Thực Trạng Tổ Chức Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Các Trường Ptdt Bán Trú Thcs Huyện Nậm Pồ

2.5.2. Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ

Bảng 2. 9. Đánh giá của CBQL và GV về thưc trạng tổ chức

hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ


STT


Nội dung tổ chức

Mức độ thực hiện


Đtb

Tốt

Bình

thường

Chưa

tốt

1

Truyền thông, quán triệt mục đích, vai trò của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải

nghiệm cho giáo viên


57


314


44


2,03

2

Phổ biến kế hoạch bồi dưỡng cụ

thể, chi tiết

10

245

160

1.64

3

Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và

cơ chế phối hợp rõ ràng, cụ thể cho các lực lượng tham gia bồi dưỡng


64


295


56


2,01

4

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng đúng kế hoạch, theo quy trình và thời gian đã xác định


9


246


160


1.64

5

Triển khai linh hoạt nội dung bồi dưỡng năng lực trải nghiệm cho giáo viên đảm bảo tính khoa học, phù hợp

với nhu cầu GV, đảm bảo kế hoạch đã xây dựng


14


242


159


1.65

6

Triển khai hình thức bồi dưỡng phù hợp với nội dung bồi dưỡng, với

điều kiện thực tiễn giáo viên và điều kiện nhà trường, cơ sở


11


241


163


1.63

7

Phối hợp hợp lý các nội dung bồi

dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên

16

240

159

1.66

8

Tổ chức phối hợp nhịp nhàng giữa

các lực lượng tham gia bồi dưỡng

13

243

159

1.65

9

Phân phối và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ hoạt

động bồi dưỡng


12


245


158


1.65

10

Kiểm tra, giám sát thường xuyên, thu thông tin ngược từ phía đội ngũ GV

để có những điều chỉnh kịp thời,


11


246


158


1.65






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 8

Nhận xét: Bảng 2.9 tổng hợp kết quả khảo sát CBQL và GV về thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên qua 10 nội dung mà chúng tôi khảo sát thì các nội dung đánh giá chủ yếu là chưa tốt, nhiều ý kiến cho rằng chưa thực hiện. Chỉ có 2 nội dung được đánh giá cao hơn là: tổ chức truyền thông, quán triệt mục đích, vai trò của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên và Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và cơ chế phối hợp rõ ràng, cụ thể cho các lực lượng tham gia bồi dưỡng. Các nội dung đánh giá khác cho thấy, khâu tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do kế hoạch bồi dưỡng chưa được xây dựng một cách khoa học, chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến nội dung bồi dưỡng chưa được sát với đối tượng giáo viên, hình thức bồi dưỡng chưa thực sự hợp lý. Đối với hình thức bồi dưỡng tập trung thông qua lớp tập huấn, bồi dưỡng: Đội ngũ báo cáo viên thiếu thuyết phục, chưa phát huy được tính tự học của học viên. Trong thời gian qua, lực lượng đội ngũ báo cáo viên tham gia bồi dưỡng năng lực năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên thường là những người làm CBQL ở các trường, chuyên viên phòng GD&ĐT, những giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh có năng lực chuyên môn vượt trội. Nhưng việc bồi dưỡng vẫn nặng về việc truyền tải lý thuyết, không sát với thực tế. Một số báo cáo viên chưa có phương pháp, hình thức truyền tải các nội dung bồi dưỡng một cách hợp lý nên chưa kích thích được tính tự học của giáo viên, nên nhiều giáo viên chưa có động lực để tập trung, có ý thức tốt khi tham gia bồi dưỡng.

Việc bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV thông qua tổ chuyên môn bằng các sinh hoạt chuyên môn cũng được nêu ra, nhưng thiếu những hướng dẫn cụ thể, vấn đề phối hợp giữa hoạt động bồi dưỡng GV của trường với tự bồi dưỡng của giáo viên chưa được thực hiện tốt. Do vậy, cán bộ quản lý cần lưu ý, chú trọng khâu xây dựng kế hoạch sao cho đảm bảo tính khoa học, tính khả thi và phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên. Nội dung bồi dưỡng

cũng cần được lựa chọn, hình thức bồi dưỡng cần được đổi mới và kết hợp hiệu quả hơn; việc phân chia trách nhiệm rõ ràng đối với các lực lượng tham gia bồi dưỡng và phổ biến yêu cầu, kế hoạch bồi dưỡng cần được quan tâm hơn nữa để khâu tổ chức hoạt động bồi dưỡng đạt mục tiêu của quản lý nhà trường.

2.5.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ

Bảng 2. 10. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng chỉ đạo

hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ


STT


Nội dung chỉ đạo

Mức độ thực hiện


Đtb

Tốt

Bình

thường

Chưa

tốt


1

Chỉ đạo hướng dẫn giáo viên nhận thức đúng về yêu cầu nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đáp ứng yêu cầu đổi

mới giáo dục


171


244


0


2,41

2

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo

viên nghiêm túc, khả thi

163

243

9

2.37

3

Quán triệt thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải

nghiệm cho giáo viên


14


242


159


1.65

4

Chỉ đạo các lực lượng phối hợp nhịp

nhàng, thực hiện tốt các quy định trách nhiệm trong phối hợp


8


244


163


1.63

5

Chỉ đạo huy động các nguồn lực, tăng cường

các điều kiện để tổ chức bồi dưỡng hiệu quả

13

240

162

1.64

6

Động viên và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia bồi dưỡng và tự bồi

dưỡng hiệu quả


66


299


50


2,03






Nhận xét: Bảng 2.10 tổng hợp kết quả khảo sát đội ngũ CBQL và GV về việc quản lý chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTNST cho GV, qua 6 nội dung chỉ đạo mà chúng tôi khảo sát với 3 mức độ tốt; chưa tốt; chưa thực hiện. Kết quả cho thấy các nội dung chỉ đạo về hướng dẫn nâng cao nhận thức cho giáo viên về yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm đáp ứng yêu cầu mới; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TCHĐTN cho giáo viên được đánh giá cao hơn. Các nội dung về quán triệt thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng, chỉ đạo phối hợp các lực lượng tham gia; chỉ đạo huy động các nguồn lực và điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng còn có nhiều ý kiến đánh giá thực hiện chưa tốt và chưa thực hiện. Thực tế, lãnh đạo đều có những chỉ đạo về xây dựng kế hoạch, thực hiện nghiêm túc kế hoạch và trách nhiệm của các lực lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên, đối với bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, trong khi các hướng dẫn từ cơ quan quản lý cấp trên còn ít và hầu như rất ít có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo. Trong khi điều kiện cơ sở vật chất và các nhiệm vụ giáo dục khác của các trường ngày càng nhiều. Cùng với đặc điểm và điều kiện sống của học sinh trong vùng nên nhìn chung hoạt động bồi dưỡng về vấn đề này đối với giáo viên của các trường còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chưa có nhiều hoạt động cụ thể trong bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN, thực tiễn hiệu quả bồi dưỡng chưa cao, do vậy, nhiều ý kiến giáo viên đánh giá chưa cao kết quả chỉ đạo ở một số nội dung khảo sát ở trên.

2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng kiểm tra,

đánh giá kết quả bồi dưỡng dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ


STT


Nội dung

Mức độ thực hiện


Đtb

Tốt

Bình

thường

Chưa

tốt

1

Mục đích và yêu cầu của kiếm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động

trải nghiệm rõ ràng, phù hợp


163


240


12


1.64

2

Tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá trong và sau bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải

nghiệm rõ ràng, công khai.


9


239


167


1.62

3

Hình thức kiểm tra, đánh giá đa dạng,

phù hợp

14

238

163

1.64

5

Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm được thực hiện

nghiêm túc, khách quan


11


361


43


1.92

6

Kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng được công khai và làm cơ sở cải tiến các hoạt động bồi dưỡng

tiếp sau


162


253


0


2,39






Nhận xét: Bảng 2.11 tổng hợp kết quả khảo sát đội ngũ CBQL và GV về việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV, qua 6 nội dung kiểm tra đánh giá, khảo sát ở 3 mức độ tốt, chưa tốt, chưa thực hiện. Kết quả cho thấy một số nội dung được CBQL, GV đánh giá cao như Mục tiêu kiểm tra, đánh giá được thông tin rõ ràng; kết quả được công khai và làm cơ sở xây dựng để rút kinh nghiệm cho hoạt động bồi dưỡng được thực hiện tiếp sau. Một số nội dung chưa được đánh giá cao, điểm trung bình các ý kiến đánh giá thấp khi đề cập đến tính khách quan, nghiêm túc của hoạt động kiểm tra, đánh giá; sự phù hợp và đa dạng của hình thức đánh giá,… Thông thường ở lớp tập huấn có nội dung bồi dưỡng về hoạt động trải nghiệm được tích hợp trong đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên chủ yếu là kiểm tra, đánh giá thông qua điểm chuyên cần và bài tiểu luận sau khi kết thúc lớp tập huấn; đối với các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tại trường thì thường đánh giá lồng ghép trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của giáo viên ở trường. Hoạt động hướng dẫn giáo viên tự bồi dưỡng thì không có hình thức kiểm tra, đánh giá cụ thể mà chỉ thông qua bản tự đăng kí của giáo viên… Cách thức kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng và kết quả tham gia bồi dưỡng của giáo viên như vậy chưa thật phù hợp với nội dung bồi dưỡng. Muốn đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cần có những tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng, gắn với các loại hình trải nghiệm trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp. Những tiêu chí, tiêu chuẩn đó cần được đo bằng hoạt động thực tế của giáo viên trong triển khai tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tham gia. VÍ dụ: giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm để dạy học các nội dung của môn học; tổ chức câu lạc bộ, các diễn đàn cho học sinh tham gia, tổ chức hoạt động thực tế, thăm quan mô hình kinh tế ở địa phương,… việc giáo viên có tổ chức và tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh được xem là một tiêu chí để đánh giá giáo viên. Tuy nhiên, trong trường, việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của tổ bộ môn chưa được quan tâm đúng mức và có những tiêu chí đánh giá rõ ràng.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ

Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, giáo viên về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ cho thấy có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng được nhiều ý kiến đề cập đến là:

* Yếu tố thuộc về cán bộ quản lý: Mặc dù lãnh đạo phòng GD&ĐT, lãnh đạo nhà trường nhận thức sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng năng lực năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên nhưng còn thụ động. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, việc thiết lập mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS chỉ mang tính một chiều từ Bộ, Sở GD&ĐT mà chưa bám vào nhu cầu của đội ngũ giáo viên. Việc xây dựng kế hoạch chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng năng lực năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS hiện nay. Năng lực quản lý của PGD và CBQL đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS. Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên, cán bộ PGD, CBQL các trường chưa quan tâm đến đối tượng tham gia bồi dưỡng, chưa tiến hành khảo sát tìm hiểu nhu cầu, nguyện vong bồi dưỡng của giáo viên, cũng như việc xác lập mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Điều này đã tác động không tốt đến nhu cầu, động cơ học tập của giáo viên.Chưa có chương trình bồi dưỡng riêng cho giáo viên các trường PTDT Bán trú. Do đó, chất lượng bồi dưỡng năng lực năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

* Những yếu tố từ phía giáo viên: nhiều ý kiến của giáo viên và CBQL được tổng hợp từ bảng hỏi đề cập đến nguyên nhân như giáo viên chưa tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng, tâm lý học bồi dưỡng mang tính chống đối và chưa nghiêm túc, tham gia bồi dưỡng không xuất phát từ động cơ mong muốn phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho bản thân; một số giáo viên còn bằng lòng với kiến thức, kỹ năng hiện có của mình, có tâm lý an phận, không có nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Vì vậy, một số giáo viên chưa tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về hoạt động trải nghiệm.

* Những yếu tố do chính sách quản lý và điều kiện và các nguồn lực phục vụ cho bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên: Một nhóm các ý kiến đề cập đến yếu tố gây khó khăn, cản trở đối với tổ chức bồi dưỡng năng lực cho giáo viên là do mức sống, của đại đa số giáo viên còn thấp, công việc hàng ngày khá căng thẳng, áp lực lớn, chưa có chính sách thu hút động viên, kích lệ giáo viên kịp thời nên nhiều giáo viên không tập trung cho việc bồi dưỡng nâng cao năng lực năng lực tổ chức HĐTN, nghiệp vụ của mình. Hiện nay, trong chương trình giáo dục phổ thông mới có nêu hoạt động trải nghiệm là hoạt động bắt buộc trong nhà trường THCS. Tuy nhiên lại chưa có chương trình, chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể về chương trình hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh THCS, đặc biệt là học sinh PTDT Bán trú THCS trên toàn quốc. Bên cạnh đó, cũng chưa có văn bản nào quy định cụ thể các hình thức xử lý đối với những giáo viên không đạt yêu cầu sau đợt bồi dưỡng. Do đó, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên còn khó khăn, chưa có tính khích lệ đối với giáo viên. Đa số CBQL và GV cho rằng nếu có chế độ chính sách chi trả cho các báo cáo viên phù hợp, khen thưởng động viên những giáo viên có kết quả tốt trong bồi dưỡng kịp thời thì sẽ khích lệ giáo viên nhiệt tình tham gia bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện chưa đáp

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 07/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí