Hoạt Động Của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa Trong Giai Đoạn 2004 – 2006

thu tiền từ các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch của chi nhánh; tiến hành thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có khoản thu chi từ ngân hàng lớn vượt quá thẩm quyền cho phép của các giao dịch viên; tiến hành ghi chép và theo dõi sổ sách thu chi; xuất nhập kho quỹ đầy đủ, chính xác và kịp thời.

* Phòng kiểm tra nội bộ


Phòng kiểm tra nội bộ có chức năng giúp ban giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của CN nhằm đảm bảo các hoạt động đều tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước và cơ chế quản lý của ngành.

Phòng kiểm tra nội bộ thực hiện kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả kiểm tra và kiến nghị biện pháp xử lý theo chương trình, kế hoạch hoặc theo chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc về tổ chức, quy trình thực hiện nghiệp vụ của CN.

Ngoài ra, phòng còn tiếp nhận và giải quyất các đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của CN và của các cán bộ trong chi nhánh.

* Phòng tổng hợp tiếp thị


Phòng tổng hợp tiếp thị có chức năng tham mưu cho giám đốc chi nhánh trong việc lập kế hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh. Hàng năm, hàng quý phòng có nhiệm vụ lập và trình bày báo cáo hoạt động của chi nhánh cho NHCT Việt Nam.

Phòng tổng hợp tiếp thị còn có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, hướng dẫn các khách hàng tới giao dịch tại chi nhánh sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

2.1.2. Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong giaiđoạn 2004 – 2006

2.1.2.1. Phân tích hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong giai đoạn 2004 - 2006

Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một hoạt động rất quan trọng của các NHTM. Các NHTM luôn cố gắng huy động nhiều vốn bởi vì vốn là vấn đề “sống còn” trong kinh

doanh của các tổ chức tài chính. Với lợi thế là một chi nhánh cấp I của một ngân hàng được thành lập lâu đời có nhiều uy tín, CN NHCT Đống Đa có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn, điều này được minh chứng qua lượng vốn huy động của CN trong các năm khá lớn so với các CN NHTM khác.

Bảng 2.2: Lượng vốn huy động của chi nhánh năm 2004-2006



Năm2004

Năm 2005

Năm 2006

Tỷ

đồng

%

Tỷ

đồng

%

Tỷ

đồng

%

1.Tiền gửi tiết kiệm

1492

48,25

1692

49,10

1852

49,50

2.Tiền gửi của các tổ

chức kinh tế


1400


45,28


1414


41,03


1503


40,18

3.Kỳ phiếu

200

6,47

340

9,87

386

10,32

Tổng

3092

100

3446

100

3741

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - 5

Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa( 2004 -2006)

Từ bảng 2.2 ta thấy tổng nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng lại giảm đi, nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt từ phía các NHTM khác đặc biệt là các NHTM cổ phần. Cụ thể năm 2005 tổng nguồn vốn đạt 3446 tỷ đồng bằng 104% so với kế hoạch, tăng so với năm 2004 là 354 tỷ đồng, tốc độ tăng là 11,5%; năm 2006 tổng nguồn vốn huy động đạt 3741 tỷ đồng bằng 93,5% so với kế hoạch, tăng so với năm 2005 là 295 tỷ đồng, tốc độ tăng là 8,56%.

Trong tổng nguồn vốn huy động của CN, tiền gửi dân cư luôn chiếm phần lớn và tăng đều qua các năm. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng chiếm một tỷ lệ lớn, nhưng đang giảm tỷ trọng trong tổng vốn huy động.

