Thực Trạng Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Của Giáo Viên Các Trường Ptdt Bán Trú Thcs Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Nậm Pồ

- Tổng giá trị sản xuất theo giá thực tế ước đạt 662,08 tỷ đồng. Trong đó: Ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản ước đạt 334,58 tỷ đồng, chiếm 50,5%; Công nghiệp - Xây dựng ước đạt 157,01 tỷ đồng, chiếm 23,7 %; Dịch vụ ước đạt 170,50 tỷ đồng, chiếm 25,8%.

- Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2017 ước đạt 18.005,5 tấn; trong đó: thóc 15.274,9 tấn ( thóc ruộng 8.696,8 tấn); lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 354,8 kg/người/năm.

- Tổng đàn gia súc đạt 62.886 con (Trong đó: Trâu: 19.580 con, bò 4.087 con, lợn 39.219 con); tổng đàn gia súc khác 9.633 con (ngựa 498 con; dê 9.135 con); đàn gia cầm tăng trên 137.368 con.

- Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện năm 2017 ước đạt 114,8 ha, sản lượng nuôi trồng đạt 137,9 tấn, sản lượng khai thác đạt trên 6,1 tấn.

- Trồng mới 106,23 ha rừng (rừng phòng hộ 50 ha, rừng sản xuất 50 ha và rừng thay thế 6,23 ha); chăm sóc rừng trồng mới 116,41 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 39,4%.

- Thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 5.610 triệu đồng.

- Tổ chức cho người đang sử dụng đất nông nghiệp thực hiện kê khai và đăng ký đất đai 06 xã (Nà Hỳ, Nà Khoa, Si Pa Phìn, Chà Cang, Phìn Hồ, Chà Tở). Tiếp tục triển khai Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn (cộng nhận quyền sử dụng đất) cho các hộ gia đình, cá nhân bản Mới 1 và 2, xã Chà Cang, bản Nà Hỳ 1, 2, 3, Huổi Hoi, Sín Chải 1 và 2, xã Nà Hỳ. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn (công nhận quyền sử dụng đất) cho các hộ gia đình, cá nhân tại các bản trung tâm các xã Si Pa Phìn, Nậm Khăn, Pa Tần. Giao đất lâm nghiệp có rừng còn lại cho các chủ rừng. Giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng có nhu cầu theo thẩm quyền. Lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ về đất thuộc các công trình, dự án trên địa bàn huyện.

- Duy trì 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại thuận lợi.

- Phấn đấu 15/15 trung tâm xã có điện, 94/131 bản có điện, tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 66,52%;

- Hoàn thành và đưa vào sử dụng 04 công trình thủy lợi, đưa số kênh được cứng hóa của toàn huyện lên 82,5 km, phục vụ tưới trên 87% diện tích lúa vụ Chiêm - Xuân, trên 50% diện tích lúa vụ Mùa. Cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất.

2.1.3. Tình hình giáo dục và đào tạo của huyện

Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, tỷ lệ huy động trẻ đến trường tăng so với năm học trước, cơ bản hoàn thành kế hoạch giao, cụ thể:

- Quy mô, mạng lưới trường, lớp: Năm học 2016-2017 toàn huyện có 48 trường học (trong đó có 08 trường chưa đi vào hoạt động giáo dục; 03 trường đề nghị thành lập đầu năm 2017) với 861 lớp = 17.472 học sinh. Trong đó: Cấp Mầm non có 15 trường với 289 lớp = 5741 học sinh[15]; cấp Tiểu học có 15 trường, với 416 lớp = 6900 học sinh[15]; cấp THCS có 15 trường với 156 lớp = 4650 học sinh.

- Tỷ lệ huy động trong độ tuổi ra lớp cơ bản đạt chi tiêu kế hoạch giao, cụ thể: Tỷ lệ huy động trẻ mầm non (số trẻ từ 0-5 tuổi) đạt 61,7%; tỷ lệ huy động dân số 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,72%; tỷ lệ huy động dân số 11 tuổi vào lớp 6 đạt 94,9%.

