những kỷ niệm hồi tác giả còn học ở Trường tư thục Thăng Long. Bên cạnh đó, luận án tiến sĩ của Lê Tâm Đắc với đề tài “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ” năm 2008, khẳng định Bùi Kỷ là một trong số 11 vị có ảnh hưởng và đóng góp lớn nhất cho hoạt động chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ trước năm 1953. Hoạt động truyền bá Quốc ngữ của Bùi Kỷ cũng được đề cập trong cuốn Hội Truyền bá Quốc ngữ trong sự nghiệp chống nạn thất học của Nxb. Giáo dục năm 1988... Ngoài ra là một số bài viết đăng trên Thông báo Hán Nôm học (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) như: “Bút tích của Phó bảng Bùi Kỷ và bản dịch thơ của nhà văn Nguyễn Tử Siêu tại nhà thờ Hoàng giáp Lê Huy Trâm” (năm 2004) của hai tác giả Đặng Bằng - Lê Liêm, “Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của nhà biên khảo Bùi Kỷ (1887 - 2007)” của tác giả Thế Anh (năm 2007).
Không chỉ là một nhà sư phạm, Bùi Kỷ còn là một nhà văn, nhà thơ. Bởi thế, giới nghiên cứu cũng đặc biệt quan tâm đến việc sưu tầm, giới thiệu, phân tích, phê bình các công trình biên khảo, hiệu khảo, sáng tác thơ văn của ông. Tiêu biểu là cuốn Văn thơ của Ưu thiên Bùi Kỷ của Lê Tư Lành xuất bản năm 1982, trong đó, tác giả đã thu thập, dịch thuật tổng cộng 77 bài của Bùi Kỷ, gồm: 14 bài thơ chữ Hán, 63 bài thơ Quốc ngữ, và được chia thành 4 nhóm: Thơ tức cảnh, thơ tự sự, các loại văn, thơ ngắn trong cuốn Quốc văn cụ thể. Tuy nhiên, công trình được đánh giá là đầy đủ nhất về sự nghiệp văn chương của Bùi Kỷ đến nay là Thơ văn Bùi Kỷ của Nguyễn Văn Huyền do Nxb. Khoa học xã hội (Hà Nội) ấn hành năm 1994. Trong cuốn này, tác giả đã nêu khái quát thông tin về tiểu sử Bùi Kỷ, tuyển tập 102 trước tác của ông trên các lĩnh vực hiệu khảo, dịch, sáng tác; đồng thời, phân tích tư tưởng của Bùi Kỷ thể hiện qua các trước tác văn học đó. Ngoài ra còn một số công trình mang tính chất tuyển chọn, giới thiệu thơ văn của Bùi Kỷ như: Tuyển tập thơ Hà Nam do Nguyễn Thế Vinh chủ biên (Nxb. Hội Nhà văn & Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam, 2000), Tuyển tập văn Hà Nam của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam (Nxb Hội Nhà văn, 2000), Nhà văn hiện đại, tập 1 của Vũ Ngọc Phan (Nxb. Văn học, 1994), Danh nhân họ Bùi của Bùi Xuân Ngật (Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013), Phủ Lí thơ của nhóm tác giả Vũ Ngọc Phác - Phạm Vĩnh - Nguyên Xuân Vân (Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995)...
Qua những công trình nghiên cứu kể trên, chúng ta thấy việc nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của Bùi Kỷ trước nay mới chỉ được tiến hành ở mức độ khái lược, chưa toàn diện. Riêng trong cuốn Thơ văn Bùi Kỷ, tác giả Nguyễn Văn Huyền đã dành nhiều công sức giới thiệu về tiểu sử, trình bày tư tưởng của Bùi Kỷ qua một số sáng tác thơ văn của ông. Tuy nhiên, hành trạng và hoạt động của Bùi Kỷ cả trước và sau năm 1945 chưa được tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng. Vì vậy, thiết nghĩ, việc nghiên cứu một cách toàn diện về thân thế, hoạt động và đóng góp của Bùi Kỷ dưới góc độ sử học là điều vô cùng cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm phác họa một cách toàn diện, chân thực về các hoạt động của danh nhân Bùi Kỷ và những đóng góp của ông trong lịch sử dân tộc thế kỷ XX, đặc biệt là trên các lĩnh vực văn hóa - giáo dục và cách mạng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX - 1
- Xã Châu Cầu, Huyện Kim Bảng - Quê Hương Của Bùi Kỷ
- Hoạt Động Của Bùi Kỷ Trên Lĩnh Vực Văn Hóa – Giáo Dục
- Bùi Kỷ Với Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Bắc Kỳ (1934 - 1945)
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Thu thập các nguồn thông tin khác nhau về danh nhân Bùi Kỷ. Trên cơ sở đó, tiến hành phân loại, sắp xếp, phân tích và xử lý các nguồn tư liệu để có được những thông tin, dữ liệu đúng đắn về hành trạng, hoạt động của ông. Đồng thời, khái quát những đóng góp và đánh giá vai trò của Bùi Kỷ đối với quê hương, đất nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của Bùi Kỷ trên các lĩnh vực văn hóa - giáo dục, cách mạng cũng như những đóng góp của ông đối với lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu của đề tài là những nơi có liên quan đến cuộc đời và hoạt động của Bùi Kỷ, trước hết là Hà Nam, Hà Nội… là những nơi ông sinh sống
và làm việc. Ngoài ra, hoạt động của Bùi Kỷ ở Pháp, Trung Quốc cũng được khảo cứu.
Về thời gian, đề tài tập trung vào khoảng thời gian sinh sống và làm việc của ông từ năm 1887 (năm sinh) đến năm 1960 (năm mất).
Phạm vi nội dung của đề tài là hoạt động của Bùi Kỷ trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục (giảng dạy, phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ 1934-1945, văn chương), hoạt động yêu nước và cách mạng trước và sau năm 1945.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu lưu trữ có liên quan đến Bùi Kỷ và địa danh Hà Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945 hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để chúng tôi tìm hiểu về thân thế, hoạt động của ông.
Nguồn tài liệu sưu tầm thực địa như: Bút tích của Bùi Kỷ và bản dịch thơ của nhà văn Nguyễn Tử Siêu tại nhà thờ Hoàng giáp Lê Huy Trâm (Hà Nội), bài thơ “Yết Nhị Trưng từ” được khắc tại Đền Hai Bà Trưng (Phường Đồng Nhân, Hai Bà Trưng, Hà Nội)... Bên cạnh đó, các các tư liệu về gia phả, dòng họ sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu về thân thế, cuộc đời, quê hương Bùi Kỷ trên cơ sở đối chiếu so sánh với các nguồn tư liệu khác.
Nguồn tư liệu tham khảo khác như các sách từ điển, sách tổng hợp, sách chuyên khảo, các bài nghiên cứu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Bùi Kỷ. Có thể kể đến như cuốn Thơ văn Bùi Kỷ của Nguyễn Văn Huyền, Văn thơ của Ưu Thiên Bùi Kỷ của Lê Tư Lành, Danh nhân họ Bùi của Bùi Xuân Ngật (cb)…
Nguồn tư liệu internet là website của Họ Bùi Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Cổng thông tin điện tử Hà Nam... cũng giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp lịch sử cho phép chúng tôi tiến hành nghiên cứu và trình bày sự hiểu biết về danh nhân Bùi Kỷ theo một quá trình có hệ thống, trong mối liên hệ với bối cảnh lịch sử chung của đất nước nhằm đạt được những thông tin khách quan, chính xác.
Do là một đề tài nghiên cứu nhân vật lịch sử nên chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh. Dựa trên các nguồn tư liệu thu thập được, đề tài sẽ tiến hành phân tích các yếu tố liên quan đến con người, tư tưởng và hoạt động của danh nhân Bùi Kỷ. Đồng thời, liên hệ với một số nhân vật lịch sử khác nhằm làm nổi bật tính cách, phẩm chất, tài năng của ông.
Ngoài ra, đề tài khai thác triệt để phương pháp hồi cố thông qua việc phỏng vấn những người thuộc thế hệ sau của Bùi Kỷ. Các phương pháp khác như khảo sát thực địa, logic... cũng được sử dụng nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm sang tỏ them hoạt động của Bùi Kỷ trên các lĩnh vực văn hóa – giáo dục và cách mạng từ năm 1917 đến năm 1960. Đồng thời, phân tích những đóng góp của Bùi Kỷ đối với dòng họ Bùi, quê hương Hà Nam và đất nước. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam hiện đại; giúp nâng cao hiểu biết về nhân vật Bùi Kỷ, góp phần làm phong phú thêm truyền thống tốt đẹp của dòng họ Bùi và quê hương Hà Nam.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 4 chương:
Chương 1. Vài nét về gia đình và thân thế của Bùi Kỷ
Trong chương này, luận văn trình bày các đặc điểm nổi bật của bối cảnh lịch sử dân tộc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX; truyền thống quê hương Hà Nam, dòng họ Bùi Châu Cầu – Mễ Tràng và gia đình của Bùi Kỷ - Những chất xúc tác có tác động đến quá trình học tập và lập thân của ông.
Chương 2. Hoạt động của Bùi Kỷ trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục
Chương 2 của luận văn nêu và phân tích các hoạt động chủ yếu của Bùi Kỷ trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục, bao gồm các hoạt động: Giảng dạy, tham gia phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ 1934-1945, sự nghiệp văn chương.
Chương 3: Hoạt động yêu nước và cách mạng của Bùi Kỷ
Trong chương này, luận văn trình bày rõ ràng hoạt động yêu nước và cách mạng của Bùi Kỷ trong sự liên hệ với các trí thức cách mạng tiêu biểu và phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chương 4. Đóng góp của Bùi Kỷ đối với quê hương, đất nước
Đây là phần đánh giá của tác giả luận văn về những đóng góp của danh nhân Bùi Kỷ đối với quê hương, đất nước thông qua những hoạt động sự nghiệp của ông.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. VÀI NÉT VỀ GIA ĐÌNH VÀ THÂN THẾ CỦA BÙI KỶ
1.1. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
Sau những tính toán, thăm dò, ngày 1-9-1858, với những phát súng đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), thực dân Pháp chính thức phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tuy vậy, phải cho đến năm 1897, về cơ bản, Pháp mới hoàn thành công cuộc bình định nước ta và bắt đầu tập trung khai thác thuộc địa. Chính sách, thủ đoạn khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp là toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa. Điều này đã có những tác động sâu sắc, làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Về chính trị
Trong suốt gần 40 năm kháng chiến chống Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã lần lượt ký các hiệp ước mang tính chất nhân nhượng, đầu hàng Pháp. Cho đến năm 1884, bằng Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã thành công trong cuộc xâm lược Việt Nam. Với Hiệp ước này, triều đình nhà Nguyễn chấp nhận sự cai trị của người Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Mặc dù trở thành xứ thuộc địa của Pháp, nhưng về hình thức thì nước ta bị chia thành 3 miền với các chế độ chính trị khác nhau: Nam Kỳ là xứ thuộc địa, Bắc Kỳ là xứ bảo hộ, còn Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ. Vua Nguyễn vẫn tồn tại nhưng không có thực quyền mà chỉ là bù nhìn, phải tuân theo mệnh lệnh của Toàn quyền Đông Dương. Dưới quan Toàn quyền có quan người Pháp trực tiếp cai quản các xứ: Thống sứ (Bắc Kỳ), Khâm sứ (Trung Kỳ) và Thống đốc (Nam Kỳ).
Như thế, về mặt chính trị, Pháp luôn quán triệt thực hiện chính sách “chia để trị”; đồng thời, cử nhiều quan lại người Pháp đến làm việc tại Việt Nam cũng như áp dụng chính sách “Dùng người Việt trị người Việt”. Với các chính sách đó và bằng nhiều thủ đoạn thâm độc, thực dân Pháp đã từng bước thiết lập bộ máy chính quyền thực dân tại Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung.
Về kinh tế
Bản chất của chủ nghĩa thực dân là tranh giành thị trường và thuộc địa. Do đó, mục tiêu tối thượng của Pháp là biến Việt Nam trở thành thuộc địa nhằm độc quyền
về thị trường, khai thác tài nguyên và bóc lột sức lao động để thu được nguồn lợi nhuận tối đa. Ngay sau khi hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam, nhà cầm quyền Pháp đã nhanh chóng tiến hành các chương trình khai thác thuộc địa. Các chính sách về kinh tế của Pháp được thực hiện với tốc độ nhanh, nguồn vốn lớn và tăng dần qua các năm. Nếu như trong Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), số tiền tư bản Pháp đầu tư vào Việt Nam là trên 500 triệu Phrăng, thì nguồn vốn này đã tăng gấp nhiều lần trong Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929). Nguồn vốn của Pháp tập trung trong các ngành khai mỏ, sản xuất nông nghiệp, kỹ nghệ, giao thông vận tải và thương nghiệp. Đó là điều kiện dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các đồn điền, công ty khai mỏ, cơ sở công nghiệp và thương nghiệp.
Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt và ngày càng sâu sắc. Bên cạnh một nền kinh tế què quặt, phụ thuộc vào chính quốc Pháp là một nền kinh tế mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Sự chuyển biến về cơ cấu và tính chất nền kinh tế đã làm thu hẹp và biến dạng các quan hệ kinh tế cũ, thúc đẩy nhanh quá trình đưa nền kinh tế Việt Nam vào quỹ đạo phát triển tư bản chủ nghĩa, xu hướng phát triển tự nhiên và tất yếu của nhân loại.
Cùng với đó, Pháp cũng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Hệ thống đường xá gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt được sửa chữa, xây mới nhằm phục vụ đắc lực cho việc vận chuyển vũ khí, nhân lực, tài nguyên, hàng hóa. Ngoài ra, hệ thống viễn thông với khoảng 14.000km đường dây điện thoại, nhiều bến cảng, kho tàng… được đưa vào hoạt động. Cũng nhờ vậy, quá trình hiện đại hóa của Việt Nam được thúc đẩy nhanh hơn, bớt dần sự lạc hậu so với thế giới bên ngoài.
Về văn hóa, giáo dục
Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ, Pháp đã tìm cách xóa bỏ chế độ thi cử Hán học ở đây. Kể từ sau khoa Giáp Tý 1864 tại trường thi An Giang, kỳ thi Hương ở Nam Kỳ không còn được tổ chức nữa. Thay vào đó, Pháp bắt đầu thiết lập hệ thống giáo dục mới ở Nam Kỳ. Trong khi đó tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ, thực dân Pháp tỏ ra dè dặt hơn, bên cạnh hệ thống giáo dục mới, họ vẫn tiếp tục duy trì chế độ khoa cử
Hán học thêm một thời gian nữa nhưng có sửa đổi về hình thức cũng như nội dung thi.
Từ năm 1886 đến năm 1917, chế độ giáo dục nước ta tồn tại song song hai hệ thống: Giáo dục Pháp - Việt và giáo dục Nho học đang trong thời kỳ quá độ. Năm 1905, Pháp thành lập Hội đồng cải cách giáo dục và Nha học chính Đông Dương. Chương trình cải cách nhằm duy trì và cải tổ nền giáo dục cũ theo mục đích, chương trình và phương pháp của các trường Pháp - Việt, trên cơ sở đó, mở rộng các trường Pháp - Việt thêm một bước. Tất cả các bậc học đều có dạy chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Đến năm 1913, chữ Hán bị loại bỏ hẳn khỏi các trường học. Bên cạnh các trường phổ thông, Pháp đã mở thêm một số trường học mới như Trường Thông ngôn, Trường Quốc gia học đường, Trường Nữ Trung học Sài Gòn, Trường Đồng Khánh, Trường Marie Curie... cùng một số trường chuyên nghiệp ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội.
Từ cải tổ chế độ khoa cử, Pháp tiến tới xóa bỏ hoàn toàn nền giáo dục Hán học tại Việt Nam. Khoa thi Hương ở Bắc Kỳ đã bị bãi bỏ vào năm 1915, còn ở Trung Kỳ là năm 1919. Ngày 21-12-1917, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut đã ban hành một văn bản cải cách giáo dục ở Đông Dương, mang tên Quy chế chung về giáo dục ở Đông Dương (thường được gọi là Học chính tổng quy). Nội dung chủ yếu của quy chế này là quy định các cấp học và những vấn đề có liên quan như thi cuối cấp, bộ máy quản lý, tiêu chuẩn giáo viên. Bản quy chế quy định rõ là giáo dục Đông Dương chủ yếu là giáo dục phổ thông và giáo dục thực nghiệp. Trường học chia thành 2 loại: Trường Pháp và trường Pháp - Việt. Hệ thống giáo dục phân chia thành 3 cấp: Đệ nhất cấp (tức Tiểu học), Đệ nhị cấp (Trung học), Đệ tam cấp (Cao đẳng). Ngoài ra, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, Pháp còn lập ra một số cơ sở nghiên cứu khoa học như Viện Vi trùng học, Trường Viễn Đông Bác cổ, Nha Khí tượng, Viện Nghiên cứu nông nghiệp và kỹ nghệ Sài Gòn, Trường Cao đẳng Y khoa Hà Nội…
Những chính sách về văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp đã làm cho đời sống xã hội và văn hóa Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đã có những chuyển biến. Nền giáo dục mới không chỉ làm xuất hiện một đội ngũ trí thức Tây học am hiểu