Xã Châu Cầu, Huyện Kim Bảng - Quê Hương Của Bùi Kỷ

nhiều lĩnh vực chính trị, tư tưởng, triết học, văn học nghệ thuật phương Tây, mà còn tác động tới cả một bộ phận trí thức phong kiến cũ, biến họ trở thành những trí thức phong kiến tư sản hóa. Trong điều kiện của một xã hội thuộc địa, chính tầng lớp trí thức vừa mới vừa cũ này đã trở thành lực lượng quan trọng trong việc tiếp thu và truyền bá những tư tưởng mới trong nhân dân, chống lại hệ tư tưởng phương Đông đã lỗi thời, lạc hậu. Tuy vậy, thực dân Pháp vẫn tìm cách tuyên truyền một nền văn hóa lai căng, mị dân. Thống sứ Bắc Kỳ trong báo cáo ngày 1-3-1899 gửi Toàn quyền Đông Dương, viết: “Kinh nghiệm của các dân tộc châu Á khác đã chỉ rõ rằng việc truyền bá một nền học vấn đầy đủ cho người bản xứ là hết sức dại dột” [55, tr. 109].

Về xã hội

Dưới tác động của các chính sách của thực dân Pháp, cơ cấu xã hội Việt Nam có sự biến chuyển sâu sắc: những giai cấp cũ bị phân hóa và xuất hiện thêm những giai cấp mới.

Hai giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến là địa chủ và nông dân đã có sự phân hóa mạnh mẽ. Trong khi giai cấp địa chủ với khuynh hướng tư sản kiêm địa chủ, đặc biệt là tầng lớp đại địa chủ Nam Kỳ ngày càng giàu có, thì nông dân và thợ thủ công bị bần cùng hóa và phá sản hàng loạt bởi chính sách chiếm đoạt ruộng đất của thực dân và địa chủ cũng như chính sách tô thuế nặng nề của Pháp.

Sự thay đổi quan trọng nhất trong cơ cấu xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là sự xuất hiện của các tầng lớp và giai cấp mới đại diện cho phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ trước Chiến tranh thế giới I đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm 1925 - 1930, do những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, giai cấp công nhân đã có sự chuyển mình nhanh chóng. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu thời kỳ mới trong lịch sử cách mạng nước ta. Những hoạt động tích cực của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ sau năm 1930.

Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp vào Việt Nam cũng làm xuất hiện giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Tuy nhiên, tư sản Việt Nam bị tư sản nước ngoài chèn ép nên có nhiều hạn chế về thực lực kinh tế và ý thức chính trị. Tiểu tư sản Việt Nam bao gồm những nhà tiểu công nghệ (thợ thủ công), tiểu thương, học sinh, sinh viên… So với công nhân và nông dân, giới trí thức và công chức có thu nhập và đời sống vật chất dễ chịu hơn, nhưng vẫn bấp bênh và bị khinh rẻ. Cùng với quá trình phát triển của kinh tế xã hội và quá trình đô thị hóa, tiểu tư sản ngày một đông, trong đó, giới trí thức chiếm một bộ phận đông đảo. Họ là những người năng động, nhạy cảm với thời cuộc, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá những tư tưởng tiến bộ đến nhân dân.

Cũng dưới tác động của hai cuộc khai thác thuộc địa, ở nước ta đã diễn ra quá trình đô thị hóa khá mạnh mẽ. Các giai cấp công nhân, tư sản, tiểu tư sản tập trung ngày càng đông đảo ở thành thị chính là cơ sở cần thiết cho việc truyền bá những tư tưởng mới, lối sống mới vào Việt Nam.

1.2. Quê hương, dòng họ và gia thế của Bùi Kỷ

Cuộc sống của mỗi cá nhân luôn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Nói cách khác, quê hương, dòng họ, gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tạo dựng nhân cách mỗi con người. Đó đã là một quy luật không thể phủ nhận. Bởi vậy, khi tìm hiểu về danh nhân Bùi Kỷ, không thể không xét đến truyền thống lịch sử của quê hương Châu Cầu, rộng hơn là huyện Kim Bảng rồi tỉnh Hà Nam cũng như nền giáo dục của gia đình. Những yếu tố đó hẳn có ảnh hưởng nhất định tới việc hình thành ý thức tự học, tình yêu quê hương, đất nước của Bùi Kỷ.

1.2.1. Xã Châu Cầu, huyện Kim Bảng - Quê hương của Bùi Kỷ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Hà Nam là vùng đồng bằng chiêm trũng với hệ thống sông ngòi dày đặc gồm các con sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu Giang, sông Nhuệ… Điều kiện tự nhiên như vậy đã tạo cho Hà Nam những thuận lợi trong canh tác nông nghiệp, mà nghề trồng lúa nước là rất phổ biến. Ngoài ra, nhờ gần sông, đất được bồi đắp phù sa nên người dân còn sớm tìm kiếm các cây trồng, ngành nghề khác để bổ trợ cho nông nghiệp lúa nước như trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, nghề chài lưới... Mặt khác, Hà Nam còn được xem là cửa ngõ phía nam của kinh thành Thăng

Long xưa, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Thăng Long và các tỉnh phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ.

Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX - 3

Theo các tài liệu lịch sử, Hà Nam là một vùng đất cổ. Tại đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được trống đồng cổ, còn nguyên vẹn và có nhiều giá trị nghệ thuật thuộc văn hóa Đông Sơn. Điều đó chứng tỏ, ngay từ rất sớm, đã có một bộ phận người Việt cổ từ thượng lưu sông Hồng xuôi về đây sinh sống, hình thành các vùng dân cư. Trong lịch sử, Hà Nam đã trải qua quá trình biến đổi liên tục về hành chính, trong đó, vùng đất Châu Cầu của huyện Kim Bảng xưa - quê hương của Bùi Kỷ cũng có những thay đổi nhất định.

Kim Bảng thời các vua Hùng có tên là Cổ Bàng nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ Giao Chỉ. Đến đời Trần, Kim Bảng thuộc châu Lỵ Nhân, lộ Đông Đô. Năm 1466, Lê Thánh Tông đổi tên Cổ Bàng là Kim Bảng thuộc phủ Lỵ Nhân của Sơn Nam thừa tuyên1. Cuối thế kỷ 15, Thừa tuyên được đổi thành Xứ, phủ Lỵ Nhân thuộc xứ Sơn Nam. Đến thế kỉ XVIII, triều đình bỏ Xứ đặt Lộ thì phủ Lỵ Nhân thuộc lộ Sơn Nam Thượng. Thời Tây Sơn (1788-1802), đổi Lộ thành Trấn, phủ Lỵ Nhân thuộc trấn Sơn Nam. Dưới thời Gia Long, phủ Lỵ Nhân thuộc trấn Sơn Nam

Thượng. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), đổi cách viết chữ Lỵ thành chữ Lý. Năm 1831, vua Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính, Sơn Nam Thượng đổi làm tỉnh Hà Nội và Nam Định, phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội [85, tr. 29]. Mãi cho đến năm 1890 (đời vua Thành Thái), tỉnh Hà Nam2 mới được thành lập, bao gồm 5 huyện: Nam Xương (Nam Sang), Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng. Năm 1908, châu Lạc Thủy được sáp nhập vào tỉnh Hà Nam3.

Xã Châu Cầu trước cuộc cải cách của vua Minh Mệnh thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam Thượng. Xã Châu Cầu nằm ở bên bờ đê Quai Mễ, cạnh sông Châu Giang. Phía đông giáp với xã Mễ Tràng (huyện Thanh


1 Năm 1466, Lê Thánh Tông chia nước ta làm mười hai đạo Thừa tuyên.

2 Về tên gọi Hà Nam, nhiều người cho rằng, vì nằm ở phía Nam của Hà Nội nên được đặt tên là Hà Nam. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, do nằm xen giữa hai tỉnh Hà Đông và Nam Định nên khi tách ra được gọi là Hà Nam.

