Nội Dung Điều Chỉnh Của Pháp Luật Về Thanh Toán Bằng Thư Tín Dụng

đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trừ trường hợp đặc biệt.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Bộ luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Trong trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn, thì pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; nếu pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài do Pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh, thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy việc giải quyết các tranh chấp trong TTQT nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng tại Việt Nam trước hết ưu tiên cho việc sử dụng Luật pháp quốc gia (Việt Nam). Luật pháp của nước ngoài cũng như các tập quán, thông lệ quốc tế chỉ được áp dụng khi nó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

- Luật Thương mại năm 2005 quy định:

Luật thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005 cũng có quy định về ưu tiên áp dụng pháp luật trong thương mại quốc tế:

Điều 4 Luật Thương mại quy định việc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động thương mại với nước ngoài được thực hiện như sau:

+ Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì các bên trong hợp đồng áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

+ Các bên trong hợp đồng được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài không trái với pháp luật Việt Nam hoặc trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài.

+ Các bên trong hợp đồng được thoả thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế nếu tập quán thương mại quốc tế đó không trái với pháp luật Việt Nam”.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 6

Như vậy có thể thấy việc áp dụng pháp luật Việt Nam vẫn là ưu tiên và việc áp dụng pháp luật nước ngoài, thông lệ, tập quán quốc tế chỉ được thực hiện khi nó không trái với Pháp luật Việt Nam.

- Luật Tổ chức tín dụng năm 2010:

Quy định tại Điều 3: Áp dụng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng với nước ngoài:

+ Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

+ Các bên tham gia hoạt động ngân hàng có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

* Nguyên tắc chọn luật và áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng quan hệ thương mại quốc tế.

Theo quy định tại các văn bản nêu trên, tập quán, thông lệ quốc tế sẽ

được áp dụng khi việc áp dụng này không gây thiệt hại cho phía Việt Nam trong quan hệ đó nhưng hiện tại không có văn bản nào xác định cụ thể thế nào là thiệt hại nên khó có thể xác định thế nào là gây thiệt hại. Ngay cả trong trường hợp thiệt hại cụ thể có thể nhìn thấy là việc bên Việt Nam phải thanh toán một số tiền nhất định cho bên nước ngoài thì thế nào là thiệt hại cũng không phải là rõ ràng. Bên Việt Nam nếu không thanh toán thì thiệt hại tuy có thể rất lớn đó là việc bị giảm thấp độ tín nhiệm trong TTQT.

1.2.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng

1.2.3.1. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng

a) Chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng

Chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng là chủ thể thực hiện thanh toán bằng thự tín dụng, được thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có đủ điều kiện. Điều kiện về chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng được quy định tại Điều 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Quy chế thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002. Pháp luật hiện hành không cho phép tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế do quy trình thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng rất phức tạp, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cao. Trong khi đó, hoạt động thanh toán không phải là hoạt động chính của các tổ chức tín dụng nên mức độ rủi ro cao. Quy định này của pháp luật Việt Nam được coi là hợp lý trong giai đoạn hiện nay.

Ngân hàng là chủ thể chủ yếu thực hiện thanh toán bằng thư tín dụng. Hiện nay ở nước ta, hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng đều được thực hiện tại các ngân hàng thương mại. Pháp luật quy định điều kiện ngân hàng được phép hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng:

- Có người điều hành, nhân viên am hiểu hoạt động ngoại hối và có khả năng thực hiện tốt hoạt động ngoại hối.

- Có đủ trang thiết bị và điều kiện vật chất để đáp ứng được các hoạt động ngoại hối. Đây là điều kiện rất cần thiết bởi hoạt động ngoại hối là hoạt động mang tính quốc tế, đòi hỏi có sự đồng bộ về kỹ thuật giữa ngân hàng của các nước với nhau.

Đối với các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Được phép hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.

- Dịch vụ thanh toán quốc tế là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động chính.

- Đáp ứng các điều kiện vật chất phù hợp với dịch vụ thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế có liên quan tới các ngân hàng ở nhiều nước khác nhau. Nó chỉ được thực hiện khi giữa các ngân hàng có sự đồng bộ tương đối về kỹ thuật. Hiện nay, để thực hiện được nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng các tổ chức không phải ngân hàng cũng như ngân hàng đều phải tham gia mạng thanh toán Swift.

- Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý và thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.

Để thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng phải đáp ứng những điều kiện:

- Có giấy phép thành lập hoặc giấy phép hoạt động hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

- Có phương án hoạt động thanh toán, trong đó chứng minh:

+ Dịch vụ thanh toán xin phép thực hiện là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động của mình. Đây là quy định cần thiết nhằm đảm bảo

hoạt động thanh toán của tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được thực hiện hiệu quả, đúng mục đích.

+ Đáp ứng các điều kiện vật chất phù hợp với dịch vụ thanh toán xin phép thực hiện.

+ Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý và thực hiện dịch vụ thanh toán xin phép thực hiện.

Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể về điều kiện cho các chủ thể thực hiện thanh toán bằng thư tín dụng. Những quy định trên quy định chung về điều kiện để chủ thể thực hiện thanh toán quốc tế. Tuy còn chung chung nhưng đã góp phần đảm bảo hoạt động thanh toán lành mạnh, hạn chế rủi ro.

b) Chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng

Chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng là tổ chức, cá nhân bao gồm: người yêu cầu mở thư tín dụng và người thụ hưởng. Thông qua quy định về thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng tại Điều 7 Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 8/12/2002, điều kiện đối với chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng được xác định:

- Người yêu cầu mở thư tín dụng: là người mua hoặc nhà nhập khẩu, là bên mà theo yêu cầu của bên đó, thư tín dụng được phát hành. Khi sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng, người yêu cầu mở thư tín dụng cần đáp ứng điều kiện:

+ Mở tài khoản tại ngân hàng được lựa chọn.

+ Có giấy đề nghị mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng.

- Người thụ hưởng: là người bán, người xuất khẩu, là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một thư tín dụng được phát hành. Để được ngân hàng thanh toán, bên thụ hưởng phải đáp ứng điều kiện:

+ Mở tài khoản tại ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở thư tín dụng.

+ Nếu người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống thì trên địa bàn đó phải có ngân hàng cùng hệ thống hoạt động và các ngân hàng này có tham gia thanh toán bù trừ với nhau.

Đặc biệt, để được sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng trong thanh toán quốc tế, người yêu cầu mở thư tín dụng phải đáp ứng những điều kiện:

+ Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, nếu không có giấy phép này thì đơn vị đó phải ủy thác việc mở thư tín dụng qua đơn vị khác.

+ Có giấy phép nhập khẩu hàng hóa.

Điều kiện chung đối với chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng là có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

1.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng

Hiện nay ở nước ta vấn đề này chưa được quy định cụ thể mà chỉ dừng lại ở chỗ quy định chung về quyền và nghĩa vụ các bên trong thanh toán tại Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN.

* Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán:

- Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán:

+ Quy định phí dịch vụ thanh toán đối với dịch vụ thanh toán mà mình cung cấp, các biện pháp bảo mật, phòng chống gian lận đảm bảo an toàn trong thanh toán, đóng tài khoản khi tài khoản không hoạt động trong thời hạn dài và số dư thấp dưới mức quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, quy định về hạn mức thấu chi và các quy định khác không trái pháp luật.

+ Yêu cầu người sử dụng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin có liên quan khi sử dụng dịch vụ thanh toán và trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán.

+ Từ chối cung cấp dịch vụ thanh toán khi người sử dụng dịch vụ thanh

toán không tuân thủ quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc vi phạm các thảo thuận khác.

- Nghĩa vụ của tổ chức dịch vụ thanh toán:

+ Thực hiện giao dịch thanh toán kịp thời, an toàn theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, niêm yết công khai về phí dịch vụ, giữ bí mật các thông tin liên quan đến tài khoản thanh toán của người sử dụng dịch vụ thanh toán, trừ các trường hợp được pháp luật quy định, giải quyết hoặc trả lời khiếu nại của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong phạm vi quyền hạn của mình.

+ Từ chối thực hiện giao dịch thanh toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp.

+ Không được che giấu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về người sử dụng dịch vụ thanh toán, số tiền thanh toán và các thông tin có liên quan khác đối với các giao dịch thanh toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp.

+ Cung cấp thông tin cho chủ tài khoản, báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định.

* Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ thanh toán:

- Quyền của người sử dụng dịch vụ thanh toán:

+ Thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về hạn mức thấu chi và các thảo thuận khác không trái luật.

+ Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.

+ Khiếu nại, đòi bồi thường thiệt hại khi tổ chức cung ứng dịch vụ: thực hiện giao dịch thanh toán chậm so với thỏa thuận, không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc thực hiện giao dịch thanh toán không đúng số tiền, không đúng người thụ hưởng theo yêu cầu của lệnh thanh toán đó; thu phí dịch vụ vi phạm phí đã công bố.

- Nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ thanh toán:

+ Trả phí dịch vụ thanh toán cho tổ chức thanh toán; hoàn trả đầy đủ, đúng hạn số tiền thấu chi trên tài khoản thanh toán (nếu có thỏa thuận) và tiền lãi tính trên số tiền thấu chi đó theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ và thực hiện đầy đủ các quy định khác của tổ chức cung ứng dịch vụ.

+ Hoàn trả tổ chức cung ứng dịch vụ trong trường hợp thụ hưởng số tiền không có căn cứ pháp luật thông qua giao dịch thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện.

Những quy định trên chỉ là những quy định chung được áp dụng cho tất cả các phương thức thanh toán. Trong khi đó, thanh toán bằng thư tín dụng có nhiều điểm khác biệt, đặc thù so với các phương thức thanh toán khác. Nếu so với các quy định trong UCP thì những quy định này còn sơ sài. Trong thực tiễn thanh toán bằng thư tín dụng, quyền và nghĩa vụ của các bên được điều chỉnh bởi UCP nếu các bên thỏa thuận áp dụng UCP 500, UCP 600 là bản sửa đổi mới nhất, phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia:

- Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu mở thư tín dụng: Có quyền lựa chọn ngân hàng cung ứng dịch vụ, đưa ra các chỉ thị nhằm xác lập thư tín dụng, có quyền nhận, kiểm tra và chấp nhận bộ chứng từ theo yêu cầu trong thư tín dụng; có quyền đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ thư tín dụng; có quyền từ chối thanh toán nếu phát hiện bộ chứng từ không phù hợp với điều kiện của thư tín dụng. Người yêu cầu mở thư tín dụng có nghĩa vụ ký quỹ, trả dịch vụ cho ngân hàng, áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký quỹ.

- Quyền và nghĩa vụ của người thụ hưởng: quyền cơ bản là được thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Người thụ hưởng có nghĩa vụ kiểm tra thư tín dụng, lập bộ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định của thư tín dụng và xuất trình tới ngân hàng được chỉ định trong thời hạn hiệu lực của thư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/10/2023