vụ án phương Đông, nên


có những điểm chung rất dễ nhận thấy. Các nhân vật thám tử đều rất thông minh. Đây quả là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của một thám tử, bởi trong thực tế, không có kẻ nào kém thông minh mà lại theo đuổi nghề này. Sự thông minh bộc lộ qua khả năng quan sát tinh tế, nhanh nhạy, suy luận sắc sảo, biết nhiều thế vò đặc biệt, giỏi lái xe, bắn súng … Những kỹ năng đó là “chiêu”, “thuật” của thám tử, khiến người đọc thích thú, hồi hộp theo dòi hành động của họ, nếu không có kỹ năng, phẩm chất vượt trội, thám tử không thể thực hiện tốt vai trò của mình. Chẳng hạn, một đoạn tả “trường đoạn” rượt đuổi sau đây: “Xe trước hiệu Fiat chạy mau như gió, xe sau đuổi theo không kịp mà lại bị bụi (…), xe chàng vừa tránh qua một bên thì người ngồi trên xe kia bắn một phát, cái bánh đằng sau của xe chàng xẹp xuống, nếu chàng không kềm kịp thì đã bị lăn xuống ruộng rồi” [36, tr.29, 293]. Rò ràng là tình tiết này rất xa lạ với người Việt đầu thế kỷ XX, song nó làm cho câu chuyện tăng thêm sức hấp dẫn. Hoặc tài cải dạng, hóa trang cũng là một trong những thủ thuật giúp thám tử tiếp cận thủ phạm một cách tài tình. Cũng giống như các thám tử phương Tây, thám tử Lê Phong thành công trong nhiều vụ án cũng nhờ “kính đen, lông mày giả, hai bộ râu, cái khăn quàng”. Anh chiêm nghiệm: “Ăn mặc cũng chưa đủ. Phải đổi dạng, đổi nét mặt, đổi cả tiếng nói nữa. Tôi cần phải làm thế để cho người ta không nhận được” [63; tr. 135]. Chàng thám tử Kỳ Phát cũng không kém: “Anh có cách cải trang rất khéo léo và rất nhanh chóng để dễ đi quan sát các chỗ tối tăm bí hiểm ở Hà Nội, nơi có đủ các thứ tiếng sống sượng tục tĩu của đủ các hạng người hạ lưu” [19; tr.31]. Với Hoàng Ngọc Ẩn, ngoài tư chất thông minh, tài trí, vò nghệ siêu quần lại có tài thay đổi diện mạo đến ngay người bạn thân thiết là Đỗ Hiếu Liêm cũng không nhận ra được.

Để trở thành thám tử, kỹ năng siêu việt trong xử lý tình huống là không thể thiếu, song điều quan trọng nhất lại là nhân cách, lý tưởng. Nhân vật thám tử trong truyện trinh thám Việt Nam rất giàu tình thương yêu đối với con người, nhất là các nạn nhân của xã hội. Chính nhân cách sáng ngời này đã giúp họ có một niềm tin tuyệt đối ở bản thân mình, giúp họ có đủ nghị lực vượt qua thử thách khi đối mặt với vụ án, tạo cho họ một bản lĩnh vững vàng: “Mình là người chính trực, không làm hại ai, không có gì là khuất trong lòng thế thì dù có những loài yêu quỷ hung bạo thật chăng nữa, chúng nó đã dám làm gì được mình” [64, tr.64].


Xã hội Việt Nam thời trước không có nghề thám tử tư như ở phương Tây nên phần lớn, việc hành nghề của các thám tử trong truyện trinh thám Việt Nam thường không phải là một nghề để họ kiếm sống. Do đó, họ gồm nhiều hạng người trong xã hội, có công ăn việc làm riêng và trở thành thám tử với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có những thám tử ăn lương bổng nhà nước: Anbe Huỳnh (Tôi có tội); Mai Trung, Kỳ Phương (Gói thuốc lá), Đặng Dung (Mối thù truyền nghiệp) là Thanh tra Sở Liêm phóng, Đỗ Hiếu Liêm (Châu về hiệp phố), gia nhập ngành mật thám mong tìm dấu vết Thanh Long để trả thù nhà. Quan Châu Nga Lộc (Vàng và máu), Quan Phủ Trang Tử Minh (Người bán ngọc), là quan lại triều đình… Cũng có hạng người vì nghề nghiệp, vì học thức, vì lịch duyệt, vì sở thích cá nhân mà tự nguyện tham gia điều tra vụ án, trở thành thám tử “tài tử” do muốn đem lại chính nghĩa, công bằng cho người bị hại. Chẳng hạn Lê Phong phóng viên, Mai Hương, Kỳ Phát, Thành Trai, Minh Đường, Kiều Tiên, Hàng Tâm (Mảnh trăng thu), Hoàng Ngọc Ẩn, Lệ Thủy, Bách Si Ma (Châu về hợp phố)… Thậm chí, có thám tử là kẻ cướp như Ba Lâu (Ba Lâu ròng nghề đạo tặc), Tấn Phước (Giọt lệ má hồng), Tám Huỳnh Kỳ (Bàn tay sáu ngón), đảng Thư Hùng kiếm trong (Khép cửa phòng thu); không chỉ thám tử “chính ngạch” mà cả kẻ “tập” làm thám tử nữa, như trường hợp Tám Lọ (Cậu Tám Lọ), Sáu Do Đường Gòong (Nhà sư thọt)… Có thể nói trong truyện trinh thám Việt Nam, có cả một tập hợp rất đa dạng các kiểu thám tử khác nhau.

Nhân vật thám tử Việt Nam có những nét tính cách vừa giống, vừa khác kiểu nhân vật thám tử Phương Tây, kể cả ngoại hình và tính cách. Người đọc không thể nhầm lẫn thám tử “Kỳ Phát tầm người cao và gầy, vận âu phục, đội mũ dạ, khuôn mặt sáng ngời, nhất là đôi mắt”[21, tr.105], so với chàng thám tử phương Tây, S. Holmes vừa suy luận vụ án vừa ngậm tẩu thuốc lá. Nhà văn Phạm Cao Củng tâm sự: “về loại truyện trinh thám, tôi học đòi cách thức của những bậc thầy Anh, Pháp, cần phải cố làm sao cho vai chính của chuyện mình không mất tính cách Việt Nam...”[24, tr.123]. Các nhân vật thám tử Việt Nam hành nghề thám tử một cách tự phát, hầu hết họ đều không có quan hệ gì với công việc hành pháp trước khi trở thành thám tử. Họ đến với “nghề thám tử” như một sở thích, một sự đam mê, do yêu cầu của công việc, hoặc ngẫu nhiên. Nhân vật Kỳ Phát, trở thành thám tử rất tình cờ; ban đầu chỉ vì “ham mê đọc truyện trinh thám”. Sở thích này (đọc sách) dẫn lối tới sở thích kia (điều tra phá

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí