Câu Trả Lời Gồm Phần Cơ Sở Và Tiêu Điểm

(ii) Điều kiện đủ:

a. Cấu trúc đó phải có tính đánh dấu

b. Cấu trúc đó là kết quả của một quá trình chuyển vị trí một thành phần về sau động từ

2.2.4.2.3. Các cấu trúc hậu đảo

Đảo chủ ngữ sau vị ngữ

Hiện tượng hậu đảo trong tiếng Việt còn được thể hiện qua khả năng di chuyển của chủ ngữ từ phía trước ra sau vị ngữ. Cũng theo Nguyễn Minh Thuyết vị trí thuận của chủ ngữ là ở trước vị ngữ và việc di chuyển chủ ngữ khỏi vị trí vốn có của nó bắt nguồn từ những nguyên nhân logíc- ngữ nghĩa. Câu với chủ ngữ đứng trước truyền đạt một thông báo về sự vật, cho biết nó làm gì hoặc như thế nào, còn câu với chủ ngữ đứng sau thông báo về một sự kiện, trả lời câu hỏi: "Có chuyện gì thế?"[41,164]. Trong phân đoạn thực tại câu, chủ ngữ đứng trước đóng vai trò chủ đề, còn chủ ngữ đứng sau thì nằm vào bộ phận thuật đề và thường là điểm quan trọng nhất của bộ phận ấy. Ví dụ:

[2:35] Đã hết cái thời hò hét, đã sang cái thời hành động.


[2:36] Đã phảng phất đâu đây cái vị mặn nồng ấm của biển.

(NK:624)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


(TNT: 353)

Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu Tiếng Việt - 7

Tiêu điểm thông báo có thể bao trùm lên toàn bộ câu và người nói/viết muốn khẳng định tình trạng không còn hiện hữu của một sự vật hiện tượng ở thời điểm hiện tại. Có thể nói đây là một trường hợp hậu đảo tiêu biểu trong tiếng Việt với khuôn hình "Vị ngữ + Chủ ngữ". Khuôn hình này được thực hiện với điều kiện là trong cấu tạo của cả chủ ngữ và vị ngữ đều phải có nhiều thành tố phụ bổ sung.

Với khuôn hình Vị ngữ + Chủ ngữ, chúng ta còn gặp những trường hợp như

sau:


[2:37] Cháy nhà kìa! [2:38] Rơi rau rồi! [2:39] Ngã bố, con!

Một đặc điểm chung cho nhóm này là: các đối tượng - chủ thể của hành động như: người bố, bó rau, nhà… được thừa nhận là đã tồn tại từ trước đó. Người nói - người nghe dường như đã ngầm hiểu, thừa nhận sự tồn tại của đối tượng đó rồi.

Cấu trúc Trạng ngữ + Vị ngữ + Chủ ngữ

Trong tiếng Việt có thể gặp những câu có khuôn hình trên khi động từ mang tính miêu tả cao. Ví dụ:

[2:40] Trên ngọn tre, xào xạc tiếng cánh bay.

(NCH:441)

[2:41] Trên tường xà lim chi chít những tên người đã chết, những ngày giờ, năm tháng và khẩu hiệu…


[2:42] Trên tường treo nhiều bằng khen, giấy khen.


[2:43] Từ bên dưới vọng lên một tiếng gọi trong trẻo, trìu mến. [2:44] Trên thành giếng trơ trọi một cái gầu.

(NĐT:419)


(NTNT:44)


(AĐ2:53)


(NĐT:138)

Những từ xào xạc, chi chít trong ví dụ [2:40] và [2:41] mang tính miêu tả sự vật và khi được dùng độc lập nó có thể được ngầm hiểu là đi kèm với một động từ chỉ hoạt động khác như thổi (đi kèm với xào xạc), viết/ghi (đi kèm với chi chít). Điều này chứng tỏ cấu trúc đang xét trong tiếng Việt chỉ được dùng để mô tả trạng thái tồn tại chứ không mô tả hành động. Khuôn hình này chúng tôi đã dựa theo giải thuyết của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp chấp nhận rằng phần đứng sau là chủ ngữ [41,209].

