Điều Kiện Xuất Hiện Của Tiêu Điểm Thông Tin Là Câu

+ trong mối tương quan với các thông tin khác trong văn bản; nó giải thích rằng thông tin được nhấn mạnh có tác động qua lại như thế nào, có vai trò như thế nào khi xử lý các thông tin khác.

Trong nội bộ một câu đơn lẻ, các trợ từ này bao giờ cũng đưa yếu tố được nhấn mạnh vào vùng tiêu điểm thông tin của câu. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích từng trợ từ cụ thể để thấy rõ các nét nghĩa của chúng và khả năng hoạt động của những trợ từ này trong câu.

Chính

Trong câu khi có sự xuất hiện của trợ từ "chính" thì bộ phận đóng vai trò là tiêu điểm thông tin thường trùng với chủ ngữ trong cấu trúc chủ - vị. Về mặt ngữ nghĩa, theo ý kiến của Nguyễn Đức Dân, ông cho rằng "chính" với chức năng nhấn mạnh mang nét nghĩa "duy nhất, tuyệt đối". Tuy nhiên theo sự quan sát khối dữ liệu, chúng tôi còn nhận thấy một số nét nghĩa sau:

- Người nói đồng nhất hoàn toàn các đối tượng được xác định trong một hoàn cảnh giao tiếp với các đối tượng cụ thể được nêu ra và được lấy làm tiêu điểm trong câu.

- Ngầm ẩn sự phủ định, bác bỏ mặt đối lập tương phản như là những khả năng hiện thực hay tiềm tàng đã được nói đến, được nghĩ tới. Nghĩa là trợ từ "chính" thể hiện người nói xác định một cách chính xác đối tượng nào đó, đồng thời ngầm ẩn một sự phủ định với tiền giả định mà có khả năng nghĩ tới.

[3:98] Thử hỏi, ai đã tìm cách lung lạc tinh thần dân chúng? Chính hắn.

Ai đã khuyến khích tên trưởng giả Alcibiade nổi loạn? Cũng chính

hắn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

[3:99] a. Ai bảo cô vậy?

b. Chính anh Phát về sau nói vậy.

Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu Tiếng Việt - 12

(TNT:417)


(TNT:476)

[3:100]Nhưng chính cái trách nhiệm với người mình yêu đã đem lại cho anh sự say sưa làm việc chưa từng có.

(NK:29)

Ví dụ [3:98] chỉ trong 2 câu, từ "chính" được lặp lại đến hai lần để khẳng định chắc chắn người làm "lung lạc tinh thần dân chúng"; người "khuyến khích tên trưởng giả

Alcibiade nổi loạn" không phải ai khác mà chính là nhân vật "hắn". Trong [3:99], đối tượng được xác định chính xác đã nói với nhân vật nữ là "anh Phát" chứ không phải là một người nào đó. Còn ở [3:100] thì nguyên nhân khiến anh có sự say mê như vậy là "cái trách nhiệm với người mình yêu".

Trợ từ "chính" ngoài việc nhấn mạnh cho phần làm tiêu điểm tham tố chủ thể trong câu thì nó còn được dùng để nổi bật về nghĩa cho những thành phần tiêu điểm tham tố đối thể, thời gian, không gian. Khi đó nó sẽ trùng với bổ ngữ, trạng ngữ trong cấu trúc cú pháp tiếng Việt. Ví dụ:

[3:101]Chẳng lẽ anh, chính anh, chị cũng chỉ coi là một thứ tiện nghi, một thứ "đồ đạc" của chị?

(NMC2:285)

[3:102]Chính tại đây chị đã giơ nắm tay nhỏ nhắn lên chào lá cờ Đảng.

(AĐ1:180)

[3:103]a. Để làm gì?

b. Để ngắm nguyệt thực - Sẽ có nguyệt thực toàn phần ngay chính

đêm nay, đêm Trung thu.


[3:104]Bình tĩnh lại tôi ngượng với chính tôi.


Đích, riêng

(TNH1:268) (TNĐS:260)

Cùng với "chính" để đánh dấu tiêu điểm tham tố chủ thể còn có hai trợ từ cũng có tác dụng chuyên biệt làm nổi bật cho tiêu điểm tham tố chủ thể là đích, riêng. Ví dụ:

[3:105]Đích là vợ anh và gã tình nhân mà bà cụ nhà anh đã ngờ.

(TNĐS:65)

[3:106]Riêng bác hàng cam, còn lúng túng buộc lại hào bao nên chửa đi ngay được.


[3:107]Riêng Đởm bị một miếng tạc đạn xước trán.

(VTP:241)


(CL:119)

Ngoài ra, "đích" và "riêng" còn dùng để đánh dấu cho tiêu điểm tham tố đối thể (trùng với chính bổ ngữ trong cấu trúc cú pháp) của câu. Ví dụ:

[3:108]a. Anh thấy cái gì thêm?

b. Đích là cái lò gạch, nhưng hiện nay chúng nó tản đi hết cả rồi.

(NCH:317)

[3:109]Riêng hai cuốn sổ nhật ký họ trao cho tôi xem xét. [3:110]Đêm nay là đêm của riêng Miên.

Ngay, cả


(TNĐS:128) (TNH:57)

Từ "ngay" là một từ đa nghĩa và cũng có nhiều tác giả đưa ra các ý kiến tranh luận xung quanh nó như Lê Văn Lý, Nguyễn Anh Quế trong chuyên luận "Hư từ trong tiếng Việt hiện đại", Nguyễn Đức Dân trong "Logíc ngữ nghĩa cú pháp". Nhưng ở luận văn này, chúng tôi không có ý định đưa ra một giải quyết thoả đáng cho trợ từ này mà chỉ xét đến vai trò quan trọng của chúng trong việc tạo nên những tiêu điểm tham tố mà thôi.

- Trong cấu trúc ngay A, cả A…, từ "ngay" bao giờ cũng tiền giả định sự tồn tại của những đối tượng, hoàn cảnh khác (ngoài A). Và người nói bao giờ cũng so sánh đối chiếu A với những đối tượng khác đồng loại, người nói đưa A vào phạm vi đối tượng đó. Đồng thời ngầm phủ định một quan điểm đối lập với quan điểm đã có trước đó. Ví dụ:

[3:111]"Ngay cả các vị giám khảo tóc bạc đáng kính cũng khụt khịt mũi tỏ vẻ hồi hộp"

(CL:81)

[3:112]Cả hai chị em Sứ và Quyên đều nấu ăn khéo. (AĐ1:38)

Nói "Ngay cả các vị giám khảo tóc bạc đáng kính…" thì nghĩa là thừa nhận một

tiền đề có trước rằng: "có những người khác ngoài các vị giám khảo tóc bạc cũng hồi hộp". Người nói đưa nó vào một tập hợp các yếu tố đồng loại với nó, đó là những người cũng đang hồi hộp như các vị giám khảo. Trong [3:112] ngầm ẩn "có nhiều đối tượng nấu ăn khéo; chị em Sứ và Quyên cũng nằm trong phạm vi đó". Do vậy trợ từ "ngay" và "cả" đều tập trung thể hiện cho phần thông tin được nhấn mạnh vào chính chủ thể của phát ngôn.

- Đặc điểm nữa của từ "ngay" và "cả" là: người nói biểu thị ý muốn đề cập đến một đối tượng nào đó khó ngờ nhất, và ít có khả năng mang đặc điểm được nêu trong câu nhất. Do đó thường ngầm ẩn một thuộc tính nào đó ở mức độ cao của nó. Điểm khác nhau duy nhất giữa "ngay" và "cả" ở chỗ "ngay" chứa đựng nét nghĩa đề cập thẳng, đề cập trực tiếp tới đối tượng còn "cả" không có nét nghĩa đó. Ví dụ:

[3:113]Ngay thầy giáo cũng không làm được bài toán này. [3:114]Cả ba nhát dao đều chém không đứt đầu chị.

(AĐ1:202)

Ý nghĩa ngầm ẩn của phát ngôn [3:113] là có nhiều người không làm được bài toán này. Người nói đề cập trực tiếp tới một đối tượng ít ngờ tới nhất, ít có khả năng không làm được, đấy là thày giáo cũng vẫn nằm trong số đó chứ không phải nằm ngoài phạm vi đó như có thể nói hoặc có thể nghĩ. Từ đó dẫn tới một khẳng định: bài toán này khó, khó ở mức độ cao. Còn ở [3:114] "ba nhát dao" chính là đối tượng cần được nhấn mạnh, cần được lưu ý để hiệu chỉnh để chính xác hoá một ý kiến có trước (do trước đó chưa được nói tới). Việc dùng từ "cả" ở trong câu hợp lý để làm nổi bật sức sống mãnh liệt của "chị" mà ở đây là nhân vật chị Sứ trong "Hòn Đất" của nhà văn Anh Đức.

Bên cạnh việc đánh dấu cho tiêu điểm tham tố chủ thể, "ngay" và "cả" còn có chức năng đánh dấu cho tiêu điểm tham tố không gian, thời gian. Ví dụ:

[3:115]a. Bao giờ cậu về làng?

b. Ngay bây giờ. (NTNT:346)

[3:116]a. Thưa thế ông ở đâu ta?

b. Tôi ở ngay tỉnh.

(NCH:272)

[3:117]Ở đâu cũng thấy dấu vết khắc nghiệt của chiến tranh. Dưới kia, khắp nơi và ngay cả khúc sông này.

(CL:180)

[3:118]Anh ấy làm việc cả chủ nhật.

Có trường hợp để tăng khả năng tập trung vào các tiêu điểm tham tố (chủ thể, đối thể) người ta kết hợp nhiều trợ từ cùng một lúc như ngay cả, đến cả, cả đến,… Ví dụ:

[3:119]Ngay cả những giờ nghỉ trưa, thay vì trò chuyện, chúng tôi chỉ đi qua đi lại nhìn nhau thăm dò.

(TNĐS:74)

[3:120]Ngay cả tiếng kèn, tiếng phách của phường bát âm cũng được tính toán khúc khoan khúc nhặt cho từng người viếng ông phủ Vĩnh Tường.

(NHT:68)

[3:121]Cả đến chính bà mẹ của anh ta nữa cũng không bao giờ nghĩ một cách thận trọng đến việc lấy vợ cho anh.


nàng.

(VTP:264)

[3:122]Cho đến cả cái hoàn cảnh xưa cũng như đương bao bọc lấy mình


(KH2:151)

[3:123]Cho cả đến những nệm vứt la liệt trong phòng trên một tấm thảm cổ

cũng may bằng gấm vóc Thượng Hải.


3.2.2.2.2. Nhóm từ chỉ xuất "đây, đấy, kia"


(KH1:189)

Theo dữ liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy các từ này thường xuất hiện ở cuối những câu có tiêu điểm tham tố. Ví dụ:

[3:124]a. Ai đấy?

b. Em… Mẫn, Ngát, Hiền đây.


[3:125]a. Gấu cũng ăn con ông à?

b. Không! Những con khác kia.

(NTNT:366)


(ĐG:140)


gì!

[3:126]a. Lại về chùa Láng như những cặp tình nhân hay mộng mị ấy chứ


b. Không, về nhà quê thực kia.

(KH2:159)

[3:127]a. Gì vậy?

b. Muối rang đấy.

(NMC2:99)

[3:128]a. Ờ, tụi nhỏ đi học kinh ở chùa vừa ra lúc nãy phải không hở tía?

b. Học chữ đấy. Các sróc Miên đều không có trường học.


3.2.2.2.3. Trợ từ tiêu điểm "toàn, nào"


(ĐG:217)

Chúng tôi nhận thấy khi có những trợ từ này xuất hiện trong câu thì phần tiêu điểm tham tố được thể hiện rõ nét. Ví dụ:

[3:129]Nhà lão Kiền sáu người. Toàn đàn ông.

(NHT:82)

[3:130]Riêng tôi thì không lấy gì làm vui lắm vì phải sống trong một ngôi nhà toàn là đàn bà, vừa buồn vừa lạnh.

(NK:377)

[3:131]Chung quanh cái chiếu nát viền cạp đỏ đã tung ra từng mảnh, nào

màn, nào chăn, nào gối, nào chổi, nào quả đựng mứt, nào hòm chè sen…

(VTP:155)

[3:132]Nào hoa tai, nào tráp đồi mồi, nào ống nhổ sứ, ai trông cũng đoán được là nhà giàu.

(NCH:130)

[3:133]Bao nhiêu tồn tại cho một cuộc rút quân sau mười một năm, nào là hài cốt, nào là dân vận,…

(CL:56)

Qua những ví dụ trên, chúng tôi nhận xét rằng trợ từ "toàn" và "nào" có ý nghĩa trái ngược nhau. Nếu "toàn" biểu hiện ý nghĩa bất thường là sự đơn điệu về chủng loại. Sự tình nêu trong câu được đánh giá là chỉ đơn thuần một loại, không có loại khác lẫn vào. Trong đó, "nào" có ý nghĩa trái ngược: nhấn mạnh vào sự phong phú, đa dạng về chủng loại. Do đó khi đọc những câu có chứa hai trợ từ này, người đọc sẽ tập trung chú ý vào các bộ phận được nhấn mạnh - tiêu điểm tham tố đối thể.

3.2.2.2.4. Kết cấu "chỉ… thôi"

Kết cấu này ngoài việc đánh dấu tiêu điểm là vị từ mà chúng tôi trình bày như trên, nó là phương tiện thể hiện tiêu điểm tham tố. Ví dụ:

[3:134]Tôi chỉ ăn gan thôi.

(AĐ1:73)

[3:135]a. Ở cơ quan có ai biết chính em đã viết thư nặc danh vu cáo lão trước khi bầu giám đốc không?

b. Không, chỉ có anh với cái Mây đánh máy biết thôi.


[3:136]a. Nhưng kìa, sao chú ấy không đi ăn cơm?

b. Thưa ông, ở chùa chỉ ăn có hai bữa mà thôi.


3.2.2.2.5. Đại từ nghi vấn


(TNĐS:302)


(KH1:24)

Các đại từ nghi vấn như ai?, gì?, nào?, bao giờ?, đâu?,… là phương tiện thể hiện chính của cấu trúc thông báo có tiêu điểm tham tố là TĐH. Chúng tôi đã trình bày các đại từ nghi vấn này khá kĩ ở phần trên. Nên ở đây chúng tôi chỉ điểm lại thành hệ thống.


3.3. Cấu trúc thông tin có tiêu điểm thông tin là câu

Khác với cấu trúc thông tin có tiêu điểm là vị từ và cấu trúc thông tin có tiêu điểm là tham tố, cấu trúc thông tin có tiêu điểm câu là cấu trúc không thể phân chiết ra được bất kỳ một bộ phận nào trong đó quan trọng hơn về mặt thông tin. Người nói tạo lập và người nghe tiếp nhận toàn bộ cấu trúc như là một thông điệp mang thông tin mới hoàn chỉnh.


3.3.1. Điều kiện xuất hiện của tiêu điểm thông tin là câu

Cấu trúc thông tin có tiêu điểm câu có thể xuất hiện với cả ba loại tiêu điểm: TĐKĐ, TĐH và TĐTP.

3.3.1.1. Câu có TĐKĐ khi toàn bộ câu trả lời cho những câu hỏi tìm kiếm thông tin chung về sự tình kiểu như: "Có chuyện gì vậy?". Hầu hết những kiểu câu này thường trùng với cấu trúc chủ - vị của cấu trúc cú pháp tiếng Việt. Ví dụ:

[3:137]a. Có chuyện gì vậy, các ông?

b. Tự nhiên thấy đóng cửa và bỏ đói, bỏ khát chúng tôi cả ngày

hôm qua.

(NĐT:429)

hoặc để giới thiệu một sự tình liên quan đến một thực thể mới được đưa vào diễn ngôn. Do đó chủ ngữ thường không xác định. Ví dụ:

[3:138]Cháy rừng Tánh Linh!

[3:139]Đổ cây.

3.3.1.2. Câu có TĐH thì ngoài việc trả lời cho các câu hỏi tìm kiếm thông tin chung như trên còn là câu kiểm chứng thông tin kiểu như "Có đúng là S - P không?". Ví dụ:

[3:140]a. Gì thế, con?

b. Nó ngồi dưới gốc cây đó.


[3:141]a. Có đúng là em đã về Việt Nam rồi không?

b. Em vừa xuống sân bay được một lúc.


(ĐG:165)

3.3.1.3. Câu có TĐTP, câu thường đi với câu hỏi ngữ cảnh kiểm chứng thông tin về một sự kiện được tiền giả định sai hoàn toàn trong tham thoại trước đó. Ví dụ:

[3:142]a. Đi chợ à?

b. Không, ra ngoài đi bộ cho đỡ căng thẳng. [3:143]a. Con làm vỡ bình hoa?

b. Gió làm đổ đấy ạ.

Trong diễn ngôn đơn thoại, câu có cấu trúc thông tin trùng với cấu trúc chủ - vị khi thông tin mà nó biểu thị chưa được nói đến trong các câu đi trước, do đó nó hoàn toàn là thông tin mới với người nghe. Ví dụ:

[3:144](Bọn gánh hàng nhốn nháo) Chạy tứ tung. Quang gánh vướng.

Người ngã. Hàng đổ. Bát vỡ.

(NCH:114)

[3:145]Một bàn tay lướt trên người tôi. Một bóng người lờ mờ.

(NĐT:25)


3.3.2. Phương tiện thể hiện của tiêu điểm thông tin là câu

3.3.2.1. Khả năng hoạt động của tiêu điểm thông tin là câu

3.3.2.1.1. Cấu trúc thông tin có tiêu điểm là câu trùng với trật tự chủ - vị của cấu trúc cú pháp có thể là câu khẳng định. Ví dụ:

[3:146]a. Chắc dưới ấy anh cũng trông thấy?

b. Không thấy đâu. Sương dày lắm.

(NMC2:177)

[3:147]a. Bố làm mẹ buồn à?

b. Con đừng nhắc tới người đàn ông khốn nạn ấy nữa.


[3:148]a. Có chuyện gì thế này?

b. Đánh nhau. Bộ đội đánh nhau với dân.


(TNĐS:24)


(CL:185)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022