- Công tác giáo dục dân tộc: Tiếp tục được quan tâm, toàn huyện có 21 trường PTDTBT với 6310 học sinh (cấp THCS 9 trường, cấp Tiểu học 12 trường). Các trường tập trung vào việc tăng cường tiếng Việt, nâng cao chất lượng học tập, đảm bảo tốt hơn việc ăn, ở, sinh hoạt của học sinh và điều kiện làm việc của giáo viên.

- Công tác phổ cập giáo dục: Tiếp tục được tăng cường củng cố và giữ vững, toàn huyện đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục, trong đó có 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 15/15 xã đạt chuẩn

phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập - Xóa mù chữ mức độ 1; 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1; 8/15 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, huyện duy trì chuẩn PCGDTHCS.

- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học: Tiếp tục được đầu tư, nâng cấp cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy học và yêu cầu giáo dục phổ thông. Toàn huyện hiện có 834 phòng học, trong đó: 384 phòng học kiên cố, 53 phòng bán kiên cố, 367 phòng học ba cứng;có 346 phòng công vụ; có 387 phòng nội trú; 37/48 trường có công trình nước sạch; công trình vệ sinh; 37/48 trường kết nối mạng với tổng số 552 máy tính được kết nối mạng.Năm 2016 số trường đạt chuẩn Quốc gia là 18 trường.

- Tổng số cán bộ, giáo viên thuộc huyện quản lý 1.648 người, trong đó: cấp Mầm non có 316 người, Tiểu học 550 người, THCS 304 người. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học, từng bước nâng cao về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu đổi mới.

2.2. Khái quát quá trình khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Thu thập, xử lý số liệu, phân tích và đánh giá được thực trạng QL hoạt động BD năng lực TC HĐ TNST cho GV ở trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, cung cấp các minh chứng cần thiết làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp QL hoạt động BD năng lực TC HĐ TNST cho GV ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TC hoạt động TNST cho học sinh.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Đối với CBQL các trường PTDTBT THCS: Khảo sát thực trạng nhận thức về BD năng lực TC HĐ TNST cho GV ở các trường PTDTBT THCS; thực trạng về việc thực hiện BD năng lực TC HĐ TNST cho GV ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ và thực trạng QL BD năng lực TC HĐ TNST cho GV ở các trường PTDTBT THCS của HT.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Tác giả đã tiến hành khảo sát với 385 giáo viên và 30 CBQL, tại 6 trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên và tiến hành xử lý kết quả cụ thể cho các nội dung theo bảng hỏi.

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn: Tác giả nghiên cứu các loại hồ sơ chuyên môn của HT và của GV (Kế hoạch năm học, kế hoạch BD năng lực TC HĐ TNST của HT; báo cáo tổng kết năm học, báo cáo công tác BDTX GV hàng năm; sổ đăng ký chuyên đề BD năng lực TC HĐ TNST của từng GV; kế hoạch BD năng lực TC HĐ TNST của GV; sổ theo dõi BD năng lực TC HĐ TNST của GV; bài thu hoạch, bài kiểm tra của GV) để đánh giá thực trạng công tác BD năng lực TC HĐ TNST cho GV của 6 đơn vị tiến hành khảo sát.

- Quan sát thực tế: Tác giả đến thực tế tại 3 trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tham dự buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ GV, quan sát các buổi hoạt động ngoại khóa của học sinh, dự buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm để tác giả nắm bắt về ảnh hưởng của công tác BD năng lực TC HĐ TNST cho GV trong mỗi nhà trường.

- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với 15 CBQL của 6 trường, một số GV, phụ huynh HS các trường PTDTBT THCS tìm hiểu thêm, làm rõ một số khía cạnh về thực trạng QL hoạt động BD năng lực TC HĐ TNST cho GV và nhu cầu BD năng lực TC HĐ TNST cho GV ở trường PTDTBT THCS.

- Điều tra viết: phát phiếu điều tra cho 385 giáo viên và 30 cán bộ quản lý ở các trường khảo sát.

2.2.5. Công cụ khảo sát

Tác giả xây dựng 04 mẫu phiếu (2 phiếu điều tra viết và 2 phiếu phỏng vấn) dành cho GV và CBQL về hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GVở 6 trường PTDTBT THCS trên địa bàn, đánh giá việc thực hiện và mức độ thực hiện nội dung QL hoạt động BD năng lực TC HĐ trải nghiệm cho GV của HT các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ.

2.2.6. Xử lý kết quả khảo sát

Các phiếu thu được sẽ được tác giả tiến hành phân loại các loại phiếu theo các đơn vị trường, phiếu đủ thông tin, phiếu không đủ thông tin, theo các nội dung trùng nhau.

Tổng hợp kết quả điều tra bằng phiếu theo từng đối tượng được hỏi và theo từng trường để có thể so sánh kết quả đánh giá thực trạng nhằm rút ra những nhận định sát thực tiễn.

Kết quả đánh giá được tính theo phương pháp tính điểm trung bình thứ bậc hoặc theo tỷ lệ % của từng nội dung khảo sát; tổng hợp theo từng bảng hoặc theo biểu đồ. Tác giả sử dụng bảng khảo sát ý kiến với các mức độ và theo thang điểm như sau: Tính phù hợp: Rất phù hợp- 3 điểm, Phù hợp- 2 điểm, Không phù hợp- 1 điểm; Tính cải thiện: Cải thiện rất nhiều- 3 điểm, Cải thiện nhiều- 2 điểm, Cải thiện ít- 1 điểm; Mức độ đánh giá: Tốt- 4 điểm, Khá- 3 điểm. TB- 2 điểm, Yếu-1 điểm. Tính điểm trung bình của các bảng theo công thức:

Đtb :Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ

Ki: Số người cho điểm ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá

Tác giả đã tiến hành xử lý số liệu khảo sát của 385 giáo viên và 30 CBQL, tại 6 trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên và tiến hành xử lý kết quả cụ thể cho các nội dung theo bảng hỏi.

Số liệu được tính theo công thức: ĐTB

n.xi n


ĐTB n.3n.2n.1

n

2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

2.3.1. Thực trạng nhận thức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường

Khi được hỏi mức độ hiểu biết về HĐTN trong trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ đại đa số các CBQL và GV đều hiểu rằng HĐTN là hoạt động tổ chức cho HS được tham gia vào các hoạt động học tập, hoạt động ngoại khóa... từ đó tự tìm hiểu, tự khám phá để rút ra được kiến thức và kỹ năng cơ bản dưới sự giúp đỡ của GV.

HS được tham gia vào các HĐTN là cơ hội để các em phát triển năng lực, phẩm chất và tiềm năng sáng tạo một cách tốt nhất.

Kết quả khảo sát cho thấy 100% CBQL, 100% GV nhận thức đúng về mục đích ý nghĩa của HĐTN, có những hiểu biết ban đầu về các HĐTN, đây là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các HĐTN trong những năm tiếp theo.

Đội ngũ GV và CBQL là những người trực tiếp lên kế hoạch tổ chức các hoạt động TNST cho học sinh cũng cần phải được bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động TNST cho học sinh hiệu quả. Tuy nhiên qua theo dõi các hoạt động trong các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tác giả nhận thấy hầu hết các nhà trường mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trong giáo dục học sinh. Khi phỏng vấn giáo viên về các loại hình hoạt động trải nghiệm, quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, những tiêu chí và cách đánh giá học sinh trước và sau hoạt động trải nghiệm,… thì các thầy cô tỏ ra lúng túng. Nhiều thầy cô chia sẻ do chưa được các cán bộ quản lý hướng dẫn cụ thể, chưa được tham gia các lớp học bồi dưỡng về tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên sâu. Từ đó, các thầy cô bày tỏ mong muốn được tham gia bồi dưỡng về nội dung này.

2.3.2. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ

Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ



STT


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá


Đtb

Tốt

Binh thường

Chưa tốt

1

Lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm

29

230

156

1.69

2

Thiết kế hoạt động trải nghiệm phù

hợp với yêu cầu giáo dục và đặc điểm học sinh


27


229


159


1.68

3

Hướng dẫn học sinh và tổ chức hoạt

động trải nghiệm hiệu quả

32

228

155

1.70

4

Thu hút, tạo động lực cho học sinh

tham gia trải nghiệm

26

230

159

1.68

5

Kiểm tra, đánh giá học sinh tham gia

HĐ trải nghiệm

31

226

158

1.69

6

Huy động và sử dụng hợp lý các

nguồn lực phục vụ HĐ trải nghiệm

28

225

162

1.68

7

Phối hợp với các lực lượng trong và

ngoài trường

33

224

158

1.70


206

1592

1107

1.69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 6

Nhận xét: Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy: năng lực tổ chức HĐTN của GV ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ chưa được đánh giá cao. Tất cả các nội dung đánh giá, số ý kiến đánh giá ở mức độ thực hiện tốt thấp, số ý kiến đánh giá mức độ thực hiện chưa tốt rất cao, cao gấp nhiều lần so với số ý kiến đánh giá thực hiện tốt ở cùng một nội dung đánh giá. Điểm trung bình các nội dung đánh giá chỉ đạt 1.69. Như vậy, qua đó với kết quả này đồng nghĩa với việc công tác tổ chức HĐTN cho HS thực hiện chưa tốt và chưa thực hiện chiếm phần lớn. Tổ chức HĐTN cho HS là một trong những nội dung được bổ sung cập nhật vào chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực trạng này đặt ra vấn đề đối với cán bộ quản lý là phải làm sao để giáo viên tích cực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học và giáo dục học sinh.

2.3.3. Thực trạng hình thức hoạt động trải nghiệm ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng các hình thức HĐTN ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ


STT


Hình thức trải nghiệm

Tần suất thực hiện


Đtb

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

bao giờ

1

Thông qua các sinh hoạt tập thể gắn với

sự kiện lịch sử, chính trị,…

28

232

155

1.69

2

Thông qua các hoạt động thí nghiệm,

thực hành trong dạy học môn học

26

231

158

1.68

3

Thông qua các hoạt động câu lạc bộ

31

230

154

1.70

4

Tổ chức các Hội thi, diễn đàn, trò chơi

25

232

158

1.68

5

Tổ chức hoạt động lao động

30

228

157

1.69

6

Tổ chức tham quan, thực tế gắn với nội

dung môn học

27

227

161

1.68

7

Tổ chức chăm sóc di sản văn hóa,

32

226

157

1.70

8

Tổ chức các hoạt động nhân đạo, tình

nguyện,..

29

229

157

1.69

9

Tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ

31

230

154

1.70


259

2065

1411

1.69

Nhận xét: Bảng 2.2 tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV về tần suất tổ chức HĐTN cho HS với 9 hình thức tổ chức HĐTN mà chúng tôi khảo sát đạt điểm trung bình 1.69. Hầu hết các hình thức hoạt động trải nghiệm ít được triển khai trong thực tế. Phỏng vấn một số cán bộ quản lý là hiệu trưởng các trường và giáo viên, chúng tôi xác định giáo viên gặp khó khăn do yếu tố về mặt thời gian, các cô cho biết việc dạy kiến thức các môn học ở trường cho học sinh dân tộc Mông ở đây hết sức vất vả, thêm vào đó, nhiều trường hợp phải đến tận nhà học sinh để vận động học sinh đi học. VÌ vậy, thời gian dành cho suy nghĩ, tổ chức hoạt động trải nghiệm như trên là khó khăn. THêm vào đó, một số giáo viên cũng chia sẻ sự băn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2023