3 Từ năm 1953, Lạc Thủy được chuyển lại cho tỉnh Hòa Bình.

Liêm), phía tây giáp với sông Châu Giang, phía nam giáp xã Hùng Phú và phía bắc gần giáp với xã Lạc Trường [91, tr. 1]. Sau cải cách hành chính của vua Minh Mệnh năm 1831, xã Châu Cầu thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội.

Năm Thành Thái thứ 2 (1890), khi tỉnh Hà Nam được thành lập, xã Châu Cầu trực thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng. Năm 1913, tỉnh Hà Nam đổi tên là Đại lý Hà Nam, trực thuộc tỉnh Nam Định4. Năm 1923, tỉnh Hà Nam được tái lập và đến năm 1926, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ đã tiến hành thống kê hành chính, thì xã Châu Cầu thuộc tổng Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Lúc này, Châu Cầu gồm ba thôn là Bảo Thị, Quy Lưu và Tân Khai [29, tr. 311]. Năm 1928, Ngô Vi Liễn khi đó là Tham tá Sở Thư viện và Lưu trữ Trung ương đã cho phát hành cuốn

Danh mục các làng xã Bắc Kỳ, cho rằng làng Châu Cầu thuộc xã Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam [56, tr. 55].

Năm 1933, xã Châu Cầu đổi thành Thị xã và 4 thôn cũ lần lượt được đổi thành 4 phố tương ứng là Bảo Thôn, Thi Thôn, Quy Lưu và Tân Khai [109, tr. 2]. Ngày 30- 11-1950, Thủ hiến Bắc Việt ra Nghị định số 6537- THP/NĐ hợp nhất hai xã Châu Cầu và Hùng Phú thuộc tổng Mễ Tràng thành xã Châu Hùng [65, tr. 859]. Đến năm 1965, xã Châu Cầu thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Nam Hà [65, tr. 859]. Năm 1977, tỉnh Hà Nam Ninh5 được thành lập, xã Châu Cầu thuộc huyện Kim Thanh trên cơ sở hợp nhất hai huyện Thanh Liêm, Kim Bảng và thị xã Phủ Lý. Năm 1981, khi hai

huyện Thanh Liêm và Kim Bảng được tách về như cũ thì xã Châu Cầu thuộc huyện Thanh Liêm. Năm 1991, khi tỉnh Hà Nam Ninh được tách thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình như cũ thì Châu Cầu thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Nam Hà. Đến năm 1997, khi tái lập tỉnh Hà Nam thì xã Châu Cầu thuộc huyện Thanh Liêm. Hiện nay, Châu Cầu là tên một con phố thuộc phường Lương Khánh Thiện, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam [65, tr. 859]. Theo ông Bùi Cộng Hòa, Tổng Thư ký Ban liên lạc dòng họ Bùi Mễ Tràng - Châu Cầu, người dân sinh sống ở khu vực phố Châu Cầu hiện nay chủ yếu là người từ nơi khác đến, còn người dòng họ Bùi đã phiêu tán từ thời

4 Đại lý là một cấp hành chính lớn hơn huyện nhưng nhỏ hơn tỉnh.

5 Tỉnh Hà Nam Ninh được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình.

kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, phần lớn là đến Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Hà Nam nổi tiếng là quê hương xuất thân của nhiều nhân tài qua các thời kỳ lịch sử như: Hoàng Thuần đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Dậu năm 1453 đời vua Lê Nhân Tông, Phạm Viết Tuấn đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất đời vua Lê Huyền Tông năm 1670, Bạch Đăng Ôn đỗ Hoàng giáp đời Minh Mệnh năm 1835, Vũ Duy Tuân đỗ Hội nguyên khoa Mậu Thìn đời Tự Đức năm 1868, Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến năm 1871… Đối với tên gọi Kim Bảng, theo tác giả Lại Quang Phục6, có nghĩa là cái bảng mới, cái bảng vàng ở trên

đó ghi tên các sĩ tử đỗ đạt (đăng khoa) trong các kỳ thi do các triều đại phong kiến tự chủ Đại Việt xưa tổ chức, lựa chọn. Đó là sự khao khát đỗ đạt để tiến thân bằng con đường khoa bảng (học vấn) [118]. Như vậy, việc thay đổi tên huyện Kim Bảng đời vua Lê Thánh Tông có lẽ cũng vì dụng ý đó. Tên gọi Kim Bảng với ý nghĩa như vậy đã tác động, làm thay đổi nếp nghĩ, nhận thức của người dân nơi đây, chú tâm vào việc rèn luyện, đào taọ nhân tài, mong muốn cho con cháu thông minh, cần cù ham học, làm lợi cho quê hương, đất nước. Đặc biệt, ngoài dòng họ Bùi, xã Châu Cầu xưa cũng nổi tiếng với nhiều dòng họ hiếu học như họ Lương, họ Trần…

1.2.2. Khái quát về dòng họ Bùi và gia thế của Bùi Kỷ

Thủy tổ dòng họ Bùi của Bùi Kỷ là Bùi Viết Cung, quê gốc ở xã Triều Đông, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay là thôn Triều Đông, xã Tân Minh, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội). Theo các cụ thuộc hậu duệ họ Bùi giải thích, “thôn Triều Đông” tức là thôn có đông người làm quan trong triều. Từ đầu thế kỷ XVIII, cụ Bùi Viết Cung đã về bến Mễ, thôn Thượng, tổng Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam Thượng lập nghiệp. Theo gia phả của dòng họ, cụ Bùi Viết Cung sắm được thuyền đi buôn muối từ biển về, mang hàng gốm sứ, lương thực thực phẩm xuống trao đổi giao thương. Khi Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa, cụ đã dùng thuyền của mình chuyên chở lương thực cho nghĩa quân nên được triều đình nhà Lê thụ phong hàm: Tướng sĩ lang Ích quang điện trị


6 Lại Quang Phục sinh ngày 22-8-1953 tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định.

sự. Cụ qua đời ngày 18-3-1786 và được con cháu đưa về Triều Đông an táng trên gò Văn Chỉ phía nam lăng cụ Lý Tử Tấn. Từ bao đời nay, dòng họ Bùi vẫn còn truyền nhau câu ca dao về gốc tích của mình:

Vốn xưa Tổ ở Triều Đông

Thuận buồm xuôi gió tới dòng sông Châu Thoạt tiên bến Mễ đỗ đầu

Thái Bình xuôi ngược bấy lâu cùng người Cơ duyên đâu cũng bởi trời

Sông Châu, bến Mễ định nhời phân cư [4, tr. 2]

Sinh thời cụ Bùi Viết Cung là người thông minh khoáng đạt, có chí tiến thủ nên cụ đã kết giao với hào mục trong làng, sớm định hướng nghề nghiệp cho hai con trai. Con trưởng của cụ là Bùi Viết Kính nhập tịch vào thôn Thượng, tổng Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm (nay là thôn Mễ Tràng, xã Liêm Chính, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) là tổ chi Giáp của họ Bùi Mễ Tràng. Con trai thứ Bùi Viết Quý nhập tịch xã Châu Cầu, tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng (nay là phố Châu Cầu, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) là tổ chi Ất của họ Bùi Châu Cầu.

Dòng họ Bùi Châu Cầu nổi tiếng là dòng họ có truyền thống tự trọng, hiếu học, yêu nước. Nhiều người thuộc dòng họ Bùi Châu Cầu đã đỗ đạt, làm quan phục vụ đất nước. Bùi Viết Quý làm một quan nhỏ trong quân đội, cụ sinh được 6 người con, trưởng nam Bùi Hữu Sỹ làm chức Huyện thừa. Cụ Bùi Hữu Sỹ có 6 người con, trong đó, rạng danh nhất là con trai thứ tư Bùi Viết Phố, làm Kỳ lại kiêm Hội Lão văn hội. Bùi Văn Hanh, người con trai thứ tư của Bùi Viết Phố, và cũng là cụ (theo quan hệ dòng tộc) của danh nhân Bùi Kỷ được triều Nguyễn truy tặng “Hàn lâm viện, Thị độc học sĩ”. Đặc biệt, ông nội của Bùi Kỷ là Bùi Văn Quế (đời 6) sinh năm 1837, đỗ Cử nhân năm 1864, đỗ Phó bảng năm 1865 khi mới 29 tuổi. Từ năm 1868 - 1875, Bùi Văn Quế giữ chức Tri huyện, rồi Tri phủ. Tới năm 1876, ông về

làm quan ở bộ Hộ7, đến năm 1879 thì được vua Tự Đức ban sắc khen ngợi: “Hỡi

người Hồng Lệ Tự khanh... Bùi Văn Quế dáng điệu nho nhã, tướng mạo hiên


7 Bộ Hộ là một trong những cơ quan cao cấp trong Lục Bộ thời phong kiến, chịu trách nhiệm các việc đất đai, hộ khẩu, kho tàng, tiền tệ, lương thực và các việc bổng lộc, thuế khóa, cống nộp, muối mắm, gang sắt trong nước, bình chẩn việc phát ra, thu vào để điều hòa của cải của nhà nước.

ngang... đủ mọi tài văn họa, chính sự, làm việc gì cũng nên, phục chức lâu ngày, hành sự chặt chẽ...; khen thay tài làm việc của người nên thưởng công, nay đặc cách thăng thu cho người hàm “Gia Nghi đại phu Hữu thị lang bộ Hộ” [66, tr. 384]. Năm 1880, Bùi Văn Quế là quan Duyệt Quyển chấm thi tiến sĩ. Đến tháng 3-1881, ông được vua Tự Đức trọng dụng, bổ nhiệm chức Tuần phủ 4 tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Thuận - Khánh Hòa. Nhờ có Bùi Văn Quế, một vị quan thanh liêm, cương trực, tài đức nên dân tình 4 xứ đều ổn định. Nhưng khi đất nước bị rơi vào tay thực dân Pháp, cụ đã dâng sớ xin cáo quan về quê dạy dỗ con cái, mở hiệu thuốc, sống cuộc sống giản dị, chan hòa. Cụ Bùi Văn Quế mất ngày 9-1-1913, thọ 76 tuổi.

Cùng kỳ thi Đình với cụ Bùi Văn Quế năm 1865 có cụ Bùi Văn Dị8, người anh

con bác trong nội tộc, đỗ Phó bảng. Vì vậy, dân gian đã có câu đối mừng hai cụ:

Bùi thị đồng khoa song Hội bảng Châu Cầu nhất nhật lưỡng vinh quy Tạm dịch là:

Họ Bùi hai người cùng đỗ một khoa thi Hội

Làng Châu Cầu, một ngày đón vinh quy hai cuộc [28, tr. 8]

Cụ thân sinh của Bùi Kỷ là Bùi Thức (1859 - 1915), con trưởng của cụ Bùi Văn Quế. Cụ Bùi Thức từ nhỏ đã nổi tiếng chăm học, đỗ cử nhân năm 27 tuổi (1886) và đỗ Tiến sĩ đệ tam giáp năm 1898 lúc 40 tuổi. Theo gương cha, dù hai lần được triều đình nhà Nguyễn mời ra làm quan nhưng Bùi Thức đều cương quyết từ chối. Cụ ở nhà phụng dưỡng cha mẹ, dạy dỗ các con, đồng thời mở trường dạy học và viết sách. Cụ Bùi Thức vốn văn hay, dạy giỏi nên trường của cụ đã thu nạp đông đảo học trò gần xa. Nhiều người trong số đó đã đỗ đạt như: cử nhân Phan Duy Tiếp (Sơn Tây), cử nhân Văn Lâm (Thanh Liêm), Kép Trà Hoàng Thụy Phương (Duy Tiên) ...


8 Bùi Văn Dị (1832 - 1895) tức Bùi Ân Niên, người xã Châu Cầu, tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội. Bùi Văn Dị làm quan đến Nhất phẩm nên được truy tặng Triều liệt đại phu, Hàn lâm viện thị giảng học sỹ, Thụy linh ứng phủ quân.

Như vậy, họ Bùi Châu Cầu của Bùi Kỷ đã sớm đi theo con đường học hành thi cử, đỗ đạt làm quan, có tiếng nói tại địa phương. Khen cho truyền thống hiếu học đó của dòng họ Bùi Châu Cầu, vua Tự Đức đã có chiếu ban rằng:

Thiên hạ đệ nhất Gia

Tam đại đồng đường đạt đại khoa [21, tr. 2]

Cũng theo địa lý địa phương, vùng Hà Nam có hai thế đất: một là thế Khuyên Ngọa ở Đồng Mễ, hai là thế Ngũ Mã Thành quân ở đồng Châu Cầu. Thế đất ở Châu Cầu trong sách vở sau này thường ghi là kiểu Giáp Khoa:

Mưa bay ngoài cửa thần đồng hiện Trăng chiếu bên sông ngọc nữ truyền Bằng có sóng to vòng trước án

Cha con khoa Giáp nối liền liền... [66, tr. 383]

Cụ Bùi Thức sinh được tất cả 8 người con. Bùi Kỷ là con trai lớn của cụ Bùi Thức. Bùi Kỷ có 5 người em trai là Bùi Khải, Bùi Lương, Bùi Xâm, Bùi Nam, Bùi Nhung; chị gái Bùi Thị Dậu và em gái là Bùi Thị Tuất. Bà Bùi Thị Tuất về sau lấy chồng là nhà chính trị Trần Trọng Kim.

Theo các cuốn như Từ điển nhân vật lịch sử Việt Namcủa Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế, Từ điển văn học (bộ mới) của Đỗ Đức Hiểu, Từ điển địa danh văn hóa lịch sử Việt Nam của Nguyễn Như Ý (cb), Lược truyện các tác gia Việt Nam (tập 2) của Trần Văn Giáp, Văn thơ của Ưu Thiên Bủi Kỷ của Lê Tư Lành, Thơ văn Bùi Kỷ của Nguyễn Văn Huyền, Bùi Kỷ sinh năm Đinh Hợi 1887. Tuy nhiên, cuốn Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn của Phạm Đức Thành Dũng - Vĩnh Cao (cb) thì lại cho rằng ông sinh năm 1888. Cuốn Quốc triều đăng khoa lục của Cao Xuân Dục, cuốn Danh nhân họ Bùi của Bùi Xuân Ngật hay các cuốn Nhân vật lịch sử văn hóa Hà Nam, Tuyển tập thơ Hà Nam, Tuyển tập văn Hà Nam của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam theo thuyết này. Như vậy, các tài liệu ghi chép năm sinh của Bùi Kỷ không thống nhất. Sau khi khảo cứu các nguồn tư liệu, chúng tôi cho rằng, các tác giả như Trần Văn Giáp, Lê Tư Lành đều là những người có thời gian làm việc gắn bó với Bùi Kỷ nên sự hiểu biết về thân thế của Bùi Kỷ rõ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023