Hoạt động cho vay và đầu tư

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của chi nhánh (2004 – 2006)



Năm2004

Năm 2005

Năm 2006

Tỷ

đồng

%

Tỷ

đồng

%

Tỷ

đồng

%

1.Cho vay ngắn hạn

1300

59

1357

66

1083

69

2.Cho vay trung, dài hạn

903

41

687

34

494

31

Tổng

2203

100

2044

100

1577

100

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2004 – 2006)

Từ bảng số liệu 2.3 ta thấy tổng dư nợ của CN giảm dần trong 3 năm, đặc biệt vào năm 2006 dư nợ của CN giảm mạnh chỉ còn 1577 tỷ đồng, bằng 77,15 % so với dư nợ năm 2005 và bằng 71,58 % so với dư nợ năm 2004. Nguyên nhân chính dẫn đến dư nợ giảm là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông trả nợ trước hạn theo quyết định của thanh tra, số tiền trả nợ là 16 tỷ đồng. Mặt khác, do có một số đơn vị có nợ quá hạn lớn, kinh doanh thua lỗ nên CN không thể cho vay tiếp mà chỉ tập trung thu nợ; một số doanh nghiệp cổ phần hóa có nguồn thu từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay cán bộ, công nhân viên nên đã giảm nợ vay NH.

Hoạt động cho vay ngắn hạn:

Trong những năm qua, CN luôn chú trọng đầu tư cho vay ngắn hạn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ vốn nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả. Do vậy, tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn trong tổng dư nợ thường rất lớn trên 50% tổng dư nợ của CN . Các doanh nghiệp thường xuyên vay ngắn hạn là: Công ty dược liệu trung ương 1, Công ty Sao Vàng, Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty Thượng Đình, Công ty sơn tổng hợp Hà Nội, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông,… Gần đây nhất, vào năm 2006, CN đã giải ngân cho Công ty cơ điện Trần Phú 352 tỷ đồng để nhập nguyên liệu sản xuất dây cáp điện, giải ngân cho Công ty Cổ phần dược TƯ 1 để nhập dược liệu, hóa chất, tinh dầu để sản xuất thuốc chữa bệnh.

Hoạt động cho vay trung và dài hạn:

Hoạt động cho vay dự án là lĩnh vực thế mạnh của các NHTM Nhà nước từ trước tới nay. Các NHTM cổ phần phần lớn mới hoạt động, còn nhiều hạn chế về vốn và trình độ, không thể đáp ứng được các dự án có thời gian dài, rủi ro cao nên hầu như chưa dám tiếp cận với lĩnh vực này. Trong hoàn cảnh đó, với lợi thế về kinh nghiệm, vốn và trình độ, CN NHCT Đống Đa đã thực sự trở thành một địa chỉ cấp vốn tin cậy cho các dự án. Trong suốt những năm qua, nhiều dự án đã được giải ngân ở CN NHCT Đống Đa, góp phần tăng hiệu quả kinh tế xã hội như dự án nhập thiết bị để thi công nhà máy Thủy điện A Vương của Công ty Lũng Lô với số tiền là 43,5 tỷ

đồng; dự án truyền hình cáp của Công ty dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà Nội, số tiền 22 tỷ đồng;…

Tình hình nợ xấu và công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng:

Với công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng, CN đã áp dụng rất nhiều biện pháp như giao chỉ tiêu cho các phòng, phối hợp với các cơ quan chức năng để thu hồi nợ, hàng tháng tổ chức họp giao ban tín dụng yêu cầu các phòng khách hàng phải đưa ra tình hình, biện pháp và giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể với từng khách hàng có nợ xấu, nợ tồn đọng. Tuy nhiên, những nỗ lực này chưa thực sự có hiệu quả cao, minh chứng là lượng nợ thu hồi được thấp, đặc biệt năm 2006 chi nhánh chỉ thu hồi được 3,159 tỷ đồng tức là chỉ thực hiện được 22,1% so với kế hoạch được giao từ đầu năm (bảng 2.4).

Nợ quá hạn của CN đang tăng lên, nợ quá hạn năm 2006 gấp 3,89 lần nợ quá hạn năm 2005 và gấp 6,47 lần nợ quá hạn năm 2005(bảng 2.4).

Nợ xấu của CN phát sinh tập trung chủ yếu tại các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty XD CTGT 8, do những món vay từ năm 2004 và đầu năm 2005 đã hết thời hạn cơ cấu lại nợ nhưng vẫn không thanh toán được nợ. Ngoài ra, một số khoản nợ đã tiềm ẩn rủi ro từ những năm trước nhưng đến năm 2006 mới chuyển sang nợ xấu như Công ty Đầu tư XD số 2, Công ty điện tử Sel.

Bảng 2.4: Số liệu nợ được thu hồi và nợ xấu của CN(2004 – 2006)

Đơn vị : Tỷ đồng



Năm

2004

Năm

2005

Năm

2006

Nợ được thu hồi

9,368

39,909

3,159

Trong đó :




Thu nợ quá hạn

8,023

39,222

2,102

Thu nợ tồn đọng

1,345

0,687

1,057

Nợ xấu



170,1

Nợ quá hạn

14,761

24,528

95,490

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2004 – 2006)

Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại

Bảng 2.5: Số liệu hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại của CN năm 2004-2006

Đơn vị : USD



Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Thanh toán quốc tế:




Mở L/C nhập khẩu

41.195.006

42.258.674

50.643.224

Thanh toán L/C nhập khẩu

45.186.498

45.524.340

51.650.420

Thanh toán L/C xuất khẩu


1.418.116

3.970.046

Kinh doanh ngoại tệ




Doanh số mua

57.817.873

46.933.708

55.528.048

Doanh số bán

57.863.860

47.641.803

55.763.448

Chi trả kiều hối

2.068.056

1.745.692

1.875.868

Tổng thu phí từ hoạt động

kd ngoại tệ

2.708.000.000

3.000.000.000

4.096.000.000

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa ( 2004- 2006)

Từ bảng số liệu 2.5 ta thấy tổng thu phí và doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ luôn tăng lên trong suốt 3 năm qua, năm 2006 tổng thu phí từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng 36,5% so với năm 2005, và tăng 51,25% so với năm 2004, điều này chứng tỏ hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại của CN NHCT Đống Đa ngày càng phát triển.

Thanh toán quốc tế

Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó, nghiệp vụ thanh toán quốc tế của CN phần lớn là phục vụ cho mở và thanh toán L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu.

Chi trả kiều hối

Kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng cho phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời nó cũng là cơ sở tăng nguồn ngoại tệ nhờ mua lại và tăng thu dịch vụ nhờ thu phí cho CN. Do thấy được tầm quan trọng đó nên CN không ngừng nâng cấp, hoàn thiện hệ thống chi trả để thu hút nguồn kiều hối về phía mình. Hàng năm, CN đều tổ

chức đào tạo, bố trí cán bộ và bộ phận chi trả hợp lý, nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Đặc biệt, từ năm 2005, CN đã phát triển các dịch vụ chi trả kiều hối Western Union và qua mạng Swift, đây là một tiến bộ công nghệ mới sẽ giúp khách hàng thuận tiện hơn trong chuyển tiền.

Hoạt động trung gian thanh toán

Công tác thanh toán điện tử liên NH, thanh toán bù trừ luôn đảm bảo nhanh gọn, chính xác. Chương trình hiện đại hóa công nghệ NH đã phát huy nhiều thế mạnh và tiện ích cho hoạt động kinh doanh của CN. Nhờ các nỗ lực đó mà doanh số thanh toán qua NH không ngừng tăng lên theo các năm, đặc biệt từ số liệu bảng 2.6 ta thấy thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán (hơn 70%), điều đó đã tạo ra một nguồn vốn chi phí thấp có giá trị rất lớn cho NH.

Bảng 2.6: Doanh số thanh toán qua chi nhánh năm 2004 – 2006



Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006


Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt


46.207


77,61


57.468


91,01


62.548


85,1

Doanh số thanh toán dùng tiền mặt


13.327


22,39


5.676


8,99


10.952


14.9

Tổng

59.534

100

63.144

100

73.500

100


Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2004 – 2006)


2.1.2.3. Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của CN năm 2004-2006

Đơn vị: tỷ đồng


Năm 2004

Năm

2005


Năm 2006

Tổng doanh thu

248,541

286,825

223,772

Tổng chi phí

172,137

200,977

172,872

Lợi nhuận chưa trích

DPRR


76,404


85,848


50,9

Trích DPRR

20,976

49,232

110,1

Lợi nhuận sau khi trích

DPRR


55,428


36,616


-59,2


Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2004 – 2006)

Qua 3 năm kết quả hoạt động kinh doanh của CN đang có dấu hiệu sụt giảm. Năm 2005, lợi nhuận sau khi trích DPRR của CN là 36,616 tỷ, bằng 66% lợi nhuận của năm 2004, năm 2006 lợi nhuận của CN là -59,2 tỷ. Năm 2006, kết quả hoạt động kinh doanh của CN bị lỗ do CN phải trích lập DPRR vượt quá thu nhập. Sự sụt giảm trong kết quả hoạt động của CN xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Do ảnh hưởng tiêu cực của một số vụ án liên quan đến ngành giao thông, sự đóng băng của thị trường bất động sản trong năm 2005, 2006 gây chậm chễ trong việc thanh quyết toán đã tác động trực tiếp đến việc cho vay và thu nợ của Chi nhánh NHCT Đống Đa, một ngân hàng có tỷ trọng dư nợ với ngành giao thông và xây dựng cơ bản là khá cao. Cụ thể là công trình giao thông trọng điểm quốc gia đường Hồ Chí Minh được CN đầu tư gần 1000 tỷ đồng (nguồn vốn từ ngân sách nhà nước) theo kế hoạch sẽ được quyết toán năm 2006, nhưng do chất lượng công trình không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phải sửa chữa và làm lại từ đầu, vì vậy không thể được thanh toán vào năm 2006. Vụ án PMU 18 xảy ra vào năm 2006 đã tác động mạnh tới toàn bộ các công trình xây dựng trọng điểm quốc gia, chính phủ đã có chỉ thị dừng cấp vốn với các công trình quốc gia có nguồn thanh toán là vốn ngân sách nhà nước để kiểm tra, thanh tra chất lượng trước khi quyết toán. Vì vậy, các doanh nghiệp thuộc khối giao thông chưa thể thanh toán cho CN khi đến hạn.

- Do sức ép cổ phần hóa NHCT trong những năm tới, NHCT Việt Nam muốn nhanh chóng lành mạnh hóa dư nợ của hệ thống nên đã thay đổi phương pháp hạch toán dự

thu trong đó các khoản nợ từ nhóm 2 không thu được lãi thì không được hạch toán vào thu nhập mà phải hạch toán ngoại bảng. CN đã dừng cấp vốn và cho xử lý rủi ro các doanh nghiệp thuộc khối giao thông nên kết quả đã bị lỗ vào năm 2006.

- Thị trường vốn bùng nổ cả về giá và quy mô huy động vốn kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền gửi dân cư.

Năm 2006, kết quả hoạt động của CN sụt giảm do một số nguyên nhân khách quan, nhưng năm 2007 này đang báo hiệu sự tăng trưởng trở lại trong hoạt động của CN. Hiện nay, CN đang thẩm định dự án mua tàu biển của công ty vận tải Biển Bắc, dự án có chất lượng khá tốt, đúng như kế hoạch vào tháng 6/2007 CN sẽ đầu tư 600 tỷ cho dự án của Biển Bắc. Dư nợ của CN trong năm 2007 dự đoán có thể lên tới 2800 tỷ, chất lượng tín dụng của CN hiện nay rất tốt và an toàn. Các hoạt động khác của CN cũng đang được triển khai rất hiệu quả, an toàn và chắc chắn sẽ đem lại thu nhập cao cho CN.

2.2. Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa


2.2.1. Thực trạng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

2.2.1.1. Quy trình bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Với tư cách là một CN trực thuộc NHCT Việt Nam, CN NHCT Đống Đa phải tuân thủ đầy đủ quy trình bảo lãnh đã được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống NHCT.

Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh và kết thúc khi hết hạn bảo lãnh hay chấm dứt cam kết bảo lãnh.

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định, trình phê duyệt. Sau đó, cán bộ tín dụng phải thông báo việc phê duyệt hay không phê duyệt với khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể nhưng không quá 10 ngày làm việc đối với bảo lãnh ngắn hạn và không quá 30 ngày làm việc với bảo lãnh trung, dài hạn. Việc thông báo phải bằng văn bản, nếu không phê duyệt trong văn bản phải nêu rõ lý do từ chối bảo lãnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022