Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 13

Từ việc nghiên cứu các quy định về hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C Agribank nên ban hành một quy định thống nhất phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thông lệ quốc tế. Việc ban hành một quy định về hoạt động thanh toán bằng L/C áp dụng chung trong hệ thống Agribank có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả trong nghiệp vụ TTQT nói chung cũng như Thanh toán bằng L/C tại Agribank nói riêng. Nó đảm bảo cho việc hiểu và áp dụng pháp luật một cách có hiệu quả đảm bảo cho hoạt động kinh doanh an toàn hạn chế rủi ro

Quy định 1998/QĐ-NHNo-QHQT đã được ban hành từ lâu việc sửa đổi bổ sung bằng Quy định 858/QĐ-NHNo-QHQT là một vấn đề hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên còn một số quy định cũ đến thời điểm hiện tại không còn phù hợp. Ví dụ việc mở rộng đa dạng hóa các hình thức thanh toán quốc tế bằng L/C là một việc làm quan trong trong xu thế hiện nay.

3.2.2. Hiện đại hóa và phát triển công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và tiến bộ vượt bậc giúp cho quá trình giao dịch giữa các ngân hàng với khách hàng trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn, giúp giảm đi những sai sót đáng kể, từ đó tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng, tiết kiệm được thời gian của cả khách hàng lẫn ngân hàng, giúp cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng tăng lên.

Đây là một chiến lược phát triển đòi hỏi sự đầu tư tập trung, và đồng bộ, gắn liền với chiến lược phát triển của toàn ngân hàng. Bản thân việc áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại là một tất yếu khách quan, khi công nghệ đã và đang một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung.

Tại Agribank, các phần mềm tiên tiến đã được triển khai đầu tư và ứng dụng một cách rộng rãi trên các chi nhánh, mang lại những tiện ích và thuận

lợi nhất định trong hoạt động quản lý và kinh doanh ngày càng phức tạp của ngân hàng. Trong đó chương trình IPCAS (hệ thống quản lý nội bộ) là một trong những chương trình tiên tiến đã triển khai thành công đợt 2 trong năm 2009. Tuy vậy, vẫn còn xảy ra một số vướng mắc, trục trặc trong quá trình vận hành các phần mềm này trong thực tế. Vì vậy, việc thường xuyên bảo trì và nâng cấp là một đòi hỏi tất yếu. Ngân hàng cũng nên coi phát triển công nghệ thông tin là ưu tiên hàng đầu vì như thế mới có thể giúp ngân hàng cạnh tranh được với các đối thủ khác trong việc đưa ra các sản phẩm mới, hiện đại, nhiều tiện ích và thu hút được đông đảo khách hàng.

3.2.3. Tăng cường đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật trong phương thức tín dụng chứng từ L/C

Theo số liệu của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có tới 70% Giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương và TTQT trong khi 80-85% số doanh nghiệp đó tham gia kinh doanh XNK hoặc ủy thác XNK. Ngay cả ở Agribank, số cán bộ thông thạo quy tắc TTQT và ngoại ngữ (tiếng Anh) không phải nhiều, trong khi do sự phát triển của XNK nhu cầu TTQT tăng nhanh nên ngày càng có chi nhánh Agribank tham gia TTQT. Chính vì kiến thức, trình độ, kinh nghiệm của cả Agribank và Doanh nghiệp còn yếu, bên cạnh đó, do chưa nhận thức rõ tính chất quan trọng, phức tạp của nghiệp vụ, nên còn chủ quan, tùy tiện, tắc trách, lười suy nghĩ và hậu quả là sai một ly đi một dặm. Chúng ta đã thấy rõ tình trạng trên qua những tranh chấp nêu ở Chương 2 chẳng hạn như:

- Cán bộ ngân hàng vì lợi ích của doanh nghiệp, từ chối thanh toán L/C với lý do có những lỗi chứng từ, mà những lỗi này không thể chấp nhận được (hối phiếu không phải chứng từ quy định trong L/C thì không thể xét nó đúng hay sai mà từ chối; Ngày bốc hàng lên tàu đích danh được coi ngày phát hành vận đơn thì không thể nói là không ghi ngày bốc hàng ...)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

- Yêu cầu sửa đổi L/C không do ngân hàng đề nghị, không có Tetskey

mà vẫn thông báo cho người bán và lại quên xoá chỗ đã được Test, thể hiện sự tắc trách trong công việc của cán bộ ngân hàng, dẫn đến thiệt hại v.v..

Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 13

Chính vì vậy đào tạo, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm là việc rất quan trọng, không những đối với NHTM mà cả với doanh nghiệp XNK. Bên cạnh các kiến thức cơ bản như Quy tắc và thực hành TTQT (UCP500, UCP600, URR525, ISP 98 ...), các luật và nghị định liên quan của Việt Nam, cần thiết phải có các kiến thức sau:

(i) Luật pháp về TTQT của các nước có liên quan như UCC Điều 5 của Hoa Kỳ, Luật Trung Quốc, các quy định của ngân hàng đại lý.

Trên cơ sở đó mới nắm vững và vận dụng những điều có lợi cho mình, tránh những điều bất lợi. Chẳng hạn nếu Toà án Trung Quốc có quyền ra lệnh đình chỉ thanh toán L/C thì phải chú ý đặc biệt khi nhận L/C do Ngân hàng Trung Quốc mở. Hoặc đã biết quy định của ngân hàng đại lý được phép trích tài khoản của ngân hàng mở L/C trong trường hợp họ cho là có căn cứ đòi tiền thì phải có biện pháp để phòng tránh v.v..

(ii) Kiến thức về thị trường hàng hóa và thị trường tài chính trên thế giới. Đây là những kiến thức rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh lừa đảo,

gian lận thương mại quốc tế có xu hướng gia tăng. Bên cạnh kiến thức, trình độ, phẩm chất của cán bộ NHTM và doanh nghiệp Việt Nam. Những tranh chấp trong TTQT thường xảy ra khi đối tác (ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài) cũng có trình độ non kém trong TTQT hoặc nặng hơn cố tình lừa đảo, lợi dụng. Có thể nhận diện như sau:

- NHTM không có tên tuổi, uy tín ở những nước đang phát triển, luật pháp chưa chặt chẽ thí dụ như NIGERIA, PANMA, NICARAGOA.

Năm 2003, Ngân hàng Bank Negara Indonesia (Pesero) – là ngân hàng thông báo cho người xuất khẩu gỗ chỏ chỉ xẻ hộp. Pesero gửi hai bộ chứng từ đòi tiền trị giá 682.000 USD cho Agribank – Chi nhánh Nam Hà Nội – Ngân

hàng mở L/C. Khi nhận hai bộ chứng từ trên, Chi nhánh Nam Hà Nội phát hiện chứng từ có lỗi, không phù hợp với yêu cầu của L/C. Tuy nhiên sau nhiều lần gửi điện liên lạc, Pesero thể hiện thái độ không bình thường trong việc cung cấp thông tin và chỉ thị liên quan đến bộ chứng từ.

Sau khi kiểm tra tại các cơ quan liên quan, được biết không có lô hàng nào được vận chuyển về cảng Hải Phòng (cảng Việt Nam nhận hàng) theo nội dung vận đơn của bộ chứng từ nói trên. Hoàn toàn khẳng định rằng không có hàng và bộ chứng từ là giả mạo.

Trường hợp này cho thấy:

+ Người xuất khẩu lừa đảo, phối hợp với ngân hàng tiếp tay để lấy tiền của người mua. Sau khi lấy được tiền người xuất khẩu sẽ tự giải thể, phá sản hoặc bỏ trốn nên người bị hại kiện cáo thì cũng không giải quyết được gì, nhất là luật lệ của nước người xuất khẩu không rõ ràng.

+ Cũng có thể người mở L/C phối hợp với phía nước ngoài để:

Hợp pháp hóa việc chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài.

Tìm cách vay được tiền của ngân hàng Việt Nam bằng các chứng từ, hợp đồng ngoại, L/C rồi tìm cách chiếm đoạt hoặc chiếm dụng một thời gian.

Trong mọi trường hợp xảy ra, Ngân hàng Việt Nam mở L/C nếu trả tiền đều bị thiệt hại. Chính vì vậy việc theo dõi nắm vững các ngân hàng đại lý có quan hệ TTQT là rất quan trọng.

Năm 2004, một Tập đoàn có tên TBI hứa cho vay một doanh nghiệp ở Phú Yên 20 triệu USD chỉ với điều kiện NHTM Việt Nam xác nhận tài khoản. Nhưng khi đưa mẫu xác nhận thì lại là hối phiếu. Nếu Ngân hàng không nắm vững, vẫn ký thì coi như đã cam kết bảo lãnh trả nợ hối phiếu này.

- Doanh nghiệp nước ngoài chào hàng với giá rẻ, các điều kiện ưu đãi và cả hoa hồng cao cho người mua. Một số doanh nghiệp Việt Nam ham lợi, ký hợp đồng, mở L/C rồi bị lừa (họ lập bộ chứng từ rất hoàn hảo rồi phối hợp

với ngân hàng cùng tham gia lừa đảo làm ngân hàng thông báo dẫn đến phía Việt Nam phải trả tiền nhưng không có hàng hoặc hàng xấu, hàng giả; lợi dụng L/C phía Việt Nam mở để lừa đảo. v.v..

Để đào tạo, phổ cập các kiến thức trên, vai trò của các Trường Đại học chuyên ngành như Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội kết hợp với VCCI, các trường đại học chuyên ngành kinh tế như Học Viện Ngân hàng, Kinh tế quốc dân ... là rất quan trọng. Bên cạnh đó các Tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ

... cần mở chuyên mục thường xuyên về TTQT, tiến tới xuất bản tạp chí TTQT riêng. Với việc tuyên truyền các quy định, quy ước bổ sung, thay đổi, các trường hợp tranh chấp và kinh nghiệm trao đổi trong TTQT, tạp chí sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ hiểu biết về TTQT nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng.

3.2.4. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về tín dụng tại Agribank

Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Agribank thì việc hoàn hiện các quy định về tín dụng, trong đó khâu thẩm định khách hàng là một vấn đề hết sức quan trọng. Agribank nên củng cố bộ phận thẩm định tại các Chi nhánh, phân tích và đánh giá mức độ an toàn tín dụng của người được cấp tín dụng. Agribank nên xây dụng hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng cụ thể để kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Bên cạnh đó cần áp dụng các giải pháp đảm bảo hợp lý như đảm bảo bằng tài sản thế chấp, đảm bảo bằng bảo lãnh của ngân hàng có uy tín, ký quỹ....để đảm bảo khả năng thanh toán.

Ngoài ra việc thu thập, phân tích, xử lý kịp thời chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán....của các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng trước khi ngân hàng quyết định mở L/C, xác nhận L/C....

3.2.5. Kiến nghị về việc hợp tác với các ngân hàng đại lý

Agribank cần tăng cường hơn nữa công tác hợp tác quốc tế tong thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán bằng L/C. Mở rộng, củng cố mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, các đối tác nước ngoài có uy tín phù hợp trong từng lĩnh vực để xây dựng mối quan hệ ngân hàng đại lý chặt chẽ. Thông qua mối quan hệ đại lý Agribank sẽ tiết kiệm được chi phí, giảm thiểu được rủi ro khi tham gia vào quá trình thanh toán bằng L/C.

Agribank nên thường xuyên đánh giá, cập nhật thông tin về ngân hàng đại lý để có sự điều chỉnh quan hệ đại lý phù hợp với tình hình vận động của thế giới. Đánh giá uy tín của ngân hàng nước ngoài theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm lựa chọn được những ngân hàng đại lý có uy tín cao trên thị trường quốc tế. Việc đánh giá này thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng năm theo quy trình đánh giá ngân hàng đại lý.

3.2.6. Kiến nghị về hạn chế rủi ro hối đoái

Các bên tham gia thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ có thể lựa chọn nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn hoặc giới hạn trạng thái ngoại hối để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá hối đoái. Đối với nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn, Agribank sẽ đảm bảo được khả năng chủ động nguồn ngoại tệ thanh toán nếu Agribank ký hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn theo tỷ giá ở một thời điểm cố định cho một lượng ngoại tệ nhất định. Trong khi đó đối với giới hạn trạng thái ngoại hối sẽ giúp Agribank kiểm soát và hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra khi tỷ giá hối đoái của loại ngoại tệ đó thay đổi.

Mặt khác, để phòng tránh rủi ro tỷ lệ lãi suất xảy ra khi chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền tham gia vào giao dịch biến đổi bất lợi, Agribank có thể áp dụng một số công cụ hiệu quả như hợp đồng lãi suất kỳ hạn. Đây là hình thức hợp đồng lãi suất được kinh doanh trên thông tin liên ngân hàng và được các ngân hàng sử dụng như một biện pháp tránh rủi ro lãi suất cho từng khối lượng tiền, đồng tiền hay thời gian nhất định nào đó.

3.2.7. Kiến nghị về mặt nhân sự

Con người là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển của các NHTM nói chung và Agribank nói riêng, chính vì vậy việc củng cố và nâng cao nguồn nhân lực là một biện pháp quan trọng mà Agribank cần phải quan tâm hàng đầu. Agribank cần bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm trong công tác thanh toán quốc tế. Các cán bộ này phảo có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, am hiểu quy định của pháp luật quốc gia, thông lệ quốc tế về lĩnh vực Thanh toán quốc tế.

Agribank nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng không chỉ về nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà còn phải nâng cao công tác hiểu và áp dụng pháp luật vào công tác thanh toán quốc tế một cách linh hoạt và hiệu quả. Ban quan hệ quốc tế Agribank, Sở giao dịch Agribank, Trường Đào tạo Cán bộ Agribank là đầu mối phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn về công tác thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng trong toàn hệ thống để thường xuyên trau dồi kỹ năng cũng như sự am hiểu pháp luật trong thanh toán bằng L/C.


Kết luận chương 3


Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận Pháp luật về thanh toán quốc tế bằng L/C và tìm hiểu những vụ việc thực tế tại Agribank, tác giả đã đúc rút và mạnh dạn đưa ra những giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Agribank. Nội dung của chương 3 bao gồm: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Việt Nam, kiến nghị hoàn thiện các quy định nội bộ về thanh toán bằng L/C tại Agribank

KẾT LUẬN


Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế đã mang lại những thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho nước ta để tiếp tục hội nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 nêu rõ “Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương”, “Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược; khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”.

Trước yêu cầu đó, ngành tài chính ngân hàng cũng vào cuộc, mà biểu hiện đầu tiên là sự gia tăng không ngừng về mạng lưới hoạt động. Ngày nay các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu nhập không những từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, mà ngày càng mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, bảo lãnh… Trong số các nghiệp vụ ngoại bảng, thì thanh toán quốc tế đối với các NHTM Việt Nam là nghiệp vụ quan trọng, và điển hình là phương thức thanh toán L/C. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, nó luôn là nguồn mang lại doanh thu lớn cho ngân hàng; kéo theo đó là sự phát triển các nghiệp vụ khác như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ tài khoản, tín dụng…

Tuy nhiên, tín dụng chứng từ tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì sự phức tạp và đa dạng của yếu tố quốc tế đem đến. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các nội dung và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong các phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một yêu cầu cần thiết, đặc biệt là đối với một NHTM lớn như Agribank.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí