Quy Trình Thực Hiện Dịch Vụ Thanh Toán Bằng Thư Tín Dụng

1.1.2.3. Quy trình thực hiện dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng

Sau khi hai bên mua, bán đã ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với điều khoản thanh toán bằng thư tín dụng thì quy trình thanh toán bằng thư tín dụng sẽ được thực hiện thông qua các bước như sau:

Bước 1: Bên mua (hay nhà nhập khẩu) làm đơn yêu cầu mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình. Đơn này có thể được lập theo mẫu thống nhất do ngân hàng phát hành, với nội dung đề nghị ngân hàng mở L/C cho người thụ hưởng là bên bán (hay nhà xuất khẩu) trên cơ sở hợp đồng thương mại đã ký kết. Hợp đồng thương mại phải được gửi kèm theo giấy đề nghị mở L/C cho ngân hàng để chứng minh sự tồn tại của nghĩa vụ thanh toán giữa bên mua và bên bán.

Bước 2: Ngân hàng phục vụ bên mua tiến hành kiểm tra, xem xét yêu cầu mở L/C trên cơ sở đối chiếu với các điều kiện mở L/C do pháp luật hoặc tập quán giao dịch quy định. Nếu không đồng ý mở L/C, Ngân hàng hoàn trả lại các giấy tờ kèm theo văn bản trả lời cho bên mua, ghi rõ lý do không chấp nhận mở L/C. Nếu chấp thuận mở L/C cho bên mua, ngân hàng cũng phải thông báo cho bên mua biết bằng văn bản và đề nghị bên mua làm các thủ tục cần thiết như ký quỹ một khoản tiền trong tài khoản tại ngân hàng để có cơ sở phát hành L/C theo yêu cầu của bên mua. Trên cơ sở đó, ngân hàng chấp nhận sẽ phát hành L/C và chuyển L/C cho ngân hàng thông báo (hoặc thông qua ngân hàng đại lý, chi nhánh của mình) để thông báo về việc phát hành L/C.

Bước 3: Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C cho bên bán - người thụ hưởng. Việc thông báo này phải được thực hiện nguyên văn đúng như nội dung của L/C đã phát hành mà không được phép thêm, bớt bất cứ điều khoản nào. Thông thường, việc thông báo được thực hiện bằng cách ngân hàng thông báo chuyển giao văn bản L/C cho bên bán.

Bước 4: Bên bán tiếp nhận L/C, nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng thì tiến hành thực hiện hợp đồng đối với bên mua theo thỏa thuận và lập bộ chứng từ thanh toán để chuẩn bị đòi tiền từ ngân hàng phát hành L/C hoặc ngân hàng được ủy quyền chỉ định thanh toán.

Bước 5: Bên bán chuyển giao bộ chứng từ thanh toán kèm theo L/C gửi tới ngân hàng phát hành L/C, thông qua ngân hàng thông báo, với nội dung đề nghị thanh toán tiền theo bộ chứng từ đã xuất trình, trong thời gian L/C đang có hiệu lực.

Bước 6: Ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng được ủy quyền thanh toán) kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với các điều kiện ghi trong L/C thì thanh toán cho bộ chứng từ đó.

Bước 7: Ngân hàng phát hành thông báo cho bên mua đề nghị họ làm thủ tục thanh toán các khoản tiền cho mình, bao gồm toàn bộ số tiền đã được thanh toán theo L/C, phí dịch vụ phát hành và thanh toán L/C và các khoản tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, nếu có.

Bước 8: Bên mua kiểm tra bộ chứng từ do ngân hàng phát hành chuyển đến, nếu phù hợp thì thanh toán cho ngân hàng trên cơ sở bộ chứng từ nhận được.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

1.1.2.4. Vai trò của dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng

Thanh toán bằng L/C là một hình thức thanh toán có nhiều ưu điểm, rất an toàn và tỏ ra phù hợp với quyền lợi của hầu hết các bên có liên quan (bên bán, bên mua, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng đại lý…). Tuy nhiên, do đặc tính an toàn cao đối với người sử dụng nên về khía cạnh kỹ thuật, hình thức thanh toán này khá phức tạp và đòi hỏi người sử dụng phải có những hiểu biết sâu sắc về bản chất cũng như quy trình kỹ thuật của nó. Có như vậy mới tránh được nguy cơ gặp phải các rủi ro pháp lý trong quá trình giao dịch.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 4

Ngày nay, khi các nền kinh tế trên thế giới đang có xu hướng xích lại gần nhau dưới tác động khách quan của quá trình toàn cầu hoá thì nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng trong thương mại quốc tế càng có cơ hội phát triển mạnh. Một cách khái quát, có thể hình dung vai trò tích cực của thanh toán bằng thư tín dụng được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, thanh toán bằng thư tín dụng tạo điều kiện cho các bên đạt được thoả thuận nhanh chóng về điều khoản thanh toán khi mới thiết lập giao dịch hoặc khi các bên không đủ độ tin cậy lẫn nhau. Chính sự tham gia tích cực của ngân hàng phát hành L/C và ngân hàng thông báo L/C vào quá trình thanh toán mà khiến cho phương thức thanh toán bằng L/C trở nên hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của các bên tốt hơn và điều đó sẽ góp phần làm gia tăng hoạt động thương mại trong nước cũng như quốc tế.

Thứ hai, thanh toán bằng thứ tín dụng thúc đẩy sự liên kết thành một hệ thống giữa các ngân hàng khác nhau ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Để cung cấp dịch vụ thuận lợi nhất cho khách hàng, để thu lợi nhuận cao nhất thì các ngân hàng buộc phải mở nhiều chi nhánh vươn ra hoạt động ở nhiều khu vực, quốc gia và trên toàn thế giới, thông qua mối liên kết với các ngân hàng khác. Sự liên kết này tạo thành một hệ thống vừa cạnh tranh vừa giúp đỡ nhau cùng phát triển, mở ra những cơ hội lớn hơn cho mỗi ngân hàng cũng như cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

Thứ ba, thanh toán bằng thư tín dụng được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế sẽ góp phần giảm bớt sự cách biệt về trình độ phát triển giữa các doanh nghiệp cũng như các nền kinh tế trên thế giới. Trong hoạt động thương mại quốc tế, tuy khoảng cách địa lý là một vấn đề đáng lo ngại nhưng nhờ có kỹ thuật thanh toán bằng L/C mà trở ngại này có thể dễ dàng vượt qua, do cơ chế thỏa thuận đại lý giữa ngân hàng phát hành L/C với ngân

hàng thông báo đặt trụ sở ở nhiều nước xuất khẩu. Điều này tỏ ra rất thuận lợi cho các bên xuất nhập khẩu ở các nước khác nhau.

Thứ tư, thanh toán bằng L/C đôi khi là một hình thức tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở chỗ:

Đối với nhà nhập khẩu, nếu khi ký quỹ để mở L/C mà số tài khoản ký quỹ không đủ hoặc khi ngân hàng đã thanh toán L/C cho người thụ hưởng mà nhà nhập khẩu chưa thể hoàn trả lại toàn bộ tiền cho ngân hàng thì coi như ngân hàng đã thực hiện cho vay đối với nhà nhập khẩu. Như vậy, bằng cách này, ngân hàng đã tài trợ nhập khẩu đối với doanh nghiệp nhập khẩu.

Đối với nhà xuất khẩu, trong trường hợp họ thụ hưởng một L/C trả chậm nhưng do doanh nghiệp xuất khẩu chưa thể sử dụng số tiền trên L/C nên ngân hàng có thể chấp nhận hình thức ứng trước số tiền ghi trên L/C cho nhà xuất khẩu để họ sử dụng như một phương thức cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu, trên cơ sở nhà xuất khẩu thỏa thuận chuyển quyền sở hữu L/C cho ngân hàng.

Ở Việt Nam hiện nay, thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường ít vốn và luôn gặp nhiều khó khăn trong thanh toán quốc tế nên hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu qua thanh toán bằng L/C là tương đối phổ biến.

1.2. PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG

Hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng làm phát sinh nhiều mối quan hệ tương đối phức tạp, có liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể, dễ có thể nảy sinh tiêu cực, rủi ro trong quan hệ thanh toán cho tất cả các bên. Do đó, đòi hỏi Nhà nước cần phải ban hành pháp luật điều chỉnh các quan hệ này nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên, bảo đảm sự vận hành an toàn của nền kinh tế, tạo môi trường và chuẩn mực pháp lý bảo đảm cho quan hệ thanh

toán nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng được thực hiện trong vòng trật tự nhất định phù hợp với lợi ích của Nhà nước và lợi ích của xã hội. Tổng hợp các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc các quy phạm pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng hợp thành một bộ phận pháp luật gọi là pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng.

1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng

Do những đặc điểm và những rủi ro trong hoạt động, môi trường pháp lý có vai trò hết sức quan trọng đối với TTQT nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng

1.2.1.1. Tạo cơ sở pháp lý để hạn chế rủi ro và giải quyết tranh chấp trong Thanh toán bằng L/C

Như đã phân tích ở trên, chủ thể tham gia Thanh toán bằng L/C trong đó thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng ở các nước khác nhau về pháp luật, tập quán, chế độ chính trị, văn hóa khác nhau thậm chí đối lập nhau. Nếu không có các quy chế thống nhất, cụ thể, rõ ràng thì mỗi chủ thể có thể vin vào đặc điểm của nước mình mà cố tình vi phạm. Khi đó Thanh toán bằng L/C sẽ không thể thực hiện được vì mỗi nước có một quan điểm và lợi ích riêng. Chính nhờ các quy ước TTQT UCP 600, URC 522, SWIFT và hệ thống ngôn ngữ thống nhất được chấp nhận- những điều đó không phải là luật nhưng các bên tham gia đều phải chấp hành nghiêm chỉnh, bởi vì nếu cố tình vi phạm thì sẽ không chấp nhận bên vi phạm từ sau lần đó.

1.2.1.2. Tạo cơ sở pháp lý để các bên trong nước thực hiện nghĩa vụ và giải quyết tranh chấp

Thanh toán bằng L/C, trong phạm vi một nước, khi thực hiện thường có ít nhất 2 chủ thể tham gia là Ngân hàng mở (hoặc thông báo) và người nhập

khẩu (trả tiền) hoặc người xuất khẩu (hưởng thụ). Ngoài ra còn có thể có thêm, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu, các bên tham gia sản xuất, chế biến, nhập hàng, xuất hàng. Chính vì vậy khi có tranh chấp hoặc rủi ro, thì có thể có nhiều bên trong nước bị ảnh hưởng cả vật chất và trách nhiệm pháp lý. Chính vì vậy, môi trường pháp lý đối với hoạt động Thanh toán bằng L/C có vai trò rất lớn đối với các bên liên quan trong nước. Quy định của pháp luật xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên trong nước tham gia vào quan hệ thanh toán quốc tế bằng L/C. Sự xác định này là cơ sở để thức đẩy Thanh toán bằng L/C phát triển đúng hướng.

1.2.1.3. Tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại trong đó có Agribank thực hiện tốt Thanh toán bằng L/C

Trong mọi trường hợp khi xảy ra tranh chấp, rủi ro NHTM đều phải có mặt và chịu trách nhiệm tương ứng. Chính vì vậy, nếu môi trường pháp lý không rõ ràng, NHTM sẽ luôn phải đối mặt với các hậu quả xảy ra. Trong bối cảnh đó, NHTM sẽ hạn chế thậm chí đóng cửa hoạt động TTQT trong đó có hoạt động Thanh toán bằng L/C.

1.2.2. Nguồn của pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng

Xét trên góc độ quốc tế, đó là hệ thống luật lệ nhằm để điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên tham gia trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng.

Nó bao gồm những điều ước quốc tế mà các nước tham gia ký kết và tuyên bố áp dụng, hệ thống luật quốc gia của một nước và những tập quán thương mại quốc tế.

Xét trên góc độ quốc gia, đó là hệ thống luật và các văn bản dưới luật do các cơ quan có thẩm quyền của một nước quy định, ràng buộc trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng.

Trong hoạt động kinh tế quốc tế, các bên hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận và lựa chọn nguồn luật áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ mua bán và thanh toán của mình, trên cơ sở không trái với luật quốc gia và điều ước quốc tế mà các nước liên quan đã ký kết và tuyên bố áp dụng

1.2.2.1. Nguồn pháp luật quốc tế

a) Điều ước quốc tế.

Khi tranh chấp phát sinh liên quan đến vấn đề TTQT bằng thư tín dụng mà không được quy định hoặc quy định không đầy đủ thì các bên tham gia có thể dựa vào các điều ước quốc tế để làm căn cứ giải quyết tranh chấp.

Có 2 loại điều ước quốc tế:

+ Loại thứ nhất đề ra những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở cho hoạt động ngoại thương nói chung, thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng. Những điều ước quốc tế này (có thể là song phương hoặc đa phương, khu vực hoặc toàn cầu) không điều chỉnh các vấn đề cụ thể về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên mà chỉ nêu ra những nguyên tắc pháp lý mang tính chất chỉ đạo. Loại điều ước này chỉ điều chỉnh gián tiếp mối quan hệ của các bên.

+ Loại điều ước quốc tế thứ hai là những điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên khi tham gia hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng. Loại này đóng vai trò quan trọng, giúp các bên có thể giải quyết được tranh chấp cụ thể đã phát sinh giữa các bên.

Với ý nghĩa là nguồn luật điều chỉnh, vai trò của 2 loại điều ước quốc tế nói trên phụ thuộc vào giá trị pháp lý của chúng.

Đối với những điều ước quốc tế mà các nước đã tham gia ký kết hoặc đã thừa nhận, chúng có giá trị bắt buộc đối với hoạt động thanh toán bằng L/C có liên quan. Những điều ước quốc tế này là nguồn luật đương nhiên mà các bên có thể dựa vào chúng mà không cần phải có sự thỏa thuận riêng nào. Điều

này có nghĩa là dù các bên có dẫn chiếu tới hay không dẫn chiếu tới thì các điều ước quốc tế này vẫn đương nhiên được áp dụng. Những điều ước quốc tế này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động thanh toán bằng L/C nói riêng.

Tuy nhiên với những điều ước quốc tế mà quốc gia của các bên liên quan không ký, chưa ký hoặc không thừa nhận thì không có giá trị bắt buộc đối với các bên. Những điều ước quốc tế này không phải là nguồn luật đương nhiên đối với các chủ thể và chúng chỉ trở thành nguồn luật điều chỉnh khi các bên thoả thuận dẫn chiếu tới chúng.

Khi áp dụng điều ước quốc tế để điều chỉnh, các bên cần phải chú ý đến tính chất pháp lý của các loại quy phạm pháp luật có trong điều ước quốc tế đó. Nếu là các loại quy phạm có tính chất mệnh lệnh, bắt buộc, thì các bên tham gia phải tuyệt đối tuân thủ. Còn nếu là quy phạm có tính chất tuỳ ý, các bên có thể tuân theo hoặc không tuân theo mà không ảnh hưởng gì. Nếu trong các điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc do các bên dẫn chiếu tới có những quy định khác với luật pháp Việt Nam thì, dựa theo Điều 11, điểm 6 của Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Cộng hòa XHCN Việt Nam (được thông qua ngày 17/10/1989 và Điều 759, khoản 2 Bộ Luật Dân sự 2005 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội thông qua) có 2 cách giải quyết:

+ Một là, đối với điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết và phê chuẩn thì sẽ tuân theo những quy định trong điều ước quốc tế đó;

+ Hai là, đối với những điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam chưa tham gia và chưa công nhận, thì có quyền bảo lưu, không áp dụng những quy định trái với luật pháp của Việt Nam (nghĩa là có thể chỉ áp dụng từng chương, mục, từng điều khoản nào không trái với luật quốc gia, còn những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/10/2023