muốn hỏi và tạo cho người nghe sự chú ý vào câu hỏi của mình nên thường nhắc lại một phần tin cho sẵn trong câu hỏi:
[2:86] a. Một cái thế giới như vậy sẽ ra sao, theo ý em?
b. Một cái thế gian như vậy sẽ ra sao à? Nó sẽ tạo ra nhiều lớp người đau khổ, trước hết là những người phụ nữ đoan chính.
(TNH1:544)
Vị trí phân bố phần cơ sở và TĐH trong các câu hỏi đầy đủ cả hai phần này khá linh hoạt. Có một số cách phân bố sau:
2.3.2.1.1. Tiêu điểm - Cơ sở. Ví dụ:
[2:87] Bao giờ chiến dịch bắt đầu?
TĐ CS
[2:88] Ai nói với mày vậy?
TĐ CS
[2:89] Bao nhiêu tiền cái nón này thế bác?
TĐ CS
2.3.2.1.2. Cơ sở - Tiêu điểm. Ví dụ: [2:90] Chú nói sao?
CS TĐ
[2:94] Nói sẽ chứ, thế nào?
CS TĐ
[2:95] Nó khấn bao nhiêu?
CS TĐ
2.3.2.1.3. Cơ sở - Tiêu điểm - Cơ sở. Ví dụ:
[2:96] Ông định bao giờ họp?
CS TĐ CS
(NMC1:72)
(ĐG:245)
(KH2:118)
(DDN:11)
(NK:109)
(NCH:46)
(NTNT:51)
không có ngọn? | |||
CS | TĐ | CS | |
[2:98] Vợ cậu | làm gì | ở nhà? | (KH1:35) |
CS | TĐ | CS | |
(NMC1:35) |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiêu Điểm Hóa Bằng Thay Đổi Trật Tự Từ
- Câu Trả Lời Gồm Phần Cơ Sở Và Tiêu Điểm
- Câu Hỏi Gồm Cả Phần Cơ Sở Và Tiêu Điểm Hỏi
- Đối Với Những Câu Hỏi Mà Người Nói Muốn Cầu Khiến Hay Kiểm Chứng Thông Tin Về Một Sự Tình Nào Đó Do Vị Từ Biểu Thị Thì Tiêu Điểm Hỏi Sẽ
- Cấu Trúc Chủ - Vị Có Tiêu Điểm Thông Tin Là Tham Tố
- Điều Kiện Xuất Hiện Của Tiêu Điểm Thông Tin Là Câu
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
[2:97] Cây đại ông vẽ
2.3.2.1.4. Tiêu điểm - Cơ sở - Tiêu điểm. Ví dụ: [2:99] Ai gọi cho ai?
TĐ CS TĐ
2.3.2.2. Câu hỏi chỉ có tiêu điểm hỏi
Những câu hỏi loại này là những câu hỏi tổng quát và những câu hỏi chuyên biệt hỏi về nguyên nhân của sự tình. Cho nên khi đưa ra câu hỏi, người hỏi đã dựa trên những tiền giả định và đương nhiên coi người trả lời cũng đã biết những tiền giả định đó. Loại câu hỏi này chiếm tỉ lệ nhỏ trong phần thống kê của chúng tôi: 116/3744 (gần 3,1%). Một số ví dụ:
[2:100]a. Ai?
b. Anh Ca.
[2:101]a. Tại sao?
b. Vì chúng bạt ngàn.
[2:102]a. Thế nào?
b. Chị nhảy đẹp quá!
(NMC:95)
(TNH2:154)
(TNĐS:282)
2.3.2.3. Câu hỏi chỉ có phần cơ sở
Đây là những câu hỏi khá khác biệt so với những loại đã xét, trên bề mặt của câu không có tiêu điểm hỏi mà chỉ có phần thông tin cũ, thông tin đã biết. Với những câu hỏi này, người nghe phải căn cứ vào trọng âm và ngữ cảnh cụ thể thì mới xác định được người hỏi muốn hỏi về thông tin gì để trả lời và đáp ứng đúng yêu cầu của người hỏi. Ví dụ:
[2:103]a. Sao trời rét mà Tuyết đi chơi khuya thế?
b. Em không có chỗ trọ.
a. Không có chỗ trọ?
b. Không có chỗ trọ. Ngày Tết, ai người ta thèm chứa.
(KH2:127)
Trong lượt lời thứ hai của người hỏi không có mặt từ nghi vấn nào trên cấu trúc của câu hỏi nhưng nhờ ngữ điệu và các từ ngữ nhắc lại câu của người trả lời, người nghe vẫn có điều cần biết: có thật là không có chỗ trọ? Thực chất đấy là câu hỏi lại. Người hỏi không tin vào mức độ chắc chắn của sự tình nên đưa ra câu hỏi và mong người nghe xác nhận lại.
