Bùi Kỷ Với Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Bắc Kỳ (1934 - 1945)

Tây học, có nguy cơ bị cắt đứt liên hệ với các giá trị tinh thần truyền thống của cha ông, cũng là một cách duy trì, bồi dưỡng ý thức dân tộc cho họ. Có thể thấy, ở mặt này, Bùi Kỷ có chung tư tưởng, cách nghĩ với Nguyễn Ái Quốc bởi Người từng nêu: “Thực dân Pháp lại cố tâm hủy bỏ Hán học, vì chúng thấy là nguy hiểm cho sự thống trị của chúng, vì chúng biết rằng, Hán học có thể đưa vào Việt Nam những tư tưởng tiến bộ phương Tây thông qua Trung Quốc và Nhật Bản...” [87, tr. 12].

Khi giảng dạy Việt văn, Bùi Kỷ không chỉ dạy cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của tiếng Việt, các phương pháp nghiên cứu văn học Việt Nam một cách có hệ thống mà còn giáo dục cho họ ý thức về trách nhiệm của người trí thức đối với việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Về phần văn học chữ Hán, trong khi nhiều nhà văn nước ta và một vài nhà nghiên cứu người Pháp cho rằng, các tác phẩm của bao nhiêu nhà nho Việt Nam ngày xưa đều chỉ là những thế phẩm của các thể loại văn chương Tàu, thì thầy Bùi Kỷ lại lưu ý các sinh viên về tính độc đáo của một số nhà văn Việt Nam nổi tiếng hay chữ, nhất là về những đề tài, những chủ đề có nội dung đặc sắc Việt Nam. Nhờ vậy, sinh viên đã bắt đầu “chú ý đến văn thơ thời kì đầu của nhà Lý, nhà Trần, thời kỳ mà theo Cụ, nho giáo chưa chiếm được địa vị độc tôn và học khoa cử chưa phải là “khuôn vàng thước ngọc” của học thuật nước nhà” [60, tr. 272].

Nhờ sự uyên thâm cộng thêm phương pháp dạy học chủ động với lối dẫn dắt thu hút mà mỗi giờ giảng của Thầy đều được học trò trông ngóng, yêu thích. Ông Võ Thuần Nho19, người từng học ở Trường tư thục Thăng Long đã viết về người thầy dạy Việt văn của mình như sau: “Tôi nhớ mãi các bài giảng tiếng Việt như Truyện Kiều, truyện Trê Cóc của cụ Bùi Kỷ. Tuy mỗi tuần chỉ có một hai giờ với Cụ mà sao chúng tôi trông chờ giờ đó đến thế và sau mỗi giờ chúng tôi càng yêu mến tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ và càng thấy tính phong phú, trữ tình của tiếng Việt chúng ta…

[28, tr. 13]. Ông Vũ Ngọc Khánh cũng dành cho thầy Bùi Kỷ sự kính phục: “Tôi càng nhận ra vốn tri thức của thầy rất uyên bác, cả cổ kim đông tây, chứ không phải chỉ riêng về nho học mà thôi. Thầy rất hiểu những từ cổ, mỗi lúc hỏi đến chữ nào là sẵn sàng giảng giải đến hàng giờ, nghe rất lý thú mà hào hứng” [32, tr. 529].


19 Nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyễn Văn Biên, một học sinh của Trường tư thục Thăng Long (niên khóa 1937- 1941) đã bồi hồi khi nhớ về môn lịch sử của thầy Võ Nguyên Giáp, chủ nghĩa nhân văn và các quan điểm văn học tiến bộ của thầy Đặng Thai Mai. Đối với mảng tiếng Việt và chữ nho của thầy Bùi Kỷ, ông nhận xét: “Các bài giảng của Cụ đã giúp tôi cảm thụ được phần nào cái đẹp của tiếng Việt và thêm yêu mến nền văn học dân tộc. Cụ đã gây trong tôi lòng hứng thú về các nền chính trị qua các thời đại, về các ứng xử của người xưa, về cảm khái và tài hoa của các vị tiền bối. Đối với tôi đó là một mạch kiến thức rất quý, góp phần đem lại trong tôi rất nhiều sự cân bằng giữa hai miền Đông Tây, giữa cảm thụ văn học dân tộc và văn học nước ngoài” [5, tr. 288].

Không chỉ gây cho học sinh tình yêu nước qua từng bài giảng, Thầy Bùi Kỷ còn tận dụng mọi cơ hội để truyền cho họ khát vọng đấu tranh và cống hiến. Biết một học sinh tên là Bình (tức Phạm Duy Bình, học sinh Trường tư thục Thăng Long niên khóa 1938-1942), Thầy Bùi Kỷ đã ghi vào sổ lưu niệm của học trò 6 chữ nho “BÌNH THIÊN HẠ KHI BẤT BÌNH”. Đó là một cách gián tiếp thầy nhắc nhở cho các học trò về trách nhiệm đối với đất nước giữa những ngày ngột ngạt,“một cổ hai tròng” dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Sau này, Phạm Duy Bình vẫn thường tự hào mỗi khi nhắc tới kỷ niệm quý báu đó: “Các bạn học trong lớp được xem lời ghi cho tôi của thầy Bùi Kỷ đều trầm trồ khâm phục thầy: Đến những ngày cuối khóa học sắp bế giảng mà thầy vẫn không bỏ lỡ dịp giáo dục, nhắc nhở học sinh của mình” [5, tr. 314]. Cách giáo dục đó của thầy Kỷ tưởng chừng dễ dàng mà lại rất sâu sắc!

Trong dịp được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, GS. Nguyễn Lân có dịp bày tỏ lòng tri ân đối với người khai tâm về chữ Hán cho ông khi còn nhỏ là cụ Dương Quảng Hàm rồi đến cụ Bùi:

Ở trường Cao đẳng dạy văn ta Cụ Kỷ là gương sáng thứ ba

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Phó bảng nhưng khinh vòng hoạn lộ

Mong truyền vốn quý của ông cha [28, tr. 12]

Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX - 5

Những vần thơ chân thật mà sâu sắc của Nguyễn Lân đã phần nào cho thấy tính cách, phẩm chất và vị trí đặc biệt của thầy Bùi Kỷ trong sự nghiệp giáo dục nước ta lúc bấy giờ. Trong những trang hồi ký của mình, Nguyễn Lân không giấu giếm lòng mến mộ và biết ơn đối với người thầy giáo cũ đã bày tỏ: “Tôi vô cùng cảm ơn cụ Bùi Kỷ, vì trong 3 năm, cụ đã dạy cho tôi tất cả lịch sử văn học của nước nhà, với mọi sự nhiệt tình đặc biệt. Đây là một cụ phó bảng không thích làm quan, chỉ chọn nghề dạy học để trau dồi cho chúng tôi tinh thần yêu tiếng Việt và yêu nền văn học phong phú của nước nhà” [54, tr. 12]. Đó có lẽ cũng là tâm tình của nhiều học sinh, sinh viên từng là học trò của thầy Bùi Kỷ trong thế kỉ XX. Đối với họ, được học thầy Kỷ - một nhà sư phạm mẫu mực là điều may mắn trong cuộc đời.

Bên cạnh đó, Bùi Kỷ còn tham gia công tác quản lý giáo dục và giảng dạy ở bậc đại học. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông từng là thành viên của Hội đồng cải cách giáo dục trong Chính phủ Trần Trọng Kim. Sau khi đất nước giành được độc lập, ông tiếp tục được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử làm cán bộ cao cấp của ngành giáo dục. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, cùng với “giặc đói”, “giặc ngoại xâm” thì “giặc dốt” là một trong những kẻ thù nguy hiểm trước mắt của dân tộc ta. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu tiên, chính quyền cách mạng đã xác định giáo dục là quốc sách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 8-10-1945, Đại học Quốc gia Việt Nam được thành lập. Nhận thấy cần thiết phải đào tạo giáo sư văn khoa ban trung học và nâng cao nền khoa học nhân văn cho xứng với một nước độc lập và theo kịp bước các nước tiên tiến trên thế giới, ngày 10-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 45/SL, thành lập Ðại học Văn khoa, trực thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam.

