Vai Trò Của Pháp Luật Về Bảo Đảm An Toàn Trong Hoạt Động Cấp Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại


vực kinh doanh nào khác95. Tuy vậy, ở mỗi quốc gia, tùy theo từng thể chế chính trị, cơ chế quản lý kinh tế và những đặc trưng của hệ thống pháp luật mà sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với HĐNH cũng như bảo đảm an toàn trong HĐNH có sự khác nhau.

Ở Việt Nam, pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động phòng ngừa và xử lý rủi ro nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM.

Với cách đặt vấn đề như vậy, pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM thể hiện những đặc điểm sau đây:

- Về mục tiêu, pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM hướng đến bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM, cụ thể là nhằm phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro trong HĐCTD của NHTM. Chính vì vậy nó được coi là một yếu tố cấu thành của pháp luật về HĐNH.

- Về nội dung, pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Xét ở khía cạnh này, pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM bao gồm những nội dung chủ yếu là: (i) Nhóm nội dung của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM và (ii) Nhóm nội dung của pháp luật về xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM. Đến đây một vấn đề được đặt ra là có rất nhiều các văn bản quy phạm trao quyền cho các TCTD xây dựng và ban hành các quy chế nội bộ trong lĩnh vực tín dụng, giám sát, kiểm tra...Những quy chế này có thể được hoặc không được NHNN phê chuẩn. Như vậy giá trị pháp lý của các văn bản nội bộ này như thế nào? Nếu nhân viên của TCTD vi phạm các quy chế đó thì có bị coi là vi phạm pháp luật không?

Theo tác giả luận án, việc các TCTD được pháp luật trao quyền để ban hành những quy chế nội bộ nhằm điều chỉnh các hoạt động ngân hàng nói chung và HĐCTD nói riêng là hết sức cần thiết do các văn bản pháp luật chỉ điều chỉnh chung đối với hoạt động của các TCTD, vì vậy các TCTD ban hành quy chế nội bộ nhằm chi tiết hoá các văn bản pháp luật cho phù hợp với điều kiện, “khẩu vị” của từng TCTD, từ đó đảm bảo việc thực hiện HĐNH của các TCTD được thuận lợi hơn. Song các quy chế nội bộ này chỉ có giá trị pháp lý khi hội đủ các điều kiện như sau: thứ nhất là tính hợp pháp: các quy chế nội bộ được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp luật nên phải phù hợp với các văn bản này; thứ hai là các quy chế này phải được cơ quan có thẩm quyền của TCTD thông qua; thứ ba là phải được NHNN phê chuẩn trước khi được áp


95 Nguyễn Văn Tuyến (2005), Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 196.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

dụng. Khi đó, nếu nhân viên của TCTD mà vi phạm các quy chế này thì có thể coi là hành vi vi phạm pháp luật.

- Về nguồn luật điều chỉnh, pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM chứa đựng các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu như: Các văn bản luật như Luật NHNN Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, các nghị định của Chính phủ, thông tư và quyết định của NHNN và các văn bản khác. Đối với các quy định của NHTM về bảo đảm an toàn, tác giả chỉ đề cập trên cơ sở đó là thực tiễn thi hành pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM.

Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

Được coi là một trong những biện pháp bảo đảm an toàn HĐCTD của NHTM, biện pháp pháp luật có những ưu điểm vượt trội so với các biện pháp khác, do biện pháp pháp luật có những thuộc tính đặc trưng như tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về hình thức, tính được bảo đảm bằng nhà nước96. Trước hết, tính quy phạm phổ biến tạo cho pháp luật có tính khuôn mẫu chung, mô hình xử sự chung, mang tính bắt buộc chung và được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống. Chính vì vậy,

việc áp dụng công cụ pháp luật trong bảo đảm an toàn HĐCTD của NHTM sẽ có tác dụng và hiệu quả to lớn đối với không những một NHTM cụ thể, mà còn đối với cả hệ thống NHTM, nếu pháp luật đó là hoàn thiện và được thi hành tốt.

Tiếp theo đó, tính xác định chặt chẽ về hình thức đảm bảo cho pháp luật được hiểu và áp dụng thống nhất và chính xác. Vậy nên, việc áp dụng công cụ pháp luật trong bảo đảm an toàn HĐCTD của NHTM sẽ gia tăng khả năng phòng ngừa và xử lý rủi ro nếu pháp luật đó được ban hành một cách khoa học, dân chủ, minh bạch và phù hợp.

Hơn nữa, tính được bảo đảm bằng nhà nước làm cho pháp luật có tính bắt buộc đối với các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng NH (chủ yếu là các các NHTM) trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM.

Để pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh NH nói chung và bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM nói riêng một cách có hiệu quả thì nội dung của nó phải dựa trên những nền tảng lý luận của HĐNH và những đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng NH.

2.2.2. Vai trò của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại

Cấp tín dụng là hoạt động cơ bản của các NHTM và sự an toàn đối với hoạt động này quyết định sự ổn định, lành mạnh và hiệu quả các của NH. Lý luận và thực tiễn thực hiện HĐCTD ở Việt Nam đã chứng minh nếu nhà nước không có cơ chế pháp lý để bảo toàn tín dụng và các NHTM không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tín dụng thì


96 Nguyễn Cửu Việt (Chủ biên, 2001), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 220.


hậu quả của nó đối với nền kinh tế xã hội là hết sức nghiêm trọng. Đồng thời, pháp luật cần có những quy định riêng biệt nhằm bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM. Nó là một bộ phận quan trọng cấu thành nên pháp luật điều chỉnh HĐNH nói chung.

Vai trò của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM được thể hiện thông qua những nội dung chủ yếu như sau:

Một là, pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý cho các NHTM thực hiện HĐCTD an toàn, hiệu quả.

Thông qua các quy định của pháp luật, các NHTM biết rõ những hoạt động nào không được thực hiện, những hoạt động nào bị hạn chế thực hiện, những hoạt động nào được khuyến khích thực hiện nhằm bảo đảm an toàn. Như vậy, pháp luật đã tạo lập một “khung” hướng dẫn các NHTM trong hoạt động. Thật vậy, “khi các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho khách hàng, họ phải tiến hành các công việc đó trong một khung pháp lý được xây

dựng một cách cẩn trọng để bảo vệ lợi ích của toàn xã hội”97. Nhìn chung, những hoạt

động có tính chất rủi ro rất cao, gây thiệt hại lớn cho các NHTM hoặc có xung đột lợi ích trong NHTM thì pháp luật quy định theo chiều hướng cấm đoán. Chẳng hạn, NHTM không được cấp tín dụng cho thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên...của chính NHTM đó. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định NHTM bị hạn chế thực hiện một số hoạt động có nguy cơ xảy ra rủi ro, muốn bảo đảm an toàn thì cần phải tuân thủ một số quy định ràng buộc. Ví dụ, NHTM không được cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho kế toán trưởng, kiểm toán viên, thanh tra viên đang làm nhiệm vụ kiểm toán và thanh tra tại NHTM đó.... Ngoài ra, những hoạt động của NHTM có tính an toàn, hiệu quả sẽ được pháp luật khuyến khích thực hiện.

Hai là, pháp luật tạo lập căn cứ pháp lý nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.

Mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô, loại hình và hiệu quả hoạt động nhưng hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Các NHTM Việt Nam có năng lực tài chính còn hạn chế, trình độ kinh doanh còn yếu, công tác quản lý rủi ro NH còn lỏng lẻo, chưa thực sự được chú trọng và mang tính chuyên nghiệp98. Vì vậy, một yêu cầu mang tính khách quan là các NHTM cần nắm bắt kịp thời những thách thức, rủi ro để tìm ra những giải pháp, công cụ thích hợp nhằm bảo đảm an

toàn trong hoạt động. Thế nhưng, thực tế không phải tất cả các NHTM đều có sự quan tâm đến vấn đề này. Chính vì vậy, pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của các NHTM trong bảo đảm an toàn HĐNH.


97 Trương Quang Thông (2010), Tlđd (số 70), tr 35.

98 Lê Thị Huyền Diệu, “Mô hình tập đoàn tài chính - sự hướng đến của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 6/2006, tr 19.


Ba là, pháp luật tiếp thu những kinh nghiệm quốc tế về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.

Trong thời gian vừa qua, pháp luật ngân hàng ở nước ta đã có một số quy định phù hợp với thông lệ chung của quốc tế về bảo đảm an toàn trong HĐNH như quy định của Ủy ban Basel về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, kiểm soát và kiểm toán nội bộ; tiếp thu những kinh nghiệm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về quản trị NH hiệu quả.... Việc tiếp thu những kinh nghiệm như vậy là việc làm thiết thực và có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

Bốn là, pháp luật là công cụ để nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn đối với các NHTM.

Những quy định của pháp luật là cơ sở để các NHTM tuân thủ trong quá trình thực hiện các hoạt động của mình. Thông qua những quy định đó, nhà nước còn thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với các NHTM. Bên cạnh đó, pháp luật còn tạo cơ sở để phát huy trách nhiệm của NHNN trong bảo đảm an toàn HĐCTD của NHTM thông qua chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, HĐNH và chức năng ngân hàng trung ương.

2.3. Nội dung chủ yếu của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các ngân hàng thương mại

Pháp luật là công cụ quan trọng của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế, xác định địa vị pháp lý bình đẳng của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo lập “hành lang” pháp lý để cho các cá nhân, tổ chức hoạt động99. Nội dung, phạm vi của các quan hệ xã hội quyết định nội dung, phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Nội dung của pháp luật

về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM được quyết định bởi nội dung của các quan hệ xã hội phát sinh trong bảo đảm an toàn HĐCTD của các NHTM.

Trong khoa học pháp lý hiện nay, có một số cách tiếp cận và quan điểm về nội dung của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM.

Tác giả Phạm Thanh Chung cho rằng, pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các TCTD bao gồm pháp luật bảo đảm an toàn trong giai đoạn hình thành TCTD, trong quá trình cấp tín dụng, trong quá trình đầu tư tài chính100. Cách tiếp cận như vậy là rất rộng, bởi lẽ mọi hoạt động của TCTD cũng như pháp luật điều chỉnh HĐNH nói chung đều hướng đến an toàn và hiệu quả của các TCTD. Chính vì vậy nghiên cứu về bảo đảm an toàn trong giai đoạn hình thành TCTD sẽ hướng đến an toàn trong mọi hoạt động của TCTD chứ không phải riêng đối với HĐCTD. Còn bảo

đảm an toàn trong giai đoạn đầu tư tài chính là nội dung hoàn toàn độc lập so với bảo


99 Nguyễn Cửu Việt (2001), Tlđd (số 96), tr 272.

100 Phạm Thanh Chung (2005), Tlđd (số 4), tr 8,11,31.


đảm an toàn trong HĐCTD của các TCTD, mặc dù giữa chúng có sự liên quan và gắn kết với nhau.

Theo tác giả Nguyễn Văn Hưng, bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay có nội dung là những quy chế bảo đảm an toàn gồm các văn bản luật, quy định của ngân hàng trung ương, quy định của NHTM101. Đây là cách tiếp cận dưới góc độ cơ quan có thẩm quyền ban hành và thực hiện nội dung của các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của NHTM. Điểm hạn chế nổi bật của cách tiếp cận này là

chưa chỉ rõ nội dung của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của NHTM. Ngoài ra, việc sử dụng thuật ngữ quy chế bảo đảm an toàn là chưa thật sự chính xác, bởi lẽ thuật ngữ này thường chỉ được sử dụng khi nói đến những quy định về bảo đảm an toàn do các NH tự xây dựng và thực hiện.

Tác giả luận án nhận định nội dung của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM phụ thuộc vào nội dung của quan hệ xã hội mà pháp luật đó điều chỉnh. Cơ sở lý luận của nhận định này dựa trên nền tảng: Pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội, do vậy, tùy thuộc vào đặc trưng của quan hệ xã hội mà pháp luật có sự điều chỉnh phù hợp. Pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Xét ở khía cạnh này, pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM bao gồm những nội dung chủ yếu là: (i) Nhóm nội dung của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM và

(ii) Nhóm nội dung của pháp luật về xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM.

Cách tiếp cận như vậy có ưu điểm là: (i) đảm bảo sự hài hoà giữa nội dung của quan hệ xã hội với nội dung của pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đó; (ii) cho thấy pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM là một quá trình, thể hiện sự tương quan giữa những nội dung của quá trình đó (pháp luật về phòng ngừa rủi ro và pháp luật về xử lý rủi ro); (iii) thể hiện rõ mục đích của pháp luật cũng như chủ thể có trách nhiệm trong bảo đảm an toàn HĐCTD của các NHTM.

2.3.1. Pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại

Như phần trên đã đề cập, phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM là việc sử dụng hệ thống các cách thức, biện pháp mang tính chủ động, được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục nhằm ngăn ngừa, đề phòng, hạn chế những rủi ro và hậu quả của rủi ro, bảo đảm an toàn trong trong HĐCTD của NHTM.

Một vấn đề đặt ra là pháp luật về phòng ngừa rủi ro được thực hiện thông qua những nội dung như thế nào?



101 Nguyễn Văn Hưng (2003), Tlđd (số 3), tr 47,48,50.


Các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu đến nhiều khía cạnh và các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm bảo đảm an toàn trong HĐCTD. Tác giả Ross Levine đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro như củng cố hệ thống kế toán, kiểm toán cũng như vấn đề thông tin NH, thanh tra, giám sát NH và xử lý vi phạm.102 Cùng với đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhấn mạnh các biện pháp quản lý các giao dịch của NH nhằm phòng ngừa rủi ro cho các NH.103

Một số nhà khoa học khác lại quan tâm nghiên cứu đến biện pháp bảo đảm tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD. Theo tiến sĩ Lê Thị Thu Thuỷ, các biện pháp bảo đảm tiền vay góp phần tạo sự an toàn của các khoản cấp tín dụng, đồng thời nhấn mạnh, các biện pháp này vừa đóng vai trò là các biện pháp bảo đảm hữu hiệu cho sự chuyển giao các khoản vốn vừa đem lại sự dễ dàng được vay vốn của những người có nhu cầu về vốn.104 Cùng với quan điểm này, TS Phạm Văn Tuyết và TS Lê Kim

Giang cho rằng, biện pháp bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng, vì nó tạo ra nguồn thu thứ hai dự phòng cho những trường hợp khách hàng vay không thể trả nợ bằng khả năng tài chính của mình.105

Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Thị Thủy đã khẳng định những biện pháp pháp luật nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng bao gồm thẩm định và xét duyệt cho vay; biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng; thông tin tín dụng, mua bảo hiểm tài sản hình thành từ vốn vay và các biện pháp hạn chế và phân tán rủi ro106.

Ở góc độ rộng hơn, tác giả Nguyễn Văn Hưng cho rằng các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay bao gồm việc cấp giấy phép thành lập và kinh doanh của NH; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc cho vay; biện pháp bảo đảm tín dụng; duy trì tỷ lệ an toàn; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; giới hạn cho vay; các quy định khác như cho vay hợp vốn, hoán chuyển rủi ro, bảo hiểm tiền vay.107

Nhìn chung, những biện pháp phòng ngừa rủi ro mà các tác giả đề cập đến bao gồm: thẩm định và xét duyệt tín dụng; bảo đảm tín dụng; thông tin tín dụng; duy trì tỷ lệ an toàn; thanh tra giám sát của NHNN; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; các hạn chế ràng buộc TCTD nhằm bảo đảm an toàn cho khoản tín dụng...

Trong phạm vi đề tài luận án, pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM bao gồm những nội dung như: quy định về không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng; quy định về thẩm định tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn; quy định về biện pháp bảo đảm tín dụng; quy định về tiếp cận thông tin tín dụng; quy định về thanh tra giám sát của NHNN; quy định về phân loại nợ, trích


102 Ross Levine, tlđd (số 22).

103 www.oecd.org/dataoecd/43/41/38187317.pdf.

104 Lê Thị Thu Thủy (Chủ biên), (2006), Tlđd (số 24), tr 79.

105 Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2012), tlđd (số 25), tr 127,128.

106 Nguyễn Thị Thủy (2000), Tlđd (số 276, tr 30,39,48,53.

107 Nguyễn Văn Hưng (2003), Tlđd (số 3), tr 50.


lập dự phòng rủi ro; quy định về duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.

a) Quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng

Quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng và giới hạn tín dụng được áp dụng đối với tất cả các nội dung của HĐCTD nhằm phòng ngừa rủi ro. Không được cấp tín dụng là quy định mang tính chất “cấm đoán”, hạn chế cấp tín dụng là những quy định hạn chế về phạm vi và quyền trong HĐCTD, bao gồm không được cấp tín dụng không có bảo đảm, không được cấp tín dụng ưu đãi cho một số đối tượng được quy định. Đồng thời khi cấp tín dụng cho những đối tượng này thì cần có sự đồng ý của cơ quan quản lý TCTD và công khai tại TCTD. Giới hạn tín dụng là quy định nhằm hạn chế về quy mô tín dụng theo nguyên tắc kinh tế “không để tất cả trứng trong cùng một giỏ”.

Xét về thời gian, không được cấp tín dụng, hạn chế tín dụng và giới hạn tín dụng là những quy định tác động chủ yếu trong quá trình thẩm định và quyết định tín dụng (trước khi giải ngân). Điều này có nghĩa là những quy định đó là cơ sở đầu tiên trong bảo đảm an toàn HĐCTD của NHTM.