Những câu hỏi chỉ có phần cơ sở thường có các từ tình thái đi kèm: à, ư, nhỉ, nhé… hoặc quan hệ từ còn. Chúng thuộc loại câu hỏi giả thiết. Ví dụ:
[2:104]a. Em cũng không ngủ được à?
b. Anh cứ thở ngắn thở dài, giở mình như cá giãy, ai mà ngủ được.
(DDN:1)
[2:105]a. Đời này, ăn nhau về chỗ ranh mãnh, mình nhỉ?
b. Phải, ranh mãnh, hay nói cho đúng là mất dạy. (NCH:222)
Khi kết hợp với từ "còn" đứng đầu câu, nó tạo thành câu hỏi dùng để hỏi tiếp về một đề tài mà trong đó các vai giao tiếp đã nhắc tới ở phần trước của văn bản. Do đó, ngữ cảnh trong những trường hợp này đóng một vai trò rất quan trọng. Ví dụ:
[2:106]a. Còn thằng Đồng?
b. Nó vẫn bộ đội.
[2:107]a. Còn tôm với cua?
b. Tôm thì chiên lăn, còn cua xào dấm.
(TNT:464)
(AĐ1:37)
Từ những khảo sát trên đây, chúng tôi khái quát cấu trúc thông tin của câu hỏi có TĐH như sau:
Cơ sở + Tiêu điểm | Cơ sở + Tiêu điểm + Cơ sở | Tiêu điểm + Cơ sở + Tiêu điểm |
Cơ sở
Cơ sở + Tiêu điểm
Tiêu điểm
Cấu trúc của tiêu điểm hỏi
2.3.3. Tiêu điểm tương phản
TĐTP là loại tiêu điểm thông tin "có chức năng biểu hiện thông tin mà được người nói truyền đạt trái với sự hiểu biết, sự chờ đợi của người nghe" [7,75]. Để xác định được TĐTP của câu, chúng ta phải dựa vào ngữ cảnh và các phương tiện đánh dấu tiêu điểm như chúng tôi đã đề cập ở 2.1.1 và 2.2.3.
Trước hết, xét về ngữ cảnh thì TĐTP thường xuất hiện trong các phát ngôn có tiền giả định không đúng, theo sự đánh giá chủ quan của người nói. "Theo Givón [1990,702] thì giữa TĐKĐ và TĐTP có mối quan hệ bao hàm nhau, nghĩa là bất cứ TĐTP nào cũng là TĐKĐ nhưng chỉ những TĐKĐ có thông tin tương phản mới trở thành TĐTP (dẫn theo Nguyễn Hồng Cổn [6,63]). Ví dụ:
[2:108]a. Em đọc gì đấy?
b. Em đọc tiểu thuyết. [2:109]a. Em đọc sách à?
b. Không, em đọc tiểu thuyết (chứ không phải là sách).
Hai ví dụ trên nếu tách khỏi ngữ cảnh xuất hiện của chúng, chúng ta sẽ không thấy điểm khác nhau về tiêu điểm thông báo giữa hai câu trả lời [2:108b] và [2:109b]. Nhưng nếu xét về ngữ cảnh, tiêu điểm thông báo ở [2:108] xuất hiện trong câu trả lời cho câu hỏi có từ hỏi "gì?", trái lại tiêu điểm thông báo ở [2:109] lại xuất hiện trong câu trả lời cho câu hỏi có cụm từ nghi vấn "sách à?". Do đó, tiêu điểm thông báo tương thích trong hai câu trả lời cũng khác nhau: Ở [2:108b] tiêu điểm thông báo chỉ có một thông tin mới, đó là một TĐKĐ. Còn trong [2:109b] ngoài thông tin mới, tiêu điểm thông báo còn kèm theo sự bác bỏ với thông tin đã đưa ra ở câu hỏi (biểu hiện trong ngoặc), và đó chính là TĐTP.
Trong tiếng Việt, TĐTP thường được đánh dấu bằng các phương thức như trọng âm, hư từ và trật tự từ trong đó nổi bật nhất là vai trò của hư từ. Những hư từ
và tiểu từ tình thái thường gặp để đánh dấu tiêu TĐTP là chính, chỉ, ngay, cả, những, cơ, thì có, thôi, kia, mà, …. Ví dụ:
[2:110]a. Hay em sợ nó?
b. Không, em chỉ sợ anh… sợ yêu anh.
[2:111]a. Gần hay xa vậy tía?
b. Đằng kia thôi. Con cứ nằm đây mà.
(KH2:95)
(ĐG:159)
Hơn nữa, một dấu hiệu khác có tác dụng phân biệt tiêu điểm tương phản với hai tiêu điểm còn lại là căn cứ vào chức năng của nó. Chức năng chủ yếu của TĐTP là để phủ định, bác bỏ các phát ngôn đưa ra một nhận định có nội dung không đúng hiện thực hay phản bác lại một tiền giả định sai ở câu hỏi. Ví dụ:
[2:112]a. Chết thiệt à?
b. Không, chết giấc thôi.
[2:113]a. Chú ngủ cùng buồng với chú Lan chứ?
b. Không, tôi vẫn ngủ ở nhà.
[2:114] a.Tháng này ở biển vẫn còn sương chứ?
b. Chỉ có bão táp với biển động.
(AĐ1:223)
(KH1:33)
(NMC1:5)
Mặc dù chức năng chung của loại tiêu điểm này là thể hiện sự bác bỏ hay thay thế một thông tin nào đó so với thông tin giả định thuộc phát ngôn đưa ra trước đó nhưng giữa các tiểu loại của tiêu điểm tương phản vẫn có những điểm khác biệt. Trên cơ sở phân loại của Dik, áp dụng vào tiếng Việt, PGS. Nguyễn Hồng Cổn cũng đã chỉ ra những điểm khác nhau giữa chúng. Và trong quá trình khảo sát ngữ liệu chúng tôi cũng nhận thấy được sự khác biệt đó:
2.3.3.1. TĐTP thay thế: đưa ra một thông tin đúng để thay thế cho thông tin sai nêu ở tiêu điểm của câu trước dựa trên sự phán đoán, nhận xét của người phát ngôn. Ví dụ:
[2:115]a. Cô ấy đang học ban tú tài?
b. Không, cô tôi đang học nói.
(NCH:318)
[2:116]a. Cháu mê tranh nhỉ?
b. Dạ… cháu chỉ thích xem mấy pho tượng.
(TNH2:116)
2.3.3.2. TĐTP mở rộng: cung cấp thêm thông tin còn thiếu hụt cho tiêu điểm của câu trước dựa trên những điều mà người phát ngôn đã biết. Ví dụ:
[2:117]a. Dì thấy mỏi chân chưa?
b. Không những mỏi mà còn mệt nữa.
(TNT:428)
[2:118]a. Đẹp?
lòng.
b. Dạ đẹp. Một cái đẹp tiều tuỵ và bệnh hoạn, nhìn rất dễ mủi
(CL:58)
2.3.3.3. TĐTP hạn định: đính chính lại thông tin còn chưa chính xác cho tiêu điểm của câu trước dựa trên những điều mà người phát ngôn đã biết. Ví dụ:
[2:119]a. Năm nay nhà anh Đa vẫn cấy giống lúa Bắc Ưu Hương đấy à?
b. Thưa vâng, nhà con cũng chỉ cấy có ba sào.
[2:120]a. Cây "cạc" em lên đạn chưa?
b. Em lên rồi, nhưng đã khoá lại.
(NK:332)
(AĐ1:97)
2.3.3.4. TĐTP lựa chọn: chọn lấy thông tin mà người phát ngôn coi là phù hợp nhất trong số những khả năng khác nhau được nêu ra ở tiêu điểm của câu trước. Ví dụ:
[2:121]a. Vẫn ở ngoài kia hay đã đi vào trong này rồi?
b. Vẫn ở ngoài ấy thôi.
(TNĐS:269)
2.3.3.5. TĐTP song song: biểu hiện thông tin tương phản giữa hai chiết đoạn của cùng một phát ngôn đồng thời tương phản cả với tiêu điểm của câu tiền ngữ [6,63].
Tuy nhiên trong các tiểu loại vừa nêu trên, qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy TĐTP song song không xuất hiện trong dữ liệu của mình. Điều đó cho thấy đây là một tiểu loại khá hiếm trong văn bản.
