tín dụng. Tùy theo quy định trong thư tín dụng, người thụ hưởng có thể phải trả một khoản phí cho ngân hàng.
- Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng phát hành:
+ Phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu và thông qua ngân hàng đại lý ở nước người hưởng lợi thông báo, gửi bản gốc thư tín dụng cho người thụ hưởng.
+ Đồng ý sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người yêu cầu mở thư tín dụng.
+ Kiểm tra chứng từ của người hưởng lợi thư tín dụng chuyển đến. Nếu các chứng từ phù hợp với những điều kiện quy định trong thư tín dụng thì trả tiền cho người hưởng lợi và đòi tiền nhà nhập khẩu. Nếu các chứng từ xuất trình không phù hợp thì từ chối thanh toán.
+ Được miễn trách nhiệm trả tiền hoặc các hoạt động nghiệp vụ khác có liên quan đến vận hành thư tín dụng trong trường hợp hoạt động của ngân hàng bị dừng lại do các nguyên nhân bất khả kháng: chiến tranh, đình công, khủng bố, thiên tai hoặc các nguyên nhân khác vượt ngoài sự kiểm soát của ngân hàng phát hành. Mọi hậu quả phát sinh do lỗi của mình, ngân hàng phát hành phải chịu trách nhiệm.
+ Được hưởng phí mở thư tín dụng.
- Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thông báo: Khi nhận được thư tín dụng chuyển đến bởi ngân hàng phát hành, ngân hàng thông bảo phải xác minh tính chân thực của thư tín dụng trước khi thông báo cho nhà xuất khẩu. Khi tiến hành thông báo, phải chuyển chính xác và đầy đủ các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng hoặc sửa đổi đã nhận được cho người thụ hưởng. Nếu từ chối thông báo thì phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó đã nhận được thư tín dụng. Khi nhận được bộ chứng từ do người bán xuất trình, ngân hàng thông báo phải kiểm tra, chuyển ngay
và nguyên vẹn bộ chứng từ đó tới ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định thanh toán.
- Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận: kể từ thời điểm xác nhận thư tín dụng, ngân hàng xác nhận bị ràng buộc không hủy ngang với việc thanh toán hoặc chiết khấu. Nếu thư tín dụng quy định chứng từ xuất trình đến ngân hàng xác nhận hoặc đến bất kỳ ngân hàng được chỉ định nào khác và xuất trình là phù hợp thì ngân hàng xác nhận phải thanh toán hoặc chiết khấu miễn truy đòi nếu thư tín dụng đáp ứng đủ điều kiện thanh toán.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Thực Hiện Dịch Vụ Thanh Toán Bằng Thư Tín Dụng
- Mối Tương Quan Về Hiệu Lực Giữa Pháp Luật Quốc Gia Và Pháp Luật Quốc Tế Trong Thanh Toán Bằng Thư Tín Dụng
- Nội Dung Điều Chỉnh Của Pháp Luật Về Thanh Toán Bằng Thư Tín Dụng
- Tổ Chức Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Agribank
- Rủi Ro Đối Với Agribank Khi Là Ngân Hàng Phát Hành (Ngân Hàng Mở L/c- Issuing Bank)
- Một Số Trường Hợp Rủi Ro Khi Sử Dụng Phương Thức L/c Tại Một Số Nhtm Khác
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
1.2.3.3. Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng
a) Theo quy định của pháp luật Việt Nam
Thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng được quy định tại Điều 7 của Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 8/10/2002:
- Bước 1: Bên trả tiền khi có nhu cầu thanh toán bằng thư tín dụng lập giấy mở thư tín dụng nộp vào ngân hàng phục vụ mình theo mẫu do ngân hàng quy định.
- Bước 2: Ngân hàng phục vụ người trả tiền kiểm tra xem xét tính hợp lệ của đơn xin mở thư tín dụng và quyết định chấp nhận hay từ chối mở thư tín dụng. Nếu không mở thư tín dụng, ngân hàng phải hoàn trả lại cho khách hàng giấy tờ và kèm theo văn bản trả lời ghi rõ lý do từ chối mở. Nếu đồng ý mở, ngân hàng xử lý giấy mở thư tín dụng:
+ Một liên giấy mở thư tín dụng làm chứng từ hạch toán tại ngân hàng phục vụ người trả tiền.
+ Một liên giấy mở thư tín dụng làm giấy báo nợ gửi người trả tiền.
+ Hai liên giấy mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
Sau khi mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng phải gửi ngay
thông báo về thư tín dụng cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thông báo cho người thụ hưởng để thông báo cho người thụ hưởng.
- Bước 3: Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng sau khi nhận được giấy mở thư tín dụng do ngân hàng mở gửi đến thì tiến hành kiểm tra thủ tục mở thư tín dụng và thông báo cho người thụ hưởng biết.
- Bước 4: Bên thụ hưởng sau khi nhận được giấy mở thư tín dụng của bên trả tiền do ngân hàng mình gửi đến, người thụ hưởng phải đối chiếu với hợp đồng hay đơn đặt hàng nếu đúng thì giao hàng và yêu cầu người nhận hàng ký vào hóa đơn hay chứng từ giao hàng. Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ giao hàng, người thụ hưởng lập 4 liên bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng theo mẫu nộp vào ngân hàng phục vụ mình để thanh toán tiền bán hàng.
- Bước 5: Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp thì thanh toán cho người thụ hưởng.
- Bước 6: Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng gửi hóa đơn chứng từ giao hàng đến ngân hàng mở để được thanh toán.
- Bước 7: Ngân hàng phục vụ bên trả tiền tất toán thư tín dụng.
Thủ tục thanh toán trên chỉ áp dụng đối với thanh toán bằng thư tín dụng trong nước, áp dụng cho phương thức thanh toán trả tiền ngay, bộ chứng từ đòi tiền không kèm hối phiếu. Quy trình này còn nhiều hạn chế so với tập quán và thông lệ quốc tế. Với thanh toán nội địa thì quy trình này phức tạp, chậm hơn so với những phương thức thanh toán khác, làm vốn bị ứ đọng. Vì vậy, người có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán sẽ lựa chọn phương tiện thanh toán hiệu quả hơn.
b) Thủ tục của UCP trong thanh toán quốc tế bằng L/C
- Bước 1: Người nhập khẩu viết giấy yêu cầu mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
- Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng phát hành
thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông báo ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu.
- Bước 3: Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó và khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
- Bước 4: Người xuất khẩu nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo gửi đến, tiến hành kiểm tra, dịch thuật, đối chiếu với hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký trước đây. Sau khi kiểm tra thư tín dụng, nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho bên nhập khẩu, nếu không đồng ý thì đề nghị bên nhập khẩu điều chỉnh hoặc bổ sung thêm cho đến khi hoàn chỉnh mới giao hàng.
- Bước 5: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều khoản trong thư tín dụng, xuất trình cho ngân hàng được chỉ định để yêu cầu thanh toán.
- Bước 6: Khi ngân hàng thông báo nhận được chứng từ cùng bản gốc thư tín dụng do nhà xuất khẩu gửi đến (kèm các tu chỉnh nếu có), ngân hàng thông báo kiểm tra nội dung thư tín dụng và các chứng từ kèm theo, sau đó điện báo cho ngân hàng phát hành thư tín dụng hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có).
- Bước 7: Ngân hàng mở thư tín dụng nhận được bộ chứng từ thanh toán do bên xuất khẩu gửi đến tiến hành kiểm tra, đối chiếu với những điều khoản quy định trong thư tín dụng đã mở. Nếu phù hợp, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ thanh toán cho người xuất khẩu.
- Bước 8: Nhận được điện báo có về tài khoản thanh toán ở bộ chứng từ hàng xuất khẩu, ngân hàng thông báo báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu có kỳ hạn đã được chấp nhận thanh toán. Trong trường hợp ngân hàng phát hành từ chối thanh toán thì ngân hàng thông báo phải thông báo ngay cho người xuất khẩu.
- Bước 9: Ngân hàng mở thư tín dụng yêu cầu người xin mở thư tín dụng thanh toán và chuyển bộ chứng từ cho người xin mở (người nhập khẩu). Nếu tổ chức nhập khẩu từ chối thanh toán thì tùy từng trường hợp mà ngân hàng mở thư tín dụng giải quyết trên cơ sở pháp lý là giấy yêu cầu mở thư tín dụng.
Quy trình thanh toán theo UCP 600 có tính chặt chẽ hơn so với pháp luật Việt Nam. Ở mỗi khâu, quyền và nghĩa vụ các bên đều được quy định rất rõ ràng.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ, trong đó tập trung nghiên cứu những vấn đề như: Khái niệm tín dụng chứng từ và phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ, quy định của pháp luật việt nam:
- Khái niệm Thư tín dụng, dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng (L/C).
- Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
- Nguồn của pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng: Nguồn pháp luật trong nước, nguồn pháp luật quốc tế; Mối tương quan về hiệu lực giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong thanh toán bằng thư tín dụng.
- Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng.
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình phát triển
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2012, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
- Tổng tài sản: trên 617.859 tỷ đồng.
- Tổng nguồn vốn: trên 540.378 tỷ đồng.
- Vốn điều lê: 29.605 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ: trên 480.453 tỷ đồng.
- Mạng lưới hoạt động : gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia .
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do
Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp.
2.1.2. Mô hình tổ chức toàn hệ thống
Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam , có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch đươc̣
kết nối trưc tuyêń . Năm 2010, Agribank bắt đ ầu mở rộng mạng lưới ra nước
ngoài khi chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Vương quốc Campuchia.
Với vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước , chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, Agribank chú trọng mở rôṇ g maṇ g lưới hoạt động rộng khắp xuống các huyện , xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng , miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hiện nay, Agribank có số lượng khách hàng đông đảo với trên hàng triệu hộ sản xuất và hàng chục nghìn doanh nghiệp . Mạng lưới hoaṭ đôṇ g rộng khắp góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức.
Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và ngoài nước, Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế. Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia.
Để có thể có cái nhìn tổng quát hơn về cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Việt Nam chúng ta có thể xem Bảng mô hình tổ chức toàn hệ thống ngân hàng Agribank đến thời điểm hiện tại
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức toàn hệ thống ngân hàng Agribank đến thời điểm hiện tại
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN THƯ KÝ HĐTV
BAN KIỂM SOÁT HĐTV
(Nguồn: Agribank 25 năm xây dựng và phát triển)