Quan sát các ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy những trường hợp thuộc kiểu câu này vị từ phần lớn là:

(i) Vị từ chỉ các tính chất, trạng thái tĩnh, những nội dung sự tình tĩnh không chủ ý: trơ trọi (một cái gầu)…

(ii) Vị từ chỉ tư thế: tĩnh của sự vật có được nhờ những hoạt động có chủ ý từ trước của con người: treo (một tấm lịch rộng khổ), vọng (một tiếng gọi trong trẻo, trìu mến)…

Bởi vậy, ta có thể xác nhận một đặc điểm chung cho vị từ của các câu trong nhóm này: hầu hết các vị từ là những tính chất tĩnh, trạng thái, tư thế tĩnh.

Trong khuôn hình Trạng ngữ + Vị ngữ + Chủ ngữ, Chủ ngữ là phần thông tin nằm ở cuối câu trong cấu trúc hậu đảo và cũng là phần thông tin tiêu điểm. Điều

mà người nghe/ đọc chờ đợi là phần thông tin nằm sau động từ chính của thành phần vị ngữ hay chính là sự thể trong không gian. Tuy nhiên do bị hạn chế về loại vị từ mà cấu trúc hậu đảo trong tiếng Việt còn được gọi là câu tồn tại theo như cách hiểu của một số tác giả.

Ngoài ra, theo hai tác giả Hoàng Trọng Phiến và Nguyễn Kim Thản [36,558] về loại câu đơn song phần trong tiếng Việt có chủ ngữ chỉ địa điểm hay vị trí cho rằng khuôn hình câu trạng ngữ vị trí + là + vị ngữ cũng có giá trị để dẫn nhập các thực thể vào một phát ngôn. Vì vậy, về bản chất và vai trò của từ , chúng tôi thiên về quan niệm coi đó là một hệ từ hay hư từ, nó không có ý nghĩa từ vựng mà dùng để nối kết vị ngữ với chủ ngữ. Nguyễn Kim Thản cũng đã nhận xét: "Là giống như dấu bằng (=) trong toán học". Ví dụ:

[2:45] Trên kia là rừng đại ngàn và những đỉnh núi cao ngất chờn vờn mây

trắng.


(TNT: 205)

[2:46] Dưới gầm bàn là mấy cái giỏ trong đó bao nhiêu thứ vụn vặt.

(TNH:87)


Ví dụ:

Cấu trúc Chủ ngữ + Vị ngữ + do/ tại/ bởi + X


[2:47] Chiếc máy giữa và chiếc máy ở phía tay trái do sáu người đạp.

(NK:19)

(TNT: 452)

[2:48] Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có

thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da.

(NHT:50)

Trong khuôn hình trên, chúng tôi nhận thấy X chính là phần mang thông tin của phát ngôn và X có thể là một danh từ, danh ngữ hay một cú. Ở đây đã có một sự chuyển dịch vị trí về phía cuối để tạo nên tiêu điểm thông tin của phát ngôn đó. So sánh hai phát ngôn dưới chúng ta nhận thấy được điều đó:

[2:47a] Chiếc máy giữa và chiếc máy ở phía tay trái do sáu người đạp. [2:47b] Sáu người đạp chiếc máy giữa và chiếc máy ở phía tay trái.

Cấu trúc Danh ngữ + là + X

Ở khuôn hình trên, X là phần tiêu điểm thông tin mô tả cho phần tiêu điểm của thông báo nằm ở cuối câu, nó có thể là một cú hoặc chỉ là một danh ngữ. Ví dụ:

[2:49] Tập truyện ngắn của Sêkhôp là tập truyện tôi rất thích.

(TNT:286)

[2:50] a. Chị mua cho em chiếc khăn quàng đấy!

b. Nhưng mà thứ em thích là đôi găng tay nhung cơ mà!

Trong ví dụ [2:49] X là phần được nhận diện như là tiêu điểm thông báo. Nó là cả thành phần vị ngữ, nếu viết lại sẽ là: Tập truyện tôi rất thích là tập truyện ngắn của Sêkhôp. Còn ở [2:50] phần nội dung đứng ở vị trí cuối câu là tiêu điểm thông báo, điền khuyết vào phần thông tin mà người nghe chưa biết khi người nghe đã có tiền giả định. Ở đây, người chị có tiền giả định là:

Em thích X (X = chiếc khăn quàng)

Người em đưa ra thông tin tương phản với thông tin tiền giả định của người chị: Em thích X (X = đôi găng tay nhung)

Và phần thông tin tương phản này được nhấn mạnh bằng cách đưa vào ở vị trí tiêu điểm nằm cuối câu (end- focus): Thứ em thích là đôi găng tay nhung cơ mà!

Có thể nhận xét rằng trong tiếng Việt công cụ từ vựng không thể tách rời công cụ cú pháp để tạo nên một phương tiện thể hiện tiêu điểm. Chẳng hạn trong [2:50], người nói có thể thêm vào từ "cơ mà".

2.2.4.3. Câu bị động

Có rất nhiều ý kiến xoay quanh loại câu này ví như bàn luận xem câu bị động có được chấp nhận trong tiếng Việt hay không, bị/ được là thực từ hay là hư từ hoá và phép cải biến cú pháp bằng phương pháp chuyển đổi chủ động - bị động có thể được coi là một biến thể của phép cải biến vị trí hay không. Với nghi vấn thứ nhất, thực sự trong tiếng Việt vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Trong luận văn này chúng tôi không đặt ra nhiệm vụ là đưa ra hướng giải quyết cho những bàn cãi đó. Mà nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là tìm hiểu giá trị của câu bị động trong việc tạo tiêu điểm thông tin cho câu. Với vấn đề thứ hai thì có thể nhận thấy rõ ràng rằng sự chuyển đổi từ chủ động sang bị động khác với đảo ngữ bởi: đi kèm với sự biến đổi vị trí là sự biến đổi vai trò cú pháp của các thành tố trong câu (từ bổ ngữ thành chủ ngữ), tuy mối quan hệ giữa các thành phần câu vẫn không thay đổi (tác nhân vẫn là tác nhân). Vì quan niệm của tác giả Chomsky coi cấu trúc A' (là câu bị động) là kết

quả của cấu trúc A (là câu chủ động) thông qua một quá trình chuyển vị (movement) mà chúng tôi chấp nhận cấu trúc bị động có thể được coi là kết quả của một phép hậu đảo. Hơn nữa chúng tôi nhận thấy cấu trúc bị động có điểm tương đồng với cấu trúc hậu đảo: kết quả của một quá trình chuyển đổi vị trí của một số thành phần câu là vị trí của tiêu điểm đứng sau động từ. Sự khác biệt lớn về giá trị tạo tiêu điểm thông tin do cấu trúc bị động mang lại nằm ở chỗ câu bị động có chứa tác nhân hay câu bị động không chứa tác nhân.

Nhà văn Anh nổi tiếng George Orwell đã từng nói: "Đừng bao giờ dùng bị động một khi có thể được dùng chủ động" (dẫn theo Huỳnh Thị Ái Nguyên [33,136]). Điều này có nghĩa là cấu trúc bị động là một cấu trúc đánh dấu so với cấu trúc chủ động, sự lựa chọn giữa việc sử dụng cấu trúc chủ động hay cấu trúc bị động là tuỳ thuộc vào một số khác biệt về ngữ nghĩa - ngữ dụng giữa hai cấu trúc này. Dưới đây là một số khác biệt giữa cặp cấu trúc này:

(i) Câu bị động có tác nhân được lược bỏ có thể là do chủ thể của hành động quá rõ, không cần nhắc lại hay được cho là không quan trọng theo nguyên tắc hội thoại của Grice về lượng:

a. Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi

b. Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin lớn hơn đòi hỏi.

Hoặc tác nhân trong câu bị động không được biết đến hay không có một thông tin chính xác thì người ta chọn kiểu câu bị động.

(ii) Sự lựa chọn cấu trúc chủ động hay bị động có thể tuỳ thuộc vào sự lựa chọn vị trí tiêu điểm của phát ngôn để phục vụ cho mục đích giao tiếp của người nói/ viết. Phần thông tin được chọn đứng đằng sau có khuynh hướng là phần thông tin mới theo cấu trúc thông tin cũ - mới. Do đó mà cấu trúc bị động như "Tên trung uý bị một bàn tay siết lấy cổ họng" (AĐ2:133) được ưa thích hơn cấu trúc chủ động "Một bàn tay siết lấy cổ họng tên trung uý". Phần thông tin được lựa chọn là tiêu điểm thông báo thường có vị trí ở cuối câu theo nguyên tắc tiêu điểm ở cuối câu.

(iii) Những trường hợp còn lại là do xu hướng đặt những những thành phần của câu dài hơn về mặt vật lý hay phức tạp hơn về mặt cấu trúc vào cuối câu. Bởi vậy phát ngôn "Đám tang ông ta được mọi người trong hạt đi đưa, từ những đội binh quần đỏ đến các vị quan chức y phục nghiêm trang đeo "ca- vat" trắng" có xu hướng được lựa chọn hơn là vị trí ngược lại của tác nhân và bị thể vì phần tác nhân

(mọi người trong hạt đi đưa, từ những đội binh quần đỏ đến các vị quan chức y phục nghiêm trang đeo "ca- vat" trắng) nằm trong một biểu thức dài hơn về mặt vật lý và phức tạp hơn về mặt cấu trúc so với phần còn lại của câu.

Trong tiếng Việt, cấu trúc bị động có ba khả năng xảy ra: Bị thể + bị/được + hành động

Bị thể + bị/được + tác nhân + hành động

Bị thể + bị/được + hành động + bởi + tác nhân

Trong số 214 trường hợp sử dụng bị động ở dữ liệu khảo sát, chúng tôi tìm thấy 92 trường hợp (chiếm gần 43%) sử dụng khuôn hình bị động thứ nhất. Ví dụ:

[2:51] Mảnh đất được rào kín.


[2:52] Rồi chiếc phong bì được bóc ra, đề thi được đọc lên.

(NTNT:361)


(ĐG: 158)

Trong ba khuôn hình trên, khuôn hình thứ ba giống với cấu trúc bị động trong tiếng Anh. Tuy nhiên nó chỉ được dùng 10 lần trong 214 trường hợp (chiếm gần 4,5%). Tần số xuất hiện thấp cũng phần nào nói lên được tính ứng dụng kém của nó trong tiếng Việt nhưng nó vẫn có giá trị như một phương tiện đánh dấu tiêu điểm thông tin. Ví dụ:

[2:53] Chính Khuê cũng bị kính thích bởi những lời rất thẳng thắn, cũng như cách xưng hô ấy.

(NMC1:30)

[2:54] Anh và Thuỷ đang bị người đời lên án bởi một mối tình ngang trái.

(TNH1:99)

Chỉ có khuôn hình có chứa yếu tố tác thể trong câu được xem như phổ biến hơn cả với 112 lần xuất hiện: Bị thể + bị/được + tác nhân + hành động

[2:55] Bà vừa mới bị chồng đay nghiến.

(VTP:232)

[2:56] Phăng được Nguyễn Du dẫn đi thăm một vài nơi trong địa hạt của mình.

(NHT: 171)

Như vậy, với ba khuôn hình đã nêu trên, chúng tôi đã chứng minh rằng cấu trúc bị động chính là một phương tiện dùng để tạo tiêu điểm thông tin trong tiếng Việt. Trong đó khuôn hình thứ nhất và thứ hai chiếm tỉ lệ đáng kể còn khuôn hình

thứ ba chiếm tỉ lệ thấp thể hiện rằng khả năng ứng dụng của chúng trong tiếng Việt không cao.


2.3. Các loại tiêu điểm thông tin

Từ trước đến nay khi phân tích cấu trúc thông tin của câu, phần lớn các nhà Việt ngữ học thường chỉ dừng ở tìm hiểu các phương tiện biểu hiện của nó. Thiết nghĩ, việc tiếp tục phân loại các loại tiêu điểm là cần thiết bởi vì điều đó không chỉ cho ta hiểu sâu hơn về vấn đề tiêu điểm mà còn giúp ta thấy được sự phong phú về cấu trúc thông báo của câu tiếng Việt trong hoạt động hành chức của nó. Trong công trình nghiên cứu về "Cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt" (2005), PGS. Nguyễn Hồng Cổn đã tiến hành phân loại các loại tiêu điểm thông tin. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiếp thu và học hỏi khái niệm cũng như cách phân loại của tác giả. Theo tác giả, "Cơ sở đầu tiên để phân loại cấu trúc thông tin của câu là dựa vào các chức năng chuyên biệt của tiêu điểm thông tin. Từ sự khác biệt về mặt chức năng của các tiêu điểm, có thể phân loại cấu trúc thông tin khác nhau thành 3 kiểu: cấu trúc thông tin có tiêu điểm khẳng định (TĐKĐ), cấu trúc thông tin có tiêu điểm hỏi (TĐH), cấu trúc thông tin có tiêu điểm tương phản (TĐTP)" [7,70].


2.3.1. Tiêu điểm khẳng định

Tiêu điểm khẳng định là loại tiêu điểm thông tin "có chức năng biểu hiện thông tin mà người nói giả định là người nghe chưa biết ở thời điểm sắp nói" [7,73]. Để nhận biết TĐKĐ, chúng ta có thể xét phát ngôn đó trong một ngữ cảnh nhất định trong đó TĐKĐ chứa đựng những thông tin thoả mãn nội dung của câu hỏi. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy tương ứng với cấu trúc thôn tin của câu hỏi, cấu trúc thông tin của câu trả lời được chia thành hai loại phổ biến. Đó là câu trả lời gồm cả tin cũ và tin mới và câu trả lời chỉ có tin mới.

2.3.1.1. Câu trả lời gồm phần cơ sở và tiêu điểm

Theo số liệu thống kê của chúng tôi có 1879 câu có cả phần cơ sở và tiêu điểm trong số 3389 câu TĐKĐ (chiếm 55%). Từ kết quả cho thấy câu đầy đủ thành phần cấu trúc thông tin dùng nhiều hơn câu không đầy đủ (câu chỉ có tiêu điểm). Mặc dù xét về mặt thông tin, phần cơ sở không có giá trị thông tin và nó có thể lược bỏ được nhưng khi tham gia giao tiếp các vai giao tiếp luôn ý thức được mối quan hệ giữa mình với người đối thoại. Mối quan hệ này chi phối đến nội dung giao

tiếp cũng như cách thức nói năng. Vì vậy, trong nhiều trường hợp vì phép lịch sự mà người trả lời thường nhắc lại một phần thông tin đã biết trong câu trả lời của mình.

Ngoài ra chúng tôi còn thấy phần cơ sở và tiêu điểm thông tin không có các vị trí cố định mà thay đổi theo ngữ cảnh. Nhìn chung, xét theo tương quan vị trí của TĐKĐ trong câu có những kiểu phân bố cấu trúc thôn tin của TĐKĐ như sau:

- cơ sở - tiêu điểm

- tiêu điểm - cơ sở

- cơ sở và tiêu điểm xen kẽ

2.3.1.1.1. Cơ sở - tiêu điểm

Câu trả lời có cấu trúc phần cơ sở đứng trước tiêu điểm là dạng khá phổ biến trong giao tiếp. Trong số liệu thống kê của luận văn có tới 1248 câu chiếm 66,41% trên tổng số 1879 câu có cả phần cơ sở và tiêu điểm. Số liệu đã phản ánh một đặc điểm trong thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt Nam và cũng là trật tự thông thường nhất của câu tiếng Việt. Câu sau nêu lên thông báo mới về đối tượng đó. Trật tự này thường trùng với trật tự chủ ngữ - vị ngữ trong cấu trúc cú pháp tiếng Việt. Khi nói và viết, người Việt có xu hướng dùng câu trước làm tiền đề cho câu sau. Ví dụ:

[2:57] Họ lại uỵch. Họ lại thụi. Họ lại tát. Họ lại đá.

(NCH: 116)

Ở ví dụ trên phần cơ sở trùng với chủ ngữ trong cấu trúc cú pháp. Những câu đã dẫn đều nói về những người đuổi theo thằng ăn cắp. Mỗi câu nêu ra một thông báo mới về "họ" và đó là vị ngữ xét về mặt cú pháp.

Nhưng có trường hợp tiêu điểm không trùng với vị ngữ (mà trùng với bổ ngữ trong cấu trúc cú pháp) nhưng vẫn có vị trí đứng sau phần cơ sở. Ví dụ:

[2:58] Nó nhìn gánh bún riêu. Nó nhìn mẹt bánh đúc. Nó nhìn rổ khoai lang.

(NCH: 112)

Ở [2:58], "nó nhìn" là phần cơ sở của tất cả các phát ngôn. "Gánh bún riêu", "mẹt bánh đúc", "rổ khoai lang" là tiêu điểm của phát ngôn.

Trong những diễn ngôn đối thoại, câu trả lời gồm cả phần cơ sở và tiêu điểm đi sau thường phụ thuộc vào cấu trúc câu hỏi. Ví dụ:

[2:59] a. Nó là gì?

b. Nó là Ngày-Bất-Hạnh-Nhất-Đời-Anh!

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022