Tổ Chức Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên

bản kế hoạch phù hợp, khoa học và mang tính khả thi thì Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng các nhà trường phải thực hiện tốt các bước khảo sát nhu cầu bồi dưỡng về tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên, làm tốt chức năng dự báo. Việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên cần tập trung làm tốt mấy nội dung: đánh giá thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên. Công việc này giúp cán bộ quản lý xác định được chính xác thực trạng đội ngũ giáo viên, làm cơ sở để lập kế hoạch bồi dưỡng phù hợp. Kế hoạch bồi dưỡng phải xác định rõ:

- Mục tiêu bồi dưỡng;

- Nội dung bồi dưỡng;

- Đối tượng tham gia bồi dưỡng;

- Phương pháp, hình thức TC bồi dưỡng;

- Các lực lượng tham gia, phối hợp tổ chức hoạt động bồi dưỡng;

- Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng;

- Thời gian thực hiện;

- Kinh phí và các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng.

1.4.2. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên là nội dung quan trọng để hiện thực hóa kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, là khâu quan trọng trong quản lý để thực hiện bồi dưỡng giáo viên có kết quả.

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên cần quan tâm đến các vấn đề như sắp xếp, phân chia trách nhiệm, nhiệm vụ, phân công công việc, triển khai các hình thức bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng gắn với các đối tượng giáo viên một cách phù hợp. Có mấy việc cần quan tâm như:

Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 5

Thành lập Ban chỉ đạo nhằm tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn các nhà trường.

Thành lập tổ cốt cán là những cán bộ, giáo viên có trình độ, năng lực TC HĐTN sâu, nắm chắc về nội dung, yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm của chương trình giáo dục mới. Đồng thời, cũng là những người hiểu và có kinh nghiệm ứng xử nhất định đối với môi trường văn hóa, tâm lý giáo viên và điều kiện của các trường PTDT Bán trú THCS ở huyện Nậm Pồ.

Sắp xếp bộ máy, phân chia nhiệm vụ trong quá trình tổ chức bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và các nhiệm vụ bồi dưỡng phải đảm nhận. Nói khác đi phải tổ chức bộ máy phù hợp về cấu trúc, cơ chế hoạt động để đủ khả năng đạt được mục tiêu - phân chia thành các bộ phận sau đó ràng buộc các bộ phận bằng các mối quan hệ, gắn với trách nhiệm của hoạt động bồi dưỡng. Qua đó phân chia các nguồn lực, huy động và sắp xếp các điều kiện phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động bồi dưỡng.

Tổ chức công việc: Sắp xếp công việc hợp lý, phân công phân nhiệm rõ ràng để mọi người hướng vào mục tiêu chung.

Như vậy, thực chất của nội dung tổ chức bồi dưỡng là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng như một thể thống nhất. Khâu tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho những tiềm năng, cho các động lực khác. Tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và giảm sút hiệu quả quản lý. Trong quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xác định rõ vai trò, vị trí của mỗi cá nhân, mỗi thành viên, mỗi bộ phận, đảm bảo mối quan hệ liên kết giữa các cá nhân, các thành viên, các bộ phận tạo nên sự thống nhất và đồng bộ - yếu tố đảm bảo cho thành công trong quản lý.

Chuẩn bị các nguồn lực bồi dưỡng đặc biệt là nguồn nhân lực báo cáo viên, cán bộ, giáo viên cốt cán, tài liệu bồi dưỡng, tài chính phục vụ bồi dưỡng.

1.4.3. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên là nội dung quản lý thể hiện vai trò, tác động của cán bộ quản lý, trước hết là hiệu trưởng nhà trường. Các quyết định quản lý khoa học, hợp lý sẽ có tác động giúp cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên diễn ra theo đúng định hướng, tiến độ và đạt kết quả cao nhất. Đây cũng là khâu thể hiện vai trò tạo động lực, khích lệ các thành phần tham gia hoạt động bồi dưỡng giáo viên phát huy thế mạnh, trách nhiệm để thực hiện hoạt động đạt kết quả cao nhất.

Do vậy, nội dung quản lý này có tính chất tác nghiệp điều chỉnh, điều hành hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định, để biến mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện. Có mấy việc cần cán bộ quản lý quan tâm là:

Chỉ đạo khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, đánh giá năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên, nhằm thu thông tin cơ sở cho xây dựng chương trình bồi dưỡng.

Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng và thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng.

Chỉ đạo nâng cao năng lực báo cáo viên, giáo viên cốt cán thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên.

Chỉ đạo biên soạn tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Chỉ đạo phương pháp, hình thức TC bồi dưỡng.

Chỉ đạo quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên

Chỉ đạo đánh giá kết quả bồi dưỡng và phản hồi thông tin tới giáo viên và người học.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

Để thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên PTDT Bán trú THCS cần có các biện pháp, hình thức kiểm tra nghiêm túc, chính xác.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện khảo sát nhu cầu và đánh giá thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhà trường. Xác định rõ các nhóm giáo viên tương ứng với nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với từng môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Kiểm tra công tác lập kế hoạch và việc tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch.

Kiểm tra các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng

Kiểm tra quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên THCS

Kiểm tra, đánh giá muốn khách quan cần kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá. Đánh giá kết quả bồi dưỡng đạt được ở học viên, tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ học viên - giáo viên tham gia bồi dưỡng- về thực trạng hoạt động bồi dưỡng,… để hoàn thiện hoạt động bồi dưỡng ở giai đoạn tiếp theo

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đển quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV các trường PTDT bán trú THCS

1.5.1. Năng lực quản lý và nhận thức của Cán bộ quản lý về hoạt động trải nghiệm

Người cán bộ quản lý trực tiếp điều hành và quản lý nhà trường, do vậy cán bộ quản lý giữ một vai trò chủ đạo, hết sức quan trọng trong việc tổ chức bồi dưỡng, phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên.

Nếu cán bộ quản lý nhận thức đúng, quan tâm đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo dục nhà trường, nắm bắt được những yêu cầu đổi mới, có tầm nhìn chiến lược đối với phát triển đội ngũ giáo viên nhà trường,… sẽ quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên nhà trường.

Các quyết định quản lý đúng đắn, sự phân công công việc hợp lý, sự chỉ đạo sát sao, yếu tố giám sát thúc đẩy bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên là những yếu tố quan trọng để hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên nhà trường đạt kết quả. Nếu không có người cán bộ quản lý điều

hành, chỉ đạo đội ngũ GV theo một định hướng chung để đạt được mục tiêu thống nhất thì chất lượng hoạt động bồi dưỡng không thể đạt được kết quả tốt. Nếu người quản lý tạo ra môi trường học tập tích cực, thúc đẩy mỗi giáo viên say mê, phát triển nghề nghiệp liên tục sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực, khơi dậy mong muốn, nhu cầu được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng ở giáo viên

1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng từ phía đội ngũ giáo viên

Giáo viên là đối tượng tham gia hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của các nhà trường. Nhận thức, nhu cầu, động cơ tham gia bồi dưỡng của giáo viên ảnh hưởng lớn đến kết quả và các khâu tổ chức của hoạt động bồi dưỡng. Để cán bộ quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho đội ngũ giáo viên thì chính đội ngũ giáo viên cũng phải cố gắng học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nếu đội ngũ giáo viên ý thức được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với công việc, không ủng hộ hay thờ ơ thì những chỉ đạo của cán bộ quản lý cũng không thể đạt được kết quả cao.

Rõ ràng, để tổ chức HĐTN cho GV đạt hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào một số yếu tố như lòng yêu nghề; nhu cầu học tập, bồi dưỡng; ý thức tự trau dồi phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn của mỗi giáo viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “Đã là nhà giáo phải yêu người, yêu nghề, yêu trường, yêu chủ nghĩa xã hội, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục - đào tạo”. Yêu nghề, yêu người là cơ sở để các thầy cô yên tâm công tác, say mê, toàn tâm, toàn ý với công việc; biết vươn lên, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

1.5.3. Chính sách giáo dục

Chính sách giáo dục có ảnh hưởng rất lớn, là yếu tố quyết định đặc điểm của nền giáo dục. Mỗi quốc gia khác nhau đều có chính sách giáo dục khác nhau tương ứng với tình hình mỗi nước, chính vì vậy mà nền giáo dục của các nước cũng khác nhau. Tại mỗi địa phương lại áp dụng chính sách giáo dục theo phương thức khác nhau để phù hợp với địa phương mình, do đó có sự khác biệt

trong việc phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho đội ngũ giáo viên khác nhau. Ở đâu áp dụng chính sách giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương sẽ tạo động lực giúp phát triển ngành giáo dục. Thêm vào đó, chế độ ưu đãi, lương bổng và điều kiện làm việc cho giáo viên cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến thành công của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên đáp ứng yêu cầu mới.

1.5.4. Đặc điểm văn hóa và các điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV ở địa phương

Đặc điểm đời sống, văn hóa ở địa phương tác động nhất định đến nhận thức và sự quan tâm, thói quen của giáo viên; nhu cầu, điều kiện tham gia hoạt động học tập của học sinh và đặc điểm, loại hình hoạt động trải nghiệm cần tổ chức cho học sinh tham gia. Đối với học sinh các trương phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh ĐIện Biên, học sinh là con em dân tộc Mông là chủ yếu. Do đặc điểm và điều kiện sinh sống, một phần các em ở bán trú tại trường, một phần học sinh về với gia đình sau mỗi buổi học. Ngoài thời gian học tập, các em phụ giúp gia đình các công việc lao động khác. Thêm vào đó, đối với học sinh dân tộc, học văn hóa cũng gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ, thói quen về sinh hoạt,… Do đó cũng có những đòi hỏi đặc thù về hoạt động trải nghiệm cần thiết cho các em. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế nhà trường, các khoản đầu tư cho bồi dưỡng giáo viên cũng có những hạn chế. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến tiến độ, phương pháp và các hình thức, điều kiện tập trung cho hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường.

Tóm lại điều kiện kinh tế - xã hội có thể coi là điều kiện tiền đề giúp giáo dục phát triển. Tại các địa phương có nền kinh tế - xã hội phát triển thì trình độ văn hóa của nhân dân các địa phương này cũng cao hơn những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển. Huyện Nậm Pồ, tỉnh ĐIện Biên là huyện miền núi, điều kiện kinh tế của nhân dân và địa phương còn có những khó khăn khách quan đòi hỏi Phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường, các cán bộ quản lý mà trước hết là hiệu trưởng cần quan tâm nhiều hơn.

Kết luận chương 1


Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và thành công của hoạt động trải nghiệm trong nhà trường. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS là hết sức quan trọng và cần thiết. Để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên PTDT Bán trú THCS, quản lý giáo dục địa phương mà trước hết là Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các nhà trường cần quan tâm đến các nội dung quản lý: Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên; tổ chức hoạt động bồi dưỡn năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên; Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên; Kiểm tra, đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS. Kết quả nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên là cơ sở để nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên nhân thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở từng địa phương.

Chương 2

THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS HUYỆN NẬM PỒ TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục của huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên

2.1.1. Sơ lược về huyện Nậm Pồ

Ngày 23/6, tại mảnh đất biên giới cực Tây của Tổ quốc, tỉnh Điện Biên đã tổ chức lễ ra mắt huyện mới Nậm Pồ theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ.

Địa giới hành chính huyện Nậm Pồ được thành lập trên cơ sở điều chỉnh, chia tách với gần 93.000 km2 diện tích tự nhiên và trên 28.000 nhân khẩu thuộc 10 xã của huyện Mường Nhé gồm các xã: Pa Tần, Chà Cang, Nà Khoa, Nà Bủng, Nà Hỳ, Na Cô Sa, Nậm Tin, Nậm Nhừ, Nậm Chua, Vàng Đán và toàn bộ trên 57.000 km2 diện tích tự nhiên với gần 15.000 nhân khẩu thuộc 5 xã của huyện Mường Chà, gồm các xã: Chà Tở, Nậm Khăn, Chà Nưa, Si Pa Phìn và Phìn Hồ.

Huyện mới Nậm Pồ có 8/15 xã là xã biên giới, phía Đông giáp huyện Mường Chà, phía Tây giáp huyện Mường Nhé và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Bắc giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Như vậy, huyện Nậm Pồ có diện tích tự nhiên gần 150.000 km 2; dân số gần 44.000 nhân khẩu thuộc 10 dân tộc với trên 95% cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số.

Việc ra đời huyện mới Nậm Pồ, người dân ở địa bàn 15 xã đặc biệt khó khăn này sẽ có điều kiện gần cấp ủy, chính quyền hơn; Cấp ủy, chính quyền huyện gần dân hơn, cũng như giải quyết nhanh chóng các vấn đề trong nhân dân; thực hiện hiệu quả hơn các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 07/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí