Đối Với Những Câu Hỏi Mà Người Nói Muốn Cầu Khiến Hay Kiểm Chứng Thông Tin Về Một Sự Tình Nào Đó Do Vị Từ Biểu Thị Thì Tiêu Điểm Hỏi Sẽ

3.1.1.1. Đối với những câu hỏi mà người nói muốn cầu khiến hay kiểm chứng thông tin về một sự tình nào đó do vị từ biểu thị thì tiêu điểm hỏi sẽ rơi vào vị từ. Như vậy ở đây sẽ có hai khả năng:

- Người nói biết rằng đã có một sự tình xảy ra nhưng muốn xác định các chi tiết về sự tình đó thì người nói sẽ sử dụng những câu hỏi có tiêu điểm hỏi là các từ hỏi như làm gì, làm sao, thế nào, ra sao… Ngoài ra, những câu hỏi này "nếu có thêm phần cơ sở thì đó chỉ là một đại từ trực chỉ, quy chiếu sự tình đang xảy ra trong ngữ cảnh như thế, vậy" [7,72]. Cho nên, ở đây chúng tôi nhận thấy các câu trả lời có tiêu điểm thông tin vị từ là những thông tin trực tiếp trả lời cho câu hỏi có chứa các đại từ nghi vấn này. Ví dụ:

[3:1] a. Ông Mùa dạo này thế nào?

b. Ông Mùa đông con, cơ cực lắm.


[3:2] a. Má tui hôm nay ra sao chú Tư?

b. Vẫn mạnh.


[3:3] a. Nhưng ở làm gì mới được chứ?

b. Ở lại ngắm cảnh.

(NHT:146)


(AĐ1:298)


(KH1:68)

- Người nói đưa vào trong câu hỏi của mình một vị từ xác định làm tiêu điểm hỏi để kiểm chứng thông tin đã biết và đánh dấu tiêu điểm hỏi của vị từ bằng các từ nghi vấn như hả?, à?, có…không?, đã… chưa?,…. Ở các câu trả lời đối lập tương phản với thông tin không chính xác của câu có tiêu điểm hỏi là vị từ. Ví dụ:

[3:4] a. Anh không ngủ à?

b. Mình vừa dậy.

(NTNT:31)

[3:5] a. Em có yêu anh không?


anh.

b. Không! Tôi không bao giờ yêu một người đàn ông thô bạo như


(TNT:60)

[3:6] a. Anh chưa về?

b. Chưa, tôi phải làm thêm chút nữa.


[3:7] a. Chú xuống đấy à?

b. Không, tôi đi thắp hương.


[3:8] a. Anh không biết hả?

b. Anh biết chứ.


[3:9] a. Ta nghỉ lại đây thật ư?

b. Đã bảo cứ xuống mà.

(TNH1:94)


(KH1:30)


(VPT:62)


(CL:19)

Đối với diễn ngôn đơn thoại, tiêu điểm thông tin rơi vào vị từ của một phát ngôn khi mà trật tự cơ sở - tiêu điểm trùng với trật tự cú pháp thông thường chủ ngữ - vị ngữ trong câu tiếng Việt. Ví dụ:

[3:10] Cô đi đi. Cô lại lại. Cô uốn éo. Cô thướt tha. Rồi cô đứng yên. Cô

ngắm. Cô bàn. Cô bình phẩm.

(NCH:149)

Ở ví dụ trên, những câu đã dẫn đều có chung cấu trúc thông tin: phần cơ sở - tiêu điểm. Phần cơ sở trùng với chủ ngữ trong cấu trúc cú pháp. Còn tiêu điểm vị từ trùng với vị ngữ xét về mặt cú pháp. Những trường hợp trên được lặp lại như là sự nhấn mạnh có dụng ý của tác giả, cũng có khi nhằm tạo ra hiệu ứng ngôn ngữ như một sự liệt kê những thông tin mới - những thông tin này thường định hướng đến một đánh giá chung nào đó về đối tượng mà ở đây là nhân vật cô Kếu.

3.1.1.2. Đối với những phát ngôn không phải là câu hỏi, tiêu điểm thông tin rơi vào vị từ thường là TĐKĐ hay TĐTP.

- Vị từ là TĐKĐ khi nó trực tiếp trả lời cho câu hỏi có tiêu điểm hỏi là vị từ.

Ví dụ:


[3:11] a. Ông vô Sở thú làm chi?

b. Tôi vô o mèo.


[3:12] a. Thế nào anh?

b. Hỏng.


(NĐT:13)


(CL:17)

[3:13] a. Con đâu?

b. Con về.

(TNH2:179)

- Vị từ là TĐTP khi thông tin do vị từ biểu thị ý nghĩa tương phản với thông tin của vị từ mà người nói đưa ra. Ở đây tiền giả định sai của người nói về một sự tình (hành động, trạng thái, quá trình hay quan hệ) ở câu trước là điều kiện xuất hiện của tiêu điểm vị từ tương phản. Ví dụ:

[3:14] a. Nam tốt nghiệp đại học rồi.

b. Đâu, Nam đỗ thạc sĩ đấy chứ!

[3:15] a. Em bán cái xe Dream mới mua rồi à?

b. Em gửi nó ở hiệu cầm đồ mà.

Ở các ví dụ trên, tiêu điểm vị từ tương phản chỉ đối lập với một TĐH hoặc một TĐKĐ có tiền giả định sai. Tuy nhiên cũng có trường hợp trong câu hỏi chứa có đến hai vị từ xuất hiện. Tương ứng với câu hỏi đó, vị từ tiêu điểm của câu trả lời mang ý tương phản với hai tiêu điểm vị từ đã có trước. Ví dụ:

[3:16] a. Bố thằng Minh còn thức hay ngủ hở bà?

b. Ăn buông đũa buông bát là nó đi luôn.

([20:29])


3.1.2. Phương tiện thể hiện tiêu điểm thông tin là vị từ

3.1.2.1. Khả năng hoạt động của tiêu điểm vị từ

Vị trí của tiêu điểm vị từ trong cấu trúc câu có liên quan đến chức năng là trọng tâm thông báo của nó. Không phải lúc nào vị từ cũng xuất hiện trong các cấu trúc câu đầy đủ mà nó có thể xuất hiện độc lập và không cần phải đi sau chủ từ. Dữ liệu khảo sát cho thấy vị từ ở vai trò làm tiêu điểm thông tin của câu tiếng Việt có những khả năng sau:

3.1.2.1.1. Vị từ đứng độc lập trong câu: Trong câu chỉ có một vị từ (hoặc dạng mở rộng của nó là vị ngữ) là tiêu điểm thông tin, còn các thành phần câu khác bị tỉnh lược. Ví dụ:

[3:17] a. Cụ tức bà, rồi cụ uất lên mà chết, phải không chị?

b. Thắt.

(NCH:128)

[3:18] a. Chị có sao không?

b. Đau chết đi được!


[3:19] a. Nhóc con, mày nghĩ vậy?

b. Nghĩ ngợi lung tung thôi ạ.


[3:20] a. Uả, còn nữa?

b. Chui rào.


[3:21] a. Chân mày làm sao?

b. Giậm phải dây thép gai.


[3:22] a. Đã đi thăm đồng làng ta chưa?

b. Mới đảo qua thôi.


(VPT:211)


(TNĐS:161)


(CL:126)


(NMC1:150)


(NTNT:52)

Trong một số tình huống giao tiếp khi gặp những câu trả lời dạng này thường mang thông tin đến cho người đối thoại một cách nhanh nhất đồng thời còn thể hiện trạng thái tâm lý, cảm xúc của người trả lời. Trong [3:17], người trả lời chỉ dùng một vị từ duy nhất "thắt" để nói lên cái chết của bà mẹ. Câu trả lời đó có thể xem là thiếu văn hoá, thiếu sự tôn kính với người chết. Nhưng chính qua cách trả lời đã thể hiện được thái độ khinh thường của người đầy tớ với bà mẹ của bà chủ (vì chính bản thân bà chủ cũng khinh thường, miệt thị mẹ của mình). Ở các ví dụ [3:17], [3:22] ngữ cảnh của các câu trả lời bị thu hẹp do sự xuất hiện của thành tố phụ ở phía trước như: chưa, phải không… và ở phía sau: thôi. Trong các trường hợp này vị từ xuất hiện với tư cách là bộ phận duy nhất có mặt trong cấu trúc câu và có giá trị thông tin cao. Nó không chỉ thông báo về một hành động, quá trình mà còn nhấn mạnh những yếu tố đó là nổi bật hơn hẳn so với các thành tố còn lại trong câu (đối thể, chủ thể).

3.1.2.1.2. Vị từ với tư cách là thành phần vị ngữ trong cấu trúc câu có đầy đủ hai thành phần nòng cốt là chủ - vị. Ở đây vị từ có khả năng xuất hiện ở hai vị trí: trước chủ ngữ và sau vị ngữ.

- Đa số trường hợp vị từ làm tiêu điểm thông báo với vai trò là vị ngữ, đứng sau chủ ngữ. Ví dụ:

[3:23] a. Sao thế?

b. Rất tiếc em đã phải về.


[3:24] a. Thế nào?

b. Em không tập đâu.


[3:25] a. Chị có chồng chưa?

b. Anh thử đoán xem.


[3:26] a. Không ngồi vào mà ăn, còn đợi mời đợi thỉnh nữa sao?

b. Cháu không đói.


(TNĐS:20)


(NK:27)


(NHT:77)


(ĐG:41)

Sở dĩ vị từ làm tiêu điểm với vai trò làm thành phần vị ngữ đứng sau chủ ngữ được nhấn mạnh hơn so với các thành phần câu khác vì xuất phát từ thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt và quy luật cấu trúc thông tin: phần cơ sở đặt trước phần tiêu điểm. Có thể biểu diễn cấu trúc thông tin của câu trả lời có tiêu điểm vị từ trong bốn ví dụ trên như sau:

Câu trả lời Cơ sở Tiêu điểm Em đã phải về

Em không tập đâu

Anh thử đoán xem

Cháu không đói

Trong thực tế giao tiếp, nhất là trong lúc làm quen hỏi tên, nghề nghiệp… giữa các nhân vật đối thoại, cách trả lời như trên được sử dụng nhiều hơn vì theo đó cuộc hội thoại sẽ thân mật, không có tính khách sáo. Ngoài ra, cách trả lời có tiêu điểm vị từ làm vị ngữ qua bốn trường hợp trên còn cho thấy phần nào mối quan hệ liên nhân giữa người hỏi và người trả lời. Ở [3:23], [3:24], [3:26] đều là cuộc đối thoại giữa người ít tuổi với người lớn tuổi. Nếu lược bỏ chủ ngữ là phần cơ sở ở câu trả lời thì câu trả lời sẽ trở nên bất nhã. Còn [3:25] là lời trò chuyện của hai nhân vật lần đầu tiên gặp nhau nên cấu trúc đầy đủ cả cơ sở - tiêu điểm thể hiện tính lịch sự giữa những người lần đầu tiên giao tiếp.

- Một số trường hợp khác vị từ làm tiêu điểm thông báo xuất hiện trước chủ ngữ. Xét các ví dụ:

[3:27] Nát hết lúa của tôi đấy! [3:28] Đen cả mặt thằng bé rồi! [3:29] Bẩn quần áo bây giờ! [3:30] Sôi nước rồi kìa!

[3:31] Vỡ bát đấy con ạ!

Quan sát các ví dụ, chúng ta nhận thấy trong những câu kiểu này vị từ phần lớn là:

+ Các tính chất, trạng thái của sự tình tĩnh, không kiểm tra: đen (cả mặt), bẩn (quần áo), nát (hết lúa)…

+ Những quá trình, những biến cố không chủ ý, không kiểm tra: sôi (nước), vỡ (bát)…

Dù vị từ trong các ví dụ đang xét có thể là những tính chất, trạng thái… song một đặc điểm quan trọng của kiểu câu này ở chỗ: mô hình ngữ nghĩa chung của câu bao giờ cũng là sự biểu hiện những sự tình nhìn như là những biến cố có thể xảy ra hay đã, đang xảy ra. Ở đây, người nói thường không biết đến hoặc không quan tâm tới các sự tình như là nguyên nhân. Tỷ trọng thông báo, mức độ chú ý và nêu bật của các thành phần có thể hoàn toàn không ngang nhau trong tình huống phát ngôn cụ thể. Thường thì vị từ là yếu tố mang lượng thông tin nhiều hơn, là cái được nêu bật ở mức độ cao hơn. Chính cái đặc trưng, kiểu loại biến cố này khiến người ta phải chú ý đến vị từ trước tiên, phải nêu bật nó hơn trong tầng bậc sắp xếp của các yếu tố. Vì vậy tiêu điểm chú ý mà người nói dồn cả vào chính là cái sự tình kết quả: cái đến, tới, xảy ra hay có thể xảy ra trong thực tế; chứ không phải là xuất phát từ một điều đã biết, một đối tượng cho trước để nói về một điều gì. Điều lưu ý thêm là ở chỗ, sự biến đổi, tính nhân quả trong kiểu câu này cho phép tập trung tiêu điểm chú ý vào kết quả, hệ quả, còn cái sự tình có trước bị đẩy lùi vào hậu cảnh, không được nói tới hiển ngôn. Nếu qui ước gọi sự tình được diễn đạt trong câu là (P) và cái nguyên nhân của (P) là (Q), ta sẽ có một mô hình nghĩa diễn đạt như sau:

Tiền giả định

- ở một thời điểm t nào đó có trước, không P

- Tồn tại (Q) như là nguyên nhân, là cái gây khiến

- (Do đó) xảy ra, diễn ra (P) như là một hệ quả của (Q)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu Tiếng Việt - 10

Ngoài ra, do phản ánh một sự tồn tại nhân quả, những câu đang xem xét có mối quan hệ rất rõ với những câu mang tính gây khiến. Cái trật tự vị từ đứng trước, đối tượng đứng sau cũng rất quen thuộc với những câu gây khiến. Ví dụ:

- Khói xăng làm đen cả mặt thằng bé >< Đen hết cả mặt thằng bé rồi!

- (Cẩn thận,) anh làm nát lúa của tôi >< Nát hết lúa của tôi đấy!


3.1.2.2. Phương tiện thể hiện của tiêu điểm thông tin là vị từ

Trong tiếng Việt, tiêu điểm thông tin là vị từ có một số phương tiện biểu hiện riêng. Theo dữ liệu khảo sát, chúng tôi đã thống kê được một số phương tiện biểu hiện cơ bản sau.

3.1.2.2.1. Trợ từ "chỉ"; kết cấu "chỉ V thôi"

Với những câu đơn thoại mà cấu trúc thông tin có sự phân bố theo trật tự cơ sở - tiêu điểm, vị từ thường đóng vai trò là tiêu điểm trong câu. Chúng thường đi kèm với trợ từ "chỉ" xuất hiện ở trước vị từ để nhấn mạnh. Ví dụ:

[3:32] Có lẽ cả đời chị chỉ yêu anh, người đàn ông không đánh số, người đàn ông đầu tiên và cuối cùng của chị.

(TNĐS:69)

[3:33] Vả chăng, Chương cũng chỉ đánh tổ tôm để tiêu khiển đỡ buồn mà

thôi.


[3:34] Cả ngày Tuy Kiền chỉ có mặt ở nhà vào hai bữa cơm.

(KH2:11)


(NK:43)

[3:35] Trên những gương mặt bất động dường như chạm bằng đá kia, chỉ có

những cặp mắt là chói ngời.

(ĐG:171)

Trong những cặp thoại hỏi - đáp, tiêu điểm vị từ ở những câu trả lời cũng thường được biểu hiện bởi trợ từ "chỉ". Theo thống kê, tần số xuất hiện của trợ từ này rất cao. Nó có thể xen giữa thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu hoặc đi trước vị ngữ khi chủ ngữ bị tỉnh lược. Ví dụ:

[3:36] a. Mặc Thanh mới nghệ sỹ chứ?

b. Mình chỉ theo dõi mốt nghệ sỹ thôi!

(TNT:245)

[3:37] a. Ông ta còn muốn gì?

b. Ông ấy chỉ muốn ông minh oan cho mẹ tôi.

(TNH2:140)

[3:38] a. Cháu có hiểu gì nhiều về nó không? Nhất là hoàn cảnh gia đình?

b. Cháu chỉ biết nhà anh ấy rất nghèo.

(CL:195)

[3:39] a. Mày có hiểu cái vui chơi tối hôm nay của tao có mục đích gì không?

b. Tao chỉ hơi ngạc nhiên, và cũng sắp hỏi mày đấy.


[3:40] a. Thế cái lò gạch bỏ không nó như thế nào?

b. Nó chỉ có bốn bức tường xếp bằng gạch chưa nung.


(VTP:318)


(NCH:316)

Bên cạnh đó, trong cấu trúc thông tin có tiêu điểm vị từ chúng tôi gặp khá nhiều kết cấu "chỉ V thôi" trong đó V làm tiêu điểm. Ví dụ:

[3:41] a. Chú ngoài ấp chiến lược vô à?

b. Không, chỉ có một mình tôi thôi!


[3:42] a. Tôi nói xe là xe đạp kia chứ?

b. Có mà xe giép! Chúng em chỉ có xe giép thôi, anh ạ!


[3:43] a. Thế có ốm đau gì không?

b. Hết rồi. Chỉ thèm nghe nhạc thôi!


[3:44] a. Sao anh không nói gì?

(AĐ2:84)


(NMC:37)


(CL:357)

b. Cả đời anh chỉ quen nghe người khác nói và tuân lệnh thôi.

(TNH2:176)

[3:45] a. Sao hồi nãy tía không bắn nó một phát tên?

b. Chỉ còn có ba phát thôi.


3.1.2.2.2. Nhóm trợ từ tiêu điểm "đấy; chứ; thôi; vẫn; cứ; lại"


(ĐG:166)

Ngoài phương tiện biểu hiện trên, qua khảo sát dữ liệu chúng tôi cho rằng nhóm trợ từ này cũng có tác dụng tạo tiêu điểm vị từ cho cấu trúc thông báo. Xét ví dụ:

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí