Câu Hỏi Gồm Cả Phần Cơ Sở Và Tiêu Điểm Hỏi


[2:60] a. Bao giờ em lại đến chơi?

b. Em chưa biết được.


[2:61] a. Con Tím nó chạy đâu rồi bác?

b. Nó đi mò cá ngoài sông.

(TNĐS:86)


(TNH1:44)


(AĐ1: 27)

Trong các ví dụ trên, người trả lời lặp lại phần cơ sở thông tin được nêu ở câu hỏi và tiêu điểm đi sau là sự đáp ứng thông tin cho trọng điểm của câu hỏi. Với những câu hỏi mà TĐH ở cuối câu như trên, người Việt trả lời bằng cấu trúc tiêu điểm đứng sau phần cơ sở. Trong thực tế giao tiếp, ít khi tồn tại câu trả lời kiểu như:

a. Nó là gì?

b. Ngày-Bất-Hạnh-Nhất-Đời-Anh là nó!

Trong khẩu ngữ, những cách trả lời như vậy thường bị coi kiểu cách, bất thường, không phù hợp với thói quen sử dụng ngôn ngữ người Việt.

Bên cạnh câu trả lời có cấu trúc cơ sở - tiêu điểm là một cụm chủ - vị thì cách trả lời cơ sở - tiêu điểm là một cụm từ cũng được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp. Ví dụ:

[2:62] a. Cô cắm hoa vào cái gì thế?

b. Vào cái để cắm.


[2:63] a. Pháp luật gì?

b. Pháp luật bảo vệ rừng.


[2:64] a. Để làm gì hả anh?

b. Để đi theo máy.

(KH2: 33)


(CL:192)


(NTNT: 175)

Qua các dẫn chứng trên, chúng tôi thấy rằng bên cạnh thói quen sử dụng ngôn ngữ thì cấu trúc cơ sở - tiêu điểm trong câu trả lời phụ thuộc vào cấu trúc thông tin của câu hỏi:

câu hỏi: cơ sở - tiêu điểm hỏi

câu trả lời: cơ sở - tiêu điểm thông báo

2.3.1.1.2. Tiêu điểm - cơ sở

Loại cấu trúc này ít được sử dụng hơn so với câu trả lời có phần cơ sở đứng trước tiêu điểm. Trong 1879 câu có cả phần cơ sở và tiêu điểm chỉ có 366 câu có cấu trúc kiểu này, chiếm khoảng 19,5%.

Một trong những cơ sở để xác định cấu trúc thông tin của câu trả lời là căn cứ vào câu hỏi. Cấu trúc thông tin của câu trả lời theo trật tự tiêu điểm trước - cơ sở sau phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc của câu hỏi. Những câu trả lời theo trật tự này thường xuất hiện để trả lời cho những dạng câu hỏi như:

Những câu hỏi có cấu trúc tiêu điểm trước phần cơ sở

Với những dạng này, trong câu hỏi thường xuất hiện những từ nghi vấn đứng đầu câu. Ví dụ:

[2:65] a. Ai cứu con?

b. Mẹ Cả cứu.


[2:66] a. Tại sao đóng?

b. Thằng Long nó đóng.

(NHT:114)


(NĐT:429)

- Dạng câu hỏi lựa chọn dùng các cặp phụ từ: có… không, đã…chưa, có phải… hay không, rồi…hay chưa cũng chi phối cấu trúc thôn tin của câu trả lời. Khi đưa ra câu hỏi dạng này thì người hỏi giả định được tình huống trả lời. Người hỏi đưa ra nhiều khả năng khác nhau và giả định là người nghe trả lời một trong các khả năng đó với tư cách là tiêu điểm thông tin. Ví dụ:

[2:67] a. Chị có hạnh phúc không?

b. , chị hạnh phúc.

(VPT:258)

Câu hỏi trong ví dụ trên xuất hiện đầy đủ cặp phụ từ có…không nhưng thực chất nó vẫn là câu hỏi lựa chọn. Câu trả lời "ừ" là tiêu điểm trùng với một trong hai khả năng mà người hỏi đưa ra để người nghe lựa chọn trong câu trả lời của mình. Phần còn lại là tin cũ, là phần cơ sở đã được nhắc đến trong câu hỏi.

- Câu hỏi giả thiết cũng là dạng câu hỏi chi phối đến cấu trúc tiêu điểm đứng trước phần cơ sở của câu trả lời. Vì khi đưa ra một giả thiết về một vấn đề nào đó

trong câu hỏi, người hỏi phần nào đã xác định được giả thiết đó và mong muốn người nghe xác nhận lại. Như vậy, khi đưa ra câu hỏi, người hỏi đã giả định được tình huống trả lời, khẳng định hay bác bỏ giả thiết được đưa ra trong câu hỏi đều có thể là phần tin mới trong câu trả lời. Ví dụ:

[2:68] a. Ong chỉ lấy mật chung quanh đây thôi à?

b. Ờ, có khối hoa trong rừng này!

(ĐG:141)

[2:69] a. Mày sợ xấu hổ à?

b. Chứ lại không, thiên hạ họ biết chuyện phải cười đến vỡ bụng.

(NK:165)

Sự phân bố tiêu điểm đi trước phần cơ sở có thể nói là sự phân bố thông tin không bình thường và ít được sử dụng (trong cả đơn thoại và độc thoại). Trong giao tiếp, thông thường phần cơ sở chính là điểm xuất phát để tạo tiêu điểm thông tin. Câu trả lời cho ba loại câu hỏi vừa nêu nếu không tuân theo trật tự tiêu điểm - cơ sở thì khả năng tỉnh lược trong câu trả lời sẽ rất cao. Khi ấy câu trả lời chỉ còn duy nhất là tiêu điểm. Ví dụ:

[2:70] a. Ong chỉ lấy mật chung quanh đây thôi à?

b. Ờ.

a. Mày sợ xấu hổ à?

b. Chứ lại không.

Như vậy, câu trả lời có trật tự tiêu điểm đứng trước cơ sở đứng sau phụ thuộc đồng thời vào cấu trúc của câu hỏi lẫn thói quen sử dụng của người bản ngữ.

Kiểu câu trả lời có phần cơ sở và tiêu điểm đứng xen kẽ

Trong số ngữ liệu khảo sát, chỉ có 265/1879 câu chứa cả phần cơ sở và tiêu điểm xen kẽ nhau, chiếm 14,1%. Loại cấu trúc này có hai kiểu nhỏ cơ bản:

(i) Cơ sở - tiêu điểm - cơ sở

Những câu trả lời có cấu trúc dạng này thường gặp khi các từ nghi vấn trong câu hỏi. Ví dụ:

[2:71] a. Cháu thích bài hát nào và ca sĩ nào?

b. Cháu toàn nghe nửa chừng nên cũng không biết tên bài hát và người

hát.

CS TĐ CS


[2:72] a. Vậy bây giờ còn tất cả được mấy cà - om?

b. Còn được tám cà - om. CS TĐ CS

(NK:441)


(NCH:212)

Ở [2:72], phần cơ sở thông tin "còn được", "cà - om" đã được nhắc tới trong câu hỏi. Do đó người trả lời phải bổ sung thông tin là "tám" - thông tin chưa xuất hiện trong câu hỏi. "Tám" đứng vị trí giữa làm tiêu điểm thông báo của câu.

Cách trả lời theo trật tự cơ sở- tiêu điểm- cơ sở không chỉ phụ thuộc vào câu hỏi mà còn dựa trên tình huống cũng như mục đích giao tiếp của nhân vật hội thoại. Ví dụ:

[2:73] a. Được mấy tháng rồi?

b. Dạ thưa bà, cháu được chín tháng rồi ạ.

(TNH1:406)

Đây là loại câu hỏi nhằm tìm kiếm thông tin. Nếu chỉ trả lời tin mới thì không khí giao tiếp kém thân mật. Ở đây, TĐH là "được mấy tháng". Tương ứng với nó TĐKĐ là "chín". Đây là phần duy nhất mang giá trị thông tin và giữ vai trò là tiêu điểm trong câu.

(ii) Tiêu điểm - cơ sở - tiêu điểm

Kiểu cấu trúc này xuất hiện ít trong giao tiếp. Nó có hai kiểu cơ bản sau:

Kiểu 1: câu trả lời tiêu điểm - cơ sở - tiêu điểm mà cả hai tin mới đều là tiêu điểm thông báo của câu. Ví dụ:

[2:74] a. Món đó món nào?

b. Thịt…thịt người ta ấy mà.

(AĐ1:73)

Dù trong câu trả lời có hai tin mới và chúng đều là tiêu điểm thông báo nhưng vẫn có trật tự nhất định mà không thể hoán đổi được vị trí cho nhau. Nếu đổi vị trí hai tin mới cho nhau thì câu trả lời phản ánh sai dụng ý mà người hỏi muốn hỏi, chẳng hạn: "Món nào là món đó".

Kiểu 2: Câu trả lời theo trật tự tiêu điểm - cơ sở - tiêu điểm có một tin mới làm tiêu điểm thông báo, một tin mới không phải là tiêu điểm thông báo nhưng có vai trò bổ sung, giải thích cho tiêu điểm thông báo. Ví dụ:

[2:75] a. Ai trả tiền?

b. Len giả chứ, Len nhiều tiền lắm. TĐ CS TĐ


(TNH2:250)


[2:76] a. Sao bảo hát chèo?

b. Không, hát chèosợ tẻ và thường quá. TĐ CS TĐ


(VTP:185)

Câu trả lời "Len" ở ví dụ [2:75] là phần tin mới chứa tiêu điểm thông báo vì nó trả lời vào đại từ nghi vấn "ai" nêu ra trong câu hỏi. Phần câu còn lại "Len nhiều tiền lắm" cũng là tin mới, nhưng tin mới này không có giá trị thông báo mà chỉ có tác dụng giải thích thêm cho tiêu điểm thông báo (Vì Len nhiều tiền nên sẽ là người trả tiền chứ không phải ai khác).

Qua việc phân tích những ví dụ trên đây chúng tôi nhận thấy câu trả lời gồm cả phần cơ sở và tiêu điểm có trật tự sắp xếp rất linh hoạt. Trật tự phần cơ sở, tiêu điểm trong câu trả lời phụ thuộc sâu sắc vào sự phân bố phần cơ sở và TĐH trong câu hỏi.

2.3.1.2. Câu trả lời chỉ có tiêu điểm

Kiểu câu trả lời chỉ có tiêu điểm thông tin xuất hiện cũng tương đối trong tiếng Việt. Theo số liệu thống kê của chúng tôi, kiểu này có tần suất là 1510/3389 câu, chiếm gần 45%. Sở dĩ kiểu câu này được sử dụng cũng tương đối vì nó đáp ứng được yêu cầu thông tin nhanh, chính xác và tiết kiệm ngôn ngữ trong giao tiếp. Trong giao tiếp, một phát ngôn chỉ có giá trị khi nó đem đến cho người nghe một thông tin mới "thông tin chưa có mặt trong ý thức của người nghe tại thời điểm đó". Vì vậy trong câu trả lời, phần cơ sở không đóng vai trò cung cấp thông tin nên có thể có mặt hay vắng mặt mà không ảnh hưởng đến nội dung thông báo mà người nói muốn truyền đạt đến người nghe. TĐKĐ ở đây là cái mới trong ý định của người nói, là sự khẳng định, đánh giá của chính bản thân người trả lời. Ví dụ:

[2:77] Bạch cụ, trai hay gái?

b. Thưa cụ... trai... ạ.

(DDN:28)

[2:78] a. Mày vẫn làm việc thanh niên đấy chứ?

b. Con vẫn làm đấy!

(NTNT:503)

Ở hai ví dụ trên, người hỏi đã đưa ra những phương án để người trả lời lựa chọn, một trong những phương án đưa ra có khả năng trở thành tiêu điểm thông tin. Vì vậy cái mới trong câu trả lời không phải là cái mới trên bề mặt ngôn từ mà "mới" ở sự khẳng định phương án trong câu hỏi mà người hỏi nêu ra.

Câu trả lời chỉ có TĐKĐ chia làm hai loại sau:

2.3.1.2.1. Câu trả lời chỉ có tiêu điểm do cấu trúc câu hỏi quy định

Với những câu hỏi chỉ nêu lên TĐH nên phần cơ sở sẽ không xuất hiện trong câu hỏi. Vì vậy để tương ứng với cấu trúc của câu hỏi thì câu trả lời hoàn toàn phải là tiêu điểm. Vì câu hỏi chỉ có tiêu điểm là những từ nghi vấn nên căn cứ để xác định cấu trúc thông báo của câu trả lời thuộc kiểu này là dựa vào ngữ cảnh. Ví dụ:

[2:79] a. Ai đấy?

b. Bạn tôi.


[2:80] a. Sao thế?

b. Anh thương con bé quá!

(NHT:134)


(DDN:5)

Có thể thấy rằng phần cơ sở không có mặt ở câu hỏi và câu trả lời. Nó đóng vai trò như tiền giả định có mặt trong ngữ cảnh cụ thể, từ đó tạo điều kiện cần thiết để các vai giao tiếp có thể hiểu phát ngôn của nhau.

2.3.1.2.2. Câu trả lời chỉ có tiêu điểm do phần cơ sở bị tỉnh lược

Để trả lời cho những câu hỏi này, ta có thể trả lời theo hai cách: trả lời cả phần cơ sở và tiêu điểm như trên đã trình bày và cách trả lời chỉ có tiêu điểm do lược bỏ phần cơ sở. Người trả lời có thể lựa chọn cách thứ hai để nhằm tiết kiệm ngôn ngữ và mong muốn chuyển tải thông tin ngắn gọn nhất, nhanh nhất. Ví dụ:

[2:81] a. Thế ba má cháu đâu?

b. Dạ, ở xa lắm.

(ĐG:22)

[2:82] a. Thế em là ai?

b. Em gái chị ấy.

(VPT:80)

Ngoài ra có những câu trong diễn ngôn đơn thoại chỉ toàn tin mới nhằm tạo ấn tượng cho người đọc và thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả. Ví dụ:

[2:83] Một tiếng hú to. Một người từ sau gốc cây đi ra.

(NTNT:73)

Tiêu điểm

Cấu trúc của tiêu điểm khẳng định

Cơ sở + Tiêu điểm

Trên cơ sở của những phân tích, chúng tôi có thể khái quát cấu trúc thông tin của câu có TĐKĐ qua sơ đồ sau:




Cơ sở - Tiêu điểm - Cơ sở

Cơ sở - Tiêu điểm

Tiêu điểm - Cơ sở

Tiêu điểm - Cơ sở - Tiêu điểm


2.3.2. Tiêu điểm hỏi

Tiêu điểm hỏi là loại tiêu điểm thông tin "có chức năng biểu hiện thông tin mà người nói chưa biết hoặc biết không chắc chắn, còn người nghe đã biết hoặc có thể biết ở thời điểm nói" [7,71]. Từ cách hiểu này, chúng ta nhận thấy để xác định được trọng điểm của câu hỏi phải dựa trên chính cấu trúc bề mặt của câu hỏi, ngữ điệu và ngôn cảnh.

Thường sử dụng loại câu hỏi cầu khiến thông tin khi người nói đã biết rằng có một sự tình nào đó xảy ra nhưng những chi tiết về sự tình đó thì chưa rõ. Do đó dù câu bị tách khỏi ngữ cảnh, TĐH trong câu vẫn được xác định. Ví dụ:

[2:84] Ai đánh vỡ bình hoa?

Tại sao em lại ra đi vào lúc này? Bài viết này thú vị ở điểm nào?

Song không phải bất cứ câu hỏi nào đưa ra người viết cũng chỉ cần dựa vào cấu trúc nổi của nó là xác định được TĐH. Có những câu nghi vấn có TĐH không xác định. Đó là những loại câu hỏi có chứa cặp nghi vấn như có…không, đã…chưa, à, ư, hả… giúp người hỏi kiểm tra độ tin cậy của thông tin. Vì vậy, để tìm ra cấu

trúc thông tin của những loại này, người nghe phải căn cứ vào trọng âm và ngữ cảnh của câu hỏi đó. Ví dụ:

[2:85] Có phải Lan từ Hải Phòng lên không nhỉ?

Câu trả lời giả định sau đây cho thấy tính đa dạng của TĐH (TĐH được in đậm).

(1) Không phải Lan mà là mẹ của Lan

(2) Không phải từ Hải Phòng lên mà từ Nam Định lên

Với TĐH đa dạng như vậy, ta có thể thể hình dung cấu trúc thông tin của câu hỏi trên như sau:

Với (1) TĐH rơi vào "Lan":



Có phải

Lan

từ Hải Phòng lên không nhỉ?


phần cơ sở


Cấu trúc thông tin

tiêu điểm hỏi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu Tiếng Việt - 8


Với (2) TĐH rơi vào "Hải Phòng":



Có phải Lan

từ Hải Phòng

lên không nhỉ?

phần cơ sở

Cấu trúc thông tin

tiêu điểm hỏi


Từ ví dụ trên, ta thấy rằng nếu chỉ dựa vào cặp nghi vấn "có phải…không" và tiểu từ "nhỉ" trên cấu trúc nổi thì người nghe chưa đủ căn cứ để xác định TĐH mà còn phải căn cứ thêm vào yếu tố thứ hai: trọng âm.

Xét theo cấu trúc thông tin, câu hỏi có TĐH có thể được chia làm ba loại

sau:


2.3.2.1. Câu hỏi gồm cả phần cơ sở và tiêu điểm hỏi

Đây là dạng câu hỏi được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Theo số liệu thống kê của chúng tôi có đến 1884/3744 câu hỏi gồm cả phần cơ sở và tiêu điểm hỏi (chiếm 50,32%). Kết quả này cho thấy phần cơ sở tuy không mang giá trị thông tin nhưng nó là căn cứ giúp người nghe trả lời được chính xác điều mà người nói muốn biết, cần biết. Câu hỏi có đầy đủ cả hai phần: phần cơ sở và TĐH sẽ tránh được trường hợp người hỏi hỏi một nội dung nhưng người nghe trả lời sang một nội dung khác. Trong nhiều trường hợp người hỏi muốn nhấn mạnh điều mình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022