Ðể chuẩn bị cho năm học mới, năm học đầu tiên dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đầu tháng 11-1945, Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục đã kí một loạt các Nghị định công bố chương trình đào tạo đội ngũ giáo sư, quy chế thi cử của Trường Đại học Văn khoa. Căn cứ vào ý kiến của Hội đồng Chính phủ, Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục đã kí Nghị định cử các giáo sư giảng dạy cho Trường Đại học Văn khoa, gồm các ông Cao Xuân Huy, Hồ Hữu Tường, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Nguyễn

Mạnh Tường, Nguyễn Văn Huyên làm giáo sư Đại học Văn khoa và các ông Đào Duy Anh, Cù Huy Cận, Trần Văn Giáp, Ngô Xuân Diệu, Trần Khánh Giư (Khái Hưng), Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỷ, Nguyễn Đình Thi, Đoàn Phú Tứ giảng về những vấn đề đặc biệt trong chương trình Văn khoa. Chính phủ giao cho ông Giám đốc Đại học Quốc gia thảo luận với những vị trên về nội dung giảng dạy và về số giờ mà những vị ấy nhận dạy trong niên khóa 1945 – 1946 [17, tr. 52]. Trong số các vị có tên kể trên, chỉ có 4 người được Chính phủ đánh giá là có học vị cao: Bùi Kỷ đỗ Phó bảng; còn Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường, Phạm Duy Khiêm đều đã bảo vệ xuất sắc luận án ở Pháp những năm 1930. Điều đó không chỉ cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc sử dụng và đào tạo nhân tài mà còn một lần nữa khẳng định năng lực, trình độ học vấn, uy tín của thầy Bùi Kỷ.

Như vậy, sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi ấy đã gần 60 tuổi nhưng thầy Bùi Kỷ vẫn được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao nhiệm vụ giảng dạy Việt văn cho sinh viên Trường Đại học Văn khoa, tiền thân của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ngoài ra, ông còn là một thành viên của Hội đồng giáo dục Việt Nam theo Sắc lệnh số 102/SL ngày 4-9-1949 của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Có thể nói, trong suốt mấy chục năm cống hiến cho nền giáo dục nước nhà, dù là một người thầy đứng lớp giảng dạy hai môn Việt văn và Hán văn hay thực thi chức vụ quản lý thì Bùi Kỷ vẫn mãi mãi là một người thầy đáng kính trong lòng các thế hệ học sinh, sinh viên! Cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn gắn bó hết mình với sự nghiệp giáo dục, với nền văn hóa dân tộc.

2.2. Bùi Kỷ với phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ (1934 - 1945)

2.2.1. Bối cảnh xuất hiện phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ đầu thế kỉ

XX

Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu hết các quốc gia ở châu Á đều rơi vào

hoàn cảnh bị thực dân xâm chiếm, mất chủ quyền và trở thành thuộc địa của các nước phương Tây. Thực tế đó dẫn đến một hệ quả tất yếu: Các yếu tố chính trị, văn hóa và tôn giáo (chủ yếu là Công giáo) châu Âu ồ ạt tràn vào các nước châu Á. Bước sang thế kỉ XX, song song với quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, tại

các nước châu Á đã xuất hiện những tư tưởng, hoạt động chống lại các yếu tố của nền văn hóa phương Tây, coi đây như một mặt trận chống thực dân. Sự “đối thoại” giữa các bộ môn khoa học và tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng được mở rộng ở tầm mức thế giới. Nằm chung trong cuộc đối thoại học thuật và tư tưởng Đông Tây, sự cọ xát giữa các tôn giáo và triết thuyết lớn phương Đông (chủ yếu là Phật giáo) với các tôn giáo và triết thuyết phương Tây (đạo Công giáo, tư tưởng triết học Ánh Sáng…), đã khiến Phật giáo có điều kiện để hình thành một nền Phật giáo mới có thể đáp ứng được trước sự biến đổi của xã hội. Cuộc đối thoại về học thuật và tư tưởng này đã thu hút nhiều nhà lý luận Phật giáo xuất chúng. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội với sự ra đời của nhà nước Xô viết, đã có tác động rất lớn đến phong trào giải phóng dân tộc cũng như tư tưởng Phật giáo các nước châu Á đương thời. Từ đó tạo tiền đề cho sự xuất hiện của phong trào chấn hưng Phật giáo ở các nước châu Á. Trong phong trào đó, nổi bật lên 3 nhân vật tiêu biểu là: Henry Steel Olcott (Hoa Kỳ), pháp sư Angarika Dharmapala (Sri Lanka) và hòa thượng Thái Hư (Trung Quốc).

Từ Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc với sự hoạt động tích cực của các nhân vật Phật giáo xuất chúng nêu trên, ngọn gió chấn hưng Phật giáo, bằng nhiều con đường và nhiều cách thức, đã ảnh hưởng tới các nước châu Á như Nhật Bản, Mianma, Việt Nam… Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và trực tiếp từ phong trào chấn hưng Phật giáo ở Trung Quốc, đặc biệt là tư tưởng cải cách Phật giáo của hòa thượng Thái Hư20.

Cùng với bối cảnh chung của thế giới, tình hình trong nước cũng tác động tới sự ra đời phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Sau các cuộc khởi nghĩa chống Pháp thất bại, nhiều trí thức yêu nước Việt Nam đi đến nhận thức rằng, muốn đánh đuổi thực dân xâm lược phải vận động duy tân đất nước theo tư tưởng dân chủ tư sản. Bên cạnh các tân văn, tân thư của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi, các thuyết về nhân đạo, nhân quyền của Rút-xô, Mông-tes-ki-ơ, Vôn-te... thì nhiều chí sĩ đánh giá cao vai trò của tôn giáo đối với sự phát triển của xã hội. Trong các tôn giáo tại Việt


20 Thái Hư (1889 – 1947), họ Lữ, tên húy Duy Tâm, là người có công lớn trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Trung Quốc đầu thế kỉ XX.

Nam, Phật giáo được đánh giá cao nhất, cho nên, việc chấn hưng Phật giáo được các nhà cách mạng như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi... ủng hộ. Theo họ, cùng với nỗ lực cải cách văn hóa, xiển dương quốc học… thì chấn hưng Phật giáo cũng là một hình thức đấu tranh ôn hòa trong khuôn khổ “thỏa hiệp” với phe thống trị [15, tr. 31]. Tại sao họ lại ưu tiên chọn Phật giáo? Đó là bởi Phật giáo đã từng đạt được những thành tựu to lớn và có vai trò quan trọng đối với các nhà nước phong kiến Việt Nam, mà không phải tôn giáo nào cũng làm được. Trong khi đó, cho đến đầu thế kỉ XX, Nho giáo thực sự rơi vào tình trạng lạc hậu và suy tàn, còn Công giáo thì lại có sự dính líu đến thực dân Pháp xâm lược. Do vậy, đây là điều kiện thuận lợi để Phật giáo trỗi dậy như một ưu tiên và lựa chọn hợp lý để duy trì truyền thống văn hóa dân tộc trước nguy cơ bị văn hóa thực dân làm cho suy yếu. Mặt khác, sự xuất hiện của nhiều hiện tượng tôn giáo mới, tiêu biểu là đạo Cao Đài ở Gò Kèn (Tây Ninh) năm 1925 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự ra đời của Phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Đạo Cao Đài đã thu hút nhiều người theo, trong đó có nhiều tín đồ Phật giáo. Đạo Cao Đài còn tuyên bố: Các tôn giáo lớn mang tính truyền thống của Việt Nam đương thời đều đã đến thời kỳ mạt pháp. Do vậy, đạo Cao Đài được thành lập ra là để cứu độ [15, tr. 33]. Điều này khiến nhiều nhà sư Phật học phản ứng mạnh mẽ. Vả lại, bản thân Phật giáo cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế, suy thoái như: Xu hướng thần bí hóa biểu tượng cũng như giáo lý Phật giáo, xa rời pháp giáo ngày càng tăng, suy đồi đạo đức trong giới Tăng già, sự chia rẽ, mất đoàn kết giữa các môn phái... Vì vậy, họ nhận thấy cần phải nhanh chóng chỉnh đối,

chấn hưng Phật giáo nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển.

Cũng cần nói thêm rằng, phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ phát triển là nhờ sự “tiếp sức” của chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương. Mặc dù thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là có sự trợ giúp của giáo hội và nhà thờ Công giáo, nhưng bộ máy quan lại của Pháp tại Đông Dương càng ngày càng có xu hướng muốn thoát khỏi sự kiểm soát của nhà thờ, của các linh mục. Chính vì vậy, bên ngoài thì chính quyền thực dân Pháp vẫn ưu ái cho Công giáo phát triển tại Việt Nam, nhưng thực tế bên trong lại tìm mọi cách hạn chế ảnh hưởng của Giáo hội. Do đó, chính quyền thực dân Pháp không những không có biện pháp cấm đoán đối với

hoạt động chấn hưng Phật giáo, mà ở khía cạnh nào đó còn tạo điều kiện cho phong trào này phát triển ở cả 3 xứ Bắc, Trung và Nam Kỳ nhằm tạo ra một đối trọng với Giáo hội Công giáo.

Trước những tiền đề về mặt chính trị, xã hội và tôn giáo đó, nhiều nhà sư và trí thức Phật học Bắc Kỳ mong muốn chấn hưng Phật giáo, góp phần vào phong trào chấn hưng văn hóa dân tộc, một sự chấn hưng dựa trên cơ sở của ý thức tự tôn dân tộc. Phong trào có sự tham gia tích cực của nhiều nhân giới học phật và Phật giáo, cả phía xuất gia lẫn tại gia (cư sĩ Nguyễn Hữu Kha, nhà sư Tố Liên, nhà sư Trí Hải…). Cuối năm 1932, Phật học tùng thư đặt tại chùa Mai Xá (Hà Nam) được thành lập với các thành viên ban đầu, phía xuất gia gồm các nhà sư Thái Hòa, Trí Hải, Hải Châu và phía tại gia có Lê Toại, Trần Văn Giác và Nguyễn Hữu Kha. Mục đích của Phật học tùng thư là biên dịch kinh sách Phật giáo Hán ngữ ra Quốc ngữ để ấn hành và truyền bá sâu rộng trong phật tử và quần chúng nhân dân với mong muốn sẽ thành lập Hội Phật giáo khi đã được nhiều người hiểu biết tán thành, khi nhân duyên đầy đủ và cơ hội thuận tiện.

Ngày 8-4-1934, Phật học tùng thư chính thức chuyển về chùa Quán Sứ (Hà Nội). Đến ngày 6-11-1934, Thống sứ Bắc Kỳ Auguste Tholance đã ký Nghị định số 4283, cho phép thành lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ. Trên cơ sở pháp lý đó cùng với quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, ngày 16-11-1934, Hội Phật giáo Bắc Kỳ được thành lập, gồm 32 người, trong đó có 27 vị là cư sĩ và nhà Phật học. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ bởi sau 10 năm vận động (1924 - 1934), Phật giáo từ đây đã có sự thống nhất toàn miền về lãnh đạo, tổ chức, phương hướng nhằm tiến hành công cuộc chấn hưng. Cùng với đó, Nhà in Đuốc Tuệ và báo Đuốc Tuệ cũng được ra đời để ấn hành kinh sách Phật giáo chữ Quốc ngữ nhằm phổ biến sâu rộng trong giới Phật tử và quần chúng nhân dân.