Từ những tìm hiểu trên trên chúng tôi có thể mô hình các loại tiêu điểm như sau:
TĐTP lựa chọn
TĐTP thay thế
TĐTP mở rộng
Kiểu loại của
Tiêu điểm tương phản
TĐTP hạn định
TĐTP song song
2.4. Tiểu kết
Trong chương này chúng tôi đã tìm hiểu ba vấn đề là cơ sở xác định tiêu điểm thông tin, các phương thức thể hiện và những loại tiêu điểm thường gặp trong câu tiếng Việt (căn cứ vào vị trí và chức năng của tiêu điểm trong câu). Có thể thấy rằng trong tiếng Việt việc xác định tiêu điểm không thể bỏ qua vai trò của ngữ cảnh, tiền giả định và khả năng lược bỏ phần thông tin cơ sở trong câu. Chúng là điều kiện để câu có nghĩa và còn có vai trò quan trọng để xem xét giá trị của câu khi nó tồn tại với tư cách như một đơn vị thông tin trong giao tiếp. Là loại hình ngôn ngữ đơn lập, hư từ (cùng với các tiểu từ tình thái) và trật tự từ không chỉ là phương tiện ngữ pháp mà còn có tác dụng đánh dấu tiêu điểm trong câu. Chúng tôi đã khảo sát được ba dạng chính của trật tự từ là tiền đảo, hậu đảo và một biến thể là câu bị động. Cũng thông qua cách phân bố các loại tiêu điểm thường gặp trong cấu trúc thông tin chúng tôi thấy được mục đích cũng như thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt.
Tóm lại, tiêu điểm thông tin nói riêng và cấu trúc thông tin nói chung có tầm quan trọng đặc biệt đối với hình thức cú pháp bề mặt của câu. Việc tiêu điểm thông tin được biểu hiện bằng phương tiện gì (ngữ điệu/trọng âm, hư từ hay trật tự từ), phân thành các loại khác nhau (TĐKĐ, TĐH, TĐTP) sẽ quyết định tính khác biệt về cấu trúc thông tin của câu, và qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức cú pháp bề mặt của câu, tạo ra các biến thể cú pháp của câu.
CHƯƠNG 3: PHẠM VI TIÊU ĐIỂM HOÁ CẤU TRÚC CHỦ - VỊ
CÂU TIẾNG VIỆT
Trong cấu trúc thông tin tiếng Việt, các tiêu điểm (TĐKĐ, TĐH, TĐTP) không có một vị trí cố định mà xuất hiện ở nhiều phạm vi khác nhau để tạo nên các biến thể cú pháp khác nhau. Tuỳ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng, tiêu điểm thông tin có thể nằm ở vị từ, các tham tố hay toàn bộ mệnh đề. Trong chương này, chúng tôi khảo sát phạm vi hoạt động và sự phân bố cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt theo vị trí của tiêu điểm. Điều này sẽ cho thấy mối quan hệ giữa cấu trúc thông tin và cấu trúc cú pháp tiếng Việt.
3.1. Cấu trúc chủ - vị có tiêu điểm thông tin là vị từ
Cấu trúc thông tin có tiêu điểm vị từ là cấu trúc mà phần trọng tâm thông tin rơi vào vị từ hay nói cách khác ở đây vị từ là thành tố được nổi bật hơn so với các thành tố khác trong câu.
Ở tiếng Việt, vị từ là một thành tố quan trọng trong cấu trúc cú pháp. Về mặt ngữ nghĩa, vị từ là một yếu tố giữ vai trò chính trong việc diễn đạt một sự tình (hành động, quá trình, trạng thái hay quan hệ). Về mặt ngữ pháp, vị từ là vị ngữ (theo cách phân tích chủ - vị). Theo lí thuyết của Tesnière, đỉnh duy nhất đồng thời là tâm điểm trong câu là vị từ vị ngữ, quyết định trực tiếp đến các tham tố xuất hiện của câu. Do chức năng quan trọng như vậy nên khi làm tiêu điểm trong cấu trúc thông tin của câu, vị từ càng thể hiện được vai trò đó của mình. Song để nhận diện được một cấu trúc thông tin có tiêu điểm vị từ không thể chỉ dựa hoàn toàn vào chức năng ngữ pháp - ngữ dụng của vị từ mà phải xem xét nó trong mối quan hệ với hoàn cảnh giao tiếp và nhiệm vụ giao tiếp đã đặt ra. Nói cách khác, để nhận diện được nó, chúng ta phải xét cả: điều kiện xuất hiện và phương tiện thể hiện của chúng.
3.1.1. Điều kiện xuất hiện của tiêu điểm thông tin là vị từ
Xét điều kiện xuất hiện của cấu trúc này chính là đặt nó trong hoàn cảnh sử dụng cụ thể gắn với ý định và nhiệm vụ giao tiếp của chủ ngôn.
Dữ liệu chúng tôi khảo sát cho thấy cấu trúc thông tin có tiêu điểm rơi vào vị từ thường xuất hiện trong hai trường hợp sau: