Đánh Giá Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Về Tội Vi Phạm Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh


mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân. Bị cáo thực hiện hành vi bởi lỗi cố ý. Do đó, bản án nghiêm tương xứng với hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra nhằm răn đe, giáo dục, cải tạo bị cáo trở thành một công dân tốt.

Tuy nhiên, khi lượng hình cân nhắc đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của bị cáo để áp dụng hình phạt phù hợp:

- Về tình tiết tăng nặng: Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào.

- Về tình tiết giảm nhẹ: Quá trình điều tra và tại phiên toà bị cáo thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, chồng bị cáo có thời gian tham gia quân đội xuất ngũ trở về địa phương, mẹ đẻ bị cáo là Hội viên cựu thanh niên xung phong làm theo lời Bác, nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

- Về nhân thân: Bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự, phạm tội lần đầu.

Xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của bị cáo nêu trên và xem xét quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân Tp HCM, Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nơi cư trú rò ràng, nên không cần thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội mà cho bị cáo cải tạo tại địa phương cũng đủ tác dụng giáo dục và phòng ngừa chung trong cộng đồng, đây cũng là thể hiện tính khoan hồng của pháp luật.

*Hình phạt bổ sung: Bị cáo sản xuất thực phẩm có sử dụng chất phụ gia (hàn the) làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng nhằm thu lời bất chính, nên cần thiết phải áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền theo quy định tại Điều 35; khoản 5 Điều 317 của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

*Về xử lý vật chứng:

- Đối với 01 chiếc chảo, 01 dao, 01 chiếc thớt nhựa, 01 chiếc cân đĩa loại 05kg, 01 chiếc muôi kim loại, 01 chiếc thìa kim loại, 01 chiếc chậu, 01 chai nước mắm nhãn hiệu Nam Ngư sử dụng dở, 01 gói mỳ chính nhãn hiệu Ajimoto; 125 chiếc khuôn giò, 01 chiếc khuôn chả bằng kim loại; 01 máy xay thịt; 01 chiếc nồi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.


điện luộc giò là tài sản, công cụ, nguyên liệu sản xuất giò, chả không đảm bảo an toàn thực phẩm, nên cần tịch thu tiêu hủy.

Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 8

- Đối với số chả heo Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia không nhận bàn giao, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TpHCM đã bàn giao cho Công ty cổ phần môi trường X thuộc địa bàn huyện T, TpHCM xử lý tiêu hủy là phù hợp pháp luật.

- Đối với toàn bộ số giò heo chín và sống, chả, 02 hộp nhựa trắng chứa chất bột mịn màu trắng là chất phụ gia chứa hàn the, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TpHCM bàn giao cho Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia kiểm nghiệm đã được sử dụng hết trong quá trình kiểm nghiệm, không còn mẫu lưu tại Viện.

Bản án 155/2020/HS-ST của TAND TpHCM [33]

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị áp dụng điểm b khoản 1 Điều 317, điểm s, x khoản 1 Điều 51 và Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) để xử phạt tiền bị cáo N từ

80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Hội đồng xét xử tuyên xử phạt bị cáo Vũ Đức N 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng).

Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là bị cáo tỏ thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Bị cáo có cha là liệt sĩ nên xem xét áp dụng điểm s, x khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.

Có thể thấy, các bị cáo trong 3 bản án trên được định hình phạt nghiêm tương xứng với hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra nhằm răn đe, giáo dục, cải tạo bị cáo trở thành một công dân tốt. Tuy nhiên, khi lượng hình TAND TpHCM đã cân nhắc đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của bị cáo để áp dụng hình phạt phù hợp. Qua đó đánh giá đúng tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội bị cáo gây ra.


2.4. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

2.4.1. Ưu điểm

Thứ nhất, chính quyền TpHCM có sự quan tâm sâu sắc tới tình hình tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM. Hàng năm TpHCM triển khai rất nhiều hoạt động tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, tổ chức rất nhiều đoàn kiểm tra đã kiểm tra hàng nghìn cơ sở, phát hiện vi phạm và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, chuyển cơ quan khác tiếp tục xử lý các trường hợp phức tạp, nghiêm trọng. Qua đó qua các năm, tình hình mất ATTP được cải thiện rò rệt tình hình mất ATTP trên địa bàn TpHCM.

Thứ hai, các năm 2018-2020, số vụ án, bị cáo tội vi phạm quy định về ATTP mà TAND TpHCM đã xét xử chỉ có 3 vụ án với 3 bị cáo, chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với số vụ án, bị cáo mà TAND TpHCM đã xét xử. Các vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về ATTP đều được TAND TpHCM giải quyết trong thời hạn quy định của pháp luật và không có án quá hạn luật định.

Thứ ba, thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM do TAND TpHCM xét xử áp dụng đúng theo quy định của Điều 317 BLHS 2015: bản án số 223/2018/HSST theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 317; bản án số 65/2020/HSST theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 317; bản án số 155/2020/HSST theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 317. Quyết định định tội danh tội vi phạm quy định về ATTP của 3 bản án trên là có cơ sở, có căn cứ đúng pháp luật. Việc xét xử là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và chưa có trường hợp nào kết án oan người không có tội.

Thứ tư, thực tiễn quyết định hình phạt tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM do TAND TpHCM xét xử cho thấy các bản án được định hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội. Nhận thấy đây đều là các vụ án mà tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội là nguy hiểm ho xã hội, xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về ATTP và sức khỏe của người tiêu dùng. Do vậy, việc TAND TpHCM định hình phạt nghiêm minh, tương xứng với hành vi phạm tội có


giá trị răn đe, giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung. Quá trình quyết định hình phạt tội vi phạm quy định về ATTP, TAND TpHCM đã cân nhắc đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của bị cáo để quyết định áp dụng hình phạt phù hợp.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Một là, tình hình vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn TpHCM vẫn diễn biến phức tạp, có xu hương gia tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do:

- Việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nên việc kiểm soát an toàn thực phẩm rất khó khăn, công tác quản lý ATTP còn nhiều yếu kém, bất cập, hạn chế về nguồn lực và đầu tư kinh phí, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

- Chưa có cơ chế tài chính phù hợp giải quyết kinh phí, lực lượng kiểm tra còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa vi phạm. Việc xử lý vi phạm chưa nghiêm minh, chưa chú ý xem xét xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức.

- Việc tuyên truyền mới tập trung phản ánh vi phạm mà chưa chú trọng biểu dương, khuyến khích những tập thể, cá nhân, doanh nghiệp làm tốt ATTP.

- Chưa phát huy được vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, công luận và người dân tham gia giám sát bảo đảm ATTP, nhất là tại cơ sở.

Hai là, công tác kiểm tra, xử lý mọi hành vi vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM luôn được quan tâm tăng cường tuy nhiên hiệu quả, hiệu lực chưa cao. Tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này cho thấy: công tác quản lý, đảm bảo ATTP trong tình hình mới của các cơ quan chức năng trên địa bàn TpHCM chưa tập trung chú trọng vào việc hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về ATTP.

Ba là, công tác giải quyết, xử lý án vi phạm quy định về ATTP còn hạn chế: số lượng án chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, tranh tụng tại phiên tòa chưa được tăng cường. Nguyên nhân của tình trạng này là do:


- Năng lực áp dụng pháp luật đối với người phạm tội vi phạm quy định về ATTP, chính là năng lực của người tiến hành tố tụng hình sự.

- Việc tổng kết thực tiễn về áp dụng pháp luật đối với người phạm tội vi phạm quy định về ATTP của TAND TpHCM chưa được chú trọng thực hiện nên chưa rút ra được các bài học kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm cho cán bộ tòa án khắc phục các vướng mắc trong thu thập, đánh giá chứng cứ, áp dụng khi ra quyết định định hình phạt cụ thể, chính xác cho bị cáo.


Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, dựa trên các số liệu thực tiễn có liên quan đến tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM tác giả tập trung giải quyết các nội dung cơ bản sau:

Một là, khái quát về đặc điểm địa bàn và tình hình tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM.

Hai là, phân tích thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM thông qua nghiên cứu 03 bản án mà TAND TpHCM đã xét xử về tội vi phạm quy định về ATTP trong các năm 2018-2020 trên địa bàn TpHCM cho thấy các vụ án đều đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Ba là, phân tích thực tiễn quyết định hình phạt tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM, từ đó đưa ra nhận định chính xác về nội dung vụ án, việc định tội danh và định hình phạt cho bị cáo phù hợp với quy định của pháp luật.

Bốn là, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM, tác giả chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.

Chương 2 chính là cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất các giải pháp áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội vi phạm quy định về ATTP ở chương 3.


Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM


3.1. Yêu cầu áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước Việt Nam từ lâu đã đặc biệt quan tâm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, về an toàn xã hội, sức khoẻ cộng động, về bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 20- NQ/TW ngày 25/10/2020 của Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới là những văn bản quan trọng, tiêu biểu của Đảng và Nhà nước để chỉ đạo, đưa ra những biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác an toàn thực phẩm trong toàn xã hội.

Đánh giá đúng đắn về vai trò quan trọng của công tác bảo đảm ATTP đối với sức khoẻ nhân dân, một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất của con người Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo và đầu tư các nguồn lực cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP vẫn còn nhiều yếu kém: “tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm còn khá phổ biến; sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra ở nhiều nơi; một lượng lớn thực phẩm không rò nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn vẫn lưu thông trên thị trường; thực phẩm nhập lậu vẫn diễn ra; điều kiện chăn nuôi, hạ tầng chợ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ còn nhiều yếu kém; sản


xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không kiểm soát được an toàn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn; công nghệ chế biến lạc hậu; việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm còn nhiều khó khăn; thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng; yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Việc quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm. Việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại về an toàn thực phẩm còn thụ động, xử lý vi phạm chưa kiên quyết, còn có biểu hiện nể nang, né tránh; chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật chưa bảo đảm tính răn đe. Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm còn hạn chế. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chưa được chú trọng đúng mức.”[25]. Nguyên nhân chính của các yếu kém đó là do: "yếu tố chủ quan là chủ yếu, trước hết là do sự buông lỏng quản lý của chính quyền các cấp, sự nhận thức yếu kém và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh nông sản, thực phẩm. Trách nhiệm chính thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, nhất là ở cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, người sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm có vi phạm và một phần trách nhiệm thuộc về người tiêu dùng.” [25]. Từ nhận định trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và lĩnh vực ATTP nói riêng, một trong những nhiệm vụ đó là "rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ATTP… bổ sung các luật có liên quan theo hướng quy định rò các điều cấm và tăng chế tài xử lý; khắc phục tình trạng chồng chéo, không rò trách nhiệm trong phân công quản lý ATTP; tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật…” [25]. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định rò sự cần thiết phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về ATTP và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATTP đầy đủ và hoàn thiện.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí