Nội Dung Và Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Và Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Ngành Cao Su Trong Thời Kỳ Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn.


sản xuất là điều các doanh nghiệp phải đảm bảo. Do đó sự phát triển của ngành cao su sẽ góp phần cải thiện hạ tầng cơ sở, các điều kiện về kinh tế - xã hội của một vùng, khu vực, góp phần xây dựng nông thôn mới và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Ngược lại, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là môi trường, là cơ sở cung cấp cho ngành cao su đất đai, lao động và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội để ngành cao su phát triển. Do đó, trong chừng mực nhất định, sự phát triển của ngành cao su có mối quan hệ hỗ tương với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta.

(1) Sự phát triển của ngành cao su là một bộ phận quan trọng góp phần vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

- Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và có giá trị xuất khẩu cao

Cao su là nguồn nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp và là ngành hàng quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhu cầu sử dụng cao su hiện nay chiếm ổn định khoảng 40 - 50% tổng nhu cầu cao su trên thế giới, phần còn lại là nhu cầu cao su tổng hợp, chiếm khoảng 50-60%. Phát triển sản xuất cao su đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt ở nông thôn thông qua việc hình thành những khu vực sản xuất hàng hóa tập trung, có giá trị xuất khẩu cao (Sheela Thomas, 2016). Sản phẩm cao su và gỗ cao su có giá trị kinh tế cao, hiện cao su và ngành hàng công nghiệp cao su là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, là nguồn thu ngoại tệ lớn của quốc gia với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 7 tỷ USD.

- Đóng góp vào việc giải quyết việc làm, bảo đảm thu nhập, cải tạo môi trường sinh thái và phát triển bền vững

Sản xuất cao su là ngành thâm dụng lao động. Cây cao su đòi hỏi một lực lượng lao động khá lớn và ổn định lâu dài để thực hiện việc trồng, chăm sóc và khai thác suốt 25 - 30 năm. Nhu cầu lao động đối với cao su đại điền tối thiểu là 01 lao động cho 03 ha vườn cây, đối với cao su tiểu điền lao động còn cần nhiều hơn nên việc trồng cao su sẽ tạo việc làm với thu nhập ổn định cho một số lượng lớn người lao động ở nông thôn trong dài hạn, do đó, cây cao su là cây được nhiều nước châu Á chọn lựa để phát triển sản xuất ở nông thôn.


Vườn cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường thông qua phủ xanh đất trống đồi trọc, đất bạc màu, chống xói mòn trên các loại đất đồi dốc. Vườn cao su là nơi thu hút khí car-bon, giúp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Việc bảo vệ môi trường sinh thái được bền vững do cây cao su có chu kỳ sống dài. Ngoài ra năng lượng tiêu thụ để sản xuất cao su cũng ít hơn nhiều so với sản xuất cao su nhân tạo (D Satakhun và cộng sự, 2019) [71].

Kết quả theo dòi cho thấy, độ phì của đất hầu như được đảm bảo trên các loại đất tái canh cây cao su nếu trong chu kỳ khai thác vườn cao su được chăm sóc thích hợp. Đất trồng cao su không bị suy thoái và năng suất vườn cao su vẫn đảm bảo sau 3 - 4 chu kỳ tái canh trong vòng hơn 100 năm qua. Vườn trồng cao su kết hợp trồng xen với nhiều loại cây khác và chăn nuôi làm gia tăng và đa dạng nguồn thu nhập cho người trồng, đa dạng sinh học trong những mô hình sản xuất thích hợp (Sheela Thomas, 2016). Ngoài ra cây cao su còn góp phần chuyển đổi tập quán “đốt rừng làm rẫy”, “du canh, du cư” của đồng bào dân tộc thiểu số sang phương thức “định canh định cư”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

- Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH

Có thể nói, việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, độc canh mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa là đóng góp nổi bật của ngành cao su, góp phần chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Việc hình thành và phát triển các trang trại cao su là tiền đề quan trọng để chuyển từ sản xuất thuần nông sang sản xuất hàng hóa nguyên liệu tập trung và công nghiệp chế biến ở nông thôn phát triển. Từ đó thực hiện sự phân công lao động tại chỗ và thu hút lao động các vùng khác tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng xã hội như điện, đường, nhà trẻ, trường học, bệnh viện ... ở các vùng nông thôn cũng như hình thành các khu dân cư mới (Sheela Thomas, 2016).

Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 - 9

(2) CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo môi trường thuận lợi cho ngành cao su phát triển

Sản xuất cao su chủ yếu được thực hiện và phát triển ở nông thôn. Vì vậy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ cung ứng quỹ đất để mở rộng qui mô sản


xuất cao su; cung ứng nguồn lao động và cơ sở hạ tầng cho sản xuất cao su phát triển.

- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cung ứng quỹ đất để mở rộng qui mô sản xuất cao su

Sự mở rộng diện tích cao su phụ thuộc vào quỹ đất. Quỹ đất dành cho ngành cao su phát triển phụ thuộc vào mối quan hệ cạnh tranh giữa cây cao su với các loại cây trồng khác như: cà phê, tiêu, điều, ca cao, cây ăn trái... Khi hiệu quả kinh tế của cây cao su ở mức cao, có sức cạnh tranh hơn các loại cây trồng khác sẽ có thêm quỹ đất cho cây cao su phát triển. Mặt khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình CNH, HĐH theo hướng lao động nông nghiệp giảm dần, chuyển dịch sang các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn hoặc chuyển ra thành phố, khu công nghiệp để có thu nhập cao hơn, sẽ kéo theo việc giảm diện tích canh tác cây trồng do thiếu lao động tạo ra quỹ đất cho sự mở rộng diện tích cây cao su.

- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch cơ cấu lao động, cung ứng nguồn lao động dồi dào cho sản xuất cao su phát triển

Bên cạnh quỹ đất, khả năng mở rộng diện tích cao su phụ thuộc vào nguồn lao động. Nguồn lao động đó có thể đến từ khu vực nông thôn chung quanh cơ sở sản xuất cao su và từ các vùng khác khi quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo ra lượng lao động nông nghiệp truyền thống dôi ra để có thể chuyển thành công nhân nông nghiệp của ngành cao su.

- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo ra kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hỗ trợ sự phát triển của sản xuất cao su.

Để phát triển vườn cây và mạng lưới nhà máy chế biến cao su cần có hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH phù hợp. Hệ thống này do các DN sản xuất cao su tự đầu tư như đường giao thông trong vườn cây, mạng lưới điện nội bộ của doanh nghiệp, nhà trẻ, trạm xá, bệnh viện ... phục vụ trong nội bộ DN và một phần dân cư tại địa bàn như các DN cao su Nhà nước đã thực hiện trong nhiều năm qua. Nhưng DN cao su nói chung không thể cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả nếu hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật (như mạng lưới giao thông, điện, thủy lợi...) của địa bàn khu vực không được Nhà nước đầu tư hoàn thiện trong quá trình phát triển KT-XH địa


phương. Mặt khác các cơ sở hạ tầng KT-XH như chợ, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa... được nâng cấp cũng giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ công nhân cao su, hỗ trợ ngành cao su phát triển.

1.3. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN.

1.3.1. Nội dung và các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển ngành cao su

Từ nội hàm phát triển và chuỗi giá trị ngành cao su, nghiên cứu sinh xây dựng nội dung phản ánh sự phát triển ngành cao su qua các khâu trong chuỗi cung ứng.


Khâu xuất khẩu: cao su, sản phẩm cao su, đồ gỗ cao su

Khâu sản xuất cao su

Khâu thu mua cao su, gỗ cao su

Khâu chế biến cao su, gỗ cao su: cao su sơ chế, sản phẩm cao su, đồ gỗ cao su

Công nghiệp hóa nông nghiệp,

nông thôn

Khâu cung ứng cao su, sản phẩm cao su, đồ gỗ cao su thị trường nội địa

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Hình 1.6. Nội dung phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn

(1) Phát triển khâu sản xuất cao su

Nội dung phát triển khâu sản xuất cao su (trồng và khai thác cây cao su) bao gồm: trồng, chăm sóc cây cao su, thu hoạch mủ cao su nguyên liệu và gỗ cao su khi cây cao su đã hết chu kỳ khai thác.

Thành phần DN tham gia sản xuất cao su gồm: DN nhà nước, DN quốc phòng, DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất cao su đại điền (CSĐĐ) và các nông hộ, nông dân trồng cao su tiểu điền (CSTĐ).


Các tiêu chí phản ánh phát triển sản xuất cao su bao gồm: diện tích, năng suất, sản lượng cao su qua các năm; số hộ trồng cao su, cơ cấu tỉ lệ theo địa bàn sản xuất, theo thành phần kinh tế, theo loại hình đại điền và tiểu điền.

(2) Phát triển khâu thu mua

Nội dung phát triển khâu thu mua bao gồm việc cung ứng mủ cao su, gỗ cao su từ các hộ nông dân và các DN trồng cao su cho các nhà máy sơ chế và chế biến mủ, gỗ cao su.

Thành phần DN tham gia phát triển khâu thu mua bao gồm: các DN nhà nước, DN tư nhân và tư thương mua mủ, gỗ cao su

Các tiêu chí phản ánh phát triển khâu thu mua bao gồm: số lượng mủ cao su, gỗ cao su thu mua và cung ứng, cơ cấu khối lượng mủ và gỗ cao su theo thành phần kinh tế; giá cả, phương thức mua bán mủ cao su của người trồng là trực tiếp hay gián tiếp, một cấp hay nhiều cấp.

(3) Phát triển khâu chế biến

Nội dung phát triển khâu chế biến bao gồm: sơ chế mủ, gỗ cao su (chế biến thô) và chế biến sản phẩm cao su công nghiệp, chế biến đồ gỗ cao su (chế biến sâu). Thành phần DN tham gia khâu chế biến mủ cao su, gỗ cao su bao gồm: các

DN nhà nước, DN tư nhân, DN nước ngoài.

Sản phẩm chế biến bao gồm: cao su sơ chế, các sản phẩm cao su như lốp xe, đế giày, băng chuyền, găng tay, chỉ thun và các loại hình sản phẩm khác và sản phẩm chế biến từ gỗ cao su như: đồ gỗ gia dụng, ván sàn, ván ép...

Các tiêu chí phản ánh phát triển khâu chế biến bao gồm: số lượng, công suất các nhà máy chế biến, cơ cấu chủng loại sản phẩm theo vùng và thành phần kinh tế.

(4) Phát triển khâu tiêu thụ sản phẩm.

Nội dung phát triển khâu tiêu thụ sản phẩm bao gồm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tiêu thụ nội địa bao gồm tiêu thụ cao su sơ chế và sản phẩm cao su (lốp xe, đế giày, băng chuyền, găng tay, chỉ thun và các loại hình sản phẩm khác) và sản phẩm gỗ chế biến (đồ gỗ nội ngoại thất, ván sàn, ván ép...). Xuất khẩu sản phẩm cao su bao gồm xuất khẩu sản phẩm cao su sơ chế, sản phẩm cao su công nghiệp, sản phẩm gỗ chế biến.


Thành phần DN tham gia khâu tiêu thụ bao gồm: các DN nhà nước, DN tư nhân, DN nước ngoài.

Các tiêu chí phản ánh phát triển khâu tiêu thụ bao gồm: số lượng, chủng loại, giá cả, giá trị tiêu thụ sản phẩm; phương thức tiêu thụ (nội địa, xuất khẩu).

1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

1.3.2.1. Các nhân tố sản xuất

a) Điều kiện tự nhiên

Theo Nguyễn Thị Huệ (2006) các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và sản lượng cây cao su, bao gồm:

Thời tiết, khí hậu:

Nhiệt độ: Nhiệt độ trên 40 độ C và dưới 10 độ C cây không chịu đựng được, khô héo.

Lượng mưa: Các vùng có lượng mưa thấp < 1500mm/năm sẽ hạn chế sự phát triển của cây. Mưa ảnh hưởng lớn đến việc cạo mủ: nếu mưa liên tục từ 5h sáng đến 12h giờ trưa thì sẽ mất ngày cạo; mưa sớm làm chậm trễ việc cạo mủ vì vỏ cây bị ướt, hoặc mưa trôi mất mủ.

Lượng gió: Gió ở tốc độ 8-13,8m/giây( gió cấp 5-cấp 6) làm lá non bị xoắn lại, lá bị rách làm ảnh hưởng đến tăng trưởng, nếu gió quá mạnh dễ làm cao su bị gãy.

Đất đai, thổ nhưỡng: Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhưng đối với mỗi loại đất sẽ có những ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, năng suất, tuổi thọ cũng như lượng sản phẩm mủ cao su khác nhau. Điều kiện tốt nhất là đất thoát nước, có khoảng 20,00 – 25,00% đất sét, tầng đất dày khoảng 1,00-1,50m trở lên, có 1,50 - 2,00% chất hữu cơ, độ PH 4,50 - 5,50.

Điều kiện về địa hình - độ dốc:

Địa hình: Cao su được trồng trên địa hình đất bằng phẳng hoặc có độ dốc thoai thoải dưới 80, từ 80đến 160phải làm bậc thang và phủ đất chống xói mòn. Đất bằng phẳng sẽ ít chi phí vận chuyển, khai thác, chăm sóc, trồng mới... hơn những vùng đất dốc.


Độ dốc: Đất dốc, xói mòn mạnh sẽ làm mất đi các dinh dưỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt vì vậy độ dốc ảnh hưởng rất lớn đến độ phì của đất. Do đó, cần phải xây dựng hệ thống đê, mương, đường đồng mức để bảo vệ đất, chống xói mòn khi trồng cao su trên các vùng đất dốc. Thêm vào đó, việc cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ sẽ gặp khó khăn khi trồng cao su trồng trên đất dốc. Vì vậy, nên chọn trồng cao su ở đất bằng hoặc ít dốc.

b) Trình độ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ chế biến cao su.

- Trình độ kỹ thuật nông nghiệp

Giống cao su: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng mủ cao su. Nên cần được hết sức coi trọng khâu chọn giống để có năng suất, chất lượng trong suốt thời kỳ dài 20- 25 năm của chu kỳ cao su. Giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh là yêu cầu trong việc chọn giống cao su. Việc chọn tạo giống và cơ cấu giống hơp lý là rất quan trọng, có tính quyết định đến hiệu quả, năng suất vườn cây. Ở Việt Nam các giống cao su PB235, GT1, RRIV4, PB260, RRIM600, VM515, RRIC110, PB255, PB86…. là những giống cao su tốt, có nhiều ưu điểm về năng suất và chất lượng đã và đang được sử dụng phổ biến.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su: Việc trồng cao su cần phải được chuẩn bị chu đáo, triển khai đúng quy trình vì cây cao su có thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài từ 6-7 năm, vốn đầu tư ban đầu lớn. Cây cao su có thể bị nhiều sâu bệnh. Bệnh rụng lá mùa mưa, bệnh nấm hồng, bệnh khô miệng cạo, phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá là các loại bệnh phổ biến nhất. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai và phương pháp chăm sóc...mà mức độ tác hại của từng bệnh ít nhiều khác nhau. Vì vậy ở vùng này có thể gây trầm trọng nhưng mức độ ảnh hưởng lại nhẹ hơn ở vùng khác.

Kỹ thuật khai thác mủ: Công việc khai thác mủ thường gọi là “ cạo mủ” đòi hỏi sự khéo léo và có chế độ hợp lý để cân bằng hoạt động tái tạo mủ trong cây nhằm bảo đảm năng suất và hiệu quả kinh tế của cây cao su. Thường người ta rạch cạo một đường trên vỏ thân cây nhằm cắt đứt các mạch mủ để latex cao su chảy ra.


Tùy theo điều kiện và độ tuổi sẽ có những tần suất và chế độ cạo mủ khác nhau để thu được nhiều mủ trong suốt chu kỳ khai thác cây cao su.

- Công nghệ chế biến cao su

Sơ chế mủ cao su: Mủ cao su hiện nay được sơ chế thành 3 nhóm chủng loại chính là cao su định chuẩn kỹ thuật SVR (Standard Viet Nam Rubber) dạng khối, cao su tờ xông khói (Ribbed Smoked Sheet) dạng tấm, cao su ly tâm (Latex concentrate) dạng lỏng và một số ít loại khác. Mỗi nhóm chủng loại sản phẩm có quy trình kỹ thuật chế biến riêng, nhưng vấn đề bảo đảm chất lượng cao su nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sơ chế là yêu cầu hàng đầu đối với tất cả các chủng loại cao su. Hiện sơ chế cao su định chuẩn kỹ thuật dạng khối với các sản phẩm như SVR L, SVR 3L, SVR CV 60, SVR 10, SVR 20 là chủ yếu, chiếm đến hơn 70% sản lượng cao su. Qui trình kỹ thuật sơ chế cao su từ khâu thu hoạch mủ, vận chuyển về nhà máy, thực hiện các khâu khuấy mủ, để lắng, đánh đông, cán, sấy, ép tạo bành… được thực hiện phù hợp với tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế.

Chế biến sản phẩm cao su công nghiệp:

Sản phẩm cao su là những thành phẩm cuối cùng như lốp xe, đế giầy, băng tải, găng tay, chỉ thun và nhiều loại hình sản phẩm khác có giá trị gia tăng cao. Sản xuất các sản phẩm này đòi hỏi trình độ công nghệ, máy móc và nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề cao… Hiện chế biến sản phẩm cao su ở Việt Nam còn khá hạn chế so với tiềm năng, chiếm ưu thế chủ yếu là công nghệ của các DN nước ngoài, nhưng cũng chỉ tập trung ở một số lượng nhất định đối với một số sản phẩm truyền thống. Phát triển chế biến, áp dụng công nghệ, đa dạng hóa và gia tăng giá trị sản phẩm là một trong những vấn đề then chốt của ngành cao su hiện nay.

c) Nguồn nhân lực cho ngành cao su

Lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với bất cứ một hoạt động SX-KD nào. Nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất, là tiền đề tạo ta mọi của cải trong xã hội. Trong sản xuất cao su cũng vậy, nhu cầu về lao động là rất lớn và đồng thời phải am hiểu kề kỹ thuật, có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng lao động là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa trong suốt quá trình sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022