Xét về mục tiêu, quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng nhằm phòng tránh những rủi ro phát sinh từ giao dịch nội bộ của NH. Thật vậy, khi giao dịch nội bộ giữa NH với những người quản lý, điều hành và kiểm soát của NH đó được tiến hành thì sẽ gây ra những rủi ro như việc kiểm tra, giám sát sau khi cấp tín dụng sẽ gặp khó khăn, giao dịch có thể dễ dàng bị lợi dụng để mưu lợi cá nhân (hoặc nhóm lợi ích riêng), những nguyên tắc cơ bản của giao kết và thực hiện hợp đồng như nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực và ngay thẳng có thể bị ảnh hưởng... Đối với quy định về giới hạn cấp tín dụng sẽ hướng tới mục tiêu trong việc lựa chọn đầu tư, đa dạng hóa HĐCTD (phân tán tín dụng). Tránh trường hợp “độc canh” cấp tín dụng cho một số đối tượng hoặc ngành nghề nhất định. Đa dạng hóa HĐCTD bao gồm đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa phương thức cấp tín dụng.

b) Quy định về thẩm định tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn

Quy định về thẩm định tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn là những quy định phòng ngừa rủi ro cả trước khi giải ngân (thẩm định tín dụng) và sau khi giải ngân (kiểm tra sử dụng vốn vay). Quy định về thẩm định cấp tín dụng ràng buộc đối với các NHTM trong quá trình từ khi tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng cho đến khi quyết định cấp tín dụng (phê duyệt tín dụng và ký kết hợp đồng). Về nguyên tắc chung, thẩm định tín dụng cần tách bạch giữa khâu tiếp nhận hồ sơ tín dụng, thẩm định với khâu quyết định tín dụng. Chính vì vậy, pháp luật và các quy định nội bộ của NHTM mại cần điều chỉnh cụ thể nội dung này.


Tiếp theo giai đoạn tiền giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn làm cơ sở cho các NHTM thực hiện quyền và nghĩa vụ xem xét, đánh giá quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng sao cho thực hiện đúng mục đích và những nội dung trong hợp đồng tín dụng đã ký kết. Nhìn chung, kiểm tra sử dụng vốn nằm trong giai đoạn thực hiện hợp đồng (sau khi giải ngân). Ở giai đoạn này, nếu phát hiện khách hàng vi phạm hợp đồng, sử dụng vốn sai mục đích, NHTM có những quyền hạn nhất định nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động của mình. Đây là giai đoạn có vai trò quan trọng nhằm bảo đảm an toàn cho khoản tín dụng và cần thực hiện thường xuyên vì các NH thường có

thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, giám sát đồng vốn sau khi cho vay.108

c) Quy định về các biện pháp bảo đảm tín dụng

Hiện nay, cấp tín dụng của các NHTM được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau như cấp tín dụng từng lần, cấp tín dụng theo hạn mức, đồng cấp tín dụng...; cấp tín dụng cho nhiều chủ thể khác nhau như doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức...; cấp tín dụng cho nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng...nên rủi ro trong HĐCTD là rất đa dạng. Trên thực tế, các quy định về không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng, thẩm định và kiểm tra sử dụng vốn vẫn chưa thể phòng ngừa hết các rủi ro, do vậy biện pháp bảo đảm tín dụng được coi là “biện pháp dự phòng, dự phạt” khi khách hàng gây ra những rủi ro và hậu quả rủi ro cho NH. Theo tác giả Trần Thị Thuỵ Anh, bảo đảm tiền vay là những biện pháp mà các TCTD áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế tới

mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay của mình, cụ thể là bảo đảm cho việc thu hồi cả vốn và lãi suất vay109. Tuy vậy, các NHTM cũng không thể “đặt cược” khoản cấp tín dụng vào các biện pháp bảo đảm, vì bản thân biện pháp này cũng không thể phòng ngừa hết những rủi ro có thể xảy ra cho NH.

Về bản chất, các biện pháp bảo đảm tín dụng là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 292 BLDS năm 2015. Về thời gian, biện pháp bảo đảm tín dụng được xác lập trước khi giải ngân, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, kể cả việc xử lý rủi ro nhằm thu hồi nợ cho NH.

d) Quy định về thông tin tín dụng

Yếu tố quan trọng, làm cơ sở của HĐCTD chính là niềm tin hay sự tín nhiệm của NHTM với khách hàng. Muốn biết được khách hàng có tín nhiệm hay không cần phải trải qua mối quan hệ hợp tác lâu dài hoặc thông qua các thông tin mà NH nắm được của khách hàng. Vì lẽ đó, thông tin tín dụng có vai trò trò rất quan trọng trong phòng ngừa rủi


108 Lê Thị Thu Thủy (chủ biên, 2016), Pháp luật về hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 34.

109 Trần Thị Thụy Anh (2006), Tlđd (số 90), tr 8.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2023