2.2.2. Vai trò của Bùi Kỷ trong phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ (1934 - 1945)

Vốn là một trí thức yêu nước, có tinh thần dân tộc và tâm huyết với nền văn hóa

- giáo dục nước nhà nên khi phong trào chấn hưng Phật giáo xuất hiện, Bùi Kỷ đã

nhiệt tình hưởng ứng. Thời gian này, ông vừa giảng dạy tại các trường, vừa sôi nổi tham gia Phong trào. Ngay từ khi được thành lập tại Hà Nam, Phật học tùng thư đã thu hút được sự ủng hộ của nhiều nhân sĩ, trong đó có Bùi Kỷ.

Sau khi Hội Phật giáo Bắc Kỳ được thành lập theo Nghị định số 4283 của nhà cầm quyền Bắc Kỳ, ngày 18-11, đại hội đồng họp dưới sự chủ tọa của ông Nguyễn Năng Quốc đã bầu Ban Quản trị chính thức, ghi tên sáng lập hội viên đều là vĩnh viễn cố vấn hội viên của Hội. Theo đó, Hội đồng Quản trị gồm: Tổng đốc trí sĩ Nguyễn Năng Quốc (Chánh Hội trưởng), Đốc học Hà Đông Nguyễn Văn Ngọc và Tuần phủ trí sĩ Trần Văn Đại (Phó Hội trưởng), Phiên dịch Phủ Toàn quyền Lê Dư (Quản lý), Phán sư hưu trí Lê Toại (Chánh Thủ quỹ), Phán sự hưu trí Nguyễn Hữu Lộc (Phó Thủ quỹ), Tham tá Trường Bắc cổ Trần Văn Giáp (Chánh Thư ký), Sư cụ Tuệ Chiêu và Tham tá Tòa Thượng phẩm Nguyễn Nhún làm Phó Thư ký, Đốc học Nguyễn Quang Oánh, Phó bảng Bùi Kỷ và Cử nhân Dương Bá Trạc làm Cố vấn [16, tr. 44-45].

Ngoài chức vụ cố vấn Hội đồng Quản trị Trung ương, Bùi Kỷ còn được bầu làm thành viên Ban Khảo cứu Phật giáo và Diễn giảng, thành viên Ban Biên tập báo Đuốc Tuệ. Là một Phó bảng tinh thông cả Hán học và Tây học, Bùi Kỷ tiếp xúc với giáo lý đạo Phật khá nhanh và trở thành một nhà nghiên cứu Phật học. Tuy viết không nhiều và chỉ viết vào những năm 1935 - 1937, nhưng những bài viết của Bùi Kỷ chứng tỏ ông là một người có sự hiểu biết sâu sắc về đạo Phật. Chủ đề Phật giáo mà ông tập trung giải thích là một số vấn đề căn bản của Phật học và giáo lý Phật giáo. Các bài viết của ông thường là bài nhiều kỳ đăng trên Đuốc Tuệ.

Bùi Kỷ nhận thấy rằng, muốn chấn hưng Phật giáo trước hết cần phải giúp cho giới Phật học, nhất là phái tại gia hiểu được căn bản về tôn chỉ chân chính và thiết thực của đạo Phật. Bởi vậy, ông đã dành nhiều tâm sức để viết bài “Tôn chỉ đạo Phật” đăng trên báo Đuốc Tuệ từ số 7 đến số 12. Ông cho rằng: “Loài người vì có lòng dục vọng mà đi vào đường mê, cho nên tôn chỉ đạo Phật cốt là đưa người ở trong con đường mê ra con đường tỉnh ngộ, tỉnh ngộ tức là giác vậy” [41, tr. 16]. Song ông cũng khẳng định, cắt nghĩa chữ “giác” không khó mà thực hành chữ “giác” mới khó. Vì vậy, song song với việc giải thích chữ “giác”, ông còn chỉ ra các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023